logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/11/2018 lúc 09:55:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cùng Nhau Đi Bầu
 
Năm nay 2018, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống, bầu toàn bộ Hạ Viện và 1/3 Thượng viện Liên bang cũng như một số giới chức quan trọng của tiểu bang, quận hạt và các thành phố sẽ diễn ra vào Thứ Ba ngày 6 tháng 11, 2018  suốt từ 7 giờ sáng tới 8 giờ tối. Kỳ bầu cử này kinh tế Mỹ phồn thịnh, phát triển, thất nghiệp xuống thấp chỉ còn 3,7, bầu gần mùa Giáng sinh, Tết dương lịch nên rất vui.

Thế là rồi ra các diễn văn, lời tuyên bố, tranh luận, truyền đơn, bích chương, quảng cáo truyền hình, truyền thanh, báo chí, hoan hô đả đảo, chống binh của các ứng cử viên cũng chấm dứt. Sau cùng rồi ra những nỗ lực của các công chức đảm nhiệm  chuẩn bị bầu cử, ghi danh bầu cử, tổ chức thùng phiếu, người giữ gởi phiếu khiếm diện đi, chuyển phiếu tới điạ điểm bầu cử cũng xong. Sau cùng rồi những nhân viên an ninh thức cho người dân ngủ, những anh hùng vô danh liều mình trong bóng tối để ngăn chận khủng bố phá hoại bầu cử cũng thành công. Nhưng tất cả những cố gắng, hy sinh đó sẽ mất ý nghĩa nếu cử tri Mỹ không đi bầu. Nên dân chủ đại diện Mỹ sẽ yếu ý nghĩa nếu người đắc cử chỉ đại diện cho một tỷ lệ cử tri quá thấp trong một cuộc bầu cử tỷ lệ đi bầu quá thấp.

Các ứng cử viên liên bang, tiểu bang, thành phố đã có những nỗ lực chưa từng thấy trong tổ chức chiến dịch tranh cử với qui mô lớn, với tính toán tinh vi, với chi phí kếch sù để vận động cử tri đến phòng phiếu --  tự nhiên với hy vọng bỏ phiếu cho mình đắc cử nói riêng, và  để  giảm đi cái bịnh lơ là, làm biếng đi bầu là cái bịnh tai hại cho nền dân chủ đại diện Mỹ nói chung. Nên  trong mùa bầu cử,  hai chánh đảng lớn Cộng Hoà, Dân Chủ, các nghiệp đoàn, tổ chức, các đoàn thể độc lập, y tế, văn hoá kể cả các ban nhạc, các tài tử, các khối sắc tộc đã bỏ ra cả năm tổ chức ghi danh cử tri – già trẻ nghèo giàu – với hy vọng số người tham gia bầu cử tăng lên.

Tại Little Saigon, số cử tri Mỹ gốc Việt đã tăng lên. Tại nước Mỹ số cử tri Mỹ gốc Viêt tăng lên. Có người phải mua giấy máy bay tốn hàng ngàn đồng về bầu cho kịp. Dân thiểu số, dân  đa số, các cơ quan, đoàn thể công tư, trong ngoài chánh quyền  đã làm hết sức mình để xây đắp cho nền dân chủ Mỹ. Những nỗ lực mà nhân dân và chánh quyền Mỹ đã đầu tư để xây dựng cho nền dân chủ đại diện của mình cả thế giới đang nhìn vào.

Theo truyền thống bầu cử Mỹ, số cử tri mới tăng thường không hẳn đồng nghĩa với số phiếu đi bầu tăng. Tiêu biểu như vào thập niên 1990, chương trình Motor Voter giúp cho người xin bằng lái xe ghi danh cử tri luôn. Số cử tri tăng vọt, nhưng tỷ lệ đi bầu không tăng. Lý do vì các tổ chức không theo dõi sát, không thúc đẩy tới cùng cử tri đi bầu. Còn cử tri thì bịnh chán đi bầu, lơ là đi bầu ai lên cũng vậy, không thuyên giảm. Đó là một bịnh trầm kha có 1001 lý cớ, muốn chữa trị, riêng xã hội Mỹ (chánh quyền và nhân dân) không giải quyết được nếu không có sự cộng tác của cá nhân.

Người Mỹ gốc Việt thiết tha với các cuộc bầu cử Mỹ vì nhận thấy đó là cách bảo vệ và phát huy quyền lợi cho tập thể mình tại Mỹ và đồng bào trong nước. Muốn đẩy mạnh công cuộc quốc tế vận cho nhân quyền VN là phải cần đến quí vị dân cử Mỹ Lập pháp, Hành Pháp và Tư Pháp  liên bang, tiểu bang và quận hạt và thành phố. Những cuộc đấu tranh, biểu tình, cầu nguyện, thỉnh nguyện thư, sẽ bớt mất công hơn mà kết quả cao hơn nếu quí vị dân cử ủng hộ. Đa số cử tri Mỹ gốc Việt coi lập trường chống Cộng, chống CS Trung Quốc, chống CSVN của ứng cử viên là điều kiện tiên quyết để quyết định lá phiếu. Người Việt chưa có thể làm ra tổng thống, thống đốc, thượng nghị sĩ liên bang, nhưng nếu người Mỹ gốc Việt chịu khó đi bầu, quí vị dân cử ấy cũng rất cần, trong bầu cử 1 lá phiếu cũng quí huống hồ người Mỹ gốc Việt bây giờ có cả mấy triệu phiếu.

Riêng người Mỹ gốc Việt đến đây đã 43 năm, từng chứng kiến và tham dự cả chục kỳ bầu cử trọng đại của Mỹ và cũng của mình nữa rồi. Chữ Vietnamese Americans tiếng Anh, chánh quyền, nhân dân, và các môn chánh trị, xã hội, văn học Mỹ dành cho người Việt trong xã hội Mỹ, có chữ Vietnamese. Dù để trước như một tĩnh từ nhưng vẫn nói lên nguồn gốc, hoài vọng của công dân Mỹ gốc Việt. Mỹ còn thừa nhận sắc thái Việt của người Mỹ gốc Việt, thì cử tri người Mỹ gốc Việt làm gì quên được vận mạng nước non nhà và gần 100 triệu đồng bào đang bị sống trong gọng kềm độc tài đảng trị Cộng sản toàn diện. Trên 90% người Việt tự xem mình là người có đạo, mà tất cả tôn giáo ở nước nhà đang bị CS áp bức. Đó nhứt định những yếu tố tác động không nhỏ để người Việt ra ứng cử nhiều và cử tri người Mỹ gốc Việt ghi danh đông kỳ bầu cử này.

Thực tế và thật sự khuynh hướng tổng quát nếu không muốn nói là lập trường cố hữu của cử tri Mỹ gốc Việt là dành lá phiếu cho ứng cử viên nào chống CS, chống TC, chống Việt Cộng thì người Mỹ gốc Việt theo sát đường lối tranh cử, chính sách giải quyết việc nước, chuyện dân, ngoại giao và nôi trị. Không có gì khó hiểu, nhờ cái duy lý, duy tâm của người Mỹ gốc Việt mà kết quả “Một cuộc khảo sát về cử tri gốc Á công bố vào tháng 10/2018 cho biết người Mỹ gốc Việt là cộng đồng gốc Á duy nhất có số đông ủng hộ Tổng thống Donald Trump, và với tỷ lệ cao nhất, lên đến 64%.” Vì TT Trump kêu gọi chống CS và đang chống TC, mà CSVN là thù trong và TC là giặc ngoài của quốc gia dân tộc VN.

Nghiêm khắc với mình mà xét, có thế nói người Mỹ gốc Viêt là thành phần chủng tộc của Hiệp Chủng Quốc Mỹ, có nhiều kinh nghiệm về CS gian ác, độc tài đảng trị toàn diện, có quá nhiều nước mắt, mồ hôi, tù đày, chết sống với CS. Kinh nghiệm cá nhân, gia đình người tỵ nạn CS và thế hệ hậu duệ vẫn còn là những vết thương chưa lành do CS gây ra cho  mỗi một người, mỗi một gia đình người Việt tỵ nạn CS ở Mỹ.

