logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/10/2018 lúc 08:29:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nơi quê tôi có nhiều ông đốc học về hưu. Đó là những nhà giáo có bằng Thành chung và có năng lực sau nhiều năm dạy học được cử làm hiệu trưởng trường tiểu học thị xã. Ông Đốc Tấn nằm trong số đó. Nhưng không giống với những ông Đốc khác sống thanh đạm, ông Đốc Tấn có một ngôi nhà rộng lớn khang trang có hàng rào sắt bao quanh, cách ngôi nhà từ đường của ngoại tôi hai con đường. Nghe nói đó là nhờ bà Đốc có ruộng đất nhiều do cha mẹ để lại. Bà là người rất nghiêm trang trong cách giao tiếp, gương mặt còn phảng phất nét đẹp thời thanh xuân. Cả hai ông bà dường như có lối sống xa cách với láng giềng. Họ có 4 người con: một trai ba gái. Người con trai, anh Ba là chủ nhà trọ của tôi ở Saigon. Ông Đốc là người thấm nhuần lễ nghĩa nho phong. Chẳng thế mà ông đặt tên bốn người con là Sanh, Dưỡng, Đạo, Đồng. Cô gái út, cô Đồng, lại đặt tên các con là Thủy, Chung, Như, Nhứt.
Nhưng ông Đốc lại có cái mâu thuẫn khó hiểu. Tuy có phong cách nhà nho ông lại thích đặt thêm cho mỗi người con của ông một tên Tây, dù không có quốc tịch Pháp. Anh em dùng tên Tây gọi với nhau thay vì Chị Hai, anh Ba, cô Tư, cô Năm xem có vẻ bình dân. Nhưng rõ ràng là gia đình ông chịu ảnh hưởng nho giáo đến độ khắt khe. Dì Sanh, bạn tiểu học của mẹ tôi, làm cô giáo trong tỉnh, chẳng may chồng mất sớm để lại một đứa con gái nhỏ. Sau cái chết của chồng, dì bèn vào chùa cạo đầu, khấn nguyện thủ tiết nuôi con. Thật tiếc cho một đời hồng nhan vì dì rất đẹp, dì luôn luôn giữ phong cách thật nghiêm trang để đẩy lùi xa những anh chàng rắp tâm bắn sẻ. Khi tôi gặp dì ở nhà trọ thì tôi thấy, sau bao nhiêu năm làm góa phụ, dì vẫn mặc quần áo lụa đen và dùng vuông khăn đen bịt đầu không thấy tóc. Cô Tư cũng đẹp như chị và rất trọng thể dục mỗi ngày để giữ nét đẹp của thân hình. Theo những lời phát biểu của cô khi ghé chơi ở nhà trọ thì cô muốn có chồng bác sĩ hoặc trí thức bậc cao chớ không chấp nhận kẻ ”lục lục thường tài”. Nhưng thời ấy đâu có nhiều bác sĩ để cho cô có cơ hội. Vì thế cô có chồng rất muộn, sau cùng đành lấy một người cán sự tầm thường nhưng bù lại có hình dáng đẹp trai. Cô Năm là người hiền lành, không có cao vọng, thành hôn với một nhà giáo và cùng chồng thực hiện đầy đủ Thủy Chung Như Nhứt. Họ sống rất hạnh phúc. Anh Ba thì bỏ truyền thống nho giáo của ông Đốc để đuổi theo tâm nguyện của anh: thực hiện giấc mơ Việt Nam Hoàn Toàn Thống Nhứt với sự chấp hành nghiêm chỉnh của chị Ba: đẻ đúng 6 người con lồng vào sáu cái tên ở trên. Lúc tôi bắt đầu vào nhà trọ thì anh chị Ba chỉ mới thực hiện được hai chữ Việt Nam. Khi Việt Cộng chiếm miền Nam thì chúng đâu có thưởng công lòng yêu nước của anh Ba, người tiên đoán sự thành công của xã hội chủ nghĩa. Hai đứa con trai Thống và Nhứt bị sung vào đoàn quân đánh vào Cam Bốt suýt chết. Và có lẽ anh Ba cũng đã sáng mắt như những người miền Nam bị Việt Cộng lừa bịp nên anh cũng đã tìm cách cho các con vượt biên. Việt Nam đã Hoàn Toàn Thống Nhứt mà Thống, Nhứt lại bỏ quê hương!
