logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 01/09/2018 lúc 10:56:42(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Có lẽ không riêng ai mà hầu như ai cũng đã từng cắn răng chịu đựng một người anh chị em ngay trong gia đình mình, nhưng không thể trò chuyện với nhau quá ba câu thì làm sao có tình thân thương do thấu hiểu nhau được? Rồi thì cắn răng chịu đựng người bạn học trong lớp với cầu nguyện duy nhất là mau hết năm học để sang năm không phải gặp lại. Đến người làm chung nơi chỗ làm, ước gì anh ta hay bản thân mình được hay bị thuyên chuyển công tác đều tốt đẹp cho cả hai hơn là một hôm nào đó xảy ra chuyện không hay ho gì cho cả đôi bên…
Dường như cuộc sống của chúng ta luôn song hành sự ưng ý và trái ý trong mỗi chủ thể để tạo nên sự khác biệt giữa người này với người khác. Không có ai giống ai, nhưng càng nhiều người khác ta thì phải coi lại mình, bởi sự khác biệt đó đã quá mức bình thường…
Lại còn trường hợp không phải dễ hiểu, hay có gì đâu mà ưu tư khi hai người yêu nhau. Sau những buổi hẹn hò đã nói đủ thứ chuyện về tình cảm, hoạch định tương lai, đến chuyện bạn bè, rồi chuyện trên trời dưới đất gì cũng được xuôi tai. Thế mà về đến nhà mỗi người đã lật đật khép cửa phòng riêng để viết thơ cho nhau vì thời gian gặp mặt không bao giờ đủ cho hai người yêu nhau. Vậy sao sau khi thành hôn của nhiều cặp vợ chồng, chúng ta vẫn thường nghe lời ta thán của họ, “tôi chẳng thể nào nói được tới câu thứ hai với nhà tôi?”
Nghĩa là ngoài sự khác biệt bẩm sinh về tư duy nên hai người anh em ruột đã không thể gần gũi nhau từ bé thì nói gì chỉ là bạn học, đồng nghiệp trong đời. Nhưng người bạn đời lại là bằng chứng tư duy có thể thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh và môi trường sống… Từ hai người không đủ thời gian để nói hết chân tình với nhau sao lại trở nên khó thốt nên lời về sau. Đừng bao giờ nghĩ một chiều là người phối ngẫu đã thay đổi theo thời gian, điều nên nghĩ đến là sự thay đổi của chính mình đã góp nửa phần làm cho quan hệ thay đổi.
Một người bạn thân sao bỗng dưng không muốn gặp gỡ nữa, một người đồng nghiệp tâm đầu ý hợp sao bây giờ cứ tránh mặt nhau vì ngay việc chào hỏi xã giao cũng không còn muốn nữa… Chúng ta quen đổ lỗi cho người khác là cách bảo vệ mình. Đó là sở học trường đời, không trường lớp, nhưng lại phổ biến nhất trong đời sống xã hội.
Nếu nhìn lại văn hoá dân tộc cũng nhiều mâu thuẫn theo thời gian thì nói gì con người luôn chịu tác động từ môi trường sống thay đổi mà có ý kiến cho là văn minh; ý kiến trái ngược lại cho là xa rời truyền thống. Trong tục ngữ, ca dao – là sự đúc kết kinh nghiệm truyền đời của dân tộc thì ông bà ta từng bảo, “nhìn mặt bắt hình dong”. Nhìn qua một người đã biết là người tốt hay người xấu thì có hơi quá đáng tự tin. Nên con cháu linh hoạt vận dụng văn hoá dân tộc tùy tiện mà thành, “đừng có nhìn mặt mà bắt hình dong”! Song câu giáo huấn ấy vẫn tồn tại cùng văn hoá Việt từ xa xưa đến nay như sự tồn tại mang tính bất nhất, sự trí trá trong văn hoá khi không thích ai thì bảo là nhìn mặt đã bắt “được” hình dong; nhưng khi bênh vực ai thì lại bảo là “đừng” có nhìn mặt mà bắt hình dong người ta…
Có lẽ đây là nỗi băn khoăn của nhiều người chứ không riêng ai khi mỗi ngày vẫn phải giao tiếp xã hội trong tâm thái chấp nhận đám đông chứ không tiện lý luận cá nhân. Chúng ta đầu hàng thầm lặng nhiều vấn đề của cuộc sống đến thành thói quen như nghe ông sư chửi thề thì mới thắc mắc chứ kẻ đầu đường xó chợ chửi thề thì nghĩ như anh ta hát vậy! Không ai siêng hơn bản chất lười của con người để tự hỏi vì sao ông sư chửi thề, vì sao kẻ đầu đường xó chỡ kia chửi thề, vì sao ta có phản ứng khác nhau với hai người cùng chửi một câu?
