logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/07/2018 lúc 10:25:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,674

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tùng Ngô, một thượng nghị sỹ của Nghị viện Nam Úc, đã lên tiếng kêu gọi các công ty công nghệ không tuân thủ bộ luật An ninh mạng gây tranh cãi của Việt Nam.
Một thượng nghị sỹ Úc gốc Việt kêu gọi các công ty công nghệ như Facebook và Google chống lại chính phủ Việt Nam bằng cách từ chối tuân thủ luật An ninh mạng mới được Quốc hội ở Hà Nội thông qua tháng trước.
Thượng nghị sỹ Tùng Ngô của Nghị viện tiểu bang Nam Úc (South Australia) nhận định với VOA rằng bộ luật An ninh mạng sẽ được sử dụng để “che đậy các vi phạm nhân quyền và tham nhũng của chính phủ tại Việt Nam.”


Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua hôm 12/6 với tuyệt đại đa số phiếu thuận.
Các chính phủ Mỹ, Canada và các tổ chức nhân quyền quốc tế đồng loạt lên tiếng lo ngại rằng bộ luật này sẽ giúp chính quyền bóp nghẹt tự do ngôn luận cũng như được dùng để trấn áp các tiếng nói bất đồng chính kiến trên mạng.
Việt Nam nói bộ luật này nhằm để bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia trên mạng. Nhưng ông Nguyễn Trí Tuyến, một nhà hoạt động dân chủ trong nước, vạch ra rằng “thực sự họ nhằm vào tiếng nói của người dân hơn là tăng cường bảo vệ an ninh mạng. Họ mượn chuyện an ninh quốc gia để tròng vào cổ người dân.”
Luật an ninh mạng sẽ siết chặt tự do ngôn luận?
Trong một phát biểu trước Nghị viện Nam Úc hôm 6/7, ông Tùng, người Úc sinh ra ở Việt Nam đầu tiên làm thượng nghị sỹ của Hội đồng Lập pháp của tiểu ban này, nhận định rằng luật An ninh mạng cho phép chính quyền cộng sản “quyền lựa chọn và định đoạt những sự biểu lộ tư tưởng nào qua kiểm duyệt bị cho là ‘bất hợp pháp’” và rằng bộ luật mới, do Bộ Công an soạn thảo, “giúp chính phủ dễ dàng nhận ra và truy tố người dân với các hoạt động ôn hòa trực tuyến của họ.”
Một điều khoản trong dự luật này yêu cầu “cơ quan đại diện và lưu trữ dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.” Quy định này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là đáp ứng được yêu cầu “bảo vệ chủ quyền quốc gia” và “trật tự xã hội.”
UserPostedImage
Biếm họa "Dịch chuyển đám mây điện toán" được lan truyền trên Facebook trong thời gian Quốc hội biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Facebook và Google ngăn chặn những thông tin “độc hại.” Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Google và Facebook đã ngăn chặn và gỡ bỏ hàng nghìn video ‘xấu độc’ và thông tin ‘bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.”
Tổ chức Ân xá Quốc tế đã viết một bức thư ngỏ gửi tới những người lãnh đạo của các công ty Apple, Google, Facebook, Mocrosoft và Samsung trong đó nêu ra những lo ngại của họ và thúc giục các công ty này gây áp lực lên chính phủ Việt Nam.
Trong phát biểu tới chủ tịch Nghị viện Nam Úc, ông Tùng “tha thiết kêu gọi” các công ty này “dùng sức mạnh của họ” để chống lại chính phủ Việt Nam bằng cách bất tuân Luật An ninh mạng.
Ngay sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký ban hành Luật An ninh mạng hôm 28/6, các nhà tranh đấu trong nước đã khởi xướng phong trào bất tuân bộ luật gây tranh cãi này.
Dự luật này, cùng với đề xuất thành lập các đặc khu kinh tế ở Việt Nam, đã vấp phải phản đối từ người dân, làm bùng nổ các cuộc biểu tình trên toàn quốc.
Tuy nhiên, ông Tùng – người từng là một thuyền nhân trước khi tới Úc vào đầu thập niên 1980, nói với VOA rằng ông lo ngại luật An ninh mạng không được chú ý đầy đủ và rằng tác động của bộ luật mới sẽ gây ra “những hậu quả nghiêm trọng” tới người Việt Nam và người Việt ở nước ngoài, những người đã lên tiếng chỉ trích chính phủ về các vấn đề như nhân quyền và tham nhũng.
“Điều quan trọng là tôi dùng vị trí của mình với tư cách một ủy viên Nghị viện Nam Úc để đánh thức mọi người và làm cho họ ý thức về tác động của luật An ninh mạng lên người dân Việt Nam và người Việt ở nước ngoài – những người đang vận động để làm cho Việt Nam tốt hơn,” ông Tùng nói.
Thượng nghị sỹ Úc cho biết cộng đồng người Việt ở Úc và ở nước ngoài đã vận động cho một Việt Nam tốt hơn kể từ những năm 1980 bằng cách tố cáo những vi phạm nhân quyền và nạn tham nhũng ở Việt Nam.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cho biết Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 100 nhà báo, blogger và các nhà hoạt động dân chủ từng ‘chỉ trích’ chính phủ.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.043 giây.