Lúc tôi ở tuổi 12 thì anh Ba ở vào khoảng tuổi 30. Tôi rất kính phục anh Ba là người có kiến thức bao la về chính trị và nhân văn, vượt xa các anh lớn trong nhà trọ dù anh không thi đậu được bằng Thành chung. Anh cho biết vì anh mất trí nhớ nên bỏ dở dang việc học. Kiến thức sâu rộng của anh nhờ đọc sách nhiều và nhất là nhờ anh thường xuyên đọc Sélection du Reader’s Digest và Paris Match. Anh thường ngồi thừ người ở phòng khách, trong dáng điệu suy tư. Dường như anh thất chí vì nghĩ mình có tài hơn nhiều người nhưng chỉ đi làm thơ ký cho một hãng buôn của người Pháp. Đôi khi anh mai mỉa nói với chị Ba là anh đi ”ở đợ” cho Tây để nuôi gia đình. Anh là người rất yêu nước, thường nói: nếu được thống nhứt thì nước ta sẽ mạnh biết bao nhiêu, khoáng sản ở miền Bắc hiệp với nông nghiệp ở miền Nam là chìa khóa của sự phát triển hài hòa. Anh đặt ra kỷ luật rất nghiêm tại nhà trọ, phải giữ yên lặng cho mọi người học hành, chỉ được quyền ồn ào như đờn ca trong một tiếng đồng hồ sau mỗi buổi cơm. Ai muốn thêm giờ rèn luyện âm nhạc thì ra phía sau vườn, dưới tàn cây trứng cá, có gió, có mây, có đàn chim bay lượn trên bầu trời, dễ gây cảm hứng cho nhạc sĩ. Nhưng khổ nỗi, trời hay mưa nên các anh nhạc sĩ phải xếp đàn vào nhà nằm trên ghế bố rung đùi nghỉ ngơi nhưng từ chối cầm quyển sách để đọc như tôi thường làm. Các anh có máu văn nghệ trải qua nhà trọ của tôi rất nhiều nhưng họ không ở lâu vì không thích cái bầu không khí chăm học được anh Ba khuyến khích. Vì học quá ít nên họ khó đậu trung học hay tú tài, hơn nữa dường như máu nghệ sĩ không thích hợp với toán học nên đa số rớt về môn nầy. Họ thường học tây ban cầm và hạ uy cầm với hai nhạc sĩ Đan Phú và Lâm Tuyền. Họ là những người hiền lành, dễ tính, bao dung nhưng biếng học.
Tuy đã thấm nhuần sáu câu giọng cổ nhờ sống gần bà ngoại lúc tuổi thơ, ngón đàn guitare của các anh lớn đặc biệt là bản La Cumparsita đã thu hút tôi vào tân nhạc. Nhưng ngón tay quá nhỏ làm sao bấm phím guitare. Phải mượn cây đàn mandoline của anh Hiệp để tự học, bắt đầu bằng bản Trăng Mờ Bên Suối của Lê Trọng Nguyễn: Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối… Tôi vừa đàn vừa hát một cách thích thú. Sau đó tôi lại tiếp tục với các bản Đêm Đông, Con Thuyền Không Bến, Cô Láng Giềng, Giọt Mưa Thu v.v… Đó là những bản nhạc cần trémolo cuối câu thật hay. Dần dần kỹ thuật trémolo của tôi thật nhuyễn vượt qua anh Hiệp còn mãi lúng túng với việc dùng miếng médiator uyển chuyển gảy nhanh lên hai dây để tạo một âm thanh không đứt quãng, như dòng nước chảy.
Dưới tàn cây trứng cá, nhìn lên bầu trời xanh, có gió hiu hiu, có đàn chim bay lượn, tôi say sưa đàn và hát Giọt mưa thu:
Vài con chim non, chiêm chiếp kêu trên cành, như nhủ trời xanh,
Gió ngừng đi, mưa buồn chi cho cõi lòng lâm ly.
Bỗng một hung thần hiện đến, mặt lạnh lùng. Anh Hiệp nhìn tôi nói trổng:
– Tiếng đờn văng vẳng, tôi không tập trung học được. Sắp đến kỳ thi.
