logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/07/2018 lúc 08:27:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Các bị cáo trong vụ xả súng giữ đất ở Đắk Nông. Screenshot from Zing

Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 12 tháng 7 quyết định giữ nguyên bản án tử hình đối với ông Đặng Văn Hiến trong vụ án xả súng để giữ đất tại tỉnh Đắk Nông.
Tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại trụ sở Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông, hội đồng xét xử tuyên bố giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với bị cáo Đặng Văn Hiến về tội giết người. Các bị cáo khác cũng được giảm án như Ninh Viết Bình từ 20 năm xuống 18 năm, Hà Văn Trường từ 12 năm còn 9 năm và Đoàn Văn Diện từ 9 tháng tù giam còn được hưởng án treo.
Ngoài ra, các bị cáo của công ty Long Sơn, đơn vị tiến hành lấy đất của người dân, cũng đều được giảm án xuống 2 năm so với bản án ban đầu của phiên tòa sơ thẩm.
Trước phiên tòa xét xử, nhiều người dân tại huyện Tuy Đức đã kéo đến trụ sở tòa án để theo dõi quá trình xét xử. Tuy nhiên, lực lượng chức năng bảo vệ phiên tòa đã không cho người dân vào tham dự ngoại trừ những người có giấy triệu tập. Dù trời mưa rất lớn nhưng người dân vẫn đứng ngoài sân để theo dõi phiên tòa xét xử.
Theo cáo trạng, ngày 23 tháng 10 năm 2016, Phó giám đốc công ty Long Sơn dẫn hơn 30 nhân viên của công ty mang máy móc, hung khí vào san ủi, phá hủy cây điều, cà phê của gia đình nông dân Đặng Văn Hiến và hai hộ dân khác. Một số người dân trong cuộc đã dùng súng tự chế để chống lại lực lượng nhân viên của Công ty Long Sơn, làm 3 người thiệt mạng và 13 người bị thương.
Sau phiên tòa sơ thẩm, hai trong ba gia đình nạn nhân bị bắn chết có đơn xin miễn án tử hình cho bị cáo Đặng Văn Hiến.
Vụ việc tại Dak Nong là một trong những trường hợp mà người dân cho rằng họ bị lấy đất một cách phi pháp, bồi thường quá thấp so với giá thị trường. Từ đó dẫn đến biện pháp phản kháng gây đổ máu, và thậm chí chết người.
Theo RFA
song  
#2 Đã gửi : 12/07/2018 lúc 08:34:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
‘Người nông dân cầm súng’ bị y án tử hình

UserPostedImage
Nông dân Đặng Văn Hiến tại phiên tòa phúc thẩm.
Tòa án Nhân dân cấp cao TPHCM hôm 12/7 giữ nguyên bản án tử hình đối với ông Đặng Văn Hiến, người nông dân đã nổ súng vào nhóm người mang hung khí đến san ủi vườn cây của ông trong một vụ tranh chấp đất đai kéo dài, khiến 3 người chết và 13 người bị thương vào năm 2016 ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Cập nhật thông tin sau phiên xử phúc thẩm, Luật sư Nguyễn Văn Quynh, người bào chữa cho ông Hiến và các nông dân khác, cho VOA biết:
“Diễn biến phiên tòa hôm nay và trong bối cảnh vụ án xảy ra, anh Hiến bị tòa cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm hôm nay nhận định là có hành vi theo điểm n, Khoản 1, Điều 93, là tình tiết định khung tăng nặng, là có hành vi côn đồ. Chúng tôi hôm nay hoàn toàn bác bỏ hành vi đó, nhưng không được tòa chấp nhận”.
Vụ nổ súng “giữ đất” của nhóm nông dân xảy ra tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, vào ngày 23/10/2016, khi hơn 30 công nhân công ty Long Sơn vũ trang gậy gộc, khiên chắn, bao đá… đến cưỡng chế đất, san ủi, hủy hoại vườn cây của người dân để thực hiện các dự án nông lâm nghiệp.
Tranh chấp đất đai giữa công ty Long Sơn và nhóm nông dân đã kéo dài từ hơn 8 năm trước, nhưng không được chính quyền xem xét giải quyết.