Sai lầm và tai hại là cảm nghĩ bi quan, tiêu cực “bầu bán làm gì cho mất công, ai lên cũng vậy thôi”. Quan niệm sai lầm và yếm thế  ấy đưa đến thái độ lơ là, vô cảm, bất động, làm biếng trước bầu cử là vô cùng tai hại, thiệt hại cho mình, gia đình, xã hội mình đang sống. Vì bản chất chánh trị là, mình không làm thì người khác vẫn làm, và thường làm thiệt hại cho quyền lợi của mình. Không bầu người đồng quan điểm, yểm trợ cho cuộc  đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền Việt Nam, thì quốc tế vận của người Mỹ gốc Việt sẽ yếu, thiếu tiếng nói và bàn tay xây dựng trong chánh quyền đệ nhứt siêu cường thế giới là Mỹ. Không bầu cho người hiểu biết văn hóa, niềm tin, và khát vọng của người Mỹ gốc Việt, một sắc dân thiểu số mới định cư ở Mỹ hơn 43  năm thôi mà đã thành đạt, đóng góp rất nhiều cho tiểu bang Cali, cho nước Mỹ --  thì những người Mỹ khác có đầu óc hẹp hòi  xem chủng tộc mình là thượng đẳng, kỳ thị chủng tộc, coi người Việt là dân “ăn bám, dân tỵ nạn kinh tế”, thì những người kỳ thị ấy sẽ thắng. Họ thắng thì họ biến thái độ kỳ thị chủng tộc da màu thành hành động che dấu như vụ gây khó khăn khi người Việt xin treo cờ, xin làm việc cho chánh quyền, xin làm ăn, lập chùa, nhà thờ, vào đại học, khi biểu tình mỗi khi những dân cử kỳ thị ấy lòn lách qua luật pháp cấm kỳ thị chủng tộc của luật pháp Mỹ.

Vậy sau cùng điều quan trọng nhứt là đi bầu, bầu đúng cử xứng, rủ nhau đi bầu, nhắc gọi, chở nhau đi bầu ngày 6 tháng 11 năm 2018. Đi bầu là giúp cho cuộc sống người Việt ở Mỹ sống cao đẹp hơn, giúp đồng bào trong nước sớm có tự do tôn giáo và nhân quyền
Vi Anh
song  
#2 Đã gửi : 05/11/2018 lúc 09:56:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
64% Cử Tri Người Mỹ Gốc Việt Đồng Ý Với Trump; Cử Tri Gốc Việt Thích Ứng Cử Viên Dân Biểu Cộng Hòa

Một thăm dò được thực hiện về tánh tình của cử tri người Mỹ gốc Á Châu trước cuộc bầu cử giữa kỳ cho thấy rằng 72% người Mỹ gốc Nhật Bản không đồng ý cách Donald Trump điều hành công việc của ông như là tổng thống.

Nhìn chung, tỉ lệ chấp thuận việc làm của Trump trong số người Mỹ gốc Á là 36% đồng ý và 58% không đồng ý. Có tới 64% cử tri người Mỹ gốc Việt là đồng ý đối với tổng thống.

Cử tri người Mỹ gốc Nhật có mức không đồng ý với Trump cao trong số người Mỹ gốc Á châu. Người Mỹ gốc Phi Luật Tân ở mức 48%, trong khi các nhóm người Mỹ gốc  Á Châu khác thì tỉ lệ đồng ý là chưa tới một phần ba.

Thăm Dò Cử Tri Người Mỹ Gốc Á Năm 2018 được bảo trợ bởi Civic Leadership USA trong hợp tác với Liên Hiệp Công Đoàn Lao Động Người Mỹ Gốc Á Châu Thái Bình Dương AFL-CIO và Công Lý Tiến Bộ  Cho Người Mỹ Gốc Á.

Phúc trình này cho thấy những kết quả của các cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng điện thoại và trang mạng toàn cầu từ ngày 23 tháng 8 tới 4 tháng 10 năm 2018, 1,316 cử tri ghi danh là những người xác nhận là người Mỹ gốc Á, tạo ra tổng sai số của lỗi lấy mẫu cộng hay trừ 3%.

Thăm dò cho thấy rằng có những khác biệt dựa trên tuổi tác với những thanh niên tuổi từ 18 tới 34 ghi danh đi bầu thì bất mãn cao nhất.

Số cử tri người Mỹ gốc Á trong thập niên trước đã gần gấp đôi từ khoảng 2 triệu cử tri trong năm 2000 lên tới 5 triệu cử tri vào năm 2016, hay khoảng 3.7% tổng dân số cử tri đi bầu.

Các ứng cử viên Đảng Dân Chủ thì hài lòng với những tiến bộ mạnh trong cử tri người Mỹ gốc Á khi so với các ứng cử viên Đảng Cộng Hòa, cả cuộc đua vào Thượng Viện.

Cử tri người Mỹ gốc Việt thì thích các ứng cử viên Đảng Cộng Hòa trong cuộc đua vào Hạ Viện, và cử tri Phi Luật Tân bên ngoài California thì thích các ứng cử viên Đảng Cộng Hòa chạy đua vào Thượng Viện.
Theo Việt Báo
song  
#3 Đã gửi : 05/11/2018 lúc 10:05:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bầu Cử 2018 và Người Mỹ Gốc Việt

UserPostedImage
Hình minh họa.

