logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/08/2018 lúc 08:01:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bùi Tín

Ông Bùi Tín, nhà báo, nhà bất đồng chính kiến, cựu phó tổng biên tập báo Nhân Dân, chứng nhân của thời khắc lịch sử 30 tháng Tư, 1975 tại Dinh Độc Lập trong tư cách phóng viên chiến trường, vừa qua đời lúc 1 giờ 25 phút sáng ngày 11 tháng Tám, tại bệnh viện André Grégoire, Montreuil, ngoại ô Paris, Pháp. Ông thọ 91 tuổi.
Theo ghi nhận trên Facebook của nhà báo Tường An, một người bạn thân thiết của ông Bùi Tín, ông bệnh nặng, nhập viện từ ngày 13/7. Lúc ấy, bác sĩ nói với bà rằng tình trạng sức khỏe của ông Bùi Tín đã xấu đi rất nhiều. Ông gần như hôn mê. Gọi mãi ông mới nhấp nháy mắt rồi lại rơi vào cơn mê sảng. Nhiệt độ trong người xuống rất thấp.
Vẫn theo ghi nhận của bà Tường An, ông Bùi Tín đã chuẩn bị chu tất tinh thần của mình trong những ngày cuối đời. “Bác đã chuẩn bị tất cả, di chúc, tâm thư.... Ai lo chuyện gì.... Mấy tuần trước, bác còn nằm trên giường bệnh viết bài bằng tay rồi kêu người đánh máy lại.”
Một người bạn của ông Bùi Tín, trong email gửi ra cho bạn hữu cách đây vài hôm, kể lại lúc vào thăm ông tại bệnh viện: “Đang ngủ, rồi bác giật mình quay sang như vẫn đang nói chuyện: Tình hình có gì không?”
Nhà báo Ca Dao, tức Tường An, kể, “Vào thăm bác, câu đầu tiên Bác hỏi là: Cô Ca Dao đã đăng bài của tôi chưa?”
Nhà văn, nhà báo, giáo sư Thomas Bass, trong email gửi VOA, viết rằng “Người bạn của chúng ta đã sống một cuộc đời viên mãn, nhưng chắc chắn chúng ta rồi sẽ nhớ ông một khi không còn được nghe tiếng nói của ông nữa.”
Bùi Tín sinh năm 1927 tại Hà Đông, là con trai cụ Bùi Bằng Đoàn, Thượng Thư triều đình Huế và nguyên Trưởng Ban Thường Trực Quốc Hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khóa I, 1946 – 1955.
Ông Bùi Tín nhập ngũ năm 18 tuổi. Trong Cách Mạnh Tháng Tám, ông tham gia hoạt động chính trị trong vai trò nhà báo – bút danh Thành Tín - rồi gia nhập Việt Minh. Ông từng viết cho báo Quân Đội Nhân Dân, rồi từng là phó tổng biên tập báo Nhân Dân. Quân hàm của ông trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là cấp Đại Tá.
Năm 1990, ông sang Pháp dự hội nghị hàng năm của báo L'Humanité (Nhân Đạo, báo của Đảng Cộng Sản Pháp), rồi quyết định xin tỵ nạn.
Từ đó ông viết cho nhiều cơ quan báo chí Việt Ngữ tại hải ngoại, trong đó thường xuyên nhất là cho Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, VOA. Sách, báo của ông có nội dung về giai đoạn lịch sử mà ông là một chứng nhân, và về hệ thống chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông cũng là người theo dõi sát sao các diễn biến chính trị, xã hội bên trong Việt Nam, và có những bình luận kịp thời, sắc bén.
Trong bài viết đăng ngày 13 tháng Sáu, tựa đề "Họ Dám Tấn Công Vào 'Túi Khôn' của Nhân Loại Văn Minh," Bùi Tín phản ứng mạnh mẽ trước tin tức Quốc Hội Việt Nam sẽ tiếp tục bỏ phiếu liên quan đến Dự Luật An Ninh Mạng. Ông viết: "Thật là một sự sai lầm khủng khiếp, một nước cờ ngu xuẩn. Họ vừa mới tỏ ra biết điều đôi chút khi chịu lùi một bước, hoãn việc thông qua dự Luật Đặc khu vào phiên họp quốc hội sau, thì sáng 12/6 họ vẫn giữ nguyên ý định bỏ phiếu về dự Luật an ninh mạng, một đạo luật phản động, phản dân chủ không kém gì dự luật Đặc khu."
Hay trong bài viết tiếp sau đó, cũng là bài viết cuối cùng của tác giả trên VOA, ngày 26 tháng Sáu, Bùi Tín viết rằng "Một lỗ hổng lớn tồn tại từ sau khi công bố bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 là chưa hề có đạo luật nào về Hội họp, Biểu tình cho nên cái quyền hiến định này cứ « lửng lơ con cá vàng », dân cứ việc thực hiện, đảng cứ việc tảng lờ, trên thực tế là ngăn cản, còn đàn áp trừng phạt bằng bạo lực." Và ông gọi đây là "món nợ lưu cữu 72 năm" nhà nước còn nợ nhân dân.
Nội dung tác phẩm của ông phê phán đường lối của ban lãnh đạo đảng CSVN, và phê phán cả chế độ Cộng Sản và lý thuyết xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi một sự đổi mới tự do dân chủ thật chất và nhanh chóng ở Việt Nam.
Tác giả Bùi Tín có tấm lòng đặc biệt ưu ái giới tranh đấu và hoạt động dân chủ trong nước. Ông đề cập đến họ, một cách liên tục, trong rất nhiều bài viết của mình. Và dường như ông đặc biệt yêu thích bài thơ "Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh," của cô giáo Trần Thị Lam.
Bạn hữu thân quen của ông có thể đến viếng, chia tay cùng ông tại Centre Hospitalier Intercommunal, André Grégoire, 56 Boulevard de la Boissière, 93100 Montreuil.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 11/08/2018 lúc 08:08:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bùi Tín - Nhà báo chân chính

Ba tôi sinh trước nhà báo Bùi Tín 14 năm.


Một hôm, như thường lệ, ba tôi trở về nhà sau một buổi "sinh hoạt đảng" - vào những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước - với vẻ mặt buồn buồn, ông dựng chiếc xe đạp cũ kỹ sát vào vách tường loang lổ vết vôi tróc.



- Có gì vậy ba? Tôi hỏi.


- Nhà báo Bùi Tín đi rồi! Ông trả lời với giọng hiu hắt.


- Chết à? Tôi hơi sửng sốt.