Đến ngày 23/10/2016, chứng kiến nhóm công nhân của Công ty Long Sơn kéo đến san ủi vườn điều, cà phê, vốn là toàn bộ tài sản của mình, ông Hiến và một số nông dân đã dùng súng tự chế bắn cảnh cáo. Nhưng nhóm công nhân Long Sơn vẫn tiếp tục ném đá, tấn công, khiến các nông dân phải bắn trả.
Trong vụ nổ súng có 3 người chết tại chỗ và 13 người khác bị thương.
Ông Đặng Văn Hiến sau đó đã bỏ trốn, nhưng theo lời khuyên của nhiều người, ông quyết định ra đầu thú để được “hưởng sự khoan hồng của pháp luật”.

Rất đông người đi theo dõi phiên xử phúc thẩm nông dân Đặng Văn Hiến.
Trong phiên xử sơ thẩm hồi đầu năm nay ở Đăk Nông, rất đông người dân đi theo dõi vụ xét xử đã bày tỏ phẫn nộ, gây ra cảnh hỗn loạn sau khi tòa tuyên tử hình ông Hiến và các mức án nặng cho nhóm nông nhân, những người mà theo họ đã bị “dồn đến bước đường cùng” mới phải dùng đến súng.
Tại phiên phúc thẩm ngày 12/7, Hội đồng Xét xử (HĐXX) đã quyết định giảm án cho nông dân Ninh Viết Bình từ 20 năm xuống còn 18 năm, nông dân Hà Văn Trường từ 12 năm xuống 9 năm, Phó Giám đốc Công ty Long Sơn Nghiêm Xuân Thiên Sửu từ 6 năm xuống còn 4 năm, Trưởng quản lý Công ty Long Sơn Phạm Công Thiện từ 4 năm xuống còn 2 năm, ông Đoàn Văn Diện-người bị kết tội Che giấu tội phạm- từ 9 tháng tù giam xuống 9 tháng tù treo.
Nhưng HĐXX nói các chứng cứ luật sư đưa ra đối với trường hợp của ông Hiến là “không mới” và “không có tình tiết giảm nhẹ” nên giữ nguyên mức án tử hình. Luật sư của ông Hiến phủ nhận điều này và nói:
“Không. Rất nhiều, rất nhiều cái mới, nhưng tòa lập luận rằng do tính chất nghiêm trọng của vụ án nên xét thấy mức án mà tòa cấp sơ thẩm tuyên hình phạt cao nhất đối với Hiến là có căn cứ, nên cấp phúc thẩm không chấp nhận những tình tiết mới”.
LS. Quynh dẫn chứng một số tình tiết mới, mà theo ông là “có giá trị giảm nhẹ”, như việc tiếp tục khắc phục hậu quả cho các nạn nhân, và thực tế là chính thân nhân, gia đình của các nạn nhân cũng đã làm đơn xin miễn án tử hình cho ông Hiến.
UserPostedImage
Vợ ông Đặng Văn Hiến khóc xin tòa xem xét lại bản án của chồng.
Luật sư bào chữa cũng lặp lại quan điểm cho rằng ông Hiến và các nông dân khác đã phạm tội “trong trạng thái tinh thần kích động mạnh”, bị dồn nén lâu và không mang tính chất côn đồ.
“Trong cuộc tranh luận tại phiên phúc thẩm ngày 12/7, Hội đồng Xét xử cũng ghi nhận rất rõ là có sự kích động mạnh về tinh thần”, LS. Quynh cho biết thêm.
Người bào chữa cho ông Hiến nói mức án tử hình đối với ông Hiến là “quá nặng” và “quá nghiêm khắc”, và cho biết ông và gia đình ông Hiến đã quyết định làm đơn ngay để gửi cho Chủ tịch nước xin được ân xá.
Sau vụ nông dân Đoàn Văn Vươn nổ súng, đây là vụ án “nông dân cầm súng” được nhiều người quan tâm nhất, giữa bối cảnh ngày càng có nhiều vụ cưỡng chế đất đai gây bức xúc trên cả nước, dẫn đến hành vi mang tính “bùng nổ” của người dân.