Ngày mai, 8 tháng 11, Hoa Kỳ sẽ có cuộc bầu cử giữa hai kỳ bầu Tổng Thống, hay còn gọi là “Bầu Cử Giữa Kỳ” (Midterm Elections). Người Mỹ gốc Việt đã có những tham gia rất tích cực vào kỳ bầu cử này. Cho đến hôm nay, vài ngày trước ngày bầu cử chính thức, người Mỹ gốc Việt cũng chia sẻ nhiều sôi động với các náo loạn của dòng chính, ngay cả chia rẽ với tinh thần đảng phái cực đoan trong cộng đồng mình.
Mong rằng sự đóng góp đầy nhiệt tình của chúng ta sẽ không đẩy cộng đồng Mỹ gốc Việt vào sự phân hoá đáng ngại giữa hai chính đảng Hoa Kỳ, rơi vào sự kỳ thị chủng tộc, kỳ thị tôn giáo, hiềm khích đầy bạo lực không nên có. Dù theo đảng nào hay ủng hộ ứng viên nào, người Việt chúng ta đều chia sẻ giá trị Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Dân Quyền của Hoa Kỳ, và chung hoài bão muốn bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trước sự xâm lăng của Trung Cộng.
Voice of Vietnamese Americans xin mời quý đồng hương cùng duyệt qua bức tranh chung, mong rằng qua kỳ bầu cử này người Mỹ gốc Việt sẽ chứng tỏ cho chính khách Hoa Kỳ và thế giới thấy được sự trưởng thành, lớn mạnh của người Mỹ gốc Việt và sẽ tôn trọng tiếng nói của chúng ta hơn khi quyết định các chính sách ảnh hưởng đến người Việt .
I . Cộng Đồng Mỹ Gốc Việt, dân số và lá phiếu:
Cho đến nay, trong các giống dân Mỹ gốc Á Châu Thái Bình Dương, cử tri gốc Việt đi bầu hăng hái nhất, đến 77 % . Tuy nhiên, tiếng nói của chúng ta lại chưa được hiệu quả lắm, nhất là với những chính sách đối ngoại như nhân quyền, hay đối phó với Trung Cộng trên Biển Đông.
Theo Migration Policy Institute, người Việt tập trung tại các tiểu bang California (39%), Texas (13%), Washington State (4%), và Florida (4%) . Tại các tiểu bang này chúng ta sớm có một số đại diện dân cử người Mỹ gốc Việt tại địa phương. Nhưng năm nay, số ứng viên tăng lên gấp bội, và gồm cả những tiểu bang miền Đông như Massachusetts, Viriginia, hay miền Nam như Georgia.
Theo tài liệu của Census Bureau cho đến năm 2016, thì chúng ta có khoảng 2 triệu người (2,067,000) tập trung tại các khu vực như California (Orange County, San Francisco, San Jose, Sacramento, San Diego), Texas (Houston, Dallas – Fort Worth, Austin), Massachusetts (Boston), New Jersey, New York (New York City), Philadelphia, Virginia – Maryland – Washington D.C, Washington State (Seattle), Louisiana (New Orleans), Oregon (Portland), Oklahoma (Oklahoma City), Arizona (Phoenix), Nevada (Las Vegas), Georgia (Atlanta). Tại mỗi thành phố vừa nêu, có trên 10,000 ngàn người Việt cư ngụ . Đây là con số đáng kể nếu chúng ta đi bầu .
Theo nghiên cửu của Pew vào tháng 9/ 2017, thì 75% người Mỹ gốc Việt đã là công dân, và có thể đi bỏ phiếu. Đó là một con số đáng kể, nếu tất cả chúng ta khi có quốc tịch đều ghi danh cử tri và đi bầu .
Cuộc bầu cử giữa kỳ thường cho thấy mức ủng hộ của người dân đối với vị Tổng Thống đương nhiệm sau hai năm tại vị . Tổng Thống Trump là vị lãnh đạo không theo các tiêu chuẩn chính thống, đã tạo nhiều phân hoá trong toàn quốc trên nhiều phương diện, và có điểm tín nhiệm thấp nhất so với các vị Tổng Thống trước . Riêng với dân Mỹ gốc Việt, đài VOA ngày 26/10 đưa tin là 64% dân Việt tín nhiệm ông Trump, vì nghĩ rằng ông có thái độ cứng rắn với Trung Cộng. Nhiều người thích thú khi thấy ông Trump đánh thuế lên hàng Trung Quốc, và làm cho kinh tế Trung Cộng chao đảo, tuy Trung Cộng vẫn gia tăng áp lực lên Việt Nam và tiếp tục quân sự hoá Biển Đông.
Ngày 2/11, ông Trump tweeted rằng “các cuộc thảo luận thương mại với Trung Quốc đang diễn tiến tốt đẹp”. Trong cùng ngày, Ngoại Trưởng Vương Nghị của Trung Quốc khẳng định “Trung Quốc có chủ quyền tại Biển Đông” khi thăm New York . Đáp lại, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo chỉ “nhắc khéo” đến thoả thuận chế tài Bình Nhưỡmg! Điều này khiến người Mỹ gốc Việt cũng cần thận trọng, xin nhớ rằng Hoa Kỳ phải đặt quyền lợi quốc gia của họ lên trên hết.
Trong bài đăng trên VOA ngày 26/10, phóng viên An Hải cũng nêu lên là “thế hệ thứ nhất ủng hộ Cộng Hoà”, còn “thế hệ thứ hai ủng hộ Dân Chủ”.
2 . Giới Trẻ tích cực ra tranh cử:
Rất đông người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi đã tham dự cuộc biểu tình ngày 21/01/2017, một ngày ngay sau khi ông Trump đăng quang, tại Hoa Thịnh Đốn, trên các thành phố lớn toàn quốc, và trên toàn thế giới. Họ cho là ông không có đạo đức, coi thường phụ nữ, chế nhạo người tàn tật, kỳ thị người gia màu, và không đủ kinh nghiệm cũng như thiếu tư cách để lãnh đạo quốc gia . Nhiều phụ nữ trẻ Mỹ gốc Việt đã chọn con đường tích cực là ra tranh cử trong các vai trò lập pháp tại tiểu bang hay liên bang, để có thể sử dụng hệ thống tam quyền phân lập trong guồng máy chính trị Hoa Kỳ hầu bảo vệ các giá trị nhân bản của Hiến Pháp Hoa Kỳ, trong đó có nhân quyền, dân quyền, và bình quyền về giới tính.
Tại Virginia, Bà Kathy Trần, một phụ nữ Việt tỵ nạn vừa sinh con gái ngày 20.1.2017, đã quyết định tranh cử vào ghế Dân Biểu Tiểu Bang Virginia để: “Bảo vệ tương lai cho con gái tôi và duy trì môi trường, nhân quyền, dân quyền cho người dân Virginia” . Kathy Trần (D) đã thắng cử ngoạn mục, thay thế ông Dave Albo (R), người từng giữ ghế này suốt 24 năm.
Kathy Trần phản đối việc Tổng Thống Trump rút ra khỏi Paris Climate Agreement, đòi huỷ Luật Bảo Hiểm Y Tế Vừa Túi Tiền, cắt ngân sách cho các chương trình bảo vệ sức khoẻ phụ nữ, chuyển ngân quỹ giáo dục công lập sang cho các trường tư thục, và có các đạo luật hành chánh vi phạm quyền của người di dân và người da màu .
Nhiều người trẻ khác cũng ra tranh cử vào các ghế lập pháp liên bang, như Bác Sĩ Mai Khanh Trần (D - địa hạt 39, California), anh Ethan Phạm (D -đia hạt 8, Texas), anh Daniel Nguyễn ( R-địa hạt 22, Texas), Bà Stephanie Ngọc-Dung Đặng Murphy (D- Dân Biêu Liên Bang từ Florida địa hạt 7) .
Quốc Hội Tiểu Bang có lẽ gần gũi hơn, và năm nay có khá nhiều ứng viên Mỹ gốc Việt tranh cử, từ California (TNS tiểu bang Janet Nguyễn (R) tái tranh cử; ứng viên Tyler Diệp (R ) tranh cử vào ghế General Assembly), đến Massachusetts (Luật sư Trâm Nguyễn- D- tranh cử vào ghế Dân Biểu Tiểu Bang từ địa hạt 18th Essex), và tại tiểu bang Washington (Bác Sĩ Savio Phạm -R, Bác Sĩ Joe Nguyễn - D - tranh cử vào thượng viện tiểu bang, Dược sĩ Mỹ-Linh Thái – D- tranh cử vào ghế dân biểu liên bang).
Tại Westminster, Orange County, nơi người Việt chiếm 1/5 dân số, có đến 6 ứng viên Mỹ gốc Việt tranh cử ghế Nghị Viên Hội Đồng Thành Phố: Khải Đào, Tài Đỗ; Chi Charlie Nguyen, Frances The-Thuy Nguyen, Samantha Bao Anh Nguyen, Andy Quach. Đó là chưa kể chúng ta đã có Thị Trưởng Tạ Đức Trí, Nghị Viên Thành Phố Nguyễn Tâm cũng đang tái tranh cử.
Tại Texas, chúng ta có Dân Biểu Tiểu Bang Hubert Võ (D) đại diện địa hạt 149 từng được tín nhiệm suốt 5 nhiệm kỳ; Commissioner Andy Nguyễn ở Taran County rất được lòng cử tri, cũng tái tranh cử . Đặc biệt có anh Danny Nguyễn (R) tranh cử kỳ sơ bộ vào ghê Dân Biểu Liên Bang từ Texas địa hạt 22, nhưng không vào chung kết . Chính tại địa hạt 22 này, chúng ta có Nathan Trương, một người Mỹ gốc Việt mới 26 tuổi, đang vận động cho ứng viên Sri Preston Kulkarni (D) và tạo nhiều tiếng vang .
Chúng ta cũng đã có một số người thắng cử các cuộc bầu cử đặc biệt và đã thắng vẻ vang, như Cô Bee Nguyễn (D), Dân Biểu Tiểu Bang Georgia địa hạt 89; Dean Tran (R) – Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Massachusetts qua cuộc bầu cử đặc biệt vào tháng 12, 2017 .
Theo dõi các ứng viên Mỹ gốc Việt, chúng ta thấy tuy khác đảng phái, họ cùng chia sẻ những điểm chung sau đây:

Là người Việt tỵ nạn Cộng Sản, sang Hoa Kỳ khi còn nhỏ tuổi.
Hiểu được sự khó khăn của cha mẹ, gia đình trong bước đầu của người di dân .
Ngoài khả năng vượt trội, họ còn có lý tưởng muốn đóng góp và tạo thay đổi .
Vẫn còn mang trong người dòng máu Việt, tâm thức Việt, nhưng đã hoà nhập với đời sống Hoa Kỳ, giá trị nhân bản của Hoa Kỳ, với đầu óc rộng mở để phục vụ xứ sở này .