Nếu có một hôm thức dậy không phải lo nghĩ gì. Chúng ta không khó nhận thức ra cuộc sống ở trong mắt mỗi người rất khác nhau. Con người sống trong các giai tầng xã hội, địa vị, nghề nghiệp không giống nhau nên có những quan niệm khác nhau về cuộc sống. Đó là sự tương đối trong cộng sinh vì tuyệt đối chỉ phù hợp đơn lẻ. Loài người sống bầy đàn nên có tính xã hội cao. Khó có thể chấp nhận sự tuyệt đối trong đời sống khi con người phụ thuộc vào cách nhìn của mỗi người khác biệt, nhưng không được vượt ranh giới để khác người là tập quán bầy đàn.
Ở tầm quốc gia, Nước Mỹ văn minh hiện đại và giàu có vào bậc nhất thế giới. Nhưng chính phủ và các nhà khoa học Mỹ chỉ đổ tâm huyết, công sức và tiền của vào việc hạn chế tử vong của người dân khi thiên tai; mau chóng khôi phục, sửa chữa thiệt hại do thiên tai gây ra để đời sống, sinh hoạt của người dân mau được trở lại bình thường càng sớm càng tốt. Chính phủ và các nhà khoa học Mỹ không tự xưng là “đỉnh cao trí tuệ” nên người dân Mỹ được hưởng sự phục vụ tốt nhất và tinh thần trách nhiệm cao nhất của chính quyền Mỹ. Nhìn về quê nhà dưới sự lãnh đạo của những “đỉnh cao trí tuệ” nên chống hết, chống cả ông trời, bão tố, khắc phục thiên tai… mà hậu quả là từng cơn bão của thiên nhiên lại cuốn ra biển bao nhiêu sinh mạng người dân thiếu sự bảo vệ, quan tâm của các cấp lãnh đạo. Ngay cả viện trợ nhân đạo của thế giới, của Liên Hợp Quốc giúp cho người dân Việt nam sống qua bão tố thì lại lọt vào túi riêng của nhà cầm quyền. Lớn quyền thì ăn tiền viện trợ, nhỏ chức thì ăn chận nạn nhân bão lụt từ gói mì gói tới viên thuốc cảm…
Cuộc sống không phải ở chỗ chống chọi với bão tố, sức người không thể chống, khắc thiên nhiên, mà là ở chỗ bảo bọc đồng loại, chia sẻ mất mát, sửa chữa hư hao. Người lãnh đạo hữu thần biết phải làm gì theo lời răn của kinh sách. Người vô thần không biết phải làm gì nên hành động bản năng chiếm đoạt và tích lũy. Tạo nên sự khác biệt chủ nghĩa, tâm linh mà mỗi người không thể đứng ngoài. Vậy chúng ta đứng hẳn về một bên cho hết do dự – là cảm giác phiền não không nên giữ lâu, giữ mãi trong lòng để u uẩn…
Có những điều rất tầm thường hơn trong đời sống. Như sách truyện về đường rừng thường dạy người ta khi đi lạc vào rừng. Nếu đã đói đến phải ăn lá thì hãy ăn lá chua, lá đắng; không ăn lá ngọt vì lá ngọt thường có độc. Người dân miền núi không hái nấm đẹp về ăn vì thường có độc. Họ hái rau dại đắng chát về nhà làm thuốc hạ sốt cho người bị sốt… Từ đó ta thấy cuộc sống con người khác với muôn loài ở trí tuệ. Nhưng trí tuệ con người không phải chỉ dùng để quan sát, mà là để phân biệt. Vậy một người có trí tuệ sẽ biết phân biệt bạn và thù, tốt và xấu… kẻ nhập nhằng chỉ là người linh hoạt hạ tiện trong xã hội con người luôn phải rèn luyện bản thân trước, thì người ta lại hay phán xét người khác trước! Dòng sống như lò đúc rực lửa, nhưng có mấy thanh gươm qúy trong thiên hạ vì hầu như những thanh sắt thép chỉ biết cuồn nhiệt với hào quang thường gãy, vỡ khi qua nước thuốc trui rèn lạnh cóng. Những thanh gươm qúy hiếm hoi thường không cuồng nhiệt lửa đỏ mà tĩnh lặng, tỉnh táo kết ngưng sự khổ luyện. Người ta cũng dễ bốc đồng khi bất bình nên hỏng chuyện, để thành công trong cuộc sống luôn vào tay ít người biết chừng mực khi cuồn nhiệt để còn tỉnh táo kết thúc một cách thành công…
