logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 01/09/2018 lúc 11:21:28(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ông Robert Huỳnh chụp hình cùng với hai người cô là Mable Charles, trái, và Bennye Hayes ở Sulphur Springs, Texas, năm 2016. (Hình: Robert Huỳnh)

HOUSTON, Texas (NV) – Ông Robert Huỳnh sinh ra trong thời chiến tranh Việt Nam. Ông có cha là một quân nhân Mỹ, mẹ ông là người Việt, nhưng ông chưa bao giờ gặp cha của mình.
Năm 1984, chín năm sau khi người lính Mỹ sau cùng rời khỏi Việt Nam,  ông Robert, lúc đó 14 tuổi, cùng mẹ, đứa em trai kế và các em gái kế, sang Mỹ định cư tại thành phố Louisville, tiểu bang Kentucky,  theo chương trình của chính phủ nhằm đưa các con lai và gia đình tới Hoa Kỳ, một bài trên báo Washington Post cho biết.

Báo Washington Post cho biết tiếp: ‘Nay, ở tuổi 48, và có một con trai cùng hai cháu trai ở Kentucky, ông Robert có thể bị trục xuất về Việt Nam, nơi ông chưa hề quay trở lại và cũng chẳng có bạn bè hoặc thân nhân.’
Ông Robert là một trong khoảng 8,000 người gốc Việt có thể bị trục xuất theo chính sách di trú cứng rắn của chính phủ Trump, nhắm vào di dân có thẻ xanh nhưng chưa là công dân và từng vi phạm luật pháp Mỹ.
Ông Robert, hiện hàng ngày phụ giúp trong tiệm nail của gia đình ở Houston, từng gặp rắc rối với pháp luật.
Khi mới ngoài 20, ông bị tù gần ba năm về tội bán thuốc lắc. Mới gần đây ông bị một năm quản chế về tội say rượu lái xe và thêm một thời gian quản chế khác về tội điều hành phòng cờ bạc trá hình với người bạn gái ở Texas.
Khoảng gần 1.3 triệu người Việt đã sang Hoa Kỳ kể từ sau khi chế độ cộng sản lên cầm quyền ở Việt Nam năm 1975. Nhiều người trong số này là thuyền nhân. Họ được cấp thẻ xanh khi mới đến quốc gia này.
Nhưng nhiều người, trong số đó có ông Robert,  do thiếu trình độ học vấn, khó khăn ngôn ngữ, không ai giúp đỡ, hoặc vì các lý do khác, không hoàn tất được tiến trình phức tạp để trở thành công dân Mỹ.
Chính phủ Trump, với chính sách di trú mới do cố vấn cao cấp Stephen Miller hoạch định, đã tái diễn dịch một thỏa thuận ký kết năm 2008 với Việt Nam dưới thời Tổng Thống George W. Bush.
Theo thỏa thuận đó, người Việt Nam sang Mỹ trước khi hai quốc gia thiết lập bang giao năm 1995, sẽ không bị buộc phải quay trở về.
Nay, Tòa Bạch Ốc nói rằng, điều đó không áp dụng với những người nào chưa là công dân và có hành vi phạm pháp.
Bộ Ngoại Giao Mỹ nói rằng lập trường của Washington là “bất cứ quốc gia nào cũng phải có trách nhiệm nhận lại các công dân của mình mà quốc gia khác muốn trục xuất.”
Ông Robert cho hay bà mẹ của ông nay đã 83 tuổi và ông muốn được ở đây khi mẹ qua đời.
“Tôi chẳng có ai ở Việt Nam. Đời sống của tôi là ở Mỹ này,” ông nói.
Ông Robert cũng đoàn tụ được với gia đình bên cha vào năm 2016, sau cuộc thử nghiệm DNA.
Ông biết được rằng cha mình đã qua đời trong tai nạn xe ở Mỹ năm 1974, khi ông 4 tuổi. Ông cũng biết là mình có anh và chị, cùng hai người cô sống gần nơi ông ở tại Houston.
“Cả hai bà cô đều thương tôi lắm,” theo ông Robert.
Theo báo Người Việt
phai  
#2 Đã gửi : 01/09/2018 lúc 11:23:42(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mỹ có quyền trục xuất người Việt phạm pháp?