Sự dấn thân của người Mỹ gốc Việt vào guồng máy Lập Pháp và Hành Pháp của Hoa Kỳ từ địa phương, đến tiểu bang, liên bang, là nguồn hứng khởi cho cử tri Mỹ gốc Việt. Những ứng viên này thuộc cả đảng Dân Chủ lẫn Cộng Hoà, và đều có khả năng cùng tâm huyết vượt trội.
Nhìn chung, các ứng viên đều chủ trương tranh đấu để nói lên tiếng nói của khối dân thiểu số Mỹ gốc Việt , Mỹ gốc Á Châu Thái Bình Dương , mong đạt đến sự đối xử bình đẳng không kỳ thị cho mọi giống dân . Các ứng viên tuy khác đảng phái, nhưng cùng quan tâm đến vấn đề y tế, di dân, giáo dục, nghề nghiệp, giao thương,và gần đây nhất là chuyện sử dụng sung, và quyền có quốc tịch Hoa Kỳ.
Khi tranh cử vào dòng chính, các ứng viên khó có cơ hội đề cập đến các vần đề người Việt quan tâm, như nhân quyền cho Việt Nam, hay tranh chấp trên Biển Đông . Cử tri Mỹ gốc Việt chúng ta cần lưu ý mọi ứng viên về các quan tâm này, đưa vào trong nội dung của “giá trị nhân bản của Hoa Kỳ, và quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ” .
Voice of Vietnamese Americans có dịp tổ chức buổi “Nói Chuyện với Ứng Cử Viện vào Hạ Viện Hoa Kỳ từ Virginia Địa Hạt 8”, giữa ứng viên Don Beyer (D)- Dân Biểu đương nhiệm, và ứng viên Thomas Oh (R ), người Mỹ gốc Đại Hàn . Khi câu hỏi đưa ra về nhân quyền, TPP, và tranh chấp trên Biển Đông, thì ông Don Beyer (D ) lại đứng về phía người Việt và người Đông Nam Á đòi Trung Cộng phải tôn trọng luật quốc tế, trong khi ông Thomas Oh trả lời không biết nhiều về các vấn đề này .
3. Vai trò của Cử Tri:
Là cử tri, chúng ta cũng cần tham dự các buổi nói chuyện với ứng viên, và chia sẻ với họ các điều chúng ta quan tâm. Như vậy, lá phiếu của người Mỹ gốc Việt sẽ có ý nghĩa hơn .
Tiếng Nói Người Mỹ Gốc Việt đề nghị chúng ta bỏ phiếu theo tiêu chuẩn : Nhiên (bảo vệ môi trường, khí hậu) – Nhân (bảo vệ nhân quyền) – Dân (bảo vệ dân quyền) để song đôi với quan tâm của đồng bào tại Việt Nam trong lúc vẫn đặt nặng giá trị của Hoa Kỳ .
Chúng ta rât may mắn có một thế hệ trẻ tài giỏi, nhiêt huyết, dấn thân. Hãy cùng nhau hỗ trợ họ để cùng đi tới. Voice of Vietnamese Americans hoan hô tất cả những ai đã dấn thân phục vụ cộng đồng.
Xin cử tri Mỹ gốc Việt hãy đi bầu thật đông năm nay, ngày 6 tháng 11, 2018..
Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao
song  
#4 Đã gửi : 06/11/2018 lúc 08:58:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bầu cử giữa kỳ: Bài trắc nghiệm của tổng thống Trump trước dân Mỹ và quốc tế

UserPostedImage
Cảnh một phòng phiếu ở Manhattan, New York City, Hoa Kỳ, ngày 6/11/2018. REUTERS/Andrew Kelly

Chống hay ủng hộ ông Donald Trump ? Chưa bao giờ một kỳ bầu cử giữa kỳ lại có tác động như một bài trắc nghiệm với người đứng đầu hành pháp Mỹ như kỳ bầu cử giữa kỳ 2018. Đây cũng là cuộc bỏ phiếu thu hút sự chú ý đặc biệt của cả thế giới không kém gì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Hôm nay 06/11/2018, hơn 200 triệu cử tri Mỹ được kêu gọi tham gia cuộc bầu cử giữa kỳ quy mô, đồng thời gây chia rẽ sâu rộng đến như vậy. Và cuộc bỏ phiếu lần này đã nhanh chóng chuyển hướng thành một "hàn thử biểu" đối với tổng thống đương nhiệm Donald Trump.
Năm 2016, nhà tỷ phú Donald Trump bất ngờ đắc cử tổng thống. Trong hai năm qua - nửa nhiệm kỳ tổng thống- ông Trump đã lãnh đạo nước Mỹ theo cách riêng của mình. Không ít lần cả thế giới sững sờ bởi phong cách cũng như những quyết định của vị tổng thống Mỹ trung thành đường lối « Nước Mỹ trước tiên ». Chính hai năm cầm quyền đầy sóng gió và gây nhiều tranh cãi đã là lý do để cuộc bầu cử giữa kỳ này biến thành bài trắc nghiệm để người dân Mỹ đánh giá những gì mà ông Trump đã theo đuổi và thực hiện từ khi bước chân vào Nhà Trắng.
Ý thức được tầm mức quan trọng của kỳ bầu cử này đối với hai năm còn lại của nhiệm kỳ, đích thân tổng thống Trump đã can dự vào chiến dịch vận động tranh cử cho các ứng viên Cộng Hòa, cứ như bản thân ông là ứng viên chủ chốt. Theo nhật báo Le Monde, hơn một tháng qua, tổng thống Trump liên tiếp có mặt ở 15 cuộc mít tinh vận động cử tri. Nếu tính từ mùa hè này, là khoảng ba chục cuộc, để truyền năng lượng đến hàng trăm triệu người ủng hộ trên khắp cả nước. Cựu phát ngôn viên Hạ Viện, Newt Gingrich, một người thân cận với ông Trump, được le Figaro trích dẫn trong số báo hôm 30/10 nói : « Đây là chiến dịch tranh cử tổng thống thứ 2. Ông (Trump) áp đặt sự thống trị ở đảng Cộng Hòa kiên quyết hơn bất kỳ tổng thống nào thời hiện đại ».
Đây cũng là cuộc bỏ phiếu sôi động nhất nước Mỹ kể từ hai thập niên trở qua và được giới quan sát đánh giá là một kỳ bầu cử gây chia rẽ nghiêm trọng nhất tại Hoa Kỳ. Thậm chí đã xuất hiện bóng dáng bạo lực giữa chiến dịch tranh cử, như nhiều vụ bom thư gửi đến nhà Obama, Clinton, rồi tiếp đó là vụ xả súng kinh hoàng trong nhà thờ Do Thái giáo ở Pittsburgh.
Phía đảng Dân Chủ nhân cơ hội này chỉ đích danh tổng thống Trump là người đã chia rẽ nước Mỹ một cách có chủ ý. Những vụ bùng phát bạo lực sát ngày bầu cử đã làm dấy lên trong dư luận Mỹ cuộc tranh luận phải chăng những phát ngôn dữ dằn, gây sốc của tổng thống Mỹ đã ít nhiều gây hiệu ứng kích động trong một đất nước đa chủng tộc vốn đã bị phân hóa sâu sắc.
Hàng loạt các chủ đề khác cũng nổi lên thành mối quan tâm lớn của cử tri trong đợt này, như chuyện đối xử với phụ nữ, người nhập cư, cuộc chiến tranh thương mại hay bảo hiểm y tế. Tất cả đều liên quan đến những chủ trương, chính sách gây tranh cãi của tổng thống Trump.
Về đối nội, kết quả bầu cử sẽ phản ánh niềm tin mà người dân Mỹ dành cho ông chủ Nhà Trắng, hay cũng có thể là cơ hội cho ông Trump kéo dài chiến thắng cho cuộc chạy đua ở nhiệm kỳ tiếp theo.
Trên phạm vi quốc tế, cuộc bầu cử giữa kỳ lần này của nước Mỹ thu hút sự chú ý nhiều nhất của thế giới. Không chỉ có các đồng minh mà ngay cả các đối thủ của Mỹ đều theo dõi sát sao, ngóng đợi kết quả của cuộc bầu cử hôm nay. Bởi vì, tương quan lực lượng sau cuộc bầu cử sẽ tác động đến bàn cờ chính trị quốc tế cũng như phản ứng của nhiều quốc gia từng bị ảnh hưởng của các quyết sách đối ngoại gần đây của tổng thống Trump, như tương lai thỏa thuận hạt nhân Iran - vốn đã bị tổng thống Trump xé bỏ, viễn ảnh lệnh cấm vận Nga cũng như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và chiến lược bảo hộ mậu dịch sẽ đi về đâu.
Các cuộc thăm dò dư luận tại Mỹ trước ngày bầu cử đều có chung một xu hướng: hệ thống lập pháp, kiểm soát quyền lực của Mỹ, sẽ được chia lại. Đảng Dân Chủ có thể giành lại được đa số ở Hạ Viện, phe Cộng Hòa của tổng thống tiếp tục nắm đa số ở Thượng Viện.
Thế nhưng, đó vẫn chỉ là dự báo. Những gì đã diễn ra trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ 2016 buộc các nhà quan sát phải thận trọng.
Theo RFI
song  
#5 Đã gửi : 06/11/2018 lúc 08:59:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mỹ : Bài học của cuộc bầu cử giữa kỳ

UserPostedImage
Cảnh cử tri Mỹ xếp hàng bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ. Ảnh tại Deerfield Beach, Florida, ngày 06/11/ 2018. REUTERS/Joe Skipper

