logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/08/2018 lúc 08:11:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mai đi tù lần này là lần thứ hai. Cả hai lần tù đều mang tội “buôn bán trái phép chất ma túy.” Lần đầu bị kết án bẩy năm tù giam. Khi ấy Mai mới hai mươi ba tuổi. Chưa hết bẩy năm tù, Mai được giảm án, về trước thời hạn. Nhưng cái “cung tù” vẫn đeo đẳng lấy Mai. Về chưa được bao lâu Mai lại bị bắt. Lần này Mai bị kết án mười bốn năm. Tuổi xuân bị nhà tù nuốt gọn. Lần đầu Mai bước chân vào nhà tù, mẹ Mai tròn sáu mươi, vừa mới về hưu. Nhắc đến mẹ Mai vì chính bà - chứ không phải đứa con tù - mới là người thực sự đau khổ, buồn rầu nhất. Hồi Mai bị bắt lần đầu, bà ngất lên ngất xuống, vật vã suốt thời gian dài. Vật vã y như khi phát hiện đứa con gái duy nhất của mình nghiện ma túy.



Tôi gặp Mai trên trại 5 Thanh Hóa, khi chị đang ở “tăng hai.” Mai cầm tinh con hổ, lớn hơn tôi ba tuổi.


Tôi viết về Mai vì chị là người dám chơi với tôi không sợ bị cai tù rầy rà, dù đã có đôi lần bị mời đi uống cà phê. Bước chân khỏi phòng làm việc của cai tù, mặt Mai tỉnh bơ, phảng chút thách thức. Gặp tôi, Mai khoe:


- Gặp bà Tuyết, em ạ!


Tôi hơi cáu:


- Chả có đứa nào là bà chúng mình cả. Ở đây chỉ có tù và cai tù thôi, chị.


Nhớ ra mình lỡ lời, Mai chữa ngượng:


- Ừ chị quên. Chị vừa gặp con mụ Tuyết.


Sợ không, từ “bà” tụt ngay xuống hàng “con mụ.”


Tôi buồn cười, nhưng chả thích thú gì lối xưng hô ấy.


- Gặp nói chuyện gì vậy, chị?


- Thì lại nói về chuyện chị ngồi chơi với em. Hỏi em nói những gì, có tuyên truyền chống đảng không, có xúi bẩy gì không ...


- Thế chị trả lời ra sao?


- Chị bảo, nó chả tuyên truyền gì cả. Bạn tù thì ngồi nói chuyện phiếm.


- Thế mụ ta có cấm đoán hay đe dọa chị không?


- Sao lại không! Mụ ta bảo không được chơi với em vì em là thành phần nguy hiểm. Còn đe chị nếu cố tình sẽ cho vào nhà chó và không được giảm án. Đ.m, tăng tù thứ hai rồi còn “.éo” gì mà mất. Chị bảo “bà quên cháu mất giảm rồi à?” Còn nhà chó thì ai sợ chứ cháu đâu có ngán.


- Lúc chị nói thế, thái độ của mụ thế nào?


- Thộn ra chứ sao. Mụ ấy quên là chị mất giảm, thuộc thành phần bất cần hay sao ấy. Nên mới đe thế.


- Thế chị không sợ hả?


- Sợ thì tao có dám chơi với mày không?


Chị cũng bảo, chả có luật nào cấm tù chơi với nhau.


Nói xong câu ấy, Mai ngừng đôi chút vẻ như đợi ở tôi một lời khen. Với Mai và với những người khác, dám lý sự với cai tù là “oách” lắm. Nhất là cái lý sự ấy khiến cai tù cứng họng.


- Ờ đúng rồi, chả có luật nào cấm chị chơi hay giao tiếp với ai.


Tôi khích lệ Mai.


- Lúc gần về, con mụ Tuyết bảo chỉ muốn tốt cho chị nên khuyên thế thôi. Còn đề nghị chị là từ nay khi ngồi chơi với em, nếu thấy em nói gì thì mách với mụ ấy. Mụ cũng dặn đi dặn lại là không được nói lại với em về nội dung cuộc gặp hôm nay nữa chứ.


Hết chuyện, Mai đánh nhẹ vào người tôi, mắng yêu:


- Thế .éo nào mà bọn cán bộ sợ mày thế, hả Nghiên?


Hai người bạn tù nhe răng cười nhăn nhở.


Không riêng Mai, nhiều tù khác từng phải đi “uống cà phê” để nghe cai tù đe nẹt, cấm đoán về tội chơi - hoặc ngồi chơi - với tôi. Có người phải làm cam kết từ nay xin chừa không bén mảng đến “con phản động” nữa. Sau mỗi chầu cà phê, chị nào cũng nhận được lời nhắc “đừng nói lại với cái Nghiên.” Nhưng chả mấy cái miệng tù giữ được lời hứa. Không nói ngay cũng nói eo, không nói trực tiếp cũng nhờ đứa tù khác mách lại. Lúc mới lên trại, tôi hơi buồn. Tính tôi hay chạnh lòng, tủi thân. Sau quen dần, kệ.