UserPostedImage
Anh Tùng Nguyễn (trái), một người từng nằm trong diện bị trục xuất khỏi Mỹ. (Hình minh họa: Coutersy of Tung Nguyen)

WASHINGTON, DC (NV) – Câu trả lời là “có.” Nhưng trục xuất như thế nào? Và được bao nhiêu cho tới nay?
Để trả lời câu hỏi này không đơn giản vì cho tới nay, mặc dù chính sách di dân của Hoa Kỳ có cứng rắn hơn kể từ ngày ông Donald Trump làm tổng thống, nhưng không rõ có thật sự thay đổi gì nhiều đối với tình trạng trục xuất người Việt phạm pháp về nước hay không. 

Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Ngày 24 Tháng Giêng, 2008, ông Lê Dũng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, được ông Nguyễn Thế Cường, phát ngôn viên tòa Đại Sứ Việt Nam ở Washington, DC, trích lời cho biết về thỏa thuận trục xuất người Việt phạm pháp ở Mỹ như sau:
“Ngày 22 Tháng Giêng, 2008, tại Hà Nội, bà Julie Myers, phụ tá bộ trưởng Bộ Nội An Hoa Kỳ, và ông Đào Việt Trung, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam, ký một thỏa thuận, theo đó, chỉ nhận những công dân Việt Nam không phải là công dân Mỹ hoặc công dân bất cứ nước nào, trước đây từng sống ở Việt Nam và hiện không sống tại quốc gia thứ ba, vi phạm luật Hoa Kỳ và bị giới chức thẩm quyền ra lệnh trục xuất, sau khi hoàn tất án tù vì phạm tội.”
“Thỏa thuận này không áp dụng với công dân Việt Nam đến Mỹ trước ngày 12 Tháng Bảy, 1995, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.”
“Chương trình hồi hương sẽ được thực hiện một cách trật tự và an toàn, phù hợp với luật của Mỹ, luật quốc tế, và các điều khoản trong thỏa thuận này, trong khi cũng xét đến vấn đề nhân bản, đoàn tụ gia đình, và các trường hợp đặc biệt của từng cá nhân hồi hương, trong khi tôn trọng phẩm giá của người bị trục xuất.” 
Đỗ Dzũng/Người Việt
“Diễn giải mới” của chính quyền Donald Trump
Một bản tin của nhật báo The Washington Post (WaPo) hôm 31 Tháng Tám, 2018, cho biết: “Chính quyền Donald Trump, trong một thay đổi chính sách do cố vấn Stephen Miller soạn thảo, diễn giải thỏa thuận năm 2008 do chính quyền George W. Bush đạt được với Việt Nam – rằng công dân Việt Nam đến Mỹ trước khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ‘không bị trục xuất.’ Bây giờ, Tòa Bạch Ốc nói, không có miễn trừ như vậy đối với bất cứ người Việt không phải công dân Mỹ phạm tội nữa.”
Có nghĩa là, nếu không phải công dân Mỹ mà phạm tội là đều có thể, hoặc ít nhất là nằm trong diện, bị trục xuất về Việt Nam, cho dù có thỏa thuận năm 2008.
Ngoài ra, vẫn theo WaPo, Bộ Ngoại Giao Mỹ lập luận dựa theo thỏa thuận của hai bên, đó là Việt Nam và Mỹ “duy trì vị thế pháp lý riêng của hai bên,” liên quan đến những trường hợp người Việt đến Mỹ trước năm 1995.
“Quan điểm của Mỹ là mỗi quốc gia có bổn phận pháp lý quốc tế nhận lại công dân của mình mà quốc gia khác tìm cách trục xuất,” Bộ Ngoại Giao Mỹ cho WaPo biết như vậy, nhưng lại không chịu trả lời câu hỏi của báo này hỏi cụ thể trường hợp Việt Nam. 
Không hoàn toàn công nhận thỏa thuận?
Cho tới nay, chưa có văn bản nào của cả Mỹ lẫn Việt Nam lên tiếng chính thức hủy bỏ thỏa thuận năm 2008.
Trong khi đó, vẫn theo WaPo, các nhà hoạt động cho quyền di dân nói rằng chính quyền Mỹ “nuốt lời hứa” đối với thỏa thuận này.
Theo WaPo, quan điểm của chính quyền Donald Trump là thỏa thuận 2008 không nhằm bảo vệ một nhóm di dân nào đó để họ không bị ngược đãi chính trị khi trở về Việt Nam.
Chính quyền Donald Trump cho rằng, thỏa thuận năm 2008 đạt được là vì hai bên không giải quyết được “bế tắc” liên quan đến các trường hợp người Việt đến Mỹ trước năm 1995, theo WaPo trích lời một giới chức cao cấp trong chính quyền, cho biết qua điều kiện ẩn danh, vì không thể công khai thảo luận các vấn đề nội bộ.
“Lúc đó, chúng tôi ở trong tình trạng mà trong một thời gian dài, họ không chịu nhận bất cứ người nào hồi hương,” giới chức này nói với WaPo. “Giả thiết (lúc đó, 2008) là ‘Thôi kệ, cứ tạo ra một hệ thống nào đó và cố gắng nhận ít nhất là một số người phạm tội.’” 
Việt Nam nói gì?
Trong tuyên bố gửi riêng cho VOA tiếng Việt ngày 25 Tháng Tư, 2018, bà Nguyễn Phương Trà, phó phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam, cho biết: “Việc tiếp nhận trở lại công dân Việt Nam là vấn đề quan trọng được Việt Nam và Hoa Kỳ thảo luận nghiêm túc.”
Bà Trà nói thêm rằng các cuộc thương thảo được thực hiện “trên cơ sở các thỏa thuận giữa hai bên, luật pháp và thông lệ quốc tế, trong đó có hiệp định ký năm 2008 giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam về việc nhận trở lại công dân Việt Nam, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của công dân, phù hợp với quy định pháp luật của hai nước.”
“Việt Nam đã và đang phối hợp với Hoa Kỳ trong vấn đề này,” phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói tiếp. 
Có bao nhiêu người Việt Nam bị trục xuất?
Theo dữ kiện của Bộ Nội An, hiện có khoảng 8,600 người Việt Nam nằm trong diện bị trục xuất vì phạm tội.
Mặc dù có thay đổi về chính sách di trú của Mỹ đối với người Việt Nam, cho tới nay, Mỹ vẫn chưa trục xuất được nhiều người Việt về quê cũ của họ.
Theo WaPo, ít nhất có 57 người Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995 bị cảnh sát di trú (ICE) bắt từ giữa Tháng Sáu năm nay, theo con số do ICE cung cấp cho các luật sư.
Ngoài ra, có 11 người bị trục xuất về Việt Nam, nơi chắc chắn họ sẽ bị an ninh nghi ngờ, vẫn theo WaPo. Nhiều người trong số họ vẫn chưa có thẻ căn cước để đi làm, để lấy bằng lái xe, theo các luật sư cho biết.
Theo dữ kiện của ICE, có 71 người Việt bị trục xuất về nước năm 2017, so với 35 người trong năm 2016, và 32 người trong năm 2015, Reuters cho biết.
Những dữ kiện này không cho biết những người này đến Mỹ năm nào.
Trong khi đó, bà Brenda Raedy, phát ngôn viên ICE, nói với WaPo rằng “chúng tôi tập trung vào những cá nhân có thể đe dọa an ninh quốc gia, an toàn công cộng, và an ninh biên giới.”
Theo báo Người Việt
song  
#3 Đã gửi : 04/09/2018 lúc 09:35:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hàng ngàn người Mỹ gốc Việt, kể cả con của lính Mỹ, có thể bị trục xuất chiếu theo chính sách của Trump

