logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/09/2018 lúc 09:13:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh họa.

Từng được xem là công cụ khuyếch trương dân chủ nhưng yếu tố dân chủ và tự do ngôn luận đang được xem là những vấn đề lớn nhất đối với Facebook. Thay vì được cổ súy, dân chủ, trong một số trường hợp, đang bị bẻ gãy. Thay vì được ủng hộ, tự do ngôn luận, trong không ít trường hợp, đang bị bịt chặn. Tại Liên hoan phim Tribeca vào tháng 4-2018, đạo diễn-kịch tác gia Jonathan Nolan đã so sánh Facebook với Cuba (khi đề cập đến việc thu thập dữ liệu cá nhân cho mục đích đàn áp hoặc hỗ trợ đàn áp); trong khi nhà đầu tư tài chính George Soros phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos vào đầu năm 2018 rằng, Facebook đã trở thành “mối đe dọa”, với sức mạnh độc quyền, khi thỏa hiệp với các thể chế độc tài…
Nếu Facebook là một quốc gia, nó có dân số đông nhất hành tinh. Hơn 2,2 tỷ người, chiếm 1/3 dân số toàn cầu, truy cập Facebook ít nhất một lần mỗi tháng. Lịch sử doanh nghiệp Mỹ chưa từng có công ty nào có người sử dụng nhiều như vậy. Mark Zuckerberg, với tư cách chủ tịch kiêm CEO, đã kiểm soát khoảng 60% lá phiếu cổ đông. Tài sản cá nhân Zuckerberg đã tăng đến hơn 60 tỷ USD. Tuy nhiên, như Louis Brandeis (chánh án Tối cao pháp viện Hoa Kỳ từ 1916-1939) nói vào năm 1915 rằng, sự nguy hiểm của các tập đoàn khổng lồ là họ có thể đạt đến cấp độ gần như tự trị đến mức các nguồn lực xã hội lẫn công nghiệp đang tồn tại không đủ khả năng để đối phó. Tim Wu, giáo sư luật Đại học Columbia, gần đây cũng nói rằng không lĩnh vực nào minh họa rõ ràng cho sự đe dọa đối với dân chủ bằng các ông lớn công nghệ (New Yorker, 17-9-2018).
Facebook đã và tiếp tục làm thay đổi đáng kể xã hội; tuy nhiên, ngày càng nó càng có những ảnh hưởng tiêu cực trong đó có hiện tượng kích động bạo lực và lan truyền tâm lý thù ghét, chưa kể tình trạng “fake news”. Không phải tự nhiên mà Chamath Palihapitiya (cựu phó chủ tịch Facebook) phát biểu vào tháng 11-2017 rằng, Facebook “đang tiêu diệt xã hội”. Tại Ấn Độ, dịch vụ WhatsApp của Facebook đã kích động các cuộc bạo loạn, treo cổ và đánh chết người. Tại Libya, người ta dùng Facebook để buôn lậu súng. Tại Sri Lanka, sau vụ Phật giáo tấn công dã man vào cộng đồng Hồi giáo xuất phát từ một tin đồn sai lệch trên Facebook, một cố vấn tổng thống đã phải thốt lên: “Vi trùng là chúng ta nhưng Facebook là cơn gió”.
Chẳng nơi nào mà ảnh hưởng Facebook trở thành tác nhân gián tiếp kích động bạo động với mức độ dữ dội và nguy hiểm bằng Myanmar, nơi cộng đồng Hồi giáo thiểu số Rohingya bị giết, hiếp và tra tấn tàn bạo bởi các nhà sư Phật giáo cực đoan. Chuyện bắt đầu vào năm 2014, khi một nhà sư tên Wirathu chia sẻ một thông tin sai về một vụ hiếp dâm và sau đó cảnh báo “có một cuộc thánh chiến chống lại chúng ta”. Thế là bùng lên cơn sốt điên cuồng truy lùng tiêu diệt người Rohingya. Cơn sốt này được châm dầu liên tục từ những kêu gọi kích động hàng ngày trên Facebook. Đến tháng 3-2017, khoảng một triệu người Rohingya đã phải chạy trốn khỏi Myanmar. Vụ việc hiện vẫn là một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất Myanmar kể từ khi nước này bắt đầu mở cửa đón làn gió dân chủ. Nói về ảnh hưởng Facebook lên vụ Rohingya, một nhà điều tra Liên Hiệp Quốc đã phải thở dài: “Tôi e rằng Facebook đang biến mình thành quái vật”.
