logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/07/2018 lúc 10:08:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,720

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi lớn lên trong một thị xã nhỏ được bao quanh bởi một phụ lưu của sông Vàm Cỏ Đông. Dòng sông thật êm ả, lác đác vài con thuyền và vài cái ”bến đò” cho người dân quê neo thuyền hay đến gánh nước. Dòng sông của quê tôi giữ vẻ hoang sơ, thầm lặng, lăn tăn gợn sóng trước cơn gió nhẹ, và được bao phủ bởi bầu không khí mát mẻ, trong lành. Ta có thể xuôi dòng trên con thuyền nhỏ ngắm trăng sao, hưởng cơn gió mát, dù không biết uống rượu hay làm thơ như những chàng thi sĩ thuở xưa. Trên bờ sông, không có những cô nàng tóc vàng say sưa trong điệu luân vũ mà chỉ có những cô gái quê chất phát trong chiếc áo bà ba mộc mạc nhưng ẩn chứa một tấm lòng vàng, vị tha, cởi mở. Chỉ có những tiếng cười ngây thơ của đám trẻ tung tăng chạy chơi trong sân trường tiểu học được xây dựng dọc theo bờ sông, được tô điểm bằng những hàng cây phượng vỹ, tạo bóng mát và cho ra những đóa hoa rực đỏ vào mùa chia tay. Nhà kiến trúc hay nhà giáo dục thuở xưa không bao giờ quên trồng cây phượng vỹ ở sân trường hay bao quanh trường. Khi đến lúc nở hoa vào mùa hè, nó tạo ra cảm xúc chân thành cho những đứa trẻ thơ cùng nhau nói lời tạm biệt . Tôi còn giữ lại từ trường tiểu học kia những kỷ niệm của một thời ấu thơ chỉ biết thương thầy, trọng thầy, kính thầy dù cho bị phạt khắt khe. Đa số thầy của tôi là những nhà giáo đáng kính, tận tụy với nghề mặc dù cũng có vài người thường trút cơn giận lên đám học trò khi thua bạc trong những canh tứ sắc. Dù có những khuyết điểm trong cuộc sống cá nhân, thầy của tôi là người cha đáng kính, là kẻ thông thái, là quan tòa ban hình phạt công minh, là người un đúc cho tôi nhiều tánh tốt khi hòa mình vào xã hội, qua những lời giáo huấn về gương trung tín, lòng nhân ái, sự thủy chung, lòng hiếu đạo. Thời ấy nay còn đâu!
Chiều hôm nay trời vần vũ, gió thổi mạnh, mây đen bao bọc khắp bầu trời, chớp liên tục lóe lên, theo sau bằng tiếng sấm nổ vang rền, báo hiệu một cơn mưa to sắp đến. Trong một ngôi nhà từ đường rộng rãi, tường gạch, mái ngói, có hàng rào sắt ngăn cách mặt đường, có ba đứa bé trai 3, 5, 7 tuổi thấp thỏm lo âu chờ đợi mẹ về. Tôi lọt vào con số 5. Hôm nay mẹ tôi đi Saigon mua hàng theo thông lệ mỗi tuần để đem về tỉnh bán lẻ. Với một sạp vải 1,5m x 2m trong chợ, mẹ tôi đã phấn đấu liên tục 362 ngày trong một năm bất kể gió mưa, bệnh hoạn để nuôi ba đứa con và một đàn cháu. Còn ba tôi ở đâu? Câu hỏi nầy khi đặt ra làm cho mẹ tôi lặng thinh, nét mặt không vui. Ngoại tôi đỡ lời bảo các cháu đừng hỏi thêm làm mẹ buồn. Có lúc tôi tự đặt câu hỏi: Ông còn sống hay đã chết? Tôi giữ mãi thắc mắc trong lòng cho đến lúc 12 tuổi. Tôi được gặp ông sau mười năm ông biệt tích. Ông theo một người phụ nữ khác đi lập nghiệp ở phương xa, có gia đình mới và một đàn con, bỏ rơi bốn mẹ con tôi cho ngoại tôi chăm sóc. Tôi hoàn toàn không có cái xúc động tình cha con khi gặp mặt người cha bất xứng như thường được mô tả trong các vở cải lương mà ngoại tôi thường xuyên cho rót vào tai tôi để sau cùng tôi biến thành một kẻ say mê vọng cổ.