UserPostedImage
Ông Robert Huỳnh trong hình chụp chung với hai bà dì Mable Charles, bên trái, và Bennye Hayes tại  Sulphur Springs, Texas năm 2016.  Cha ông là một lính Mỹ và mẹ ông là người Việt Nam. Ông đến Mỹ năm 14 tuổi theo diện con lai và nay có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam, một nơi ông không quen biết ai. (Hình do  Robert Huỳnh cung cấp cho báo Post)

Tựa đề trên đã được chuyển ngữ từ một bài viết đăng trên nhật báo Washington Post vào cuối tháng Tám vừa qua, với tựa là “Thousands of Vietnamese, including offspring of US troops, could be deported under tough Trump policy.” Bài báo đó được tóm lại dưới đây.

Ông Robert Huỳnh là con của một quân nhân Hoa Kỳ mặc dù ông chưa bao giờ gặp mặt cha của ông. Mẹ ông là người Việt Nam, và bà mang thai ông trong thời chiến Việt Nam. Vào năm 1984, chín năm sau khi người lính Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, Robert Huỳnh lúc đó 14 tuổi, đã theo mẹ đến Louisville, tiểu bang Kentucky, cùng với một em trai và một em gái cùng mẹ khác cha. Họ được đến Hoa Kỳ theo diện con lai Mỹ.

Ngày nay ông Robert Huỳnh được 48 tuổi, có một con trai và hai cháu nội trai. Họ sống tại Kentucky. Ông đang có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam, một quốc gia mà ông chưa hề trở lại từ ngày rời nơi đó và cũng không có thân bằng quyến thuộc hoặc bạn bè ở đó.