- Không! Đi Pháp rồi. Ông thở hắt ra và đi vào bếp...


Lúc bấy giờ, những thông tin "cỡ như vậy" hoàn toàn là một điều vô cùng bí mật và ít người biết được, trong bối cảnh xã hội cách đây gần 30 năm về trước. Có thể gọi đó là may mắn của tôi, khi biết sớm về những "tin động trời" lúc đó.


Không ai có thể ngờ, một nhà báo "đỏ từ đầu đến chân" lại... dứt áo ra đi như thế. Cũng ít người biết - đặc biệt thế hệ trẻ ngày nay - nhà báo Bùi Tín là con trai của Thượng Thư Bộ Hình triều Nguyễn - Bùi Bằng Đoàn, với tài năng và lòng yêu nước thương dân vẫn được nhắc nhớ trong lịch sử.


Nhà báo Bùi Tín, với nhân thân, với gia thế và với cả quá trình "theo Cộng Sản" như vậy, ắt hẳn ông có một cuộc sống, nếu không là "đế vương" cũng chẳng việc gì phải ngượng ngùng để gọi rằng: Ông được sinh ra trong một gia đình "Danh Gia Vọng Tộc". Tiếc thay! Những kẻ suy đồi nhân cách, bán rẻ lương tri đến mức "cha truyền con nối" đã làm hoen ố!


Những năm đầu lưu vong trên xứ người, nhà báo Bùi Tín vất vả như tất cả những ai phải đành lòng ly hương, trốn chạy chế độ Cộng Sản.


Ở Ông, sự đau đớn đến khôn cùng về tâm cang khó kể hết - như tôi đã từng nghe ba tôi kể, bởi đơn giản, ông từng là... "một người Cộng Sản". "Lai lịch" đó như chiếc roi làm bằng đuôi cá đuối: dài, bén và... ngọt lịm mỗi khi vung lên và quất xuống. Quất thẳng tay vào lưng, vào mặt và vào... đầu, từ nhiều phía, kể cả những "cây viết" dữ dội nhất, nhẫn tâm nhất. Thế cho nên, ba tôi từng nói rằng: "Chữ nghĩa có thể giết người thật êm ái"!


Nhà báo Bùi Tín từng phải cúi đầu, sau khi nhận một bãi nước bọt phun thẳng vào mặt, từ một người Việt hải ngoại, khi họ vô tình nhìn thấy ông, tựa như phát hiện ra một tên tội đồ đã phá nát hết cuộc đời họ!


Nhà báo Bùi Tín vẫn kiên trì lặng lẽ mài giũa từng con chữ cho quê hương này. Ông vẫn khắc khoải trong từng suy tư cho dân tộc Việt Nam, suốt gần 30 năm xa xứ. Trên hết, ông vẫn đau đáu và trông ngóng đến một ngày, được ngồi trên chuyến bay đưa ông về lại cội nguồn.


Nay, nhà báo Bùi Tín đã ra đi trong lặng lẽ, sau 91 năm "làm kiếp con người".


Trịnh Công Sơn từng "thí dụ về cái chết" nghe thật ngậm ngùi, trong cõi nhân sinh!


"Thí dụ" tôi có dịp cất giọng hát khàn đục này, tôi sẽ hát cho Ông nghe:


Thí dụ bây giờ tôi phải đi
Tôi phải đi
Tay chia ly cùng đời sống này
Có chiều hôm đưa chân tôi
Về biên giới mới
Nghe ra
Quanh tôi đêm dài
Có còn ai trong yên vui về yêu dấu
Ngồi rơi lệ ru người từ đây...


Ở Việt Nam, cho tôi thầm thì vĩnh biệt Nhà Báo Chân Chính bằng nhạc phẩm "Rơi Lệ Ru Người" như một nén nhang lòng... cho Ông - Bùi Tín! 


"Xin được, xin nằm yên
Đất đá hân hoan một miền"


Nguyễn Ngọc Già
song  
#3 Đã gửi : 11/08/2018 lúc 08:24:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhà báo Bùi Tín: 'Hoa Xuyên Tuyết chính là khát vọng tự do'

UserPostedImage
Nhà báo Bùi Tín qua đời hôm 11/08/2018 tại Paris, Pháp, hưởng thọ 91 tuổi
Hoa xuyên tuyết là loài hoa 'mỏng manh', nhưng 'mạnh mẽ' và 'kỳ diệu', khiến người ta có thể tưởng tượng, liên hệ đến khát vọng, ước muốn tự do của dân tộc mình vươn lên khỏi mọi sự đàn áp, nhà báo, nhà bất đồng chính kiến Bùi Tín, người vừa qua đời hôm 11/8/2018 ở Pháp, hưởng thọ 91 tuổi, chia sẻ với BBC vài tháng trước khi ông mất từ Paris.
'Mặt thật' trong khi ấy là sự chia sẻ 'một cách chân thành', 'với tinh thần phê bình' của một người cựu Đảng viên từng sống dưới chế độ Cộng sản ở Việt Nam gần hai thập niên rưỡi, cựu Đại tá quân đội Bắc Việt, cựu Phó Tổng Biên tập báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chia sẻ thêm với BBC Tiếng Việt trong một phỏng vấn hồi đầu tháng 02/2018.
Trước hết, nhà báo kỳ cựu nhìn lại một số tác phẩm ông viết từ khi còn ở Việt Nam, nhiều năm trước khi ông bất ngờ ở lại và tị nạn chính trị tại Pháp vào tháng 9/1990:
"Ở trong nước, tôi vừa viết báo và vừa viết sách, ở trong nước, tôi có nhiều cuốn sách như là cuốn '60 ngày ở Sài Gòn', tôi kể lại thời gian 60 ngày tôi vào Sài Gòn tham gia Ủy ban Liên hiệp Đình chiến để thực hiện Hiệp định Paris.
"Trong nước, tôi có viết nhiều cuốn sách về các chiến trường, nhưng từ khi ra ngoài thì trước hết tôi có viết cuốn 'Hoa Xuyên Tuyết'. Cuốn ấy xuất bản đến 5 lần và bán chạy hết cả rồi.
"Trong cuốn 'Hoa Xuyên Tuyết', tôi nói lên khát vọng tự do, bởi vì sang đây vào mùa lạnh, tôi mới thấy được tình hình là có bông hoa 'Perce-neige', tức là xuyên ra những làn tuyết dày, trời giá lạnh để mà ngoi lên mặt trời.
"Cái sức mạnh rất là mỏng manh nhưng mạnh mẽ và kỳ diệu, thì tôi tưởng tượng đấy là ước muốn khát vọng tự do và dân chủ, nhất định là qua các bản tuyết dày là chế độ đàn áp, nó sẽ mọc lên mặt trời.
"Rất đẹp, những hoa trắng muốt, cho nên tôi lấy tít đó là Hoa Xuyên Tuyết, bán sách rất là chạy."
Về một tác phẩm khác cũng được nhiều người biết đến của ông, cuốn 'Mặt Thật', nhà báo Bùi Tín nói tiếp với BBC:
"Cuốn sách thứ hai bằng tiếng Việt là cuốn 'Mặt Thật', tôi vạch rõ thêm tất cả những cái giả dối của Đảng một cách chân thành với tinh thần phê bình của một người Đảng viên cũ đã từng sống dưới chế độ 24 năm.