« Midterms » giờ sự thật của Donald Trump, Mỹ trừng phạt Iran,Trung Quốc làm quốc tế thất vọng, Pháp truy nã ba chỉ huy mật vụ tình báo Syria phạm tội ác chiến tranh, chính phủ Pháp tăng thuế xăng dầu làm dân la gào phản đối là những chủ đề quốc tế, quốc nội trên báo Pháp hôm nay.
Giờ sự thật, dân Mỹ đánh giá tổng thống Trump qua bầu cử giữa nhiệm kỳ mang ý nghĩa một cuộc trưng cầu dân ý, tựa của Le Figaro và nhận định của Les Echos.
Được ăn cả ngã về không, La Croix cho rằng cử tri Mỹ sẽ quyết định có cho chủ nhân Nhà Trắng tiếp tục chính sách gây tranh cãi trong nước hay không ? Nhật báo thiên tả Liberation nhận định tổng thống Trump đối đầu với một cuộc bầu phiếu mà đảng Dân chủ có thể lấy lại thế chủ động. Cũng như các đồng nghiệp, Le Monde lo ngại nước Mỹ của Donald Trump bị chia rẽ nhiều hơn do những tuyên bố cực đoan của ông. Trong bài xã luận « Một cuộc bầu cử giữa kỳ nhiều bài học », Le Monde suy đóan vào buổi tối ngày 06/11/2018, nước Mỹ chắn chắn sẽ có các yếu tố để trả lời câu hỏi của đa phần cử tri, nhất là của phe Dân Chủ : Phải chăng chuyện đắc cử của Donald Trump, cách nay hai năm, là một « sự cố lịch sử ». Cử tri Dân Chủ quá tin vào chiến thắng của Hillary Clinton nên nhiều người ngồi nhà chờ kết quả ? Hay thật sự Hoa Kỳ đã chuyển hướng và Donald Trump đại diện cho xu hướng dân tộc chủ nghĩa ích kỷ, chỉ lo tư lợi bằng mọi giá. Chưa bao giờ mà một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ lại huy động đông đảo người tham gia và với nhiệt tâm nhiệt tình như lần này.
Châu Âu cũng chờ đợi kết quả để đo lường hố sâu chia rẽ giữa đồng minh hai bờ Đại Tây Dương, vào lúc sắp đến ngày kỷ niệm 100 năm Thế chiến thứ nhất kết thúc, một sự kiện lịch sử có sự tham gia của Mỹ, lần đầu tiên can thiệp vào tình hình thế giới.
Một cách khách quan, công bằng, Le Monde lưu ý độc giả là tổng thống Barack Obama, trong suốt hai nhiệm kỳ, cũng chẳng xem trọng châu Âu. Điều đáng trách ở Donald Trump là ông phê phán rất mạnh nhưng lại không phác họa ra được một dự án nào khác thay thế, quên cả lịch sử chung mà hai lục địa cùng chia sẻ mà lễ tưởng niệm 100 năm Thế chiến thứ nhất trong vài hôm nữa đây, tại Paris, sẽ nhắc nhở ông Trump.
Quyết định của lá phiếu ngày 06/11 cũng giúp cho những ai lo âu vì khắp nơi làn sóng dân tộc chủ nghĩa, hẹp hòi, bất chấp sự thật, chỉ biết có mình, trỗi dậy, có câu trả lời về tình trạng của nền dân chủ Mỹ. Nền dân chủ Mỹ, tuy có suy nhược, nhưng các định chế đối trọng quyền lực, dựa trên nền tảng tôn trọng người khác, vẫn vững chắc, làm gương cho các quốc gia thiếu niềm tin không bị trôi dạt như thuyền không lái.
Bài học cuối cùng là dành cho phe Dân Chủ tại Mỹ, một cơ hội để tìm một con đường khác, đối nghịch với con đường của Donald Trump liên quan đến vấn đề san sẻ lợi nhuận vật chất, bảo vệ môi trường mà theo quan điểm của tổng thống đương nhiệm dường như ông có thể xây hàng rào ngăn chận thiên tai, biến đổi khí hậu tràn vào nước Mỹ. Nếu tổng thống Donald Trump bị thua thì đó là dịp để xem xét lại các thách thức và giải pháp cho thế giới. Trong chiều hướng này, theo kết luận của Le Monde, tỷ lệ đi bầu đông đảo là một tín hiệu khích lệ.
Theo RFI
song  
#6 Đã gửi : 07/11/2018 lúc 07:51:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Dân Chủ giành lại Hạ Viện, Cộng Hòa củng cố Thượng Viện, hai chính khách gốc Việt Stephanie Murphy và Dean Trần đều thắng

UserPostedImage
Dean Trần tại Massachusetts
HOA THỊNH ĐỐN - Mặc dù chưa có kết quả từ California vào đêm thứ Ba, đảng Dân Chủ đã tuyên bố chiếm được Hạ Viện trong cuộc bầu cử 6 tháng 11. Cùng lúc, đảng Cộng Hòa đã củng cố thêm sức mạnh tại Thượng Viện, không để cho viện này bị lung lay lọt vào tay Dân Chủ.

Kết quả cuộc bầu cử vừa qua đã cho thấy sự chia rẽ của đất nước Hoa Kỳ dưới thời chính phủ Trump.
Với nhiều cử tri đi bầu lần đầu tiên, Dân Chủ đã nắm thế thượng phong trong các cuộc đua giành chức dân biểu. Đảng này đã thắng thêm ghế tại các tiểu bang New York, Oklahoma, New Jersey, Colorado, Florida, Minnesota, và Texas. Đó là chưa có kết quả từ California, một tiểu bang nghiêng về phía Dân Chủ.
Đảng này tuyên bố thắng 23 ghế cần thiết cho Dân Chủ chiếm quyền kiểm soát tại Hạ Viện.

UserPostedImage
Bà Stephanie Murphy tái đắc cử tại Florida. (WKMG)

Trong khi phiếu còn đang được kiểm điểm tại California, quê hương của bà Nancy Pelosi, lãnh tụ đảng Dân Chủ tại Hạ Viện, bà đã tuyên bố Dân Chủ chiến thắng và “một ngày mới cho Hoa Kỳ.”

Bà Nancy Pelosi từng giữ chức Chủ Tịch Hạ Viện và mất chức này vào năm 2011, khi đảng Cộng Hòa chiếm được Hạ Viện. Nay thì thời thế đã thay đổi một lần nữa cho hai đảng.

Tổng Thống Donald Trump đã theo dõi kết quả bầu cử tại Tòa Bạch Ốc. Ông đã gọi bà Pelosi để chúc mừng chiến thắng của Dân Chủ tại Hạ Viện.

Tại Thượng Viện, Cộng Hòa đã tăng cường lực lượng đa số với 51 ghế trên 49 ghế của Dân Chủ. Cộng Hòa đã thắng hai ghế nghị sĩ tại North Dakota và Indiana, giữ cho đảng được vững bền thêm trong hai năm của nhiệm kỳ tổng thống.
Florida
Nữ Dân Biểu Liên Bang Stephanie Murphy gốc Việt đã tái đắc cử. Với kết quả bỏ phiếu ngày thứ Ba, bà Stephanie Murphy thuộc đảng Dân Chủ sẽ tiếp tục đại diện cho Khu Vực Cử Tri Số 7 tại tiểu bang Florida. Bà đã thắng phiếu cho nhiệm kỳ thứ nhì với tỷ lệ 58 phần trăm, cao hơn 42 phần trăm của ông Mike Miller thuộc đảng Cộng Hòa.

Khu Vực Cử Tri Số 7 gồm hai hạt Orange và Seminole. Bà Stephanie Murphy đã đắc cử lần đầu vào năm 2016. Lúc đó bà thắng đương kim Dân Biểu John Mica, người đã giữ chức này trong 24 năm.
Trong bài diễn văn mừng chiến thắng vào đêm thứ Ba, bà Murphy tuyên bố, “Có rất nhiều vấn đề đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người Mỹ. Họ rất chán nản trước sự việc những dự luật bị cản trở bởi sự tranh chấp giữa hai đảng.

“Thưa quý vị. Tôi sẽ luôn trung thành với những người dân mà tôi đại diện, chứ không đứng về phía bất cứ đảng phái nào. Tôi sẽ trung thành với Hiến Pháp Hoa Kỳ.”

Gia đình bà Stephanie Murphy đã đến tỵ nạn tại Hoa Kỳ khi bà là một em bé. Tên Việt Nam của bà là Đặng Thị Ngọc Dung và năm nay bà được 40 tuổi.

