logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 27/06/2013 lúc 10:00:55(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Khoảng một, hay hai tuần, sau 30/4/1975, tôi và thằng bạn ngồi tại góc ngã tư đường Trương Minh

Giảng – Trần Quang Diệu, là trạm xăng Shell cũ. Lúc đó không phải bán xăng mà người ta bày bán đủ

thứ linh tinh, thượng vàng hạ cám. Một góc là quán nhậu dã chiến. Thằng bạn, lục trong tủ nhà của cô

em, đem theo một chai Martel, Hennessy, Courvoisier hay Whisky chi đó còn sót lại. Hai đứa, dù chẳng

phải là bợm nhậu, cũng cưa đứt. Ngồi nhìn Sài Gòn đang ngơ ngác. Ngồi nhìn Sài Gòn đang hoảng loạn.

Ngồi nhìn Sài Gòn đang nhếch nhác. Chúng tôi cũng hoảng loạn, cũng ngơ ngác, cũng nhếch nhác. Cái

gì sẽ đến cho bản thân và gia đình? Cái gì sẽ đến cho thành phố, cho xã hội miền Nam? Tự chọn ở lại

quê hương là khôn hay dại? Phải chăng mức độ căng thẳng như thế, lớn hơn, mạnh hơn nồng độ cồn

nên cả hai đứa vẫn tỉnh bơ, không xỉn?

Hai đứa tôi đã bỏ chạy khỏi Đà Lạt gần hai tháng trước theo hai ngã khác nhau. Hắn làm việc tại Ủy ban

Điều hợp Quân sự bốn bên, theo Hiệp định Ba Lê về Việt Nam, ngay tại thành phố Đà Lạt.

Hắn kể, trước khi bỏ chạy đã kịp khuân ra sân đốt sạch tất cả sách vở giấy tờ trên kệ sách trong phòng

khách của chúng tôi. Phần lớn sách trên kệ là tài liệu, về triết, về chính trị, đặc biệt là sách phân tích về

chủ nghĩa cộng sản. Số còn lại là văn chương. Trong số sách đó tôi quý nhất là cả chục cuốn dày cộm

có chữ ký của vị chỉ huy trưởng một quân trường, nơi tôi đã theo học. Đó là phần thưởng của hai giải

diễn thuyết và biện luận.

Còn tại Sài Gòn thì thằng em tôi phải đem tất cả sách giao nộp cho công an để họ hỏa táng “văn hoá đồi

trụy, tàn dư Mỹ-Ngụy”!

Tần Thủy Hoàng xưa, đốt sách! CSVN vào cuối thế kỷ 20 nay, cũng đốt sách của miền Nam! Mao đốt

sách trắng thay bằng sách hồng trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, kèm theo sinh mạng 35 triệu dân

Trung Quốc do bọn Hồng Vệ binh thi hành. Thì, CSVN cũng đốt sách của nền văn minh tự do miền Nam,

đày ải hàng trăm ngàn quân cán chính vào các trại tập trung cải tạo. Chết bờ chết bụi, chết trong lao tù ở

rừng sâu núi thẳm từ Nam ra Bắc do bộ đội và công an thực hiện!

Đốt sách là chối bỏ văn minh xã hội. Nhưng khi nền văn minh đã thấm đẫm vào từng tâm hồn, từng thớ

đất của người miền Nam thì về mặt nổi, dù có biến thành tro bụi, nhưng phần chìm, phần nền tảng, vẫn

còn nguyên. Và những tro bụi đó đã tự bay theo gió từ Nam ra Bắc trong thời điểm sớm nhất, ngay sau

30 tháng Tư. Là thời điểm hàng hàng lớp lớp, đủ loại xe bị trưng dụng, nối đuôi nhau chở tài sản cướp

được về Bắc. Họ mang theo cả văn hóa, văn chương “ngụy” miền Nam, một loại rất quý hiếm lúc bấy

giờ!

Còn Hà Nội thì ra sức trấn an phe “ta” trước sự choáng ngợp về tính tráng lệ, giàu có và văn minh tại

miền Nam.

Họ ra rả lên án “nhạc vàng”, “văn hóa đồi trụy Mỹ-Ngụy”, kinh tế “phồn vinh giả tạo” của miền Nam!

Để đến bây giờ, tháng Năm năm 2013, nhiều nhà phân tích công nhận: Chính văn minh và kinh tế miền

Nam đã giải phóng miền Bắc!

Miền Bắc chiếm được miền Nam bằng quân sự nhưng miền Nam giải phóng miền Bắc bằng tự do dân

chủ và văn minh.

Giới văn nghệ sĩ miền Nam ngày đó cũng theo vận nước, tứ tán như bầy ong vỡ tổ. Cho dù chỉ 20 năm

ngắn ngủi (1954-1975) được tự do, được tích lũy góp mật thu từ những tinh hoa của thế giới văn minh

đem về, nhưng như thế cũng đã thừa đủ độ ngọt để làm ngọng những cái lưỡi gỗ tuyên truyền!