Không có cha nhưng tuổi thơ của anh em tôi rất hạnh phúc trong ngôi nhà từ đường có bà ngoại, một người dì độc thân và một người cậu cùng với mợ và các đứa em họ. Bốn mẹ con tôi dường như cùng chung một thân thể, những phản ứng vui buồn cùng nhau cảm ứng và an ủi cho nhau. Nét mặt thoáng buồn của mẹ tôi biến mất khi nhìn ánh mắt ngây thơ của các con với những lời nũng nịu: mẹ đừng buồn. Sau khi gặp ba tôi, tôi mới hiểu được ý nghĩa đau khổ của những giọt nước mắt mà tôi thường bắt gặp khi nằm bên mẹ. Mẹ tôi chống chế: mẹ thường hay chảy ”nước mắt sống” như vậy, không phải mẹ buồn. Với cái tình thương con sâu đậm làm lý lẽ cho cuộc sống làm sao mẹ tôi có thể đánh chúng tôi dù một tát tai, mặc dù có lúc chúng tôi ngỗ nghịch. Để cho bà ngoại răn dạy, rầy la. Nhưng ngỗ nghịch như thế nào? Lén bà để qua nhà hàng xóm nô đùa với các đứa trẻ khác, đánh đáo, bắn đạn. Có cánh cửa sắt để chặn chúng tôi lại nhưng bà tôi không muốn khóa, để chúng tôi có thể mời bạn đến chơi nơi sân nhà. Nhưng sân nhà làm sao thỏa mãn được cái thú mình trần tắm mưa, đuổi theo giành giựt quả banh trên con lộ. Mỗi khi thấy chúng tôi vắng bóng ở nhà khá lâu, bà tôi lại ra trước sân réo tên ba thằng nghịch tử vang dội cả xóm làng. Chúng nó phải bỏ ngay tất cả cuộc chơi quay về, len lén đẩy cánh cửa sắt nặng trĩu, để chuồn nhanh vào sân nhà.- Chúng con chỉ mới đi trong chốc lát để rủ bạn về nhà mình chơi! – Nói láo! Lúc ấy chưa có cái tê-lê-phôn nên phải đích thân đi mời.
Trận mưa to vừa tan thì chiếc xe đò Tam Hữu ngừng ngay trước nhà đem người mẹ thân yêu về với ba đứa trẻ đang nóng lòng trông đợi. Anh Trạch, người giúp việc 17 tuổi vội chạy ra đem hàng vào nhà. Vì ông chủ xe đò ở cạnh nhà nên lúc nào mẹ tôi cũng được xem như người khách cuối cùng xuống xe và được giao hàng tận nhà. Thế rồi như thường lệ mỗi khi mẹ tôi đi Saigon về, hai ổ bánh mì lò điện Chợ Cũ cùng với chả lụa được bày ra để cả nhà thưởng thức. Tôi thấy vẻ mệt mỏi trên mặt của mẹ tôi sau một ngày thật cực nhọc. Phải bán hàng suốt buổi sáng đến lúc 12 giờ trưa, sau đó hấp tấp lên xe đò đi Saigon. Trong vòng 3 tiếng đồng hồ mẹ tôi phải mua hàng ở hai nơi, chợ Bình Tây và chợ Saigon, di chuyển bằng ”xích lô máy” để sau cùng có thể kịp lên chiếc xe đò đợt chót rời bến lúc 5 giờ chiều để về tỉnh nhà.
