logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/07/2018 lúc 08:52:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,681

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình chụp màn hình báo Tuổi Trẻ tối ngày 16/7/2018
Tuổi Trẻ Online

Bộ Thông tin và Truyền thông hôm 16/7/2018 đã ra quyết định xử phạt báo Tuổi Trẻ 220 đồng và đình bản báo Tuổi Trẻ Online trong thời gian ba tháng, buộc phải xin lỗi và cải chính thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Báo Pháp Luật loan tin này hôm 16/7.
Theo quyết định được Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc ký, Tuổi trẻ Online đã có hành vi thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong bài viết có tựa “chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật Biểu tình’ trên báo vào ngày 19/6/2018, và thông tin gây mất đoàn kết dân tộc trong phần bình luận của bài viết “Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây?’ hôm 26/5/2017.
Bài viết “Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật Biểu tình” viết về cuộc tiếp xúc cử tri của Chủ tịch nước Trần Đại Quang với vai trò là đại biểu quốc hội đại diện thành phố Hồ Chí Minh. Trên thực tế Chủ tịch nước không phát biểu như vậy. Bài viết cũng đã bị rút khỏi trang báo Tuổi trẻ Online sau đó.
Theo Facebook Lê Nguyễn Hương Trà, vào ngày 9/7, tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai công tác cuối năm 2018 của toàn ngành, các vi phạm của Tuổi Trẻ đã được đưa ra và bị đánh giá là rất nghiêm trọng. Theo facebook này, phần bình luận của bạn đọc trên Tuổi trẻ dưới bài bình luận “sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây” bị đánh giá là chống phá chính quyền. Bình luận này đã được chụp lại. Lời của bình luận được viết là ‘Bắc kỳ cai trị Nam Kỳ mà!”.
Ngoài hai bài vừa nói, Tuổi Trẻ mới đây cũng đã phải gỡ bài có tựa “Ba đặc khu cần trả lời ba câu hỏi” của Giáo sư Trần Văn Thọ, đại học Waseda, Tokyo có tính chỉ trích việc thành lập 3 đặc khu của Việt Nam là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Dự luật đặc khu đã gặp phải nhiều phản đối của dân chúng và các chuyên gia. Đặc biệt điều khoản cho phép người nước ngoài thuê đất đặc khu lên đến 99 năm gây bất bình nhiều nhất vì nhiều người cho rằng điều kiện này sẽ giúp nhà đầu tư Trung Quốc vào chiếm đất. Dự luật cũng dẫn đến những cuộc biểu tình phản đối rầm rộ ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam trong các ngày 10 và 11/6 vừa qua.
Theo RFA
phai  
#2 Đã gửi : 17/07/2018 lúc 08:28:10(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đình bản Tuổi Trẻ vì ai: Chủ tịch nước hay độc giả?

UserPostedImage
RSF xếp hạng Việt Nam thứ 175 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí năm 2018. (Ảnh: RSF.org)