Sau khi ông Hiến bị bắt, người dân ở tiểu khu 1535 đã thay nhau chăm sóc gia đình ông, vốn là hộ có hoàn cảnh khó khăn nhất, với con trai chưa tròn 2 tuổi ngày ông bị bắt đi. Một người dân nói với báo chí rằng “Nếu chú ấy phải chết, chúng tôi sẽ góp tiền nuôi hai đứa con của chú ấy đến khi trưởng thành”.
Tin cho hay trong phiên tòa phúc thẩm, nhiều người thân của ông Hiến đã khóc và quỳ xuống xin HĐXX xem xét lại bản án, trong khi hàng trăm người vây quanh cửa ra vào phòng xử, buộc các lực lượng chức năng phải đưa bị cáo ra tòa bằng cổng sau.
Theo VOA
song  
#3 Đã gửi : 15/07/2018 lúc 01:21:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhiều người xin ân xá cho nông dân Đặng Văn Hiến

Trong những ngày qua, nhiều người và tổ chức đã tham gia ký tuyên bố chung và những thỉnh nguyện thư gửi cho Chủ tịch nước xin ân xá cho ông Đặng Văn Hiến, người vừa bị toà Nhân dân cấp cao ở TP Hồ Chí Minh tuyên y án tử hình hôm 12/7 vì nổ súng giết người.
Nông dân Đặng Văn Hiến (48 tuổi) bị tuyên án tử hình liên quan đến vụ chống cưỡng chế đất tại khu đất trồng cà phê, điều của gia đình ông Hiến và hai hộ dân khác ở huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nông hôm 23/10/2016 do công ty Long Sơn thực hiện. Những nông dân giữ đất đã nổ súng tự vệ khi công ty Long Sơn mang máy móc đến phá huỷ các cây trồng của họ. Vụ nổ súng đã khién 3 người thiệt mạng và 13 người khác bị thương.
Gần 30 cá nhân và hơn 100 tổ chức đã tham gia ký tên vào một tuyên bố về bản án tử hình ông Đặng Văn Hiến, phổ biến trên mạng hôm 13/7.
Tuyên bố viết ‘hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm dành cho ông Đặng Văn Hiến là sự phỉ báng công lý, được sử dụng nhằm phục vụ nhu cầu chính trị của nhà cầm quyền vì tội danh giết người hoàn toàn không phù hợp với diễn biến của vụ án cũng như hành vi của các bị cáo’.
Theo tuyên bố, hội đồng xét xử đã không xem xét thấu đáo hành động tự vệc của các nông dân mất đất trước sự tấn công và cướp tài sản ngang ngược bất chấp pháp luật của công ty Long Sơn.
Ngoài ra việc ông Đặng Văn Hiến ra đầu thú, đáng nhẽ phải được coi là tình tiết giảm nhẹ hình phạt.
Vì vậy, những người ký bản tuyên bố đề nghị nhà nước phải mở cuộc điều tra việc cưỡng chế đất của công ty Long Sơn, ai là người bao che cho những hành động này.
Hôm 15/7, truyền thông trong nước cho biết nhiều người dân tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, nơi gia đình các nông dân giữ đất sinh sống, đã ký đơn xin cứu xét gửi lên Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng chính phủ cho ông Đặng Văn Hiến. Người dân cho biết họ không đồng tình với bản án mà toà án danh cho ông Đặng Văn Hiến trong khi lại giảm án cho ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu - Phó Giám đốc và ông Phạm Công Thiện - quản lý công ty Long Sơn. Theo nội dung đơn, công ty Long Sơn đã thuê côn đồ và dùng máy móc đến ủi cây trồng của người dân và đã đẩy bức xúc của người mất đất lên đến đỉnh điểm.
Theo phán quyết của toà án Nhân dân cấp cao TP Hồ Chí Minh, ông Sửu và Thiện đã được giảm án xuống 2 năm tù mỗi người. Trước đó, tại phiên tào sơ thẩm hôm 3/1, ông Sửu bị tuyên án 6 năm tù, ông Thiện bị 4 năm tù. Hai người bị cùng tội danh là huỷ hoại tài sản.
