logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/09/2018 lúc 09:33:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong khi Trung Quốc suy tính về một vòng đai toàn cầu, gọi là "Một Vành đai, Một Con đường" với hy vọng làm bàn đạp gây ảnh hưởng toàn cầu, tạo dựng thế lực mới cho trật tự mới... Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Pháp, Mã Lai, Việt Nam và nhiều nước khác giựt mình, suy tính kế bẻ khó vàng đai.

Phải có một chỗ nào bứt đứt vành đai chớ?

Nhưng chỗ này cũng làm giới trí thức VN suy nghĩ, có phải dự luật thiết lập 3 đặc khu của Việt Nam để sẽ dâng cúng 3 nơi hiểm yếu cho TQ để được bảo kê quyền lực cho Đảng CSVN?

Có phải 3 đặc khu là mưu sâu, kế dữ của màn Trọng Thủy, Mỵ Châu kiểu mới khi Tập Cận Bình hiên ngang vào VN giở trò nhiều thế kỷ trước với chị Chủ Tịch Quốc Hội CSVN để có luật 3 đặc khu?

Thực tế, trong nội bộ CSVN vẫn có 2 phe: phe thân TQ, và phe nghi ngờ TQ.

Do vậy, có 2 phe: ủng hộ thiết lập 3 đặc khu để cho thuê đất 99 năm, và một phe chống lại.

Sự dùng dằng này hình như chưa ngã ngũ. Như chúng ta thấy, thế cờ nước đôi...

Bản tin VOA kể: Một tàu tấn công đổ bộ của Hải quân Hoàng gia Anh hôm 3/9 đã cập cảng ở TP SG nhằm "đóng vai trò tích cực về an ninh khu vực, tự do hàng hải và thúc đẩy hợp tác với Việt Nam".

Đại sứ quán Anh ở Hà Nội nói rằng chuyến thăm thiện chí kéo dài 4 ngày của tàu HMS Albion là “một trong những hoạt động cụ thể trong dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Anh”.

Tàu chiến này được cho là cũng “triển khai các nội dung thỏa thuận giữa lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước”.

Trên Facebook, Đại sứ Anh Gareth Ward viết bằng tiếng Việt rằng ông “hoan nghênh tàu Hải quân Hoàng gia Anh ghé thăm TP SG”.

Ông đăng kèm hình ảnh đứng trên boong tàu với các thủy thủ, và phía xa là bóng dáng Landmark 81, tòa nhà cao nhất Việt Nam.

“HMS Albion đóng vai trò tích cực về an ninh khu vực, tự do hàng hải và thúc đẩy hợp tác với Việt Nam”, nhà ngoại giao hàng đầu của Anh ở Việt Nam viết, và cho biết thêm rằng các chỉ huy của tàu sẽ “trao đổi ý kiến với các lãnh đạo Việt Nam” ngày 4/9.

Bản tin VOA cũng nhắc rằng Hoa Kỳ thời gian qua đã triển khai tàu chiến tới thực hiện các hoạt động nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, vấp phải phản đối của Trung Quốc.

Tàu chiến Anh tới Việt Nam ít lâu sau khi có tin hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth của nước này có thể được đưa tới Thái Bình Dương để “hỗ trợ tàu chiến Australia” trong bối cảnh Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông.

Khi được báo chí Việt Nam hỏi về khả năng trên, đại tá Tim Neild, chỉ huy tàu HMS Albion, nói rằng ông “không biết gì về kế hoạch này”.

Ông cũng nói rằng tàu sân bay HMS Queen Elizabeth “đang thực hiện các nhiệm vụ diễn tập cùng tiêm kích tàng hình F-35B”, theo báo điện tử Zing.

Bản tin VOA viết:

“Cùng với Pháp, Bộ trưởng Quốc phòng Anh hôm 3/6 tuyên bố sẽ đưa tàu chiến vào Biển Đông để “thách thức” sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp này.

Tờ South China Morning Post ở Hong Kong dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson nói tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore rằng ba tàu chiến của Anh sẽ được triển khai tới khu vực trong năm nay nhằm chống lại tác động xấu và duy trì trật tự theo luật lệ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis một ngày trước đó cảnh báo rằng hành động quân sự hóa của Bắc Kinh ở Biển Đông sẽ đối mặt với “các hậu quả lớn hơn”, nhưng không nói cụ thể.”

Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận tình hình Việt Nam và Nhật Bản có chung một mối bận tâm: sức mạnh và mối đe dọa từ Trung Quốc ngày càng gia tăng tại các vùng biển trong khu vực. Hà Nội tiếp tục chính sách đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt là tăng cường hợp tác quân sự với Nhật Bản, nhằm đối phó với Trung Quốc.

RFI phỏng vấn bà Guibourg Delamotte, giảng viên Khoa học Chính trị thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông - Inalco (Paris), phân tích về quá trình hợp tác Việt-Nhật cũng như triển vọng của mối quan hệ song phương.

Tuy nhiên, khó kết thân quân sự Việt-Nhật hơn, trong khi tình thế có thể đã quá muộn đối với VN và Philippines, theo 2 đoạn vấn đáp sau:

“RFI : Làm thế nào Nhật Bản và Việt Nam có thể phát triển quan hệ quân sự? Trong những lĩnh vực nào? Và trong điều kiện nào?

G. Delamotte: Tôi nghĩ là hiện giờ khó có thể đi xa hơn. Hai nước đã có những trao đổi khá rõ nét và được chú trọng về mảng nhân viên quân sự, tùy viên quốc phòng, trao đổi chính trị trong khuôn khổ ASEAN.

Liệu hai bên có tính đến các đợt thao dượt quân sự tỉ mỉ hơn không ? Điều này có lẽ không chắc. Vì ngoài diễn tập với Hoa Kỳ hoặc các cuộc tập trận đa phương, Nhật Bản không tiến hành thao dượt song phương với Hải Quân của các nước Đông Nam Á.”...

...RFI: Trên quy mô lớn hơn, thủ tướng Shinzo Abe triển khai chính sách tăng cường quan hệ quân sự với các nước ASEAN, thông qua bản Vientiane Vision. Phải chăng Nhật Bản muốn khống chế sự hiện diện và sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông và trong khu vực Đông Nam Á?

G. Delamotte: Nhật Bản nhận thấy sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông là hoàn toàn bất cân xứng, phi pháp, trái với luật quốc tế. Tokyo lấy làm tiếc là các nước đang tham gia đàm phán bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông vẫn chưa tìm ra được tiếng nói chung. Các quy định đã không được tôn trọng.

Tình hình từ giờ đã quá muộn đối với các nước Việt Nam, Philippines và Malaysia. Có nghĩa là với tình trạng “sự đã rồi” như hiện nay thì khó lòng đảo ngược được tình thế. Thực vậy, Trung Quốc đang giám sát Biển Đông và khó lòng lật lại được tình thế này vì Bắc Kinh đã kiểm soát nhiều đảo nhân tạo, quân sự hóa với hệ thống radar, đường băng…

Trước thực trạng này, cần phải chuẩn bị tinh thần cho một cuộc xung đột và cần phải hình thành mạng lưới đồng minh quốc tế để thúc đẩy đối thoại, làm đối trọng với sức mạnh Trung Hoa. Các nước cần đồng thuận về một cách hành động nào đó nếu có cơ hội. Và cuối cùng là phải có được hệ thống vũ khí tương thích, có khả năng răn đe để Trung Quốc không gây hành động thù nghịch.”(ngưng trích)

Phải chăng đã muộn đối với Việt Nam? Đành chờ xem.
Trần Khải
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.