Cũng phải kể đến tương quan vũ trụ của vạn vật. Nếu các loài đều ăn cơm gạo, lúa mì, lúa mạch thì con người sẽ càng thiếu lương thực. Nên cần biết tôn trọng và thấu hiểu tự nhiên vì sao các loài cây đều cần thổ nhưỡng màu mỡ để phát triển tốt nhất thì cây xương rồng lại thích hợp với sự cằn cỗi của thổ nhưỡng ở sa mạc – để sản sinh ra hoa xương rồng xinh đẹp không thua kém các loài hoa cần thổ nhưỡng màu mỡ khác. Cuộc sống con người có hiểu biết, tri thức về tự nhiên và tương quan vũ trụ với con người sẽ không đặt nặng sự thành bại trong cuộc đời, vị trí bản thân, hoàn cảnh như thế nào…? Vì điều quan trọng hơn là sự lựa chọn phù hợp với cá tánh, tài năng và sở thích… mới là chìa khoá của thành công. Đứa trẻ mê vẽ mà cha mẹ cứ bắt đi học võ thì khó thành võ sư hơn thành họa sĩ.
Có câu chuyện vui ở Hội nhiếp ảnh nọ. Những tay mê ảnh đã đến những vùng núi xa xôi để chụp ảnh. Sau đó có một tay săn ảnh đã đặt tên cho tập ảnh mà anh ta chụp được là, “Tháng ngày gian khổ”. Nhưng có vị khách thưởng ngoạn ảnh lại thốt lên,“Thế giới thần tiên”. Cho thấy góc độ nhìn nhận cùng sự việc, sự vật hoàn toàn từ nhân sinh quan và thế giới quan của mỗi người khác nhau. Trẻ thành phố không chịu nổi sự nhàm chán nơi thôn quê… vì chúng không biết trò chuyện với con trâu trên đồng, bay bổng ước mơ theo cánh chim trên không, trái dại ngoài đồng chứ ăn ngọt lịm, đã khát khi cần như kinh nghiệm của một mục đồng. Cho thấy cuộc sống không phải lúc nào cũng cần phải huyên náo như nơi phố thị thì người ta mới hết trỗng rỗng trong lòng. Tẻ nhạt như dưới quê vì không biết hoà đồng vào cuộc sống thôn dã… Sự khác biệt của nội tâm cô quạnh của con người dễ bị nhầm với sự đơn độc trong cùng một cuộc sống mà sự trỗng rỗng bao hàm. Nên khi sự đơn độc len lỏi vào cảm giác thì đừng vội hàm oan cho cuộc sống rời xa mà cần tỉnh thức với nội tâm hiu quạnh, thiếu cảm nhận và hoà nhập với xung quanh… Như chúng ta cũng đã quá quen với gia vị trong ẩm thực, đến nỗi gia vị mới là khẩu vị của chúng ta; bỏ qua vị ngọt tự nhiên của con cá tươi, mùi hương đặc biệt của nhiều loại xà lách khác nhau… Con người đồng hoá ẩm thực vào gia vị mà quên đi phẩm chất thực sự của mỗi loài; tự tạo ra hình mẫu, đẳng cấp trong xã hội mà quên đi nhân phẩm của mỗi người mới quan trọng hơn bề ngoài, đẳng cấp. Thật khó cho giới trẻ trong nước đã quen với nhận định của những người tên tuổi trong nước về một nhân vật xã hội, đại loại “anh ta là một tài năng nhưng chưa khẳng định được đẳng cấp…” Nhận định càng tâng bốc người từng được công nhận đẳng cấp thì tài năng có gì hơn hay kém cỏi hơn người tài năng mới nổi, mới lên. Giới ca sĩ, nghệ sĩ, tài tử, diễn viên, thậm chí giới trí thức trẻ trong nước bị đầu độc, trù giập vô tình hơn cố ý của những người tên tuổi thiển cận. Một tiếng hát hay, đầy tài năng và triển vọng nhưng cứ nhận thù lao kém cỏi vì chưa thuộc đẳng cấp có thù lao cao!