Sau khi tìm lại được sự khỏe khoắn nhờ những giọt nước mưa chứa trong lu, mẹ tôi nằm nghỉ ngơi trên bộ ván gõ, mắt nhắm nghiền nhưng chưa ngủ, có lẽ đang suy tư. Tôi đến nằm bên cạnh mẹ lén xem những ”giọt nước mắt sống” có còn chảy hay không. Thế rồi tôi thiếp đi trong giấc ngủ. Mỗi ngày tôi thức dậy lúc 5 giờ sáng, tôi tình nguyện thay mẹ tôi cùng với anh Trạch đem hàng ra chợ bằng chiếc xe ba bánh. Phải đi sớm vì khi trễ hơn, đường vào chợ bị bít lối vì lòng đường bày đầy hàng rau cải. Vậy ông chủ nhí ra chợ để làm gì? Để ngăn kẻ trộm dòm ngó vải vóc đồng thời để mẹ tôi ngủ thêm chút nữa. Còn bao nhiêu nhiệm vụ khác: giữ két đựng tiền, coi chừng hàng lúc mẹ tôi phải đi vệ sinh, đo vải, xếp vải, gói lại cho khách hàng, trông coi việc chở hàng trở về nhà buổi chiều. Những ngày nghỉ và lúc bãi trường, tôi luôn luôn có mặt ngoài sạp giúp mẹ. Nhưng tôi có một thú vui rất lành mạnh hằng ngày nơi chợ: xem các tay cờ tướng giỏi đấu với nhau. Nhờ đó mà tôi sớm trở thành tiểu kỳ vương sẵn sàng giao đấu với các bậc tiền bối. Thật không thua tài Đoàn Dự của Kim Dung.
Cuộc đời của mẹ con tôi đang trôi êm ả thì cậu tôi lại gây cơn sóng gió. Năm 1954, lấy tin từ Việt cộng, cậu tôi thầm thì với tôi: ”Con có muốn lớn lên du học ở Nga hay không? Cậu sẽ sắp xếp cho con tập kết ra Bắc, sau đó sẽ đi Nga. Tập trung ở Bến tre. Con đừng cho mẹ biết.” Nhưng làm thế nào tôi lại có thể bỏ lại bà mẹ thân yêu? Cậu tôi phải nhận những lời trách móc nặng nề pha nước mắt của mẹ tôi. Lại thêm một chuyện khác cũng do cậu tôi gây ra. Em tôi chơi đùa cãi vã với đứa em họ. Nó bướng bỉnh trước lời khuyên của cậu tôi nên nhận một cái tát nhẹ vào mông. Nó nằm vạ khóc kêu mẹ ơi không ngớt. Bỗng tôi nghe tiếng khóc lớn của mẹ tôi vang lên ở nhà sau đồng thời với những lời uất ức: ”Cả đời chị không đánh con, sao em lại bênh con em đánh con chị”. Tiếng khóc nằm vạ của em tôi đã làm tim của mẹ đau. Tội nghiệp cậu tôi phải nhận lỗi làm tổn thương chị. Rồi ít lâu sau, người cậu tốt bụng của tôi lìa đời vì bệnh thương hàn khi chưa tròn 30 tuổi, bỏ lại bốn đứa con cho mẹ tôi nuôi nấng vì mợ tôi không kiếm được việc làm. Rồi dì tôi cũng qua đời vì bệnh thương hàn. Bây giờ trên đôi vai của mẹ tôi trĩu nặng trách nhiệm với 7 đứa trẻ thơ và một bà mẹ già. Nhưng mẹ tôi đã vượt qua mọi sóng gió. Nhờ ơn trời! mẹ tôi nói. Không, nhờ cái ”quả” của lòng nhân hậu. Số là mẹ tôi là người duy nhất trong chợ bán giá cố định không nói thách, chỉ lời 1 đồng bạc trên một thước vải giá khoảng 20 đồng. Do đó có rất đông khách hàng sau một thời gian đươc họ truyền miệng. Mẹ nói: ”Những người làm ruộng từ các làng ra thị xã mua hàng rất nghèo, chỉ gom góp được chút ít tiền sau mùa gặt để may một bộ quần áo mới cho họ hoặc cho con. Nếu phải nói thách để lời 3,4 đồng một thước vải thay vì một đồng thì thật tội nghiệp cho họ.”
Sau cái chết của cậu và dì, gia đình tôi lại trải qua một thử thách mới: anh Trạch, người giúp việc trung thành trong nhiều năm nay, người anh trong gia đình, đến tuổi bị gọi nhập ngũ. Mẹ con tôi tiễn anh lên xe quân đội mà không cầm được nước mắt. Bao hiểm nguy đang chờ đợi biết chúng tôi có còn gặp lại anh không? Có! Mười năm sau tôi gặp lại anh. Từ binh nhì anh đã thành trung úy nhờ bao chiến công. Anh thường liên lạc với mẹ tôi, đem số tiền dành dụm ít oi nhờ mẹ tôi chơi hụi để kiếm lời.