Trang mạng của Tuổi Trẻ hôm 16/7 nói lời tạm biệt độc giả trong ba tháng sau khi bị Cục trưởng Báo chí Lưu Đình Phúc ký quyết định xử phạt vì một bài viết được cho là sai sự thật và một bài đăng bình luận “gây mất đoàn kết dân tộc”.
Trong cùng ngày Tuổi Trẻ cũng đăng đính chính với nội dung như sau:
“Báo Tuổi Trẻ Online ngày 19-6-2018 đăng bài viết "Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình".
“Trong bài viết này, Tuổi Trẻ Online có đăng: "Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP.HCM, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói ông đồng tình với kiến nghị của cử tri cần có Luật biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này".
“Trên thực tế, khi tiếp xúc với cử tri tại TP.HCM ngày 19-6-2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang không phát biểu nội dung trên.
“Và trong bài viết trên Tuổi Trẻ Online ngày 26-5-2017, Tuổi Trẻ Online đã đăng bài "Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây?".
“Do trục trặc kỹ thuật trong quá trình chuyển đổi hệ thống, báo đã để xuất hiện comment (bình luận của bạn đọc) có nội dung không phù hợp với chủ trương biên tập của Tuổi Trẻ.
“Báo Tuổi Trẻ Online đã xóa bỏ comment trên.
“Báo Tuổi Trẻ Online xin chân thành cáo lỗi Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM và toàn thể bạn đọc.”
Điều đầu tiên có thể thấy là một trong hai bài bị xử phạt đã được đăng trên mạng từ hơn một năm trước nhưng nay mới bị lôi ra xử. Thậm chí hình phạt cho việc đăng bình luận của bạn đọc trong bài Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây bị phạt tiền tới 170 triệu đồng so với 50 triệu đồng tiền phạt đối với bài về phát biểu của Chủ tịch Trần Đại Quang.
Và cũng chính bình luận của độc giả đã khiến trang mạng của Tuổi Trẻ bị đình bản ba tháng chứ không phải tin ông chủ tịch nước nói về biểu tình mà Tuổi Trẻ nhận đã tự sáng tác ra.
Nhưng liệu có phải vậy không? Có đúng chỉ vì một độc giả mà báo bị phạt hơn gấp ba số tiền phạt cho điều có thể nói là bịa ra phát biểu của chủ tịch nước? Hơn thế nữa, thông tin được cho là bịa đặt không khiến báo mạng của Tuổi Trẻ bị đình bản mà đăng chính xác bình luận của người đọc lại khiến Tuổi Trẻ chết lâm sàng trên mạng.
Có thể đúng như vậy và cũng có thể không. Tôi từng phụ trách duyệt các bình luận của độc giả BBC để đưa vào cuối các bài viết liên quan và biết chắc công an Việt Nam ghét cay ghét đắng nhiều bình luận được đăng. Chắc hẳn họ đã vô cùng vui vì mấy năm gần đây BBC không còn mở phần bình luận cho độc giả ở cuối một số bài như trước khi mà có những bài thu hút một số lượng bình luận vô cùng nhiều.
Các quan chức Việt Nam nói chung chỉ thích bình luận khi các bình luận đó có lợi cho họ. Bằng không họ sẽ tìm đủ mọi lý do vô cùng mơ hồ để kết tội những người bình luận và cả những người đăng tải. Lý do có thể là “tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội chủ nghĩa” hay “gây mất đoàn kết dân tộc” như trong trường hợp của Tuổi Trẻ.
Nhưng cũng có thể bình luận của độc giả chỉ là cái cớ. Sự việc xảy ra đã hơn một năm và “gây mất đoàn kết dân tộc” không phải là điều hay được nhắc tới. Cục Báo chí cũng không nói bình luận của độc giả đúng hay sai. Nếu độc giả bình luận chính xác, Cục Báo chí có thể vi phạm Luật Báo chí vốn có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 mà theo đó các công dân có quyền “phản hồi thông tin trên báo chí”. Cục Báo chí cũng nói Tuổi Trẻ “có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính” đối với quyết định xử phạt. Nhưng báo đã chấp nhận bị đình bản thay vì khiếu nại hay khởi kiện, ít nhất về việc đăng bình luận của độc giả. Điều này cũng phần nào cho thấy những người làm báo ở Việt Nam muốn có sự tự do to như manh chiếu nhưng chính quyền chỉ cho độ bằng cái chén hay tệ hơn nhiều.
Nguyễn Hùng (VOA)
phai  
#3 Đã gửi : 17/07/2018 lúc 08:32:26(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phạt Tuổi Trẻ, sao không phạt Sài Gòn Giải Phóng?

UserPostedImage
Báo Tuổi Trẻ Online tạm biệt độc giả trong 3 tháng.

