logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/09/2018 lúc 09:11:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ông Đỗ Hạnh và con trai Andrew Đỗ (Nicole Mills/ABC News)

MELBOURNE – Vào năm 1981, cùng vợ và em trai vợ, ông Đỗ Hạnh ngồi chen chúc trong vào một chiếc ghe dài 11 mét, cùng với 53 người tị nạn khác vượt biển sang Mã Lai Á.

Hai ngày đầu tiên ghe đi suôn sẻ; một thời gian để suy nghĩ với nỗi buồn sâu đậm khi phải vĩnh viễn rời khỏi quê hương và gia đình. Nhưng tới đêm thứ ba, câu chuyện hãi hùng của cuộc hành trình mới bắt đầu.

Ông Đỗ nói, “Bọn hải tặc Thái Lan tấn công chúng tôi thứ ba, chúng cướp hết mọi thứ. Sau vụ hải tặc tấn công lần thứ ba, chúng tôi không có gì cả. Không có la bàn, không có đồ ăn. Đồ uống được hạn chế ở mức mỗi ngày mỗi người được một ly. Chúng tôi kiệt sức, sợ hãi, tuyệt vọng và bơ vơ.”

Và sau đó một cơn bão quậy lên những đợt sóng cao bằng những tòa nhà sừng sững trên chiếc thuyền quá đông người một cách nguy hiểm.

Ông Đỗ Hạnh nói với ABC News, “Chúng tôi hoàn toàn tùy ý Trời. Với bọn cướp biển Thái Lan, họ có thể khủng bố, họ có thể gây tổn thương, nhưng họ không thể giết hết mọi người. Thế nhưng với một trận bão, nếu bão làm bể chiếc ghe thì chúng tôi đều chết hết.”

Sau sáu đêm trên biển, cuối cùng họ tới đảo Pulau Bidong của Mã Lai. Đó là một hòn đảo trước đó không có người ở, và đến tháng Tư năm 1981 là nơi sinh sống của hàng ngàn người tị nạn.

Khi họ vào tới bãi biển, đói khát, bị khô nước nhưng mừng rỡ, cả nhóm - trong số đó hơn một nửa là phụ nữ và trẻ em - hầu như không còn sức để bước đi.

Ông Đỗ Hạnh nói, “Điều đó giống như một phép lạ, là chúng tôi sống sót và chúng tôi đã vượt qua khỏi.”
Những thảm kịch như chuyện của ông Hạnh không phải là điều bất thường trong cộng đồng người Việt ở nước Úc. Điều đó đã giúp họ thông cảm và hiểu biết đối với những người tị nạn khác đến sau.
Anh Andrew Đỗ, con trai của ông Đỗ Hạnh, hiện là phó chủ tịch của Cộng Đồng Người Việt tại Úc. Nhóm này đã gây quỹ được khoảng $2 triệu Úc kim dành cho những tổ chức từ thiện khác nhau trong 10 năm qua.

Trong năm nay, mục tiêu của họ là gây quỹ $100,000 cho quỹ Australia for UNHCR's Rohingya (Úc dành cho người tị nạn Rohingya của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc). Sau chỉ một chương trình quỹ - một buổi hòa nhạc tại Tòa Thị Chính Collingwood - tổng số tiền họ nhận được là $88,000.

Andrew Đỗ nói với đài ABC News, “Nhiều cơ sở kinh doanh của người Việt, và cộng đồng nói chung, đều rất quảng đại vào đêm hôm đó.”

Sau đó, cộng đồng tổ chức một cuộc đi bộ và đại hội văn hóa tại khu công viên Princes Park ở Melbourne, vào ngày thứ Bảy, 15 tháng 9. Số tiền nhận được đã vượt qua chỉ tiêu họ đã đặt ra.
“Nhiều người trong cộng đồng người Việt có kinh nghiệm trực tiếp về hoàn cảnh người tị nạn. Chúng tôi biết cảm giác ra sao khi phải rời bỏ đất nước, vì sợ bạo động và khủng bố. Tôi nghĩ rằng theo văn hóa Việt Nam thì chúng tôi có lòng biết ơn và cũng có trách nhiệm đền đáp.”

Khoảng 720,000 người Rohingya tị nạn hiện thời đang tạm cư Bangladesh, sau khi thoát khỏi những đợt bùng phát bạo động cực đoan tại tiểu bang Rakhine ở Miến Điện trong tháng Tám năm ngoái.
Hàng chục ngàn người sống trong những trại trú ẩn bấp bênh, có nguy cơ bị sạt lở đất và lũ lụt trong mùa mưa.

Không chỉ gây quỹ, chương trình đi bộ cuối tuần qua được thực hiện với hy vọng đoàn kết những người tị nạn khác đang sống tại Melbourne.

Cùng với cộng đồng người Eritrean, Do Thái, Miến Điện và Rohingya, cuộc đi bộ này bày tỏ tình đoàn kết giữa các nhóm thiểu số.

Andrew Đỗ, người sinh ra ở Úc, nói rằng cộng đồng người Việt hiện nay được xem là một kiểu mẫu cho các cộng đồng di dân khác - nhưng không phải điều này lúc nào cũng đúng.

Anh nói, “Chúng tôi có thể dùng nhiều kinh nghiệm mà chúng tôi đã có, nhiều kiến thức mà chúng tôi đã đạt được nhờ đã ở đây 40 năm, để thực sự giúp đỡ các cộng đồng khác mới di cư đến Úc, để giúp cho chuyến hành trình của họ trở nên dễ dàng hơn nhiều.”

“Chúng tôi không chỉ lo cho cộng đồng mình được vững mạnh và đại diện cho mọi người trong cộng đồng, mà còn giúp cho những cộng đồng khác đang gặp những khó khăn và trải qua hành trình tương tự như khi chúng tôi định cư tại Úc, và chúng tôi làm nững gì có thể làm được, để giúp cho cuộc hành trình của họ được dễ dàng hơn.”

Theo báo Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.