Cũng tại Florida, ứng cử viên Cộng Hòa Ron DeSantis thân cận với ông Trump đã đắc cử chức thống đốc, thắng ông Andrew Gillum thuộc đảng Dân Chủ, thị trưởng của thủ phủ Tallahassee.
Ông DeSantis là cựu dân biểu và đã được ông Trump hỗ trợ mạnh mẽ.
Massachusetts
Một cuộc đua có ứng cử viên gốc Việt tại tiểu bang Massachusetts. Kết quả tính đến nửa đêm thứ Ba là ông Dean Trần đã bảo vệ được ghế nghị sĩ tiểu bang của ông trong khu vực cử tri Worcester & Middlesex.
Ông Dean Trần thuộc đảng Cộng Hòa đã được 56 phần trăm số phiếu, trong khi bà Susan Chalifoux-Zephir thuộc đảng Dân Chủ được 44 phần trăm. Mặc dù tỷ lệ có thể thay đổi khi tổng số phiếu được đếm hết, tỷ lệ thắng của ông Dean Trần xem ra khá vững chắc.

Ông Dean Trần là cư dân Fitchburg, từng thắng chức nghị sĩ này trong cuộc bầu cử đặc biệt vào tháng 12, 2017. Lúc đó ông cũng thắng bà Susan Chalifoux Zephir từ Leominster để giành ghế nghị sĩ tiểu bang do bà Jennifer Flanagan thuộc đảng Dân Chủ để lại.
Utah
Cuối cùng thì ông Mitt Romney thuộc đảng Cộng Hòa cũng được đến làm việc ở Hoa Thịnh Đốn. Ông đã đắc cử chức nghị sĩ liên bang đại diện Utah. Ông là cựu thống đốc của tiểu bang Massachusetts và từng tranh cử tổng thống hai lần và đều thua cả hai lần.

Tại Utah, ông đã thắng nữ ứng cử viên Jenny Wilson thuộc đảng Dân Chủ trong cuộc đua không mấy hào hứng, vì tiểu bang này đứng về phía Cộng Hòa. Các đảng viên Cộng Hòa thuộc khuynh hướng trung lập đang hy vọng tại Thượng Viện thì ông Romney sẽ là tiếng nói của họ đối phó với Tổng Thống Trump cũng như khối bảo thủ khuynh hữu đang nắm thế lực trong đảng.
Texas
Nghị Sĩ Ted Cruz thắng ứng cử viên Beto ORourke. Nghị Sĩ Cruz đã giữ vững thành trì Cộng Hòa tại Texas, nơi mà ông Cruz tái đắc cử với số phiếu khít khao nhất so với các cuộc đua nghị sĩ khác trên toàn quốc.
Tính đến đêm thứ Ba, ông Cruz được 52 phần trăm số phiếu so với 48 phần trăm của ông ORourke. Nghị Sĩ Cruz tại miền thôn quê, trong khi ông ORourke giành được lợi thế ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, khi nhìn bản đồ chính trị của Texas, màu đỏ của Cộng Hòa đã chiếm gần hết, để lại một vài điểm màu xanh cho Dân Chủ.

Ông Cruz đã chiến thắng mặc dù Dân Biểu Beto ORourke là ứng cử viên Dân Chủ được biết đến nhiều nhất tại Texas so với các ứng cử viên Dân Chủ khác trong nhiều năm qua.

Chiến thắng của ông Cruz cũng đánh tan hy vọng chiếm được Thượng Viện của đảng Dân Chủ. Lần cuối cùng Dân Chủ nắm ghế nghị sĩ tại Texas là năm 1988, tức là ba thập niên trước.

Sự việc ông Cruz tái đắc cử cũng cho thấy vị trí vững chắc của lực lượng khuynh hữu trong chính trị Hoa Kỳ, mặc dù nhiều lãnh đạo trong đảng Cộng Hòa đã thắc mắc về khả năng thu hút cử tri của ông Cruz.
Indiana
Ứng cử viên Cộng Hòa Mike Braun đã thắng Nghị Sĩ Dân Chủ Joe Donnelly trong cuộc bầu cử ngày thứ Ba tại tiểu bang Indiana. Đây là ghế nghị sĩ mà Cộng Hòa đã nhắm tới kể từ khi ông Donald Trump đắc cử hai năm trước. Lúc đó ông Trump thắng Indiana với tỉ lệ cao hơn đối thủ là 20%. Do đó Cộng Hòa đã vận động rất mạnh tại Indiana, nơi cũng là quê hương của Phó Tổng Thống Mike Pence.

Trong cuộc tranh giành ghế nghị sĩ này, ông Braun chiếm 54 phần trăm số phiếu, ông Donnelly được 42 phần trăm, tính đến 9 giờ đêm giờ Indiana, nơi mà các đài truyền hình tiên đoán ông Braun đã đắc thắng cho dù chỉ mới có hơn 50 phần trăm khu vực cử tri được kiểm phiếu.

Nghị Sĩ Donelly đã giữ chức này trong nhiệm kỳ đầu tiên. Vì biết thế lực của Cộng Hòa tại Indiana, ông Donelly đã tranh cử với lập trường trung lập, tránh những quan điểm khuynh tả của Dân Chủ.
Tuy vậy, vì Indiana là ưu tiên hàng đầu của ông Trump và Cộng Hòa trong cuộc chiến giành ghế trên toàn quốc, ông Donelly đã bị Braun đánh bại với số phiếu đáng kể.

Cũng tại Indiana, anh ruột của Phó Tổng Thống Mikê Pence đã thắng ghế dân biểu mà ông Mike từng giữ trước đây. Ông Greg Pence, 61 tuổi, đã đánh bại đối thủ Dân Chủ là bà Jeannine Lee Lake để giành ghế dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ của địa hạt 6 thuộc tiểu bang Indiana, vị trí mà ông Mike Pence đã giữ trong một chục năm.
Virginia
Ứng cử viên Dân Chủ Jennifer Wexton giành được ghế của Dân Biểu Cộng Hòa tại tiểu bang Virginia.
Bà Jennifer Wexton hiện là nghị sĩ tiểu bang và từng giữ chức công tố viên. Sự việc bà thắng nữ Dân Biểu đương nhiệm Barbara Comstock là điều đã được đoán trước, vì dư luận tại đây đã chống Tổng Thống Trump từ ngày ông đắc cử.

Bà Comstock đã tái ứng cử cho nhiệm kỳ thứ ba, thế nhưng hầu như bà có thể dự đoán trước hậu quả thua phiếu kể từ năm 2016, khi mà bà Hillary Clinton của đảng Dân Chủ đã thắng khu vực cử tri của bà ở bắc Virginia với tỷ lệ chêch lệnh 10 điểm. Tổng Thống Trump cũng không giúp đỡ bà Comstock, vì có lập trường chống các công chức làm việc cho chính phủ liên bang và dọa đóng cử chính phủ. Đa số cử tri trong khu vực của bà Dân Biểu Comstock là nhân viên của chính phủ liên bang.
Cũng tại Virginia, Nghị Sĩ Dân Chủ Tim Kaine đã tái đắc cử dễ dàng. Ông Kaine từng ứng cử phó tổng thống trong liên danh với bà Clinton hai năm trước.
Theo báo Viễn Đông
song  
#7 Đã gửi : 07/11/2018 lúc 08:26:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đảng Dân Chủ Mỹ chiếm Hạ Viện, ép TT Trump phải "sống chung" chính trị

UserPostedImage
Lãnh đạo phe Dân Chủ, bà Nancy Pelosi hoan nghênh thắng lợi của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 06/11/2018. REUTERS/Al Drago