– Vậy thì anh lấy bông gòn bịt tai lại. Anh Ba cho phép đờn ngoài vườn.
– Nhưng cây đờn là của tôi, xin phép lấy lại.
Anh giựt cây đàn trên tay tôi rồi đi vào nhà.
Không đàn thì ta ca, ca lớn tiếng để chọc tức anh Hiệp.
Ngoài hiên giọt mưa thu thảnh thót rơi…
Nhưng vừa gọi mưa theo bản nhạc của Đặng Thế Phong thì mưa bỗng nhiên rơi xuống! Thật linh ứng, chẳng khác nào Khổng Minh gọi gió Đông phong giúp đốt chiến thuyền Tào Tháo trong trận Xích Bích. Tôi đành phải vào nhà, giữ im lặng, chịu thua anh Hiệp đang gục đầu vào quyển sách.
Sau khi nghe chuyện, anh Ba khuyên anh Hiệp đừng có thái độ ngang tàng như vậy đối với tôi. Thiếu đàn, tôi không thực hiện được ước mơ có ngón đàn mandoline tuyệt diệu như Trần Anh Tuấn trên đài phát thanh. Tôi không dám xin tiền mẹ mua đàn vì không muốn tạo gánh nặng cho mẹ đã phải vất vả trả tiền nhà trọ cho con.
Năm đầu tiên tôi đến nhà trọ và bắt đầu bậc trung học thì anh Hiệp đang luyện thi bằng Thành chung. Như vậy anh chỉ hơn tôi có 3 năm học nhưng lại lớn hơn tôi đến 5 tuổi nên có thói quen độc đoán đối với tôi. Nhưng khi tôi nhảy 2 lớp bậc trung học đậu Tú tài I thì anh Hiệp vừa đậu Tú tài II. Khoảng cách không còn xa. Tôi không quên cái hận bị giựt cây đàn, làm tôi mất đi cơ hội trở thành nhạc sĩ mandoline. Đây là dịp tốt để tôi chứng minh cho anh Hiệp thấy rõ là học trối chết như anh để mỗi năm lên một lớp như qui định ở bậc trung học là quá tầm thường. Nhớ lại khi tôi mới chập chững làm quen với ngoại ngữ, tôi thường đặt những câu hỏi về nghĩa bóng một số tiếng Pháp với anh Hiệp nhưng được trả lời một cách phũ phàng:- Xem tự điển! Tôi không có thì giờ. Tuy hành động của anh có mùi ích kỷ nhưng tôi thấy anh nói thật. Thì giờ của anh rất quý báu. Anh chỉ giải trí theo qui định một tiếng đồng hồ sau buổi cơm, ì ạch mãi với bản Trăng Mờ Bên Suối, chắc ông Lê Trọng Nguyễn phải nhíu mày nếu nghe được anh đàn. Sau đó anh Hiệp lại cặm cụi với quyển sách. Anh Ba phê bình: Hiệp có nghị lực lớn nhưng ”thông minh chậm” nên mất nhiều thì giờ! Nhưng ai cố gắng sẽ đi tới đích như con rùa của La Fontaine.