Robert Huỳnh là một trong khoảng 8,000 người gốc Việt đang bị mắc kẹt trong chính sách di trú rất khắc nghiệt của chính phủ Trump. Theo chính sách này, Sở Di Trú Mỹ gia tăng trục xuất những di dân có thẻ xanh nhưng chưa có bằng quốc tịch, và những người này phạm luật Hoa Kỳ.

Gia đình ông Robert Huỳnh đang có những tiệm làm móng. Cá nhân ông từng phạm luật thời ông trên 20 tuổi. Ông từng bị giam gần ba năm vì tội buôn ma túy hóa chất; sau này, ông bị phạt một năm tù treo vì tội lái xe trong lúc say rượu, và ông cũng bị thêm một bản án phạt treo vì tội cùng bạn gái thành lập phòng kéo máy cờ bạc bất hợp pháp ở Texas, nơi ông đang sống tại thành phố Houston.

Robert Huỳnh nhìn nhận rằng ông đã phạm lỗi lầm và muốn bị trừng phạt cho những tội đó, nhưng được làm lại cuộc đời ở đất nước Hoa Kỳ này. Giờ đây ông có thể mất hết mọi quyền lợi ở nước Mỹ.

Ông nói với báo Post qua điện thoại, “Mẹ tôi đã 83 tuổi, và tôi muốn có mặt ở đây khi bà qua đời. Tôi không biết ai ở Việt Nam. Cuộc đời của tôi là ở nước Mỹ này.

Gần 1.3 triệu người Việt Nam đã đến Mỹ từ năm 1975. Hầu hết là người tị nạn mà trong đó có cả những “thuyền nhân” từng được báo chí nhắc tới rất nhiều vào cuối thập niên 1970, khi mà người Việt phải vượt biển rời bỏ chế độ cộng sản để tìm tự do. Họ ra khơi trên những chiếc thuyền thiếu an toàn và chứa đầy người.

Những di dân mới đến được cấp thẻ xanh để sống hợp pháp tại Hoa Kỳ. Thế nhưng có nhiều người như ông Robert Huỳnh. Họ thiếu vốn học thức, khả năng ngôn ngữ, và sự trợ giúp về pháp lý để có thể lấy bằng công dân Hoa Kỳ.

Nhiều người đến khi còn nhỏ tuổi, được đi học, làm việc, đóng thuế, và lập gia đình. Mấy thập niên sau, cuộc sống của họ có thể bị đập tan nát.

Lý do là chính phủ Trump đã xét lại thỏa thuận 2008 mà Cộng Sản Việt Nam đã ký kết với chính phủ George W. Bush. Theo thỏa thuận đó, những người Việt  Nam đến Mỹ trước khi hai quốc gia bình thường hóa ngoại giao vào năm 1995 sẽ không bị xem là đối tượng có thể bị trục xuất. Giờ đây, chính phủ Trump nói rằng bất cứ di dân nào chưa có quốc tịch đều có thể bị trục xuất, nếu họ từng phạm tội tại Hoa Kỳ.

Một số người đã chỉ trích chính phủ Trump không tôn trọng thỏa thuận từng ký năm 2008. Trong khi đó, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nêu ra một điều khoản trong thỏa thuận từng ký với Việt Nam, rằng hai quốc gia được quyền “duy trì quan điểm pháp luật của họ” liên quan đến những di dân từng đến Mỹ trước năm 1995.

Bộ Ngoại Giao cho biết, “Quan điểm của Hoa Kỳ là mỗi quốc gia đều có trách nhiệm luật pháp quốc tế để nhận lại công dân của họ, khi công dân này bị một quốc gia khác trục xuất.”

Theo quan điểm của chính phủ Trump, thỏa thuận năm 2008 không nhằm bảo vệ một thành phần di dân tránh bị đàn áp chính trị khi họ bị đuổi về Việt Nam.

 Theo tiết lộ của một viên chức cao cấp giấu tên nói với nhật báo, chính phủ Trump lý luận rằng thỏa thuận 2008 đã được ký nhận chỉ sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam gặp “bế tắc” và không thể giải quyết vấn đề di dân đến Mỹ trước năm 1995.

Viên chức này nói, “Chúng tôi đã gặp tình trạng là trong nhiều năm Việt Nam không muốn nhận bất cứ một người nào bị trục xuất. Giả thuyết [cho thỏa thuận 2008] là hãy tạo một hệ thống nào đó có thể áp dụng được, để cho Việt Nam có thể đồng ý nhận một số phạm nhân.”
Theo báo Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.148 giây.