Sau khi có các kết quả sơ bộ cho thấy là đảng Dân Chủ Mỹ chắc chắn chiếm được đa số tuyệt đối tại Hạ Viện Mỹ trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào hôm qua, 06/11/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi điện thoại chúc mừng bà Nancy Pelosi, lãnh đạo nhóm thiểu số Dân Chủ tại Hạ Viện mãn nhiệm, và rất có thể là chủ tịch Hạ Viện Mỹ sắp tới đây. Theo văn phòng của bà Pelosi, ông Trump đã nhắc đến khái niệm « đồng thuận lưỡng đảng » mà bà Pelosi đã gợi lên trước đó trong tuyên bố mừng chiến thắng.
Lời nhắc nhở của tổng thống Mỹ nêu bật cục diện chính trị mới vừa mở ra tại Hoa Kỳ, với vị tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa bị buộc phải « sống chung » với Hạ Viện trong tay đảng Dân Chủ đối lập, với tất cả những phiền toái tiềm tàng.
Theo giới phân tích chính trị, nếu trong hai năm vừa qua, tổng thống Donald Trump gần như là có thể tự do tung hoành, do việc đảng của ông kiểm soát cả hai viện Quốc Hội Mỹ. Nay với đảng Dân Chủ nắm đa số tuyệt đối tại Hạ Viện, hành pháp Mỹ sẽ gặp phải nhiều hạn chế trong việc thúc đẩy các chương trình kinh tế, xã hội.
Theo hãng tin Anh Reuters, Hạ Viện trong tay đảng Dân Chủ có khả năng buộc tổng thống Trump phải công bố thu nhập, điều mà ông vẫn từ chối cho đến nay, cũng như cho mở điều tra về các xung đột lợi ích tiềm tàng giữa Donald Trump tổng thống và Donald Trump doanh nhân.
Ngoài ra, Hạ Viện cũng có thể thúc đẩy tiến độ các cuộc điều tra về nghi án thông đồng giữa Nga với ê-kíp tranh cử của ông Trump trước đây, một cuộc điều tra đang được công tố viên đặc biệt Robert Mueller tiến hành.
Trên phương diện chính sách trong nước, nạn nhân rõ rệt nhất của cục diện chính trị mới tại Mỹ, là dự án xây bức tường dọc biên giới với Mêhicô mà ông từng cam kết khi vận động tranh cử. Vốn đã gặp trở ngại ngay khi đảng Cộng Hòa còn thống trị cả hai viện Quốc Hội, đề án này chắc chắn sẽ bị gác qua một bên trong hai năm tới đây.
Chủ trương cải tổ thuế, cũng như chính sách bị cho là « tự cô lập » của ông trong lãnh vực thương mại cũng có nguy cơ bị xét lại.
Đó là chưa kể đến khả năng – dù rất xa vời – là ông có thể bị Hạ Viện tiến hành thủ tục truất phế, nếu bị xét rằng cố tình cản trở công việc của ngành tư pháp, hoặc thực sự có thông đồng với Nga khi vận động tranh cử vào năm 2016. Theo luật lệ hiện hành tại Mỹ, chỉ cần đa số dân biểu tại Hạ Viện đồng ý là thủ tục truất phế có thể được tiến hành. Thế nhưng, để truất phế được tổng thống, cần phải được hai phần ba thượng nghị sĩ tán đồng, điều hiện nằm ngoài tầm với của đảng Dân Chủ.
Nhìn chung, trước một Hạ Viện sẵn sàng bác bỏ các đề nghị của ông, tổng thống Mỹ sẽ bị buộc phải tìm kiếm những thỏa hiệp, điều mà ông luôn luôn từ chối từ ngày bước vào Nhà Trắng đến nay.
Theo giới quan sát, với cá tính cứng rắn, ông Donald Trump rất có thể sẽ tiếp tục làm theo ý mình, điều hành công việc bằng sắc lệnh như ông vẫn thường làm cho đến nay, không cần tìm kiếm đồng thuận ở Quốc Hội.
Với một chủ tịch Hạ Viện cũng nổi tiếng là sắt thép như bà Nancy Pelosi, triển vọng « chung sống » chính trị tại Mỹ rất có thể là sẽ nhiều sóng gió hơn là hòa bình.
Theo RFI
song  
#8 Đã gửi : 07/11/2018 lúc 08:28:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bầu cử tại Quận Cam: Janet Nguyễn, Young Kim, Lou Correa, Tyler Diệp thắng; Tài Đỗ dẫn trước; Thu-Hà Nguyễn, Phát Bùi, Tạ Đức Trí cũng thắng

UserPostedImage
Janet Nguyen, Young Kim


WESTMINSTER – Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 đã diễn ra rất gay cấn tại Quận Cam. Một trong các cuộc đua đáng chú ý là bà Young Kim thuộc đảng Cộng Hòa đã dẫn trước ông Gil Cisneros thuộc đảng Dân Chủ, trong cuộc đua giành ghế Dân Biểu Liên Bang đại diện địa hạt cử tri 39 do ông Ed Royce thuộc đảng Cộng Hòa để lại. 

Bà Kim từng là phụ tá của Dân Biểu Ed Royce. Nếu chính thức đắc cử, bà trở thành người Mỹ gốc Đại Hàn đầu tiên được bầu vào Hạ Viện Hoa Kỳ. Kết quả tính đến đêm thứ Ba cho thấy bà Kim được 57 phần trăm số phiếu, trong khi ông Cisneros được 43 phần trăm.

Tại địa hạt cử tri 46, Dân Biểu Lou Correa thuộc đảng Dân Chủ đã tái đắc cử với số phiếu 60 phần trăm.
Tại địa hạt cử tri 47, ông Alan Lowenthal thuộc đảng Dân Chủ đã dẫn trước ông John Briscoe thuộc đảng Cộng Hòa với tỷ lệ rất khít là 50.4 phần trăm trên 49.6 phần trăm.

Gay cấn hơn nữa là cuộc đua tại địa hạt cử tri 48, nơi mà ứng cử viên Harley Rouda thuộc đảng Dân Chủ đã có tỉ lệ 50.1 phần trăm ngang ngửa với Dân Biểu Dana Rohrabacher 49.9 phần trăm.

Tại địa hạt nghị sĩ tiểu bang 34, Nghị Sĩ Janet Nguyễn thuộc đảng Cộng Hòa đã đắc thắng với tỉ lệ 59 phần trăm so với 41 phần trăm của ông Tom Umberg thuộc đảng Dân Chủ.

Trong khi đó, tại địa hạt dân biểu tiểu bang 72, ông Tyler Diệp thuộc đảng Cộng Hòa đã dẫn trước ông Josh Lowenthal với tỷ lệ 56 phần trăm trên 44 phần trăm.

Trong cuộc đua giành chức Cảnh Sát Trưởng Quận Cam, ông Don Barnes thuộc đảng Cộng Hòa đã dẫn trước ông Duke Nguyễn với tỷ lệ 57 phần trăm trên 43 phần trăm.

Trong các cuộc đua cấp thành phố, tại Fountain Valley, ông Michael Võ dẫn đầu danh sách tám ứng cử viên dành cho ba chức nghị viên thành phố. Và cũng trong cuộc đua này, kết quả sơ khởi cho thấy ông Tom Nguyễn xếp hạng năm và ông Lê Công Tâm hạng tám.

Tại thành phố Garden Grove, bà Thu Hà Nguyễn đã tái đắc cử chức nghị viên, có nhiều phiếu hơn ông Duy Nguyễn. Ông Phát Bùi cũng thế, được nhiều phiếu hơn Joe Đỗ Vinh và Mark Anthony Paredes.
Tại thành phố Westminster, ông Tạ Đức Trí tái đắc cử chức thị trưởng dễ dàng với tỉ lệ 78 phần trăm.
Trong cuộc đua chức nghị viên Westminster, có tới 13 ứng cử viên dành cho hai ghế nghị viện. Dẫn đầu lúc 10 giờ đêm thứ Ba là ông Tài Đỗ, kế đó là ông Chí Charlie Nguyễn. Các ứng cử viên gốc Việt khác có Frances Nguyễn hạng sáu, Andy Quách hạng bảy, Samanthan Nguyễn hạng tám, và Khải Đào hạng 10.
Trong cuộc đua giám đốc Đặc Khu Vệ Sinh Midway City, ông Andrew Nguyễn dẫn đầu danh sách năm người dành cho ba chức. Ông Sergio Contreras đứng hạng nhì, bà Margie Rice hạng ba. Có ông Andy Quách ở hạng năm.
Theo báo Viễn Đông
song  
#9 Đã gửi : 07/11/2018 lúc 08:31:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Janet Nguyễn tái đắc cử vào Thượng viện California

UserPostedImage
Nghị sĩ tiểu bang California, Janet Nguyễn, trong đêm tái tranh cử, 6 tháng 11. (Hình: Hoàng Long)