Giống như tôi, nghị lực của anh Hiệp phát xuất từ lòng thương mẹ. Mẹ anh là cô giáo góa chồng khi còn rất trẻ, thủ tiết nuôi đứa con trai duy nhất. Kế đến là do anh bị tật sứt môi khiến tiếng nói của anh phát âm khó khăn. Hơn nữa vì bác sĩ giải phẫu dở nên để thấy rõ vết sẹo lớn trên môi. Có lẽ khuyết tật nầy là động lực thứ hai giúp anh làm việc không nghỉ ngơi mong được thành công lớn trong sự nghiệp. Và anh đã đạt được ý nguyện. Anh học suôn sẻ chương trình y khoa không bị ở lại năm nào. Như anh đã nói trước, khuyết tật của anh không hợp với việc tiếp xúc với bệnh nhân nên anh chọn ngành làm việc trong phòng thí nghiệm. Anh thường mang đôi gọng kính khung tròn, mắt hơi lồi vì cận thị nặng, thân gầy, lưng hơi còm. Anh cũng hiểu rằng với hình dáng thầy đồ già, anh khó mà chinh phục được những cô gái đẹp. Hơn nữa, thì giờ ở đâu mà đi tìm bạn gái. Thôi thì để mẹ giúp sức tìm vợ, thăm dò trước với tên tuổi và bằng bác sĩ, sau đó sẽ lộ diện. Lúc ấy chưa có hình sửa bằng photo shop để trình làng gây ấn tượng. Sẽ có những bà mẹ hay những cô gái đặt tầm quan trọng vào sự nghiệp vững chắc của người đàn ông, không muốn chọn một người đẹp trai có xác suất là sở khanh rất lớn. Củi khô dễ nấu, chồng xấu dễ xài! Chồng đẹp là chồng người ta, chồng xấu ở nhà dễ bảo, dễ sai! Sách lược hôn nhân qua mai mối đã thành công. Ông giáo Hinh ở xéo nhà tôi, từ xa dọn đến, có cô con gái duy nhất, sắc đẹp trung bình nhưng rất thùy mị, đoan trang, kín cổng, cao tường. Ông anh tôi hay dòm ngó nhưng chưa kịp làm quen. Bỗng nhiên cô mất tích, không còn hiện ra trước cửa nhà. Những tưởng cô lên Saigon học nhưng có biết đâu ông giáo Hinh đã sớm kết làm suôi gia với cô giáo Hằng, mẹ anh Hiệp. Anh bác sĩ bị mặc cảm về thể hình và giọng nói đã tìm được người vợ ngoan hiền qua cuộc hôn nhân sắp đặt.
Nếu anh Hiệp là mẫu người khắc khổ, thu mình trong sách vở, thì anh Trung là người vui cười, cởi mở, nói chuyện đời hợp với anh Ba. Năm 1954, ba của anh tập kết ra Bắc, bặt tin. Nhưng mẹ anh làm chủ được hai chiếc xe đò nuôi sống dễ dàng hai người con. Sau khi đậu Tú tài I, anh Trung được Không quân VNCH tuyển chọn qua Pháp học hai năm về cơ khí hàng không. Sau khi học xong, anh biệt tích không trở về miền Nam. Ba anh móc nối để anh từ Pháp ra Bắc. Sau 1975, tôi gặp lại anh từ miền Bắc trở về. Từ một cán sự cơ khí ở Pháp, bây giờ anh đã trở thành kỹ sư tiến sĩ Liên Xô, theo lời anh nói, nhưng hình dáng xác xơ, vẫn ở độc thân, nhờ mẹ đi tìm vợ, trong lúc bác sĩ Hiệp đã có một gia đình hạnh phúc.
Tôi nhớ cái hôm ông đốc Tấn đến nhà Trọ thăm anh Ba. Ông ngồi ở phòng khách, với vẻ mặt trang nghiêm. Đến giờ cơm, tôi thấy anh Ba đứng thẳng trước mặt ông đốc, trịnh trọng: Thưa ba, cơm đã dọn xong, con xin mời ba. Thái độ của anh giống như một đứa bé khoanh tay đứng trước mặt thầy giáo để trả bài. Không có cái thân mật cha con, chữ ”Thưa” và giọng nói trang trọng biểu hiện một sự xa cách, khác với cái thân mật thâm sâu của tình mẫu tử như mẹ đối với tôi. Tôi không biết anh Ba có đóng hay không chút kịch trang nghiêm của một gia đình trưởng giả mà anh thường hãnh diện, trước mặt các anh em trong nhà trọ. Ông đốc Tấn gọi các con bằng tên Tây của họ.
Tuần lễ sau thì cô Tư đến chơi. – Sao em về trễ vậy? anh Ba hỏi. – Phải chờ đợi vì bệnh nhân quá đông. Miệng tươi cười, cô Tư nói tiếp: Nè anh Ba, em đâu có bệnh phổi mà lần nào ông bác sĩ Quốc cũng bắt em phải cởi áo để khám và rọi kiếng. Anh Ba chưa kịp trả lời thì chị Ba miệng mỉm cười xen vào: – Em cũng vậy! Dường như hai người phụ nữ hãnh diện với bộ ngực đẹp của mình mà không thấy ái ngại, sẵn sàng để cho ông bác sĩ chiêm ngưỡng. Ông bác sĩ Quốc còn trẻ, học ở Montpellier, có rất đông bệnh nhân ở Chợ Lớn. Tôi thấy anh Ba làm thinh, không biết khi vào phòng riêng anh có hỏi thêm chị Ba về việc khám phổi cho người phụ nữ hai con. Làm nghề bác sĩ thật có nhiều lợi thế! Chẳng trách anh Hiệp ngày đêm khổ cực miệt mài trên bàn học nhất quyết phải tốt nghiệpY khoa. Nhưng lại không khám bệnh, rọi kiếng cho phụ nữ như ông bác sĩ Quốc mà lại miệt mài với các ống nghiệm!