Những người dám công khai gần gũi với tôi thường là thành phần cứng đầu, không còn gì để mất. Tức là không được giảm án hoặc sắp mãn hạn tù. Không được giảm án vì vi phạm nội quy trại giam. Có nhiều kiểu vi phạm: buôn bán, tiêu tiền mặt, đánh chửi nhau, làm không đủ mức khoán, thiếu lễ tiết với cán bộ - không chào chẳng hạn -, giúp đỡ bạn tù không xin phép v.v... Người bị AIDS, bệnh nặng hay những người sắp chết cũng thích chơi với tôi. 


Thời gian là thứ không thể sờ mó được. Nhưng người tù sắp chết, hình như họ chạm được bằng tay và thấy được bằng mắt những ngày tháng đời người đang ngắn lại trong thời gian lao tù dài đằng đẵng. Nhìn thấy, và sờ thấy màu tím tái, cái khô rát trên môi miệng. Trên thân người trơ trụi với da bọc xương. Trong bước đi chậm dần, chậm dần và những cơn đau hành hạ mỗi ngày. Việc cai tù lấy giảm án ra để uy hiếp hay mặc cả với những người không còn gì để mất, thành thừa.


Mai không được xét giảm vì dính án kỷ luật tội đánh bạc. Căn bệnh AIDS cũng khiến chị chán, không muốn phấn đấu để có ngày về. Mai không thừa nhận căn bệnh đang mang, nhưng ai cũng đoan chắc thế.


Ngoài xưởng lao động, thi thoảng tôi hay sang chỗ Mai và Huyền “Rảnh” ngồi tán chuyện. Hai người họ “cặp” với nhau. Tù bảo, ấy là hai con “nghiệp chướng.” Ai không được giảm án, hay vi phạm nội quy trại giam, gây gổ với bạn tù đều bị gán cho hai chữ “nghiệp chướng.” Tôi không biết vì sao Huyền có cái biệt danh “Rảnh”, thấy mọi người gọi thì tôi gọi theo.


Sáng hôm ấy ra ngoài xưởng, tôi lại sang chỗ Mai và Huyền “Rảnh” chơi. Mai khoe:


- Hôm qua bà già lên thăm. Mẹ nó chứ, bực thật!


- Mẹ lên thăm vui quá còn gì, sao mà bực?


Tôi vừa tuốt chỉ giúp Mai, vừa lơ đễnh hỏi. Tôi không khoái cái cách chị nói về mẹ mình như thế.


- Đã dặn là lên mang theo bốn triệu để trả nợ rồi mà vác cái xác không với túi quà lên. Thế có điên không chứ. Mai nghiến răng, bực bội làm như bà mẹ già khốn khổ đang đứng trước mặt.


Tôi rùng mình, nổi da gà.


Miệng tôi cứng đơ không phản ứng lại được một câu. Trước mặt tôi không phải người tù tên Mai tôi vẫn quen. Không để ý đến tâm trạng thay đổi đột ngột của tôi, Mai thao thao kể tiếp.


- Tức quá, bắt bà ấy mang mẹ nó túi quà về Hà Nội.


Tôi muốn bỏ đi ngay lập tức, nhưng không hiểu sao đôi chân cứng đơ, không đứng lên được.


Huyền “Rảnh” trách Mai:


- Mình làm gì cũng sồn sồn lên như thế. Mẹ lên thăm không được lời nhẹ nhàng. Làm thế khổ thân bả.


- Khổ gì. Bà ấy đẻ tôi ra thì phải biết tính tôi chứ. Và thế là Mai cho một tràng:


- Tính tao có máu điên, không làm vừa ý thì bực lắm. Hồi còn ở nhà á, đang phê thuốc mà bả đẩy cửa bước vào là tao đuổi ngay. Hôm nọ gọi điện về đã dặn rồi chứ có phải không đâu. Đã nói mang bốn triệu lên cho tao trả nợ. Hôm qua lên lại vác mỗi cái xác già. Nói dối là không có tiền. Mẹ chứ, không có thì đi vay. Bây giờ đéo có tiền trả nợ, các con tù xé xác tao ra.


Huyền “Rảnh” rất nhẫn nại dỗ dành Mai.


Tôi ngồi, mặt cúi gằm xuống chiếu.


Tôi không muốn nghe nhưng từng lời nói của Mai thấm vào tai tôi, rõ mồn một. Tôi chẳng thể nhấc nổi người để đi khỏi chỗ ấy. Mai và Huyền “Rảnh” dường như quên mất sự hiện diện của tôi.


- Nghiên ơi! Về thêu hộ chị một lúc.


Tiếng gọi của chị Nga Phú giúp tôi thoát khỏi tình trạng bất động.