Bộ Thông tin – Truyền thông của chính phủ Việt Nam vừa buộc tờ Tuổi Trẻ nộp phạt 220 triệu đồng và tạm đình bản “Tuổi Trẻ Online” – phiên bản của Tuổi Trẻ trên Internet - trong vòng ba tháng vì “thông tin sai sự thật” và “gây mất đoàn kết dân tộc” (1).
***
Cáo buộc “thông tin sai sự thật” liên quan tới bài tường thuật buổi gặp gỡ giữa Đại biểu Quốc hội Trần Đại Quang với cử tri TP.HCM hồi hạ tuần tháng trước. Theo tờ Tuổi Trẻ, ông Quang đã công khai bày tỏ sự đồng tình với cử tri rằng cần có Luật Biểu tình! Còn theo Bộ Thông tin – Truyền thông thì ông Quang không hề nói như vậy!
Trong bối cảnh Luật Biểu tình được xem như một món nợ mà hệ thống công quyền Việt Nam chỉ hứa chứ chưa chịu trả, dù nhiều giới, nhiều người, trong số này có cả hàng chục đại biểu quốc hội, thúc giục trả nợ (2), việc ông Quang trong vai Đại biểu Quốc hội biểu thị sự đồng tình với đề nghị của cử tri về việc phải sớm có Luật Biểu tình là bình thường.
Điểm đáng chú ý chỉ nằm ở chỗ ông Quang còn giữ hai vai khác: Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN và Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng vì vậy, ngoài việc ủng hộ, ông Quang còn hứa sẽ báo cáo Quốc hội nguyện vọng của cử tri về Luật Biểu tình trở thành sự kiện khiến nhiều người quan tâm.
Bao nhiêu người tin Tuổi Trẻ - một trong những tờ báo hàng đầu tại Việt Nam - phạm phải sai lầm hết sức cơ bản: Bịa đặt thông tin, ngụy tạo sự kiện? Bao nhiêu người tin có cơ quan truyền thông chính thức nào đó tại Việt Nam dám tạo ra, gắn vào môi, miệng một nhân vật nào đó trong nhóm “tứ trụ” những tuyên bố thuộc loại hết sức nhạy cảm?
***
Cáo buộc “thông tin sai sự thật” về buổi gặp gỡ giữa Đại biểu Quốc hội Trần Đại Quang với cử tri dẫu đáng ngờ nhưng vì Tuổi Trẻ làm thinh, tự nguyện “giơ đầu chịu báng”, dứt khóat không phản biện nên khó phân định thực hư, tuy nhiên cáo buộc Tuổi Trẻ “gây mất đoàn kết dân tộc” thì rõ ràng là hết sức… tầm bậy, tầm bạ!
Căn cứ để Bộ Thông tin – Truyền thông xác định Tuổi Trẻ “gây mất đoàn kết dân tộc” là bài viết “Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây?”, được đưa lên Internet cách nay hơn một năm (26/05/2017). Xét về tính chất, “Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây?” không phải là bài viết. Đó là một diễn đàn dành cho độc giả.
Theo trình bày của Tuổi Trẻ ở phần đề dẫn “Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây?” thì sau khi tường thuật kết luận của Thủ tướng Việt Nam về phương án đầu tư cho Dự án cao tốc Bắc - Nam, nhiều độc giả đã nêu thắc mắc về “cao tốc cho miền Tây” và đó là lý do Tuổi Trẻ quyết định thu thập thêm ý kiến độc giả (3).
Khó có thể bảo rằng “Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây?” thành công về mặt dư luận. 133 ý kiến mà độc giả Tuổi Trẻ góp cho “Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây?” chỉ xoay quanh những vấn đề dẫu đúng song không mới: Miền Tây (13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long) đóng góp đủ thứ (nông sản, thủy sản) cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nhưng chưa bao giờ được đầu tư thỏa đáng. Hạ tầng giao thông ở miền Tây vừa thiếu, vừa yếu và điều đó kìm hãm sự phát triển của miền Tây. Sắp hết thập niên thứ hai của thế kỷ 21, đường đất, cầu khỉ vẫn tràn lan ở miền Tây trong khi miền Bắc rất nhiều cao tốc chẳng có bao nhiêu xe qua lại, nhiều con đường thênh thang, phẳng lì chỉ có… bò đi lang thang. Sau khi ngắm nghía bản đồ quy hoạch cao tốc, một số độc giả phát giác, cao tốc ở miền Bắc chằng chịt như mạng nhện, còn cao tốc ở miền Nam chỉ thấy loẹt quẹt vài ba đường...
Chẳng lẽ tổ chức thu thập ý kiến độc giả, để độc giả so sánh thực tế đầu tư cho hạ tầng giao thông giữa miền Bắc và miền Tây “gây mất đoàn kết dân tộc”? Nếu nhận định – hành xử như thế là đúng thì không những không thể tha Sài Gòn Giải Phóng mà còn phải trừng phạt cơ quan ngôn luận này của Thành ủy TP.HCM nặng hơn.
Cùng thời điểm Tuổi Trẻ tổ chức diễn đàn “Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây?”dành cho độc giả, Sài Gòn Giải Phóng tổ chức tọa đàm “Đầu tư cho giao thông khu vực Nam bộ” với sự tham dự của các chuyên gia, đại diện một số tổ chức kinh doanh vận tải, viên chức hữu trách trong lĩnh vực giao thông – công chánh của nhiều địa phương.
Tường thuật của Sài Gòn Giải Phóng về cuộc tọa đàm này xác định: Đầu tư cho giao thông của Nam bộ (Sài Gòn, khu vực Đông Nam bộ, miền Tây) bị… “lệch pha“!
Những người tham dự cuộc tọa đàm vừa kể cùng khẳng định, dẫu Nam bộ là khu vực có hoạt động sản xuất, kinh doanh năng động nhất Việt Nam nhưng đầu tư cho hạ tầng giao thông của khu vực này chưa tương xứng. Tập trung đầu tư cho những khu vực mức độ tăng trưởng thấp như thời gian vừa qua, không những không bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, mà còn không công bằng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của Nam bộ.
Có một điểm đáng lưu ý là tờ Sài Gòn Giải Phóng tuyên bố, sẽ đeo đuổi đề tài qui hoạch – phát triển hạ tầng giao thông khu vực Nam bộ và sẽ tổ chức nhiều cuộc tọa đàm tương tự nhằm làm rõ hơn quan điểm đầu tư các dự án hạ tầng giao thông ở Việt Nam nên như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất (4) song Sài Gòn Giải Phóng vẫn… bình an vô sự.
***
Chưa rõ chuyện Tuổi Trẻ bị phạt 220 triệu, phải tạm đình bản Tuổi Trẻ Online trong ba tháng vì “thông tin sai sự thật” và “gây mất đoàn kết dân tộc” sẽ giúp bao nhiêu “nhà báo cách mạng” nhận ra thân phận của mình. Chỉ có thể đoan chắc, quyết định phạt tờ Tuổi Trẻ của Bộ Thông tin – Truyền thông sẽ giúp dân chúng Việt Nam hiểu tường tận hơn cả vai trò, vị trí của “báo chí cách mạng” lẫn bản chất thật của những “nhà nước do dân, vì dân”, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “chính phủ kiến tạo”. Âu là trong rủi có may!
Trân Văn (VOA)