Thật ra không chỉ ở một nước “dân chủ non trẻ” như Myanmar thì mới xảy ra ảnh hưởng tiêu cực của Facebook. Không khí gieo rắc tâm lý thù địch cũng xuất hiện ở các nước có bề dày dân chủ và văn minh. Một bài báo New York Times (21-8-2018) cho biết, ngọn lửa thù hận và chống người tỵ nạn bùng lên tại Đức thời gian qua đã được thổi mạnh thêm nhờ cơn gió lốc Facebook. Cuộc chiến ngôn ngữ đầy không khí “chém giết” và “thù địch” giữa phe “pro-Trump”và “anti-Trump” tại Mỹ cũng là một ví dụ nữa.
Một trong những vấn đề rất được quan tâm thời điểm hiện tại là có hay không việc Facebook “đi đêm” với một số chính phủ? Facebook từ lâu được xem là công cụ hữu hiệu cho tiếng nói dân chủ, đặc biệt ở những quốc gia mà báo chí nhà nước kiểm soát tuyệt đối ngôn luận. Tuy nhiên, giá trị dân chủ mà Facebook mang lại dường như đang teo hẹp, nhường chỗ cho sự “phát triển” của khuynh hướng “chìu lòng” hoặc “kết thân” của Facebook với một số nhà nước độc tài. Từ khi xảy ra vụ đảo chính quân sự năm 2016 tại Thổ Nhĩ Kỳ đến nay, chính quyền Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã nhốt tù hàng ngàn người dám lên tiếng chỉ trích. Tuy nhiên, Facebook vẫn hợp tác trong việc đàn áp tự do thông tin tại nước này. Facebook đã không chỉ không đi theo cách của Wikipedia (bị chặn hoàn toàn sau khi từ chối hiệu chỉnh hoặc xóa bài có nội dung “bất lợi” đối với chính quyền Thổ), mà còn tuân thủ yêu cầu xóa 1.823 bài vào năm sau vụ đảo chính (Washington Post 13-4-2018).
Tháng 12-2014, một trang Facebook của Alexei Navalny, đối thủ chính trị của Vladimir Putin, đã bị Facebook khóa chặn theo yêu cầu từ Chính phủ Moscow (trang này được lập để kêu gọi biểu tình chống Putin). Một lần nữa, có hay không việc Facebook bí mật hợp tác với chính quyền vài nước để xóa bài hoặc khóa các tài khoản đăng tải thông tin “bất lợi” cho nhà nước sở tại? Trong thực tế, từ tháng 7-2015 đến tháng 12-2015, Facebook đã chặn khoảng 55.000 bài tại chừng 20 quốc gia. Cần nhắc lại, trong một bài viết ngày 22-11-2016, New York Times cho biết, Facebook đã bí mật phát triển một phần mềm để xóa bài dựa trên khu vực địa lý (công cụ này, được thiết kế để giúp Facebook kiếm được giấy phép hoạt động tại Trung Quốc, sau đó bị bỏ).
Tại Việt Nam, hàng loạt tài khoản thời gian gần đây đã bị “án treo” (30 ngày) hoặc thậm chí bị khóa vĩnh viễn, trong đó có các “nạn nhân” Lê Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Anh Tuấn, Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Chu… và mới đây nhất là Trương Châu Hữu Danh. Có một điểm chung giữa các facebooker này: họ có lượng follow cao, với bài viết đề cập những vấn đề nóng bỏng và họ bị xem là cái gai trong mắt chính quyền. Facebook Việt Nam có vai trò gì trong những “sự cố kỹ thuật” trên? Thật khó có câu trả lời chính xác nhưng hiện tượng này đã xảy ra thường xuyên và dày đặc hơn từ khi Facebook Việt Nam được điều hành bởi bà Lê Diệp Kiều Trang và từ khi chính quyền Việt Nam công bố dự luật An ninh mạng.