Theo RFA
song  
#4 Đã gửi : 15/07/2018 lúc 01:50:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Vợ ông Đặng Văn Hiến bật khóc sau khi nghe tòa tuyên y án tử hình chồng mình. (Hình: Zing)
Một bản án thật sự là công lý, ngoài chuyện giữ gìn kỷ cương luật pháp, bắt kẻ phạm tội phải chịu trừng phạt tương xứng với tội lỗi đã gây ra, nó còn mang nhiều ý nghĩa khác.
Bản án có thể là sự xoa dịu nỗi đau cho xã hội. Bản án cho kẻ này cũng là bài học răn đe với kẻ khác, giảm thiểu nguy cơ lặp lại tội lỗi trong cộng đồng. Bản án cho kẻ thủ ác là sự an ủi cho nạn nhân và gia đình của họ. Bản án còn là sự răn đe, giáo dục đối với kẻ phạm tội, bắt họ tâm phục khẩu phục để sám hối về hành vi của mình, giúp cuộc đời họ trở nên tốt hơn sau khi chịu hình phạt. Đó là cách góp phần ngăn ngừa ý định, hành vi phạm tội của kẻ khác có thể nảy sinh trong cộng đồng. Một bản án khi tuyên, nếu thỏa mãn được các ý nghĩa đó, hẳn đó là khi công lý được thực thi hoặc trả lại.
Y án tử hình đối với Đặng Văn Hiến, bản án đã không đáp ứng được các ý nghĩa đó. Đối với người nghèo, đối với anh Hiến, gia đình, người thân của anh và cả chính người thân của những nạn nhân đã thiệt mạng, công lý vẫn xa vời.
Không ai có thể bênh vực, biện hộ gì được cho hành vi mà anh Hiến đã gây ra. Hình phạt cao nhất giành cho Hiến cũng không trả lại được sự sống cho 3 nạn nhân đã thiệt mạng. Bản án tử hình cho Hiến không phải là một hình phạt nặng, nhưng đó là hình phạt không hợp lý và cũng không giúp đem lại công lý hay đạo lý. Nó chỉ khiến cuộc đời có thêm một nạn nhân, nhiều nạn nhân.
UserPostedImage
Ông Đặng Văn Hiến tại phiên tòa phúc thẩm, ngày 12 Tháng Bảy, 2018. (Hình: Báo Thanh Niên)
Hiến phạm tội khi anh, gia đình anh, cộng đồng của anh bị tước đoạt quyền lợi, bị chà đạp quyền sống, bị đẩy vào đường cùng. Chính tòa án đã công nhận điều đó, khi tuyên công ty Long Sơn có tội. Gia đình các nạn nhân cũng đã có đơn xin giảm án cho Hiến, không đòi hỏi sự trừng phạt nặng nhất để thỏa mãn sự trả thù. Họ nhìn thấy rõ, kẻ gây tội đồng thời cũng chính là một nạn nhân cùng quẫn. Anh Hiến được chính người thân nạn nhân của mình cảm thông và chia sẻ. Đáng tiếc, tòa án đã không giành cho anh sự cảm thông và chia sẻ đó.
Đặng Văn Hiến phạm tội nghiêm trọng, nhưng trong lương tâm xã hội, dư luận và công luận, anh luôn được nhìn như một nạn nhân. Chưa từng có bất kỳ ai đòi phải tuyên cho Hiến bản án là cái chết. Ngược lại, dư luận xã hội đồng thuận tuyệt đối, mong cho anh bản án nhẹ nhất có thể, để cả lý lẫn tình vẫn còn hiện hữu. Không ai muốn có thêm một nạn nhân phải chết. Y án tử hình Hiến, xã hội nhận thêm một vết thương, một nỗi đau lương tâm. Y án tử hình Hiến, lương tri đang bị giễu nhại, công lý đang trở nên méo mó.
Vụ án đồng Nọc Nạn Tháng Tám năm 1928, Tòa Đại Hình Cần Thơ đã tuyên tha bổng cho hầu hết các bị can. Tòa án thực dân đã thừa nhận vị thế nạn nhân của các thủ phạm. Sau 90 năm, tòa án “Xã Hội Chủ Nghĩa” đã không nhìn được điều đó. Ý nghĩa nhân đạo không tồn tại trong bản án phúc thẩm vừa tuyên cho Hiến. Đó là một bước thụt lùi về khía cạnh nhân văn của nền tư pháp.