"Cuốn sách đó cũng hết nhẵn rồi, còn về sách tiếng nước ngoài, tôi có viết cuốn này đáng kể nhất là cuốn 'From Enermy to Friend' (Từ Thù Đến Bạn), nói về cuộc đời tôi và nói về cuộc đấu tranh dân chủ, một cuốn nữa cũng bằng tiếng Anh là cuốn kỷ niệm thời kỳ còn trẻ và ở trong quân đội 'Following Ho Chi Minh' (Đi theo Hồ Chí Minh), London xuất bản.
"Còn tiếng Pháp, thì tiếng sách chính là 'Vietnam - Face Cachée du Régime' (Việt Nam - Bộ mặt Che dấu của Chế độ), trong này có rất nhiều ảnh tư liệu...", nhà báo Bùi Tín nói với BBC Tiếng Việt hôm 02/2/2018 từ Paris.
Ai có thể phủ nhận?
Từ Paris, một số nguồn tin cho BBC Tiếng Việt biết bạn bè, đồng nghiệp và cộng đồng người Việt Nam tại Pháp cũng như ở nhiều nơi khác tại hải ngoại, đang chờ đợi ngày giờ chính thức, địa điểm tổ chức tang lễ của cố nhà báo và nhà bất đồng chính kiến.
Trong lúc đó, mạng xã hội và các nguồn tiếp tục xuất hiện các chia sẻ, cảm tưởng, chia buồn sau cái chết của nhà báo Bùi Tín. Từ thủ đô nước Pháp, nhà báo, blogger Từ Thức viết cho BBC Tiếng Việt:
"Dù đồng thuận hay bất đồng ý kiến về ít hay nhiều điểm với nhà báo Bùi Tín, không ai có thể phủ nhận điều này: Ông đã đóng góp rất nhiều cho việc lật mặt nạ chế độ, tố cáo tội ác của cộng sản đối với dân tộc. Trong suốt thới gian sống ở hải ngoại, ông đã không ngừng hoạt động, viết sách báo lên án tập đoàn cầm quyền, tố cáo độc tài, đòi tự do, dân chủ.

Ngưòi ta có thể đồng thuận hay không đồng ý với ông trên ít hay nhiều phương diện, không ai có thể phủ nhận sự đóng góp hữu hiệu, đáng kể của ông. Tiếng nói của ông hữu hiệu bởi vì được nghe. Được nghe bởi vì cất lên từ trong lòng chế độ.
"Andreï Sakharov là một thí dụ điển hình cho thấy không gì làm lung lay chế độ bằng chính tiếng nói phản kháng của những người đã từng là sản phẩm, hay hơn nữa, là thành phần ưu tú của chế độ. Không ai hiểu chế độ hơn họ. Không ai biết rõ khuyết điểm, chỗ yếu của chế độ hơn họ. Tiếng nói của họ vang xa hơn, được tin hơn, nhất là tại quốc nội.
"Phủ nhận điều đó, từ chối sự đóng góp cần thiết, quý báu đó, với lý do trước kia họ đã đứng trong hàng ngũ cộng sản, là tự trói tay mình, không muốn phong trào dân chủ lên cao hơn, trải rộng hơn.
"Công cuộc xây dựng lại đất nước cần bàn tay của mọi người, đến từ những phương tròi khác biệt. Chỉ cần một mẫu số chung: chối bỏ độc tài để dành quyền sống cho dân tộc. Trong tinh thần đó, không ai có thể phủ nhận những viên gạch lót đường cho nền móng dân chủ còn phôi thai ở Việt Nam của nhà báo Bùi Tín.
"Sự ra đi của ông là một mất mát lớn cho những người muốn khai tử chế độ độc tài trên quê hương, trong một giai đoạn đen tối nhất của đất nước."