Cô Năm, người em Út cùng chồng và 4 con cũng có ghé nhà trọ ở chơi khá lâu. Hai ông bà đều là nhà giáo. Anh Năm thật là người tốt bụng, thương vợ và trọng phụ nữ. Anh lãnh vai trò tắm rửa mỗi ngày cho các con nhỏ. Cuối tuần anh gom hết quần áo của gia đình để giặt tay và ủi thẳng nếp. Anh em trong nhà trọ đều khen anh, làm chị Năm mỉm cười sung sướng nhưng không chịu nói cho chị Ba biết bí quyết làm cho anh chồng ngoan như vậy. Anh Ba không khen thằng em rể mà lại chê: Nó khù khờ lắm! Làm sao khen được khi anh đối xử với chị Ba theo cách ”chồng chúa vợ tôi” . Chị là người nhà quê nhưng thật đẹp. Nước da trắng màu hột gà, má thường ửng hồng như e thẹn dù đã hai con. Mỗi ngày chị phải đi chợ nấu ăn cho cả nhà 10 người với một cô gái nhỏ giúp việc đồng thời chăm sóc các con. Ít học, chị ngưỡng mộ trí thức của ông chồng và hoàn toàn tuân phục mọi ý kiến của anh Ba cả trong việc hợp tác để nước Việt Nam đi đến Hoàn Toàn Thống Nhứt! Trông chị thật hạnh phúc.
Một ngày kia, anh Hiệp lại giới thiệu một người bà con của anh đến ở trọ: anh Nguyễn Ngọc Trân, con điền chủ giàu có, đang học thi Tú tài II và dự định đi Pháp sau khi thi đậu. Anh Trân cao lớn, rất đẹp trai, tóc quăn dợn sóng tự nhiên, tươi cười, tự tin, hơn xa cái bộ dáng ông đồ già của anh Hiệp. Anh chị Ba vui vẻ tiếp nhận. Nhưng chỉ hai tháng sau, một biến cố xảy ra. Một cô gái có vẻ nữ sinh khá đẹp mặt buồn bã đến kiếm anh Trân. Anh nhờ tôi ra nói dối là anh vắng nhà. Hai tuần sau lại có một cô gái khác đến kiếm Trân, mắt đỏ hoe cố gắng ngăn giọt nước mắt. Một anh trong nhà trọ quả quyết cô ta có bầu. Cả nhà trọ xôn xao. Rõ ràng anh Trân là tên sở khanh dùng cái mã đẹp trai, học giỏi, hại đời nhiều cô gái. Tôi, anh Thu và anh Hiệp, trong lòng cả ba đều thấm sâu sự hy sinh của người mẹ nên quý trọng thân phận của người phụ nữ. Chúng tôi bất mãn hành động của Trân. Thế rồi anh Ba nhờ anh Hiệp chuyển lời cho anh Trân phải dọn đi trong vòng một tuần lễ. Nhiều năm sau, anh Hiệp cho biết Trân đi Pháp, đậu Tiến sĩ Khoa học và dạy đại học tại Paris. Lương tâm và đạo đức con người chưa hẳn đi đôi với tài năng, trí tuệ và thành công trong xã hội. Có một lần, khi đọc báo tôi thấy có tên Nguyễn Ngọc Trân, giáo sư đại học, hoạt động cho VC tại Paris. Nhưng khi nhìn hình thì không phải Trân của nhà trọ năm xưa.
