logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/07/2018 lúc 09:21:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sẽ có chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc? Nếu bây giờ chưa bùng nổ chiến tranh, tương lai sẽ bùng nổ? Nếu không phải chiến tranh bom đạn bùng nổ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, ít nhất hiện nay đã thấy chiến tranh thương mại rồi...

Người ta không thể đoán chính xác những gì TT Trump sẽ phản ứng với Hoa Lục.

Đối với TT Putin của Nga, người ta đã đoán được Trump hòa dịu, và sẽ còn hòa dịu, vì nhiều ràng buộc kinh doanh, đặc biệt là các  hồ sơ được nghi ngờ tư bản đỏ Nga đã nhiều lần cho Trump vay hay giúp đỡ bằng hình thức mua lại với giá cao hơn.

Tuy nhiên, Hoa Lục  là chuyện khác. Hai nước bây giờ đã gây chiến thương mại rồi. Sau khi Trump ra đòn áp thuế trước, Tập Cận Bình trả đũa... và rồi hai bên thiệt hại, Trump bơm tiền trợ cấp 12 tỷ đôla cho các nông trại Mỹ bị TQ cho dội hàng.

Một viễn ảnh có thể xảy ra: chiến tranh phi đạn bùng nổ?

Bài phân tích của Rick Mills trên báo FNArena nhan đề làm độc giả giựt mình: “The Road To War: China vs US” (Con Đường Tới Chiến Tranh:  Hoa Lục - Mỹ Đại Chiến)...

Một lời dẫn từ tác giả rằng hồi năm 2016, Steve Bannon, cựu chiến lược gia của TT Donald Trump, tuyên bố rằng không nghi ngờ gì nữa, Mỹ sẽ chiến tranh với  Hoa Lục tại Biển Đông trong vòng 5 tới 10 năm nữa...

Bây giờ chưa thấy chiến tranh quân sự. Có thể một phần vì sức mạnh quân sự TQ chưa ra gì so với sức mạnh quân sự Hoa Kỳ...

Trong khi TQ có một hàng không mẫu hạm, Mỹ có 19 mẫu hạm.

Năm 2016, Mỹ xài 611 tỷ đôla, nhiều nhất thế giới, cho quốc phòng. Nhiều thứ nhì thế giới là TQ, xài 215 tỷ đôla.

Mỹ có 800 căn cứ quân sự khắp thế giới  ngoài Hoa Kỳ.

TQ chỉ mới mở căn cứ quân sự đầu tiên, ở Djibouti.

Do vậy, gây chiến quân sự thì chưa... bây giờ, gọi là chiến tranh thương mãi thôi.

Trong khi đó, Mỹ giúp Việt Nam xây dựng sức mạnh quân sự -- gọi là đối tác chủ lực.  Chuyện nhỏ bất như ý, Mỹ cũng nhắm mắt bỏ qua.

Bản tin VOA nói rằng Việt Nam nằm trong số 3 quốc gia duy nhất được miễn trừng phạt của Mỹ đối với những nước đang mua vũ khí của Nga.

Các nhà lập pháp Mỹ hôm 23/7 đồng thuận để cho Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia được tiếp tục mua thiết bị quân sự của Nga mà không phải đối mặt với các lệnh chế tài bắt buộc của Mỹ.

Thượng nghị sỹ Jim Inhofe, người giúp thảo một phần trong dự luật chính sách quốc phòng hàng năm của Mỹ, cho The Daily Beast biết rằng Việt Nam và 2 đồng minh của Mỹ ở châu Á sẽ không nằm trong danh sách các nước bị trừng phạt nặng bởi các lệnh chế tài được thông qua và có hiệu lực từ năm ngoái.

Đạo luật này được Quốc hội Mỹ thông qua để trừng phạt Moscow vì đã gây bất ổn, trong đó có việc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Trong đạo luật có tên Chống những kẻ thù của Mỹ thông qua chế tài (CAATSA) có yêu cầu chế tài đối với những nước có giao dịch với ngành công nghiệp quốc phòng của Nga.