Từ London, Anh quốc, nhà báo Đỗ Văn, cựu Biên tập viên BBC Việt ngữ viết:
"Nói cho cùng, cuộc đời của cựu Đại Tá Bùi Tín nếu như một số người mà hơn hai chục năm qua khi phán xét về ông vẫn thường gọi là "hiện tượng Bùi Tín" kể cũng không quá đáng. Thực hư, thiết tưởng hành vi của ông tối thiểu, theo thiển ý, cũng là với chủ ý của ông, đó là làm thức tỉnh tới lương tri của những người cộng sản tại Việt Nam.
"Bên ngoài Việt Nam, ông có danh xưng là Nhà báo Bùi Tín. Theo tôi, danh vị này không đúng vì những bài viết của ông vẫn dưới ngòi bút với quan niệm nhằm sách động lương tri về mặt chính tri.
"Tôi được biết ông hơn ba chục năm qua, kể từ lần đầu tiếp xúc để phỏng vấn khi ông còn là một người cộng sản trung kiên cho tới sau này sống ở hải ngoại, ông lớn tiếng tỏ ra bất phục chế độ tại Hà nội, tôi thấy ông là một nhân vật trí thức, hiểu biết nhiều và có lẽ cũng miệt mài khắc khoải quá nhiều về vận mệnh của dân tộc."
'Chỉ tiếc một điều'
Còn từ Thụy Sỹ, cựu Lãnh sự Việt Nam tại Geneve, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Đặng Xương Hùng, người cũng là một nhà bất đồng và tị nạn chính trị, chia sẻ với BBC Việt ngữ từ Thụy Sỹ:
"Với tôi bác Bùi Tín là một tấm gương. Tấm gương dũng cảm kiên định với niềm tin của mình. Tôi đã chọn cách mà bác đã làm để thể hiện chính kiến của tôi. Niềm tin của bác nhất định sẽ thành hiện thực. Chúc bác yên nghỉ ngàn thu.
"Hành động phản kháng của bác Bùi Tín năm 1990, nằm trong bối cảnh: hệ thống xã hội chủ nghĩa đang bế tắc, chủ thuyết Mác Lê Nin bộc lộ là chủ nghĩa hoang tưởng, Việt Nam đổi mới nhưng nửa chừng.
"Đã xuất hiện những nhân vật kêu gọi cho sự đổi mới chính trị như Trần Xuân Bách, Trần Quang Cơ. Tuy nhiên, thái độ của những nhà lãnh đạo VN lúc bấy giờ là đàn áp và thẳng tay trừng trị những nhà đòi nới lõng dân chủ, kiên quyết giữ chủ thuyết Mác Lê Nin. Chính vì thế để chọn cách thể hiện chính kiến của mình, nhà báo Bùi Tín đã chọn cho mình cách xin tị nạn chính trị tại Pháp.
"Báo chính chính thống của đảng lúc đó đã đối phó khá mạnh. Quy cho nhà báo Bùi Tín là tên phản bội. Một mặt, định hướng dư luận về sự kiện, mặt khác, cũng lo ngại một sự lây lan tư tưởng trong nội bộ.'
Trả lời BBC thêm về phản ứng bên trong nội bộ của Việt Nam, trong đó có ngành Ngoại giao Việt Nam, từ lúc biết tin nhà báo Bùi Tín 'tị nạn chính trị' ở Pháp hồi tháng 9/1990, ông Đặng Xương Hùng nói tiếp:
"Những khó khăn về kính tế, quân sự lúc bấy giờ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ của phần đông quan chức nhà nước. Bộ Ngoại giao bên ngoài vẫn phải tuân thủ theo tiếng nói chính thống, nhưng bản thân tôi nghe trong nội bộ, hầu như không có ai nói «hỗn» về bác Bùi Tín. Trong lòng, họ còn nghĩ đây lại thêm một tiếng chuông, mong cho lãnh đạo cao cấp cảnh tỉnh.
"Theo tôi, đóng góp lớn nhất của nhà báo Bùi Tín là một quan chức cấp cao trong hệ thống đã thể hiện chính kiến, chống lại đường lối lãnh đạo sai lầm của đảng cộng sản Việt Nam, là người đi đầu trong việc chỉ ra rằng đảng cộng sản VN đã phản bội là dân tộc VN. Chỉ tiếc là thời điểm nhà báo mạng xã hội chưa mạnh, sự lan truyền của nó còn bị hạn chế, hơn nữa phía chính quyền ra sức bưng bít và lấp liếm giảm nhẹ tầm lây lan của nó."
"Chỉ tiếc một điều là bác Bùi Tín đã không được hưởng những thành quả đóng góp của mình!"
'Trải vinh quang, cay đắng'
Từ Warsaw, thủ đô Ba Lan, nhà báo Mạc Việt Hồng, Chủ biên báo mạng Đàn Chim Việt Online, chia sẻ trên trang FB cá nhân một status mà bà đồng ý để BBC Tiếng Việt sử dụng và giới thiệu, bà viết:
"Bác Bùi Tín đã ra đi đêm qua tại Paris sau 3 tuần nằm viện. Bác là nhà báo viết nhiều, viết nhanh và viết khỏe nhất mà mình biết. Bài báo cuối cùng của bác được gửi ra từ bệnh viện hôm 27/7/2018. Bác viết tay rồi được một thân hữu chép lại và gửi tới cho một số cơ quan truyền thông hải ngoại.
"Ở tuổi 80 rồi 90, nhưng bác nắm bắt tình hình rất nhanh, nhận định sắc bén mọi vấn đề, rất minh mẫn. Từng vài lần dự những cuộc họp hay hội nghị có bác, thấy bác ngồi, gật gù, lim dim, tưởng như rất lơ đãng, nhưng vẫn theo dõi mọi diễn biến, mọi câu nói và bật lại ngay lập tức khi cần.
"Cuộc đời của bác trải dài gần một thế kỉ với vinh quang, cay đắng, với lý tưởng cộng sản cao đẹp rồi chán ghét và từ bỏ lý tưởng đó, với khát vọng dân chủ chưa bao giờ đạt được; giống như số phận của dân tộc Việt Nam, giống như khát vọng của rất nhiều người khác, dù thầm kín hay công khai thể hiện nó.
"Bác đã sống một cuộc đời trọn vẹn, hết mình. Viết hết mình, sống hết mình. Những gì dang dở rồi cũng có những người khác thực hiện nó. Ước mơ của bác là ước mơ của nhiều người. Lịch sử phát triển của loài người cho thấy, không gì là không thể. Bác hãy yên giấc ngàn thu. Vĩnh biệt bác."
Từ Gò Công, Tiền Giang, nhà báo tự do, blogger Ngô Nhật Đăng, người có tuổi thơ ở đường Lý Nam Đế, được mệnh danh là 'phố sỹ quan' tại Hà Nội trước kia, chia sẻ với BBC về nhà báo Bùi Tín:
"Năm 1990, tin nhà báo Bùi Tín xin tị nạn chính trị tại Paris làm Hà Nội xôn xao. Tôi hỏi bố tôi [nhà thơ Xuân Sách]: "Sao bác Tín với vị trí như thế mà lại bỏ đi hả bố?" Bố tôi chỉ nói: "Bác ấy là con cụ Bùi Bằng Đoàn."
"À ra vậy, tôi có thân với một kỹ sư là cháu ngoại cụ Bùi, gọi bác Tín là cậu ruột, biết cụ là một quan Thượng thư theo Việt Minh kháng chiến và cũng biết cụ được ông Hồ Chí Minh rất tôn trọng, luôn gọi là "Bùi công", nhưng cũng chính ông Hồ là người mở màn phát súng đấu tố cụ Bùi trong Hội nghị chỉnh huấn ở Việt Bắc.
"Hồi những năm 68, 69 khi Mỹ ngừng ném bom miền Bắc bọn nhóc chúng tôi được về Hà Nội từ nơi sơ tán. Những ngày nghỉ hè bọn tôi quậy phá lắm, nào bắn sấu, trộm nhãn, nhảy vào bể nước tắm vv…"địa bàn" là mấy cơ quan ở đầu phố Lý Nam Đế và Phan Đình Phùng nơi có tòa sọan báo Quân đội nhân dân mà bác Tín làm việc.