Chuyện rõ ràng như thế mà Quân lại lý luận khác. Quân thầm thì với tôi: Anh Ba đuổi Trân đi là vì ghen đấy. Anh cảm thấy thua Trân về sắc diện lẫn học thức nên sợ rằng chị Ba mất đi hình ảnh thần tượng của ông chồng. Đã có người giỏi hơn. Quân cũng mới vào trung học như tôi nhưng hơn tôi 2 tuổi, đầu óc già dặn hơn tôi, đang có nhiều tò mò về tình dục. Quân kể cho tôi nghe nhiều chuyện lý thú về nam nữ. Quân hay chỉ trích anh chị Ba: Tao thật không thích cái nhà trọ nầy, tao bị bệnh sưng đầu gối kỵ đồ biển mà chị Ba ngày nào cũng cho ăn cá biển rẻ tiền. Quân muốn đổi nhà trọ nhưng ba mẹ không cho phép vì thích cái không khí chăm học ở nhà anh Ba. Một ngày nọ, Quân lại thầm thì với tôi: Mầy có biết cách đây hai bữa, anh Ba dùng roi đánh chị Ba không? – Dùng roi? Tao không biết vì đi vắng, nhưng buổi chiều hôm ấy tao thấy chị Ba mắt đỏ hoe có lẽ đã khóc nhiều. – Mầy muốn nghe tiếp không? – Còn gì nữa? – Không biết trong đêm anh Ba phù phép thế nào mà sáng ra chị Ba hỉ hả vui cười với ảnh, không chút hờn trách. Nhưng tao lại thấy ”thằng chả” đem ra cái ghế bố rách bỏ sau vườn. Chắc họ đùa giỡn nhiều trên cái ghế bố, có giường sao không ngủ. Đó là lời của một đứa bé 14 tuổi. Khoảng 25 năm sau, nhân nói về các thầy ở Đại học khoa học, nhà tôi nói: Em biết thầy Quân, đậu tiến sĩ đệ tam cấp dạy Đại học khoa học, cưới một cô vợ sinh viên thật đẹp.
Khi trưởng thành, sau khi đi du học trở về, tôi có gặp lại anh Ba. Bây giờ anh đã làm chủ sự tại Ngân hàng Quốc gia. Có lẽ anh đã quên danh từ ”ở đợ” mà anh dùng để chỉ nghề thơ ký hãng tư của anh lúc còn trẻ. Anh nhắc lại những kỷ niệm vui trong nhà trọ. Hiệp bây giờ thành bác sĩ sống hạnh phúc bên vợ con. Trung mất tích ở Pháp. Quân làm giảng viên đại học. Chị Hai vẫn thủ tiết, cô Tư đã lập gia đình muộn. Cô Năm vẫn được chồng ”cưng” nhưng không đẻ thêm để tôn trọng bốn chữ Thủy Chung Như Nhứt. Các chàng nghệ sĩ đã đi qua nhà trọ không có ai thành danh lớn trong âm nhạc, họ thường làm nghề dạy học. Lúc ấy VC chưa chiếm miền Nam nên tôi chưa đặt câu hỏi với anh Ba: anh có mãn nguyện chưa với Việt Nam Hoàn Toàn Thống Nhứt?
Cách đây không lâu, vào một ngày rảnh rỗi, bỗng nhiên tôi nhận được một cú điện thoại đến từ Cali. – Anh Kiệt, có nhận ra giọng em không? Châu Thành Tích, cùng ở nhà trọ anh Ba Dưỡng. Đã mấy mươi năm, tình cờ tìm được tung tích của anh. Thế rồi chúng tôi đi vào câu chuyện hàn huyên. Tích nhỏ hơn tôi ba tuổi, thật thông minh, bà con rất gần với gia đình anh Ba. Tích đậu Cao Học Quốc gia Hành Chánh và làm việc trong chính quyền VNCH. Tích cho tôi biết anh chị Ba đã qua đời, mấy đứa con vượt biên phân tán khắp mọi nơi. Sanh, Dưỡng, Đạo, Đồng đều đã về trời. Thủy, Chung, Như, Nhứt không biết lưu lạc nơi đâu. Bác sĩ Hiệp vẫn ở lại Việt Nam. Anh Trung theo Việt cộng từ Bắc trở về. Trong câu chuyện, tôi nhắc: Anh còn nhớ dường như lúc ở nhà trọ em nói là ba em đã chết sớm. – Không, lúc đó khai gian lý lịch để không ai chú ý. Ông ta là Việt cộng đấy! Nhưng em vẫn vượt biên! – Cám ơn em đã nghĩ đến anh sau mấy mươi năm.
Trần Anh Kiệt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.120 giây.