Nhìn ra thế giới, sự vươn lên, văn minh hiện đại hơn của con người có mặt tích cực nên cũng hạn chế cảnh giới của mỗi cá nhân nhiều. Bởi cảnh giới hoàn toàn không phải là làm theo người khác mà là tự mình tìm ra. Nếu Đức Phật chỉ tu luyện theo những người tu luyện trước ngài thì không có Đức Phật độc tôn với con đường giải thoát. Đã mấy ngàn năm, bao người xuất gia để theo gót chân Phật nên Phật tử bây giờ đông hơn dân số toàn cầu khi Phật tìm ra con đường giải thoát, nhưng đã ai đến được niết bàn ngoài người phát minh ra con đường cứu khổ cứu nạn ấy!
Đã bao giờ bạn ngắm nhìn một bức tranh, đọc một tác phẩm với toàn tâm riêng mình để thấy được sự hoàn mỹ không phải là điều hấp dẫn nhất mà chính những thiếu sót mới lôi cuốn hơn… Đó là sự khác biệt mang tính cảnh giới của ít ỏi cá nhân dám nghĩ dám làm, dám thoát ra khỏi lối mòn tư duy nhân loại.
Sự khác biệt là điều không thể chối cãi trong xã hội giữa người này với người khác. Nhưng sự khác biệt với chính mình của mỗi người thì đều nên nghiêm túc xem lại để không đánh mất sự khác biệt của mình với mọi người xung quanh trong thời đại văn minh đồng hoá, đồng nhất thành một thực thể dưới quyền kiểm soát của văn minh. Nói một cách khác là chúng ta từ bỏ nhân quyền tự hiến để cho giống mọi người không thể thiếu cái điện thoại bên mình. Nếu có lỡ quên điện thoại ở nhà thì quay lại nhà để lấy, chịu đi làm trễ hôm đó vài phút, nửa tiếng… hay chỉ chọn giải pháp thứ hai là có người nhà đem cái điện thoại đến chỗ làm cho ta. Chúng ta tự nguyện giống mọi người không suy tư, không thể thiếu cái điện thoại bên mình – dù không có sẽ không chết – là chấp nhận sự khác biệt với chính mình trước đây để rồi đây sự khác biệt với người khác cũng mờ nhạt dần đến hủy diệt khi loài người sáng ra hỏi nhau: Đêm qua facebook có gì lạ không? Thay cho câu chào buổi sáng, bạn có khỏe không?
Nhìn lại sự khác biệt của mỗi người là nền tảng xã hội. Nhưng sự khác biệt chính mình lại không xoá đi từng cá nhân mà xoá đi sự khác biệt nền tảng của xã hội. Không còn nhân loại sau thời kỳ mỗi cái iPhone phục vụ cho một người thì thời đại mỗi người phục vụ cho một cái iPhone. Không còn sự khác biệt trên hành tinh thì cuộc sống của con người còn ý nghĩa gì không?
Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.117 giây.