"Mấy chú mấy bác thì kệ, "bọn trẻ nghịch ngợm ấy mà", chúng tôi chỉ sợ hai người là bác Chính Hữu và bác Bùi Tín. Bác Chính Hữu mà bắt gặp là ăn bạt tai ngay, còn với bác Bùi Tín thì phải chạy thật nhanh không thì ăn roi tre của anh bộ đội đi cùng mỗi lần bác sang Lý Nam Đế hỏi cung tù binh Mỹ."
'Làm nhiệm vụ hỏi cung'
Và nhà báo tự dô Ngô Nhật Đăng kể tiếp:
"Ngày ấy, có một số phi công Mỹ quan trọng không nhốt ở Hỏa Lò mà nhốt trong dãy xà-lim từ thời Pháp (để giam binh lính vô kỷ luật) phía sau phố Lý Nam Đế, trong đó có ông John McCain.
"Bác Tín làm nhiệm vụ hỏi cung, bọn tôi thường rủ nhau rình sau cửa sổ. Có lần bị bác chỉ mặt "Con bố Sách phải không? Liệu hồn cấm đi kể lung tung nghe chưa?" Ấn tượng của tôi về bác chỉ là một ông trung tá, luôn đeo cái xà-cột dài quá gối và bộ mặt lạnh lùng.
"Sau này được đọc "Hoa xuyên tuyết", "Mặt thật" của ông tôi mới ngộ ra, như một lần tôi được nghe lỏm mấy chú bác nói với nhau : "Phải cố bảo toàn mạng sống, tìm cơ hội nói ra những sự thật cho nhân dân được biết.
"Nghe tin ông mất thấy ngậm ngùi, nhớ lá thư mấy năm trước ông gửi : "Cố lên cháu nhé!," nhà báo Ngô Nhật Đăng viết qua bút đàm với BBC.
Còn từ Leeds, Anh quốc, cựu đạo diễn truyền hình, nhà báo tự do, blogger Song Chi cũng chia sẻ trong dịp này:
"Tôi, một người miền Nam sinh sau đẻ muộn, may mắn biết nhà báo Bùi Tín không chỉ qua những bài báo thời sự chính trị sắc sảo, mà đã có dịp gặp ông dăm lần, khi thì tại nhà ông ở Paris, lúc tại một cuộc họp mặt dân chủ ở Đức… Cứ định sẽ lại qua Paris thăm ông và nhiều người quen khác, nhưng không kịp nữa rồi...
"Nhà báo Bùi Tín không chỉ là một nhân chứng mà còn là một "người trong cuộc", trực tiếp tham gia vào cuộc chiến đấu chống Mỹ với tư cách người của "bên thắng trận". Ông đã chiến đấu trên hai mặt trận: cầm súng như một người lính và viết lách như một nhà báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hơn thế, là một phóng viên chiến trường, và sau này lại sử dụng ngòi bút để tố cáo chế độ cộng sản.
"Là một trong những người nhận ra bản chất của chế độ này khá sớm, ông xin tỵ nạn chính trị tại Pháp từ năm 1990 và kể từ đó trở thành một tiếng nói bất đồng chính kiến mạnh mẽ, tố cáo chế độ bao nhiêu năm nay."
'Tôi tin ông sẽ vui'
Và cựu đạo diễn truyền hình viết thêm:
"Những bài báo và những cuộc nói chuyện của ông nơi này nơi kia giúp cho nhiều người, nhất là giới trẻ, hiểu được sự thật khác với "cái gọi là sự thật" do nhà cầm quyền tuyên truyền về chế độ, về cuộc chiến tranh VN, về những nội tình bên trong hay một số nhân vật của đảng cộng sản cũng như con đường tương lai đúng đắn mà dân tộc này cần phải đi: con đường tự do, dân chủ.
"Ông viết lách không mệt mỏi, 80 rồi 90 tuổi nhưng đầu óc vẫn minh mẫn, tháng nào cũng có vài bài trên blog VOA…
"Hơn những bài viết, cuộc đời của ông là một minh chứng thuyết phục được bao nhiêu người về một con người đã vì tin tưởng vào lý tưởng của đảng cộng sản mà đi theo và đã nhận ra sai lầm như thế nào.

"Nhưng trong đời thường suốt bao nhiêu năm ông vẫn phải "lãnh đạn" của cả hai phía: sự tấn công, mạ lỵ từ phía nhà cầm quyền Việt Nam vì đối với họ, ông là "một kẻ phản bội", và từ phía những người chống cộng cực đoan không chịu bỏ qua việc ông từng là Đại tá Việt Cộng, từng góp phần vào cái "chiến thắng" của đảng cộng sản.
"Số phận của ông phản ánh bi kịch của khá nhiều người Việt Nam khi nhận ra cái lý tưởng, mục tiêu chiến đấu, con đường… mà mình đã đi là sai lầm, mình đã góp phần tạo nên chế độ... này, nhưng đồng thời cuộc đời đó cũng tạo nên niềm cảm hứng cho nhiều người đứng trong hàng ngũ của đảng cộng sản Việt Nam khi nghĩ đến chuyện dũng cảm từ bỏ mọi thứ để quay về với nhân dân…
"Cả một đời mình nhà báo Bùi Tín đã làm việc không mệt mỏi và trăn trở, đau đáu cùng vận mệnh đất nước, dân tộc.
"Bây giờ thì ông đã nằm xuống và cũng không kịp nhìn thấy ngày chế độ cộng sản được cho là đầy 'tham nhũng, thối nát', phản bội lý tưởng 'phục vụ nhân dân' của chính họ, sụp đổ.
"Nhưng niềm an ủi là ngày càng có nhiều người, thuộc mọi lứa tuổi, sinh ra ở Miền Nam hay Miền Bắc, trong hay ngoài nước, thành phần xuất thân khác nhau, nhưng đã nhận ra bản chất của đảng và nhà nước cộng sản, tiếp nối ông, dùng ngòi bút để tố cáo chế độ và thức tỉnh nhân dân.
"Tôi tin rằng nhà báo Bùi Tín rất vui về điều đó. Xin thành kính phân ưu cùng gia đình ông và xin cầu nguyện cho linh hồn ông được siêu thoát," cựu đạo diễn Song Chi chia sẻ với BBC.
Theo BBC
song  
#4 Đã gửi : 11/08/2018 lúc 08:32:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhà báo Bùi Tín qua đời, hưởng thọ 91 tuổi

UserPostedImage
Nhà báo Bùi Tín. (Hình: Facebook Từ Thức)

PARIS, Pháp (NV) – Nhà báo kỳ cựu Bùi Tín vừa qua đời ở Paris, Pháp, lúc 1 giờ 25 phút sáng (giờ địa phương) Thứ Bảy, 11 Tháng Tám, hưởng thọ 91 tuổi.
Tin này được nhà báo Từ Thức cho biết trên trang Facebook của ông.