Facebook đã đóng góp đáng kể cho sự tái nhận thức trước nhiều vấn đề xã hội, đặc biệt tại những quốc gia mà thông tin luôn bị bưng bít, nhưng Facebook ngày nay đã không còn là một mạng xã hội giúp kết nối và tạo ra những cộng đồng lành mạnh như ban đầu. Yếu tố lợi ích cộng đồng dường như đang phải ít nhiều nhường chỗ cho lợi ích doanh thu. Trong khi đó, Facebook đang là công ty duy nhất thế giới có sức ảnh hưởng xã hội lẫn khả năng chi phối tâm lý con người mà không công ty công nghệ nào có thể địch lại. Facebook đã trở thành một thế lực khủng khiếp với mức độ phủ bóng toàn cầu có thể điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp không chỉ hành vi xã hội mà cả xu hướng chính trị. “Khi một sức mạnh tư nhân được tập trung mà có thể kiểm soát những gì chúng ta thấy và nghe thì quyền lực của nó đủ để cạnh tranh hoặc thậm chí vượt qua cả một nhà nước dân cử” – Tim Wu, giáo sư luật Đại học Columbia, nói.
Facebook vẫn tiếp tục trao “chìa khóa” dân chủ hay tước đoạt nó khỏi tay người dân ở các quốc gia độc tài? Đây chưa phải là câu hỏi đáng chú ý nhất thời điểm hiện tại. Facebook có lẽ đang định dạng một hình thái dân chủ với “độ mở” mà nó muốn, theo cách ít nhiều phù hợp với yêu cầu riêng, đặc biệt đối với các nước độc tài. Đó có thể là giải pháp mà Facebook áp dụng để cân bằng giữa việc phục vụ xã hội và lợi ích doanh thu. Facebook sẽ xê dịch cán cân này ở từng thời điểm cụ thể và tùy trường hợp cụ thể. Dù chưa đến mức giết chết dân chủ từ trong trứng nước nhưng chắc chắn Facebook không còn là nơi lý tưởng để dân chủ được ươm mầm hoặc được phép khai sinh một cách tự do. Sẽ là một thảm họa đối với dân chủ và tự do ngôn luận nếu một tay độc quyền đa quốc gia bắt tay với một tên độc tài chuyên chế. Điều này dù sao cũng không thể xảy ra theo cách cả hai cùng muốn, vì tay độc quyền đa quốc gia trong trường hợp này là một công ty Mỹ chịu sự kiểm soát của luật pháp Mỹ, Quốc hội Mỹ và báo chí Mỹ.
Mạnh Kim (VOA)
song  
#2 Đã gửi : 19/09/2018 lúc 09:56:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhiều người ‘tố’ Facebook Việt Nam ‘gỡ tài khoản thiếu minh bạch’

UserPostedImage
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn cáo buộc tài khoản Facebook của ông bị hacker tấn công. (Hình chụp màn hình)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Những tháng gần đây, một số Facebooker nổi tiếng đã đưa cáo buộc họ bị Facebook Việt Nam gỡ tài khoản thiếu minh bạch “theo thỏa hiệp với nhà cầm quyền CSVN”. Họ đưa ra chứng cứ và quy trách nhiệm vụ này cho bà Lê Diệp Kiều Trang, giám đốc Facebook Việt Nam.
Mới nhất là trường hợp của nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn và nhà báo Trương Châu Hữu Danh.

Ông Tuấn là người được cộng đồng mạng biết đến với hoạt động truyền thông vụ xung đột đất đai ở Đồng Tâm, vụ Formosa… và gần đây có nhiều post phản đối Luật An Ninh Mạng và Luật Đặc Khu.
Trong một post hôm 19 Tháng Chín trên tài khoản mới lập (Tuan Nguyen), ông Tuấn cáo buộc tài khoản Facebook cũ của ông (Nguyen Anh Tuan) bị hacker tấn công bằng cách báo cáo bản quyền đối với bức ảnh do chính ông chụp.