Chú thích
(1) http://infonet.vn/dinh-b...e-online-post268487.info
(2) http://motthegioi.vn/tho...a-no-nhan-dan-63715.html
(3) https://tuoitre.vn/sao-t...cho-mien-tay-1321251.htm
(4) http://www.sggp.org.vn/d...-bo-lech-pha-446662.html

phai  
#4 Đã gửi : 17/07/2018 lúc 08:34:26(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tuổi Trẻ Online bị ‘trảm’: Vì đâu nên nỗi?


UserPostedImage
Chủ tịch Trần Đại Quang gặp cử tri ở thành phố HCM, tháng 6/2018
Quyết định đình bản Tuổi Trẻ Online trong ba tháng vì bị coi là “đưa tin sai” về phát biểu của chủ tịch nước đang “gây sốc cả làng báo Việt Nam”, và đã xuất hiện ý kiến cho rằng bước đi này “trái luật và cần phải được huỷ bỏ”.
Ấn bản điện tử của một trong những nhật báo lớn nhất Việt Nam hôm 16/7 đã phải “tạm biệt bạn đọc” theo quyết định công bố cùng ngày của Bộ Thông tin và Truyền thông (nhiều người gọi là Bộ 4T) vì bài viết "Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình" cũng như bình luận của độc giả.
Tuy nhiên, thông tin về bước đi trên đã râm ran từ ngày 9/7 tuần trước sau khi Bộ này tổ chức cuộc họp toàn ngành với sự chủ trì của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn.
Ngoài bị coi là “thông tin sai sự thật” về tuyên bố của ông Trần Đại Quang, Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, một người thạo tin ở Việt Nam, cho biết rằng Tuổi Trẻ Online “gặp hạn” còn vì bình luận về điều cho là "Nam Kỳ" đang bị người "Bắc Kỳ ngu dốt cai trị" dưới bài viết về dự án cao tốc Bắc - Nam.

UserPostedImage
Lời tạm biệt của báo Tuổi Trẻ Online.
VOA tiếng Việt không thể kiểm chứng được thông tin này, nhưng trong quyết định kỷ luật có nhắc tới chuyện trang web của tờ báo “gây mất đoàn kết dân tộc trong phần bình luận (comment)”.
Theo Facebooker còn có tên Cô Gái Đồ Long, bài viết này được đăng tải từ cuối tháng Năm năm ngoái nhưng nay mới được nêu ra để “xử một thể”.
Ngoài ra, theo bà Trà, một bài viết khác với tựa đề “Ba Đặc khu cần trả lời ba câu hỏi” của một nhà nghiên cứu gốc Việt ở Nhật Bản cũng bị coi là “vi phạm”.
Tin cho hay, nhận định của giáo sư Trần Văn Thọ từ Đại học Waseda ở Tokyo, trong đó được cho là có đề cập tới “hiện tượng tư bản nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, trong nhiều năm nay đã nhờ người Việt Nam đứng tên mua nhiều đất ở ven biển”, bị gỡ xuống không lâu sau khi đăng hôm 8/6. VOA tiếng Việt không thể kiểm chứng được nội dung bài viết do bài viết không còn tồn tại.
Hôm 17/7, một ngày sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định và Tuổi Trẻ Online hoàn toàn không còn truy cập được, bà Trà viết: “Trong tình hình chính trị, an ninh xã hội đang rối ren, việc đình bản một thương hiệu báo chí lớn nhất nước ít người nghĩ sẽ xảy ra; nên cả làng báo đều sốc!”
Bà cũng nói thêm rằng “cái này mới là cú đầu, còn tiếp theo là kỷ luật các nhân sự của TT [Tuổi Trẻ] nữa đó”. Blogger Cô Gái Đồ Long không dẫn nguồn cho thông tin mà bà nói là tự “tìm hiểu”. VOA Việt Ngữ không thể xác nhận thông tin này.