Nhà báo Từ Thức viết như sau: “Nhà báo Tường An cho hay anh Bùi Tín đã ra đi vĩnh viễn lúc 1 giờ 25 phút sáng nay, 11 Tháng Tám (giờ Paris), hưởng thọ 91 tuổi.”
“Con gái nuôi của anh có mặt ở bên cạnh cho biết anh ra đi nhẹ nhàng. Con gái anh đang lo thủ tục làm hộ chiếu tới Pháp làm tang lễ,” nhà báo Từ Thức viết tiếp.
Nhà báo Từ Thức, tức ông Trần Công Sung, cũng cho biết, hôm Thứ Sáu ông có đến thăm nhà báo Bùi Tín ở bệnh viện André Grégoire, tại Montreuil sous Bois, một thị xã ngoại ô Paris. Lúc đó, nhà báo Bùi Tín trong tình trạng hôn mê bất tỉnh, không nhận ra người tới thăm.
“Anh Tín trước đó được chở vào bệnh viện dưỡng lão René Muret, vừa được chuyển về André Grégoire để lọc máu. Thận suy yếu, chỉ còn hoạt động 5% (13% khi vào bệnh viện). Bác sĩ chưa lọc máu, vì bệnh nhân quá yếu, tạm thời cho thuốc để có thể đi tiểu, vì cơ thể quá nhiều nước, kể cả tim, phổi.”
Theo Wikipedia.org, ông Bùi Tín, bút danh Thành Tín, là một nhân vật bất đồng chính kiến người Việt, và từng là phó tổng biên tập của báo Nhân Dân, và từng là đại tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
Ông là con của Bùi Bằng Đoàn, từng là Thượng Thư Bộ Hình của triều đình Huế và từng là chủ tịch Quốc Hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt).
Ông học ở Huế. Trong Cách Mạng Tháng Tám 1945, ông trở thành người hoạt động chính trị về mặt báo chí. Sau đó ông gia nhập Việt Minh, nhập ngũ năm 18 tuổi, vừa cầm súng và vừa viết cho báo Quân Đội Nhân Dân với bút danh Thành Tín.
Ông cũng từng phỏng vấn các tù binh Mỹ bị bắt ở miền Bắc trong thời chiến tranh Việt Nam.
Ngày 30 Tháng Tư, 1975, ông có mặt ở Dinh Độc Lập, Sài Gòn, với tư cách phóng viên chiến trường.
Sau chiến tranh, ông giải ngũ, tiếp tục viết báo, và làm đến phó tổng biên tập báo Nhân Dân, kiêm tổng biên tập tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật.
Tháng Chín, 1990, ông sang Pháp dự hội hàng năm của báo L’Humanité (Nhân Đạo, báo của đảng Cộng Sản Pháp), rồi quyết định xin tị nạn tại đây.
Ban đầu ông phê phán đường lối hiện hành của ban lãnh đạo đảng CSVN mà ông cho rằng đã xa rời lý tưởng Cộng Sản. Dần dần, quan điểm của ông ngả sang phê phán cả chế độ Cộng Sản và lý thuyết xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi một sự đổi mới tự do dân chủ một cách thật sự và nhanh chóng ở Việt Nam.
Ông cũng cộng tác với nhiều tờ báo và cơ quan truyền thông, mà sau cùng là Ban Việt Ngữ Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA).
Theo nhà báo Từ Thức, ký giả Bùi Tín là tác giả nhiều cuốn sách tố cáo thực chất của chế độ CSVN, như Hoa Xuyên Tuyết (1991), Mặt Thật (1995)…
Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương (Hoa Kỳ) đã cùng với tác giả Bùi Tín chọn lựa 200 bài báo, in trong một tuyển tập, với tựa đề Thao Thức Cùng Quê Hương, sẽ ra mắt cuối Tháng Tám hay đầu Tháng Chín.
Theo báo Người Việt
song  
#5 Đã gửi : 12/08/2018 lúc 10:29:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhà báo BBC Đỗ Văn nhớ về Đại tá Bùi Tín