Vắng anh Trạch, tôi phải lãnh nhận vai trò đọc truyện Tàu hằng đêm cho ngoại tôi nghe. Nhờ thế tôi thông suốt hơn bốn mươi bộ truyện Tàu do hai dịch giả Trần Phong Sắc và Tô Chẩn. Và cũng nhờ thế, tôi có thể bàn luận hàng giờ với anh Đại Sứ Tàu cộng ở Cameroun về Tam Quốc chí và Hán Sở tranh hùng, trong các buổi tiếp tân ở Douala và Yaounde. Lưu Bị, Quan Công, Lưu Bang, Hạng Võ, nói lên là Tàu hiểu ngay.
Quê tôi không phải chỉ được biết đến nhờ dòng sông Vàm Cỏ Đông. Một vụ án tình đẫm máu đã xảy ra cách nhà tôi không xa đã làm rung chuyển cả nước. Cô Hải Đường, sinh viên banTú tài, hoa khôi trong tỉnh bị người yêu đâm chết bằng nhiều nhát dao. Hung thủ là anh Hữu, con của ông thầy tôi và là anh em cô cậu với cô Hải Đường. Anh là người hiền lành ít nói nhưng nét mặt đầy vẻ cương nghị. Tôi thường đi ngang qua nhà anh để chứng kiến anh siêng năng luyện tập thể hình. Anh lên ở trọ nhà người cô, mẹ của Hải Đường để đi học trường Taberd. Sự chung đụng dưới một mái nhà làm nảy sinh tình yêu giữa anh em cô cậu. Hai nhà trai, gái đều chống đối mối tình bị cho là loạn luân. Hải Đường vâng lệnh mẹ về quê ngoại để tránh xa Hữu, chấm dứt liên hệ với người yêu cũ. Rồi một hôm, Hữu tìm đến gặp Hải Đường. Sau một hồi cãi vã, Hữu rút dao đâm chết người yêu rồi đi tự thú. Hữu muốn tự tử nhưng không đủ can đảm tự đâm mình. Vụ án gây xúc động cả nước vì cả hai người thực sự yêu nhau nhưng phải xa cách vì định nghĩa hai chữ loạn luân.
Hữu bị kêu án chung thân khổ sai. Khoảng 20 năm sau, tôi bất ngờ gặp lại một người khách đặc biệt tại Công Ty Điện Lực VN. Rõ là anh Hữu đây mà! Anh Hữu ở quê tôi, người yêu của chị Hải Đường. Anh mặc đồ thợ điện, đang làm việc cho Hợp Tác Xã Điện lực Hố nai. Anh nhờ tôi giúp một việc nhỏ để anh hoàn tất công tác của anh. Tôi rụt rè hỏi: – Bây giờ anh ở Hố nai.- Phải. – Anh đã có gia đình chưa? – Một vợ, một con nhỏ. Tôi không dám đi sâu hơn nữa trong câu hỏi nhưng tôi nhìn thấy nét mặt anh rạng rỡ niềm hạnh phúc của người chồng, người cha. Có khi nào anh nhớ đến Hải Đường không? Tôi không dám hỏi. Riêng tôi, tôi không bao giờ quên được sắc đẹp thùy mị của cô nữ sinh bạc mệnh.