Trước, trong và sau phiên tòa, hàng trăm, hàng ngàn bài báo đã lên tiếng đòi, kiến nghị, xin giảm án cho Hiến. Gia đình nạn nhân, các luật sư cũng đã làm đủ mọi cách để án cho Hiến nhẹ hơn. Nhưng vô vọng. Luật pháp đã không hề nghe thấy nhưng tiếng kêu từ lương tâm xã hội.
Pháp đình không phải là nơi công lý được thực thi. Công lý đã không đứng về phía người tận khổ.
Vẫn còn một cơ hội cuối: Chủ tịch nước sẽ sẽ đồng ý với đơn xin ân xá cho Đặng Văn Hiến. Chỉ có điều đó mới xoa dịu được nỗi đau từ vết thương mà gia đình nạn nhân, thủ phạm và cả xã hội đang mang. Bằng ngược lại, án tử hình cho Đặng Văn Hiến sẽ cứa vào lương tâm, công lý và xã hội thêm một vết thương, một nỗi đau mới, dai dẳng và khốc liệt.
Khánh kiệt niềm tin, cái ác, tội lỗi khi đó sẽ khó loại trừ hay ngăn chặn. Xã hội cũng giống như một con người. Sống với cơ thể mang một vết thương không bao giờ khép miệng, cơn đau luôn hành hạ, làm sao biết khi nào con người sẽ bộc phát lao vào những hành động rồ dại và điên loạn?

Theo Facebook Lam Hồng Nguyễn


song  
#5 Đã gửi : 17/07/2018 lúc 07:28:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi phải lên tiếng

Nếu hôm nay tôi im lặng, có thể tâm hồn tôi sẽ vĩnh viễn không còn tìm thấy sự bình yên như mình mong muốn và mọi nỗ lực sáng tạo của tôi hoàn toàn vô nghĩa.
Tôi đã bỏ lại mọi việc, để lục lọi, tìm hiểu về vụ án Đặng Văn Hiến. Tôi cố gắng để không bị sự cảm tính dẫn dắt. Và sau đây là ý nghĩ của tôi.
Anh Đặng Văn Hiến thực sự đã phạm tội. Là người chống lại bạo lực dưới mọi hình thức, tôi không thể không lên án hành động của anh. Khi nổ súng bắn vào những người đập phá tài sản của anh, anh quên mất rằng, họ chỉ là những kẻ làm theo mệnh lệnh, hoặc quá lắm là vì tiền. Nhưng bất kể thế nào thì họ không đáng phải chết. Bọn đáng chết là những kẻ tại thời điểm ấy đang ngồi trong các salon sang trọng, uống những chai rượu đắt tiền, nói những điều dối trá về đạo đức cách mạng, về học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sau khi đã làm muôn vàn điều nhơ bẩn, đã ăn của dân không từ một thứ gì.
Bọn đó mới là thủ phạm anh Hiến ạ.
Nhưng ngay cả nếu anh tìm đúng bọn đó để nổ súng, thì tôi vẫn không tha thứ cho anh. Một xã hội, dù còn đầy rẫy bất công và những khoảng tối mênh mông, dù luật pháp như đùa, dù rất nhiều quyền lực trong tay những kẻ maphia, thì cũng không vì thế mà mỗi người có quyền làm cho nó đen tối, đáng sợ và vô vọng hơn.
Nhưng Đặng Văn Hiến không phải là kẻ sát nhân!