Trên Facebook cá nhân, blogger Huy Đức (tức nhà báo tự do Trương Huy San) bày tỏ mong muốn rằng “các bên có thẩm quyền xử phạt, xét lại, để đối xử với Tuổi Trẻ không chỉ như một công cụ truyền thông mà còn như một doanh nghiệp”.
“Ai sai kỷ luật người đó, đình bản một tờ báo còn là thắt bao tử của hàng trăm con người”, người từng có thời gian công tác tại báo Tuổi Trẻ bình luận.
“Trong thời đại ngày nay, bản online, cho dù doanh thu trực tiếp có thể ít hơn, nhưng nó là một “chân” của tờ báo, nó giúp tờ báo in lan toả, giúp gia tăng giá trị (thương hiệu) và thu nhập. Tổn thất này của Tuổi Trẻ là vô cùng to lớn. Trong hệ thống thứ bậc chính trị, Tuổi Trẻ, tuy chỉ là một tờ báo cấp phòng nhưng sức lan toả của nó lớn hơn rất nhiều những tờ cấp bộ và cấp vụ khác”.
Facebooker này viết tiếp: “Tuổi Trẻ là một trong những tờ báo báo chí nhất và chuyên nhiệp nhất. Nhưng, ở góc độ công cụ tuyên truyền cho chế độ, Tuổi Trẻ cũng là đắc lực nhất. Trong không gian thông tin ngày nay, đình bản bản online những tờ báo chính thống như Tuổi Trẻ tuy có gây thiệt thòi cho người đọc nhưng xét kỹ, chính hệ thống tuyên truyền của Đảng mới thiệt hại rất nhiều”.
Liên quan tới phát biểu của Chủ tịch Quang, theo quan sát của phóng viên VOA tiếng Việt hôm 19/6, nhiều trang báo điện tử của Việt Nam hôm 19/6 cũng sửa lại tít và xóa các câu chữ đề cập đến việc ông nói “cần luật biểu tình”, chỉ một thời gian ngắn sau khi bài được đăng lên.
Hiện chưa rõ là báo Tuổi Trẻ có thực thi “quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với quyết định nêu trên theo quy định của pháp luật” như được nêu trong thông báo với chữ ký của Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc, “được giao cho ông Lê Thế Chữ, Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ Online”.
UserPostedImage
Ông Quang gặp mặt cử tri hôm 19/6, ít ngày sau khi xảy ra các cuộc biểu tình chống Dự luật Đặc khu và Luật An ninh Mạng.
Luật sư Trần Vũ Hải viết trên Facebook rằng “những nhân viên của báo Tuổi Trẻ có thể gửi kiến nghị lên Bộ 4T đề nghị xem xét lại quyết định xử phạt này, đặc biệt quyết định đình bản TTO [Tuổi Trẻ Online] 3 tháng".
"Bộ 4T cần có thái độ tôn trọng quyền lao động của 800 nhân viên của báo Tuổi trẻ. Không chỉ 800 người này, mà cuộc sống của 800 gia đình họ, lên đến hàng nghìn người, sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong ba tháng tới”, luật sư từng nhiều lần lên tiếng về các vấn đề xã hội viết, cho rằng đó là quyết định “trái luật và cần phải được huỷ bỏ”.
Ông viết tiếp: “Lỗi thứ nhất thực ra không quá nghiêm trọng và chỉ cần đính chính, nếu Chủ tịch nước không nói như vậy… Việc bạn đọc bình luận trên báo điện tử không thể quy kết báo cố ý đăng phát thông tin gây mất đoàn kết dân tộc, nếu có sai sót chỉ là sơ xuất để bình luận có nội dung không phù hợp hiện trên phần bình luận bài báo. Đây chỉ là đơn thuần một sơ xuất kỹ thuật và đã khắc phục”.
Bộ Thông tin và Truyền thông chưa thấy hồi đáp trước các bình luận của luật sư Trần Vũ Hải.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.329 giây.