Giờ tôi mới ngẩng được mặt lên, tách ánh mắt ra khỏi cái chiếu. Từ chỗ Mai về chỗ tôi chỉ vài bước chân. Tôi đi như người mộng du.


Chị Nga Phú nhẹ nhàng nói với tôi:


- Ngồi xuống đây!


Tôi ngồi, vẫn như người mộng du.


- Choáng lắm phải không? Ai bảo cứ thích sang đó.


Thôi, đừng khóc nữa, nó biết rách việc.


Lúc ấy tôi mới biết mình khóc. Không biết tôi khóc từ khi còn ở chỗ Mai hay bây giờ tôi mới khóc.


Tôi đã tỉnh táo phần nào và ý thức được rằng không nên để người khác biết mình đang khóc. Tôi biết trong tù, không mấy khi người ta nói được lời hay ý đẹp. Nhưng Mai vừa cho tôi thấy một tấn bi kịch gia đình chỉ qua mấy lời cằn nhằn, bực bội của chị.


Từ hôm ấy, tôi không sang chỗ Mai chơi nữa.


Hình như chị ta không quan tâm, cũng chả nhận ra sự thiếu vắng tôi. Thi thoảng chạm mặt nhau, chị ta vẫn cười hớn hở. Còn tôi ngượng.


Mà lạ, người ngượng phải là Mai mới đúng.


Tôi thương bà mẹ của Mai, và xấu hổ vì mình từng quý mến chị ta.


Mai và Huyền “Rảnh” thường xuyên cãi nhau. Có hôm cầm cả viên gạch to tổ chảng đòi đập vỡ đầu nhau. Tôi nóng lòng định chạy ra can.


Chị Nga Phú ngăn lại:


- Mày không biết đâu, cái giống tù, nhất là giống “nghiệp chướng” càng can chúng càng ra vẻ. Không ai can, chúng chỉ dọa nhau thế thôi. Đố đứa nào dám xông vào. Mày cứ xem đi thì biết.


Huyền “Rảnh” một tay cầm que, một tay cầm viên gạch giơ cao hơn đầu như chực ném. Miệng chõ vào mặt Mai mà chửi. Mai, mặt tái xám, một tay cầm dép, tay còn lại cũng cầm viên gạch to không kém viên gạch của Huyền “Rảnh”, giơ lên như chực ném. Không có ai can. Hai bên cứ thế đánh võ mồm. Viên gạch, que và dép vẫn nằm im trong tay.


Tài chửi của Huyền “Rảnh” lẫn Mai ngang nhau. Họ lôi ông bà tổ tiên, bố mẹ nhau ra chửi. Cho nhau ăn đủ thứ dơ bẩn. Nhiếc móc nhau không còn gì thậm tệ hơn. Rồi kể công, moi móc nhau đủ chuyện.


Tù cứ đứng xem. Đến hồi họ chửi nhau lâu quá thì không còn ai xem nữa. Ai cũng bận làm cho đủ mức khoán để mong có ngày giảm án. Cai tù can ngăn lấy lệ. Chắc họ cũng thực hiện cái “mẹo” của tù, không can để chúng nó chửi nhau chán thì thôi.


Màn đánh võ mồm, đấu tố nhau rồi cũng kết thúc. Mà cũng không có gì to tát ngoài chuyện ghen tuông.


Mai buộc tội Huyền “Rảnh” đứng nói chuyện với ai đó ở dưới buồng y xá: “Tao thấy mày đứng nói chuyện với cái con mặc bộ kẻ sọc đội 19. Đ.M mày có chối được không?” Lúc lên cơn điên, Mai không thèm gọi Huyền “Rảnh” bằng “anh” nữa.


Huyền “Rảnh” cãi: “Làm đéo gì có con nào. Con tù nào chả mặc quần áo kẻ sọc.”


Mai đuối lý, thế là chiến tranh bùng nổ. Chỉ một hai hôm họ lại làm lành. Rồi dăm bữa nửa tháng, họ tiếp tục cãi chửi nhau. Lý do quay đi quẩn lại cũng vẫn là sự ghen tuông, hoặc đơn giản là một chuyện bực bội vô cớ.


Hôm Mai về hết án, mời tôi sang ăn liên hoan.


Tôi không đi. Chị Nga Phú cầm cho tôi mấy quả táo và ít bánh kẹo, nói là của Mai gửi.


Mai mãn hạn tù. Mẹ Mai chắc vui lắm.


Nhưng Mai sẽ lại xé lòng mẹ ra mỗi khi thiếu thuốc. Và sẽ chẳng ngần ngại tống cổ bà ra khỏi phòng khi bà làm phiền cơn phê thuốc của con gái yêu.


Tình yêu của người mẹ, kỳ lạ như thế đấy.

Phạm Thanh Nghiên
Trích từ cuốn “Những mảnh đời sau song sắt




Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.203 giây.