Tôi muốn các vị quan tòa nghe rõ điều này dù có vẻ đã muộn. Giờ đây, tôi muốn ngài Chủ tịch nước nghe rõ điều này vì vẫn còn thời gian cho một sự sửa chữa sai lầm, mà nếu để nó xảy ra, lương tâm của tất cả chúng ta đều bị tổn thương trầm trọng. Tôi nhắc lại: Anh Đặng Văn Hiến không phải là kẻ sát nhân! Toàn bộ quá trình xảy ra sự việc (mà tôi không thấy cần phải nhắc lại), đã cho thấy rất rõ một điều: anh Hiến là người cực kỳ yêu lao động, yêu quý đất đai, có trách nhiệm với gia đình, với bản làng và xã hội. Một người như vậy sẽ vô cùng trân trọng cuộc sống của mình và người khác. Việc anh phải giết người là do bị dồn vào tình thế mất kiểm soát về mặt lý trí, điều có thể xảy ra với bất cứ ai trong hoàn cảnh tương tự. Của đau, con xót! Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của anh Hiến: Phải tha phương cầu thực; phải chắt chiu từng giọt mồ hôi để xây đắp tương lai cho con cái…Vậy mà trong phút chốc bị tan tành, bị nghiền nát, bị đốt phá, bị đập nát bởi những kẻ hoàn toàn không được phép làm điều đó? Ngoài chính quyền ra (mà phải trải qua rất nhiều tiến trình pháp lý), điều luật nào cho phép Công ty Long Sơn có quyền tàn phá của cải của người dân? Tàn phá của cải đã là tội lớn. Tàn phá của cải của người dân nghèo thắt lưng buộc bụng làm ra, không chỉ tội rất lớn với xã hội, với con người mà còn với cả trời đất. Trong một đất nước hòa bình, có luật pháp, xoen xoét nói là đồng bào của nhau, tại sao phải làm như vậy? Việc để xảy ra những hành động côn đồ ấy, tội đầu tiên thuộc về chính quyền sở tại.
Anh Đặng Văn Hiến, trước khi là tội phạm, đã là một nạn nhân của một tội phạm khó loại bỏ hơn. Luật pháp không thể bất chấp sự thật này khi luận tội bị cáo. Nhưng có vẻ như chuyện đó đã xảy ra.
Tôi không kêu gọi lòng thương cảm dành cho anh Đặng Văn Hiến, dù đó là một số phận sẽ còn làm nhiều người có lương tri mất ngủ, sẽ còn là đề tài cho những tranh luận về căn nguyên của bạo lực và tội ác trong chế độ này. Nhưng công lý là thứ cần tất cả mọi người, trong đó có tôi, phải bảo vệ đến cùng. Công lý trong vụ việc này là phải xét xử anh Đặng Văn Hiến đúng với bản chất của hành động phạm tội mà anh ta gây ra. Luật pháp là luật pháp, không thể vì 3 người chết, 13 người bị thương mà kết tội anh Hiến vào điều khoản giết nhiều người có chủ ý để đưa ra mức án tử hình? Tôi tin rằng, nếu thoát án tử hình, anh Đặng Ngọc Hiến cũng không thể thoát một bản án khác còn kinh khủng hơn tội chết, đó là sự dằn vặt của lương tâm anh ta. Nhưng chuyện nào cần phải rõ ra chuyện đó.
Vì khó mà đòi hỏi có một phiên Giám đốc thẩm, vì thế, mạng sống của anh Đặng Ngọc Hiến đang trong tay Chủ tịch nước. Chúng ta cùng hy vọng về một sự sáng suốt của lý trí mang tinh thần nhân bản. Phần mình, tôi tin rằng Ngài Chủ tịch nước sẽ được báo cáo rất tỉ mỉ về vụ án Đặng Văn Hiến. Nhưng tôi vẫn muốn Ngài dành ra vài phút nhìn vào bức ảnh anh Đặng Văn Hiến, Ngài sẽ thấy gương mặt ấy, ánh mắt ấy không thể là gương mặt, ánh mắt của kẻ sát nhân. Một tâm hồn độc ác, thối rữa vì thù hận, vì các toan tính giết người sẽ không thể toát ra được thứ ánh sáng mà cứ nhìn đi rồi ngài sẽ thấy.
Liệu một người như vậy có đáng phải chết?
Tôi cũng mong Ngài hãy bỏ ra ít thời gian để lắng nghe phản ứng của dư luận khi họ đồng loạt bày tỏ lòng xót thương kẻ phạm tội. Những phản ứng ấy không đơn thuần là cảm tính đám đông. Nó còn là cảm giác về công lý, mà ở đây là có điều gì họ thấy không ổn trong phán quyết của tòa án.

Theo Facebook Tạ Duy Anh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.229 giây.