UserPostedImage
Đại tá Bùi Tín trong một cuộc phỏng vấn với BBC Tiếng Việt

Cựu biên tập viên BBC Việt ngữ nói những bài viết của ông Bùi Tín với quan niệm "nhằm đánh động lương tri về mặt chính trị".
Bài viết chót của cựu Đại Tá Bùi Tín được đăng trên diễn đàn báo chí hải ngoại chỉ cách đây hai tuần lễ trong lúc ông nằm bệnh viện tại Pháp.
Nội dung vẫn là những quan điểm của ông ưu tư về những vấn đề có liên quan đến tương lai của dân tộc Việt Nam.
Điểm đặc biệt về ông Bùi Tín, được một số người Việt Nam trong và ngoài nước lưu ý tới, phần lớn vì ông đã chuyển đổi từ một nhân vật, tha thiết với chủ thuyết và chỉnh thể Cộng sản tại Việt Nam, bỗng chốc dần dà có độ chống đối quyết liệt, với quan điềm từ chỗ cần phải cải thiện chế độ và hơn nữa nếu cần phải giải thể chế độ Cộng sản mà theo ông đã lỗi thời.
Những quan điểm chính trị của cựu Đại tá Bùi Tín, thường được nhiều người ở trong và ngoài nước nhận xét khá khác biệt. Ông được nhiều người lưu ý tới là về sự hiện diện của ông tại Dinh Độc Lập ở Sài Gòn khi Chính phủ VNCH tuyên bố đầu hàng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Lúc ấy tại miền Bắc và cho tới bây giờ nhiều người vẫn chưa quên là xưa kia ông thường có những buổi luận thuyết cực lực bảo vệ chế độ Cộng sản.
Đối với những người đó, họ ít có thiện cảm với hành vi về sau này của ông khi quay ra chống chế độ vì người Việt thường có quan điểm cố hữu giản dị là nếu không hài lòng với chế độ, là kẻ sỹ chỉ cần treo ấn từ quan, ấy là chưa kể theo ý một số người ông đã từng được chế độ khá ưu đãi khi xưa.
Mặt khác, dưới con mắt của một số người Việt tại hải ngoại ông vẫn chỉ là một nhân vật của phía bên kia sau này bất mãn và trở nên bất phục chế độ mà thôi. Còn bất mãn liên quan đến đại cuộc hoặc đời tư thì vẫn còn là một nghi vấn khúc mắc.
'Ý kiến phật lòng với chế độ'
Nói cho cùng, cuộc đời của cựu Đại tá Bùi Tín nếu như một số người mà hơn hai chục năm qua khi phán xét về ông vẫn thường gọi là "hiện tượng Bùi Tín" kể cũng không quá đáng. Thực hư, thiết tưởng hành vi của ông tối thiểu, theo thiển ý, cũng là với chủ ý của ông, đó là làm thức tỉnh tới lương tri của những người cộng sản tại Việt Nam.
Bên ngoài Việt Nam, ông có danh xưng là nhà báo Bùi Tín. Theo tôi, danh vị này không đúng vì những bài viết của ông vẫn dưới ngòi bút với quan niệm nhằm đánh động lương tri về mặt chính trị.
Tôi được biết ông hơn ba chục năm qua, kể từ lần tôi về Việt nam vào năm 1988 sau 34 năm xa cách Hà Nội.
Lúc ấy tôi là người đầu tiên sau 1975 của Đài BBC được nhập cảnh vào Việt Nam. Đó là vào thời gian bước vào tiến trinh Đổi Mới của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và có những dấu hiệu có sự chuyển minh của chế độ tại Việt Nam bắt đầu phóng khoáng hơn. Tôi tiếp xúc và phỏng vấn nhiều nhân vật cấp cao của Hà Nội.
Với tư cách là Phó Tổng Biên Tập của báo Nhân Dân, cựu Đại tá Bùi Tín đã có một cuộc đối thoại với tôi tại toà báo Nhân Dân. Khi ấy vấn đề nóng bỏng liên quan đến Việt nam trên trường quốc tế là về việc Quân đội Việt Nam tiến đánh sang Campuchia và lật đổ chế độ Pol Pot bạo tàn. Hơn ai hết, tôi thấy ông Phó Tổng biên tập Bùi Tín cực lực bênh vực cho lập trường của Hà Nội sau khi "làm nghĩa vụ quốc tế " nhưng vẫn chưa chịu rút khỏi Campuchia. Tôi đi đến kết luận ông là một nhân vật trung kiên của chế độ.
Đầu năm 1990, một lần nữa về Việt Nam công tác cho Đài BBC, tôi gặp lại nhà báo Bùi Tín nhưng nhận thấy ông bắt đầu có những ý kiến phật lòng với chế độ.
Kế đó vào tháng 11 ông gặp tôi tại Paris và cho biết có nhờ Đại sứ quán Việt nam tại Paris chuyển về một kiến nghị do ông soạn thảo, nói tới những ưu tư và phương hướng cần phải theo đuổi để cứu vãn cho "chế độ" thoát khỏi tình trạng khó khăn về các lãnh vực kinh tế và chính trị.
Cùng lúc ông Tín trao cho tôi một bản sao kiến nghị này và nhờ phổ biến trên làn sóng của Ban Việt ngữ Đài BBC. Phản ứng tức thới của tôi là nếu bản Kiến nghị đó được công khai phổ biến, liệu ông Bùi Tín có e ngại đến những di luỵ tới bản thân hoặc thậm chí tới cả gia đình của ông nữa. Nhưng câu trả lời của ông đã khiến tôi có những suy nghĩ khác.
Tôi cho rằng lúc ấy ông vẫn còn là một người cộng sản trung kiên. Kể cũng lạ là sau khi Bản Kiến nghị của ông Bùi Tín được công bố trên Đài BBC mãi vài tuần lễ sau mới có phản ứng bất bình của Hà Nội và vẫn chưa có sự công khai cách chức Phó Tổng biên tập tờ Nhân Dân, mặc dầu trên các hệ thống truyền thông báo chí nước ngoài cho biết Bản Kiến nghị của ông Bùi Tín đã gây ra chấn động nhân tâm trong nước.
Và rồi việc gì phải đến cũng đã đến, tới tháng 2 năm 1991 và bước sang tới cả đầu năm 1992 khi ông Bùi Tín bị đả kích là chống đảng Cộng sản và phản bội các bạn đồng chí, lúc đó ông mới quyết định không về nước, sống ở hải ngoại và lớn tiếng tỏ ra bất phục chế độ.
Từ đó đến nay, ông đã đi nhiều nơi, thưoờng xuyên viết lách trình bày các ý kiến riêng tư về thời cuộc Việt Nam.
Theo tôi, ông là một nhân vật trí thức, hiểu biết nhiều và có lẽ quá ưu tư khắc khoải về vận mệnh của dân tộc, nếu không nói là thái quá.
Ông Bùi Tín không còn nữa. Tôi xin mượn mấy dòng trong bài Tổng Vịnh Truyện Kiều của Chu Mạnh Trinh, trích ra đây gọi là để tưởng nhớ tới ông:
"Cho hay danh sỹ giai nhân, cùng một kiếp hoa nghiêm nặng nợ.
"Ngán nỗi non xanh đất đỏ, để riêng ai lưu lạc đau lòng...."
Linh hồn ông chắc phải ngậm ngùi vì không được thở hơi cuối cùng trong lòng đất mẹ.

Nhà báo Đỗ Văn Cựu biên tập viên BBC Việt ngữ
song  
#6 Đã gửi : 12/08/2018 lúc 11:18:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Bùi Tín là một nhà báo trọn đời!”

UserPostedImage
Nhà báo Bùi Tín

“Bùi Tín là một nhà báo trọn đời!”, nhà báo Tường An, một người thân thiết với nhà báo Bùi Tín nói như vậy với chúng tôi vào rạng sáng ngày 11-8 từ Paris.