Ông Tuấn viết: “Facebook đã phê duyệt khiếu nại, xóa bài post đi kèm, khóa chức năng post bài và cảnh báo sẽ xóa tài khoản của tôi vĩnh viễn nếu “tái phạm”. Tệ hơn, Facebook còn thông báo rằng họ không ở vào vị trí phân xử và đề nghị tôi liên hệ trực tiếp để dàn xếp với bên khiếu nại. Không gì lố bịch hơn lời đề nghị này khi mà kẻ khiếu nại chẳng ngần ngại thể hiện mình là hacker thông qua việc sử dụng email checkpass.pgk05@gmail.com. [Cho những ai không rành, check pass là từ lóng mà giới hacker/tricker hay dùng chỉ việc hack tài khoản]”
“Trao đổi với một trong những tổ chức hàng đầu trợ giúp nhà hoạt động trên không gian mạng xã hội, tôi được biết rằng ngoài Việt Nam ra không có nơi nào lợi dụng chính sách ưu tiên của Facebook về quyền riêng tư và sở hữu trí tuệ để tấn công tài khoản người hoạt động một cách hệ thống như thế này. Tổ chức này cũng cho biết thêm là họ có kế hoạch đưa vấn đề lên tầm chính sách với Facebook khi mà thời gian gần đây nhận được nhiều báo cáo về việc tài khoản người hoạt động ở Việt Nam bị xóa bài hoặc khoá đăng bài. Trường hợp của tôi có thể được đưa ra như một ví dụ,” ông Tuấn viết thêm.
Cùng thời điểm, nhà báo Trương Châu Hữu Danh, người công tác ở báo Làng Mới và được biết đến với phong trào trả tiền lẻ qua các trạm BOT hồi năm ngoái, cũng tức giận vì bị mất tài khoản Facebook.
Ông Danh nay mở tài khoản “Nhà Báo Hữu Danh” và viết trên trang cá nhân: “Gần đây Facebook tại Việt Nam đang bị biến tướng và buộc phải theo các tiêu chuẩn xa lạ so với quốc tế. Nhiều tài khoản có tiếng nói nhất định bị tấn công liên tục và bị Facebook Việt Nam vô hiệu hóa không thương tiếc. Trang cá nhân đứng tên tôi–Trương Châu Hữu Danh, cũng bị vô hiệu hóa mà không rõ lý do.”
Ông Danh cũng tố cáo việc bà Lê Diệp Kiều Trang “xem Facebook là tài sản cá nhân khi tùy tiện gắn tick xanh cho tài khoản Facebook của doanh nhân Sonny Vũ (chồng bà Trang), dù ông này chỉ có khoảng 7,000 lượt follower và không phải là một blogger nổi tiếng.
Trước hai trường hợp nêu trên, bà Lê Hoài Anh, một doanh nhân ở Hà Nội được nhiều người biết trên Facebook, viết trên trang cá nhân: “Các bạn giải thích cho tôi với nhé có phải là tình cờ không khi Facebook của tôi và hàng loạt những người có ảnh hưởng (trên 100,000 lượt follower ) thường viết, phản ánh những vấn đề nóng, lên án bất công xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chân lý và sự công bằng, phản ánh lợi ích nhóm, truyền thông bẩn lại đồng loạt bị [Facebook] bịt miệng, vô hiệu hóa tài khoản nhỉ?”
Trong một diễn biến khác, tại phiên điều trần hôm Năm tháng Chín trước Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện Hoa Kỳ, bà Sheryl Sandberg, nhân vật quyền lực số hai của Facebook, phát biểu: “Chúng tôi không đặt máy chủ ở Việt Nam và trừ những ngoại lệ rất ít ỏi khi có những mối đe doạ nghiêm trọng xảy ra, chúng tôi không bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam, gồm cả thông tin về chính trị. Chúng tôi chỉ hoạt động ở những quốc gia mà chúng tôi có thể giữ được những giá trị của mình.”
Tuy vậy, nhiều blogger tại Việt Nam tỏ ra hoài nghi về phát ngôn này, vì báo điện tử VietnamNet hôm 14 Tháng Chín tường thuật: “Tại buổi trao đổi với lãnh đạo Bộ Thông Tin Truyền Thông Việt Nam, ông Simon Milner, phó chủ tịch về chính sách công tại khu vực châu Á–Thái Bình Dương của Facebook cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, hình thành nhóm làm việc chung giữa Facebook với cơ quan quản lý Việt Nam.”
Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.081 giây.