Trong số tứ tán đó thì nhóm Trần Hoài Thư lại lặng lẽ gom tụ tại nơi ở mới dù thời gian đã cướp gần cạn

sinh lực đời người. Không còn khả năng, sức khỏe và sự nóng cháy của tuổi thanh niên. Không còn thời

gian để khám phá chân trời mới của văn học nên nhóm quay về chủ trương khác. Chủ trương đi tìm lại

những giọt mật bị tản lạc, rơi rớt mà cuộc tản hàng bất ngờ không thể mang theo. Những bản thảo chưa

kịp xuất bản tại miền Nam, đã xuất bản nhưng chưa kịp phát hành, hay phát hành nhưng bị mai một vì tai

ương của lịch sử nên bị rơi vào quên lãng… Cả nhóm từ từ tìm lại. Gom góp lại. Dù có lớp bụi thời gian

che phủ nhưng cũng giống như bụi phủ trên gương soi. Thổi đám bụi bay đi, tấm kiếng sẽ sáng lại. Sẽ

soi lại nhân dáng của một thời đã mất. Nhân dáng đó, dung nhan đó đang là chứng nhân cho lịch sử.

Chẳng những lịch sử về chiến trận mà cả lịch sử về nhân văn miền Nam.

Cho đến bây giờ, thực tình tôi không biết nhóm Trần Hoài Thư đã gom góp được bao nhiêu tác phẩm.

Đã đánh máy lại bao nhiêu bản thảo cũ nát, sao lục lại từ bao nhiêu thư viện, tái tạo được bao nhiêu

sách. Chỉ biết là thỉnh thoảng thấy một tác phẩm tái sinh hay ra đời, kèm theo một tạp chí mang tên Thư

Quán Bản Thảo, lâu lâu lại xuất hiện. Xuất hiện không theo định kỳ mà sách lại có giá trị, đạt tiêu chuẩn về

phẩm và mỹ thuật!

Và lạ nhất, sách không bao giờ bán! Chỉ tặng. Gửi tặng qua bưu điện không đòi một xu tiền tem!

Tại hải ngoại đã có vô số những tạp chí, ấn phẩm có giá trị, xuất bản định kỳ để bán, sống dai dẳng

được như Thế Kỷ 21, Văn Học, Văn Nghệ Tiền Phong… là rất hiếm. Nhưng cuối cùng cũng chết! Ấy thế

mà sách của nhóm Trần Hoài Thư, với Thư Ấn Quán xuất bản thì còn đó. Xuất bản lặng lẽ, sống lặng lẽ,

dù không đều mà không phải để bán.

Sách in ra, tạp chí in ra chỉ để tặng! Dứt khoát không bán! Mỗi ấn phẩm đều là công khó của nhóm chủ

trương. Là tác phẩm của nghệ thuật. Như đứa con cầu tự của vợ chồng già!

Vì, nó là hạt giống văn chương miền Nam ươm mầm cho tương lai.

Trong nước thì chế độ cộng sản lo thủ tiêu. Ngoài nước thì nhóm Trần Hoài Thư lo gây mầm! So sánh

lực lượng, một bên là chủ trương của nhà nước, một bên chỉ năm bảy người tự xoay xở kiếm sống và

tằn tiện từng đồng, tự tay làm tất cả mọi việc in ấn để xuất bản. Một gã khổng lồ Goliath CSVN tỉ đấu với

anh chàng tí hon David.

Nhưng lịch sử cho biết, David thắng!

Và hôm nay, cũng thế. Văn chương miền Nam ngày một được phục hồi. Miền Nam mất nhưng văn

chương miền Nam không mất!

Sự thật, văn chương miền Nam vẫn sống như hơi thở của người miền Nam. Hơi thở của cuộc sống. Hơi

thở đó là hơi thở của văn minh nhân loại, nên tự nó tồn tại.

Và con số hiếm hoi của những nhóm cố gắng giữ mầm văn chương trước bể dâu thời cuộc đó, phải kể

đến nhóm Trần Hoài Thư.

Tôi tin văn chương miền Nam từ sau 30/4/1975 đến nay chỉ đang bị khô hạn nên không thể phát triển

trong nước. Nhưng có được những tấm lòng như nhóm Trần Hoài Thư, như những bác nông dân cứ cố

giữ tốt hạt giống cho vụ mùa, bất chấp nắng cháy, bất chấp khô hạn để chờ một ngày có cơn mưa lớn.

Cơn mưa làm hồi sinh!

Như mầm sống của cỏ cây, hoa lá chịu ẩn mình dưới băng tuyết với không gian tê cóng, rặt một màu

xám xịt. Nhưng khi mùa Xuân đến, lại nhú mầm. Lại bùng lên nhiều loại hoa tuyệt đẹp giữa lớp băng tan.

Chính những giọt thủy tinh lóng lánh còn vươn trên những cánh hoa đó lại có tác dụng làm hoa thêm

đẹp, thêm tinh khiết.

Trong số sách nhóm Trần Hoài Thư tìm tòi, tái bản để giữ mầm đó tôi may mắn có được cuốn Cõi Đá

Vàng của Nguyễn Thị Thanh Sâm.

Vì thế, mùa Xuân của văn chương miền Nam phải trở lại. Phải hồi sinh ngay tại Việt Nam như đã và đang

bùng phát qua in chui, nhà xuất bản chui, phát hành chui.

Và, có lẽ, chỉ một Việt Nam XHCN mới có loại văn hóa phẩm mà phải chui!

Chúng ta có thể thờ ơ với nhiều thứ nhưng khó thể thờ ơ với văn chương. Vì, văn chương sẽ luân hồi.

Chết đi và sống lại. Như văn chương miền Nam hôm nay.

© Hồ Phú Bông (Danchimviet)

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.136 giây.