Đã đến lúc tôi và anh tôi phải lên Saigon học bậc Trung học. Tôi rời xa ngôi nhà từ đường với lòng ray rứt. Rồi đây mẹ phải thay tôi dậy sớm lúc 5 giờ đem hàng ra chợ. Ai giữ két tiền cho mẹ? Ai trông dùm hàng họ cho mẹ khi mẹ phải đi phòng vệ sinh? Mẹ tìm đâu ra 1400 đồng mỗi tháng để trả tiền trọ học cho anh em tôi. Nhờ ơn trời! Bây giờ ngoài việc mua hàng trong thời gian hạn hẹp, mẹ tôi lại phải ghé thăm hai con vào giữa tháng. Thời gian cách biệt một tháng thật quá lâu đối với mẹ tôi. Mỗi đầu tháng chúng tôi về tỉnh để lấy tiền trả cho nhà trọ. Điều làm cho tôi không thoải mái là phải vâng lời mẹ đến chào các dì trước khi đi Saigon vì tôi thấy các dì, dù trong hoàn cảnh khó khăn lúc nào cũng phải dúi vào tay cháu 10, 20 đồng. Chính nhờ số tiền nầy mà anh học sinh nghèo có thể trở thành quen thuộc với hai rạp chiếu bóng Lê Lợi và Long Thuận, chiêm ngưỡng các thần tượng màn ảnh: Vivien Leigh, Audrey Hepburn, Gina Lollobrigida, Robert Taylor, Montgomery Clift v.v…
Tình thương mẹ đã đem đến cho tôi một nghị lực phi thường. Cậu bé nhà quê không biết được chữ Bonjour lại chọn học chương trình Pháp vì nuôi giấc mộng du học. Quen dậy sớm bây giờ tập thêm thức khuya như các anh lớn trong nhà trọ. Số giờ làm việc của cậu bé không thua gì một anh đang luyện thi Tú tài. Đầu giường lúc nào cũng có quyển tự điển Larousse và một quyển tiểu thuyết Pháp. Nhờ thế mà chỉ trong 3 năm tôi có thể cùng các anh ”tây con” tranh tài, đậu Brevet. Và chỉ một năm sau đậu Tú tài I. Tôi đã nhảy 2 lớp ở bậc trung học. Bụng chứa đầy văn chương, nhưng tôi chỉ thích có một câu thơ, khi tâm hồn mơ tưởng đến người con gái đầu đời: ”Un seul être vous manque et tout est dépeuplé”. Nếu không có em, thế giới nầy là chỗ không người. Dường như có một nhà thơ nào đó viết: Thiếu vắng em, thế giới nầy sẽ thành sa mạc.
Ngày chia tay con tại nhà trọ lúc 12 tuổi, mẹ tôi đã lau nước mắt nhưng ngày tôi lên đường du học mẹ tôi lại vui cười nói đúng hơn là một nụ cười với hai dòng nước mắt. Buồn vui lẫn lộn. Rồi tôi đặt chân đến miền đất lạnh. Sự học không khó đối với tôi nhưng tôi không thể tiếp tục bậc tiến sĩ vì lời thúc giục của mẹ gọi con về, vì sức khỏe của mẹ yếu lắm rồi.
Chuyện đầu tiên tôi làm nói mẹ dẹp ngay sạp vải, ngưng buôn bán. Mẹ xài phân nửa tiền lương của con. Sau khi thanh toán nợ nần mẹ tôi chỉ còn hai bàn tay trắng. Nhưng mẹ tôi thật hạnh phúc. Ngày ngày bà dắt tay đứa cháu nội con của anh tôi đi thăm các hàng trái cây, hàng bánh trái, hàng vải v.v… và hãnh diện cho biết: thằng nhỏ năm xưa bán vải với tôi, được gọi là tiểu kỳ vương, đi du học Canada đã trở về nên tôi không còn buôn bán nữa.
Nhưng cái hạnh phúc kia chỉ kéo dài được 5 năm. Lao lực quá sức đã đốt cháy buồng phổi cộng thêm bệnh tiểu đường. Nhưng cái giết chết mẹ tôi là trái tim bị tổn thương do những giọt nước mắt thầm lặng vì nỗi đau khó nén. Mẹ tôi lìa đời lúc 53 tuổi. Con ông chủ xe đò Tam Hữu lên Trung Tâm Huấn Luyện Quan Trung nơi tôi thụ huấn quân sự 9 tuần lễ để xin phép cho tôi về khẩn cấp mong được thấy mặt mẹ lần cuối. Nhưng ông thiếu tá đầy quyền uy của tiểu đoàn Nguyễn Huệ bắt phải chờ đợi vì cái giấy phép xuất trại rất quý giá. Về đến nhà ngày hôm sau thì mẹ tôi đã được tẩn liệm. Quỳ trước linh cửu, những kỷ niệm về tình yêu và sự hy sinh của mẹ lần lượt hiện ra, tôi không thể ngăn được tiếng nức nở đi theo dòng nước mắt.
Trần Anh Kiệt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.138 giây.