Thượng nghị sỹ của đảng Cộng hòa đại diện tiểu bang Oklahoma giải thích trong một cuộc phỏng vấn ngắn với trang tin tức chuyên về chính trị của Mỹ rằng Việt Nam và 2 quốc gia nói trên nằm trong danh sách các nước đang mua vũ khí của Nga trước khi thực hiện kế hoạch chuyển tiếp.

Vào tháng 4 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis yêu cầu các nhà lập pháp cho phép các miễn trừ an ninh quốc gia đặc biệt cho các đồng minh của Mỹ hiện đang mua các hệ thống vũ khí của Nga nhưng có ý định cuối cùng sẽ ngừng mua. Ông Mattis, giới chức đi thăm Hà Nội tháng 1 năm nay, nêu tên Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia cho danh sách miễn trừ này, theo Denfense News.

VOA ghi  nhận:

“Bộ trưởng Mattis cho rằng nếu không miễn trừ cho những nước này thì Mỹ sẽ “tự làm mình tê liệt” vì 3 nước châu Á này cần có vũ khí để đảm bảo an ninh quốc gia của họ trong khi chuyển sang mua vũ khí của Mỹ.”

Trong khi đó, bản tin RFA ghi rằng Malaysia khẳng định sẽ cứng rắn hơn trong tranh chấp ở Biển Đông...

AP trích lời Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah loan tin vừa nêu hôm 25 tháng 7 năm 2018.

Theo ông Saifuddin, tân thủ tướng Mahathir Mohamad đang gửi một tín hiệu rằng chính phủ Malaysia muốn "cứng rắn hơn và nghiêm túc hơn" trong giải quyết tranh chấp trên biển.

Sau khi trở lại ghế thủ tướng vào tháng 5 vừa qua, ông Mahathir Mohamad, từng có phát biểu phản đối việc tàu chiến các nước tăng cường hiện diện tại vùng biển khu vực.

Ngoại trưởng Saifuddin khi phát biểu trước quốc hội Malaysia nói rõ, Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giống một văn bản "không có nanh vuốt" khi thả lỏng quy định hướng dẫn các thành viên hành xử trong vùng biển tranh chấp.

Ông cũng cho rằng các hoạt động quân sự hóa đang tiếp diễn của Trung Quốc trên vùng biển khu vực đã làm gia tăng lo ngại cho các bên và những hoạt động này có thể dẫn đến leo thang căng thẳng khu vực.

Ngoài ra, ông Saifuddin còn chỉ trích Trung Quốc gây căng thẳng với láng giềng khi điều động tàu tuần duyên có sức mạnh tương tự tàu chiến đến các vùng giàu trữ lượng dầu khí.

Đặc biệt, thông tấn Nga Sputnik (từ Moscow) cùng với báo Quân Đội Nhân Dân (từ Hà Nội) loan tin rằng Quân ủy Trung ương CSVN ngày 25-7 tổ chức hội nghị về xây dựng hải đội dân quân biển làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo; Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, trong đó Đề án Xây dựng hải đội dân quân biển làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Bản tin này viết:

“Ngày 25-7, Quân ủy Trung ương tổ chức hội nghị cho ý kiến về các nội dung: Xây dựng hải đội dân quân biển làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo; Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì hội nghị.

Các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá, dự báo tình hình quốc tế, khu vực, làm rõ những nguy cơ, thách thức đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đồng thời khẳng định, việc triển khai xây dựng hải đội dân quân biển làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân....”

Nghĩa là gì?

Có phải hải đội dân quân là du kích biển? Ghe chèo hay ghe máy? Có súng hay chỉ có dao gâm? Bản tin không nói rõ...

Nhưng có vẻ như trình diễn, nếu thực sự CSVN chuẩn bị cho TQ thuê 3 đặc khu 99 năm... thì chớ nói tới du kích biển, mà ngay tàu ngầm cũng vô ích.
Trần Khải

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.