Như tin chúng tôi đã loan, nhà báo Bùi Tín - cựu Đại tá Quân đội nhân dân, người bất đồng chính kiến với đảng cộng sản VN, vừa qua đời vào lúc 1 giờ 25 phút sáng ngày 11-8 tại bệnh viện Andre Gregoire ở Montreuil, ngoại ô Paris hưởng thọ 91 tuổi.
Ông Bùi Tín còn một người em gái ở California, Hoa Kỳ; một người con trai ở Canada, và một người con gái ở Việt Nam.
“Giờ phút cuối ông vẫn là một nhà báo rất tận tâm”
Bà Tường An cho hay, thời gian ông Bùi Tín vào bệnh viện ngày 13-7 thì tình trạng còn tương đối ổn định, thận hoạt động khoảng 15%.
Trong 2 - 3 tuần lễ sau đó thận suy yếu chỉ còn 3% nên bác sĩ đã chuyển ông sang một bệnh viện khác để trị thận.
“Bài viết cuối cùng mà bác gửi đi là cho VOA, Tiếng Dân. Khi tôi vào nhà thương thăm bác thì bác hỏi là ‘bài của tôi được đăng chưa cô Ca Dao’.
Bác vẫn luôn nghĩ đến những bài viết của mình. Khi bác còn khỏe, mỗi khi bác viết bài là bác đưa cho tôi và luôn hỏi là cô Ca Dao đã đăng bài của tôi chưa.
Có lẽ đó là bài bác viết trong sự sáng suốt cuối cùng, sau đó thì sức khỏe yếu đi.
Bác cũng nằm trên giường bệnh và viết bằng tay một bài báo để cho người khác đánh máy lại, dĩ nhiên lúc đó tinh thần của bác không còn sáng nữa.
Bác viết trên một tờ giấy lau tay. Cái tờ giấy đó tôi vẫn còn giữ ở đây, chữ viết rất là hỗn loạn”, nhà báo Tường An hay còn có bút danh khác là Ca Dao nói với chúng tôi qua điện thoại.
Nữ nhà báo này khi tường thuật lại vẫn không giấu được dòng nước mắt:
“Ông nhớ rất là rõ, ông đã viết bao nhiêu bài cho báo nào, ông đã trả lời bao nhiêu cuộc phỏng vấn, ông đã đi đến những đâu ông đều nhớ hết, và ông có một sức viết phải nói là ‘kinh khủng”.
Tôi không biết ông viết cho bao nhiêu báo đài tất cả, nhưng tôi biết ông có viết cho đài VOA, ông viết rất thường - hình như một tuần ông viết 2 bài hoặc hơn nữa.
Ông có sức viết rất mạnh và ông là một nhà báo đúng nghĩa.
Cho đến giờ cuối cùng, sau khi ở nhà thương về qua nhà ông, thì trên bàn đầy những tờ giấy, ông ghi chú lại những tin ông đọc được trên Internet, để sau đó viết thành bài.”
UserPostedImage
Nhà báo Bùi Tín khi sống ở Pháp

Người viết cáo phó cho chính mình
Ông Bùi Tín sống đời tị nạn tại Pháp một mình, ông chỉ có một người con gái nuôi ở nước này nên có lẽ vì thế ông đã chuẩn bị từ lâu cho sự ra đi của mình.
“Năm 2011 bác đã viết một tâm thư cho bạn bè, rồi bác viết thư gửi cho 2 đứa con yêu quý nhất của bác một người con trai ở Canada, một người ở Việt Nam.
Bác biết là bác không có thân nhân ở đây, cho nên bác đã chuẩn bị hết: mua bảo hiểm, viết di chúc, và bác viết sẵn một tờ cáo phó, bác để trống những khoảng trống.
Bác dặn tôi khi nào bác mất, thì điền vào những chỗ trống đó.
Bác giao cho tôi nhiệm vụ là phải liên lạc với chùa Khánh Anh và bác mong ước được hỏa thiêu sẽ được đem… tạm thời tôi sẽ không nói phần tro của bác sẽ đem đi đâu, nhưng bác có ghi kỹ lưỡng những phần tro của bác, ai sẽ đem đi đâu, bác ghi lại hết”, nữ nhà báo được ông Bùi Tín tin tưởng kể lại.
Bà Tường An giải thích, không phải vì thân thiết mà bà nói tốt cho ông Bùi Tín nhưng thật sự ông là một người rất bao dung.
“Chúng ta cũng biết cái quá khứ của ông là một cựu Đại tá Quân đội thì ông cũng có nhiều người không thích ông, mặc dù ông đã đứng về phía những người chống lại độc tài cộng sản.
Tuy nhiên, mỗi lần nói về vấn đề đó ông đều rất là độ lượng, ông nói rằng: ‘Trong chiến tranh người ta có gia đình chết nên người ta hận thù, điều đó thì cũng dễ hiểu thôi.’
Thí dụ như có người hỏi rằng ông Bùi Tín để cho những người khác nhục mạ ông như vậy, thì ông Bùi Tín nói rằng: ‘Không sao cả, bởi vì tôi tin vào những việc gì mà tôi làm là đúng và tôi tha thứ cho tất cả mọi người...’
Hàng mấy chục năm nay nói chuyện với ông và tôi không bao giờ thấy ở ông một sự hận thù, bực tức với những người không thích ông.”
“Bố đừng đi, bố đừng bỏ con!”
Khi chuyển qua bệnh viện Andre Gregoire, tình trạng của ông Bùi Tín bắt đầu xấu đi nhiều và đi vào hôn mê, tuy nhiên ông vẫn nhận ra con gái của mình ở Việt Nam.
“Tôi có gọi điện thoại về Việt Nam để cho cô con gái nói chuyện với bác. Khi mà cô ấy khóc và nói rằng:
‘Bố ơi, con là con gái bố đây, bố đừng đi, bố đừng bỏ con!’
Lúc đó cô ấy gào lên thì có vẻ như bác Bùi Tín nhận ra được vì mắt của bác lúc đó nhấp nháy và miệng của bác lúc đó cũng cứng rồi, nhưng mà phát ra được những âm thanh ‘ừ ừ’ như là ‘bố nhận ra con rồi’.

UserPostedImage
Nhà báo Bùi Tín (giữa) tại Paris, Pháp năm 2000 AFP


Và có lúc bác cũng hơi gật được đầu 1 tý, cô con gái cũng được nhìn thấy bác Bùi Tín qua điện thoại của tôi và được nhìn thấy bác lần cuối cùng cách đây 2 ngày”, theo nhà báo chuyên đưa tin về đời sống người Việt ở Pháp cho biết.
Ông Bùi Tín sinh năm 1927, có bút danh là Thành Tín, thường viết blog bày tỏ quan điểm và những phân tích về tình hình Việt Nam cho Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA.
Theo Wikipedia, ông từng là Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, Đại tá Quân đội nhân dân VN.
Ông là con của ông Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế và nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tháng 9 - 1990 ông Bùi Tín sang Pháp dự hội hàng năm của báo L'Humanité (Nhân Đạo, báo của Đảng Cộng sản Pháp), rồi quyết định xin tỵ nạn tại Pháp, với lý do là để đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền theo cách của ông.
Tờ An ninh Thế giới từng dẫn lại một câu chuyện cho rằng từng xảy ra ở Pháp tại cuộc triển lãm Mùa xuân Việt Nam, Đại diện sứ quán Việt Nam khẳng định: “ông Bùi Tín là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Chúng tôi không chấp nhận sự có mặt của ông ta ở tất cả các hoạt động mang tính quốc gia giữa Pháp và Việt Nam".
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.431 giây.