HUNTINGTON BEACH -- Janet Nguyễn, người Mỹ gốc Việt đầu tiên trở thành thượng nghị sĩ cấp tiểu bang, tái đắc cử thêm một nhiệm kì bốn năm tại Thượng viện California, đại diện một khu vực mà người Mỹ gốc Việt tập trung đông đảo ở Quận Cam thuộc miền nam bang này.
Bà dẫn trước đối thủ Đảng Dân chủ Tom Umberg, một đại tá Lục quân Hoa Kỳ đã về hưu, với cách biệt đáng kể 54,5 phần trăm so với 45,5 phần trăm, theo kết quả cập nhật của Văn phòng Đăng kí Cử tri Quận Cam sáng 7/11.
Chiến thắng của bà được nhiều người trông đợi nhờ lợi thế đương nhiệm và nhờ sự ủng hộ to lớn của cử tri người Việt trong địa hạt mà bà đại diện.
“Cư dân của địa hạt 34 đã lên tiếng mạnh mẽ và tới giờ họ muốn một tiếng nói trong Thượng viện mà sẽ chống lại giới thượng lưu cầm quyền ở [thủ phủ California] Sacramento!” bà phấn khích phát biểu tối 6/11 trước những tiếng reo hò và vỗ tay nồng nhiệt của những người ủng hộ theo dõi kết quả bầu cử trong một nhà hàng ở thành phố Garden Grove.
“Và chuyện [tôi] bị đuổi khỏi sàn Thượng viện cũng chả quan trọng,” bà nói một cách hài hước, nhắc tới một sự kiện hồi đầu năm 2017 khi bà đăng đàn và chỉ trích một thượng nghị sĩ cấp bang quá cố của phe Dân chủ mà bà cáo buộc đứng về phía cộng sản. Hành động này khiến bà bị đưa khỏi nghị trường nhưng nhận được sự bênh vực mạnh mẽ từ những nghị sĩ đồng đảng và đồng hương người Việt.
Nhiều cử tri gốc Việt trả lời phỏng vấn của VOA trước cuộc bầu cử cho biết họ sẽ bỏ phiếu ủng hộ bà vì điều mà họ nói là những nỗ lực liên tục của bà nhằm thăng tiến những lợi ích của cộng đồng. Họ nói một trong những thành tích to lớn nhất của bà là giới thiệu luật quy định các trường học đưa lịch sử người Việt tị nạn vào chương trình giảng dạy học sinh ở California mà giờ đã được thống đốc kí ban hành.
“Dù cho có những người chỉ trích đạo luật SB 895, cộng đồng sẽ nói (tắc lưỡi và lắc đầu) ‘Không, [chúng tôi] muốn lập trường của thượng nghị sĩ là lập trường của cộng đồng chúng ta,” bà nói với VOA trong một cuộc phỏng vấn tại sự kiện hôm 6/11.
Đối với Phạm Nguyễn Khải Minh, một tình nguyện viên 25 tuổi, sự trợ giúp tận tình của bà Janet Nguyễn đối với gia đình anh trong khoảng thời gian đầu khó khăn khi họ mới đến Mỹ định cư là lý do anh hết lòng ủng hộ bà và bỏ thời gian để góp sức vào chiến dịch tranh cử của bà.
Anh Minh cho biết công việc chính của anh là giúp gọi điện thoại cho các cử tri để vận động họ bỏ phiếu cũng như đến nhà họ gom phiếu và chở họ đi bỏ phiếu.
“Chị Janet có thể gọi em bất cứ lúc nào và em cũng sẵn sàng bỏ chút xíu thời gian của mình để giúp thượng nghị sĩ trong những năm sắp tới,” anh nói với VOA.
Ngoài chiến thắng của Janet Nguyễn, một số ứng cử viên gốc Việt khác cũng giành chiến thắng trong các cuộc đua khác ở Quận Cam. Tyler Diệp, phó thị trưởng thành phố Westminster nơi có nhiều người Việt sinh sống, đắc cử một ghế dân biểu tại Hạ viện bang California, trong khi Tạ Đức Trí tái đắc cử chức thị trưởng thành phố này.
Kết quả bầu cử được cập nhật sáng 7/11 cũng cho thấy trong năm thành viên Hội đồng Thành phố Westminster sẽ có bốn người gốc Việt, lần đầu tiên trong lịch sử của thành phố này, báo Người Việt cho biết.
Theo VOA
song  
#10 Đã gửi : 07/11/2018 lúc 08:33:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Số nữ ứng viên đắc cử Hạ Viện Mỹ năm nay lên mức kỷ lục

UserPostedImage
Bà Donna Shalala, giữa, đọc bài diễn văn chiến thắng ở Florida. (Hình: Emily Michot/Miami Herald via AP)

WASHINGTON, D.C. (AP) – Trong cuộc bầu cử Hạ Viện Mỹ hôm Thứ Ba, 6 Tháng Mười Một, đã có con số kỷ lục các nữ ứng viên giành chiến thắng, gần hai năm sau khi phụ nữ kéo xuống đường tuần hành trên đường phố Washington và ở các thành phố trên khắp nước Mỹ, để bày tỏ phản ứng của họ với Tổng Thống Donald Trump.
Các tân dân biểu này có thể tạo ảnh hưởng lớn lao đến môi trường chính trị ở thủ đô Washington, nhất là bên trong đảng Dân Chủ.

Tính tới sáng sớm ngày Thứ Tư, cử tri đã đưa ít nhất 99 phụ nữ vào Hạ Viện, vượt quá con số kỷ lục trước đây là 84. Theo dữ kiện do hãng thông tấn AP thu thập, có 237 phụ nữ đại diện hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa ra tranh cử Hạ Viện năm nay.
Chiến thắng của các nữ ứng cử viên trong ngày bầu cử giữa khóa có được là nhờ nghị lực mạnh mẽ của họ, cả phía tả và phía hữu của chính trường Mỹ. Phụ nữ Mỹ năm nay không chỉ ra ứng cử ở mức cao nhất, một số trong họ còn phải đánh bại ở bầu cử sơ bộ các nam ứng cử viên từng ở chức vụ trong nhiều năm.
Cựu Bộ Trưởng Y Tế và Xã Hội, bà Donna Shalala, thuộc đảng Dân Chủ, tranh cử dân biểu ở Florida, nói rằng cả hai đối thủ của bà trong cuộc bầu cử đều là phụ nữ.
“Đây là năm của phụ nữ, và sự kiện phụ nữ sẵn sàng đứng ra nhận trách nhiệm là điều quan trọng, cho dù họ là Cộng Hòa hay Dân Chủ,” bà Shalala nói.
Phụ nữ cũng ứng cử chức vụ thống đốc trên khắp nước, với tất cả là 16 người.
Năm nay, phụ nữ không chỉ gia tăng con số hiện diện trong Hạ Viện, họ còn đem tới thêm sự đa dạng với đủ mọi sắc dân. Texas năm nay sẽ lần đầu tiên có hai phụ nữ gốc Hispanic tại Hạ Viện, là hai bà Veronica Escobar và Sylvia Garcia, thuộc đảng Dân Chủ. Tại Kansas, bà Sharice Davids, thuộc đảng Dân Chủ, sẽ là  một trong những người nữ Thổ Dân Mỹ (Native American) đầu tiên được bầu vào Hạ Viện, và cũng là người thuộc giới đồng tính đầu tiên đại diện Kansas ở cấp liên bang.
Theo báo Người Việt

Sửa bởi người viết 07/11/2018 lúc 08:38:35(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#11 Đã gửi : 07/11/2018 lúc 08:40:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Voi và lừa ngang ngửa, xanh và đỏ đều có Việt

UserPostedImage
I voted!

Trước ngày bầu cử 6/11, Hạ viện có 235 dân biểu cộng hoà, 193 dân chủ và 7 ghế trống. Thượng viện có 51 nghị sĩ cộng hoà, 47 dân chủ và 2 độc lập nhưng thường bỏ phiếu theo phía dân chủ.
Những con số đó là kết quả cùa kỳ tổng tuyển cử năm 2016, với Đảng Cộng hoà nắm đa số hai viện quốc hội và Donald Trump lên làm tổng thống qua một đêm đếm phiếu nhiều ngạc nhiên.

UserPostedImage
Nghị sĩ Tiểu bang California Janet Nguyễn (Janet2018.com)
Những ngày trước đó các thăm dò dư luận và giới phân tích đều tiên đoán gần như chắc chắn là Hillary Clinton sẽ thắng cử tổng thống, nhưng kết quả ngỡ ngàng.
Bầu cử năm nay, truyền thông cân nhắc hơn, tuy vẫn có nhiều kết quả thăm dò nhưng không có tiên đoán với mức tin tưởng cao là kết quả sẽ ra sao, dù phía dân chủ được cho là có lợi thế hơn.
Trên truyền hình, các nhà bình luận của Fox News có khuynh hướng đưa ra nhận định với chiến thắng cho cộng hoà, còn CNN hay MSNBC cho rằng dân chủ sẽ thắng.
Năm nay cử tri rất quan tâm đến bầu cử mà theo họ là vì bảo hiểm y tế, vì nhân cách của Trump, vì nền kinh tế và vì chính sách đối với người nhập cư. Trước ngày 6/11 đã có trên 30 triệu cử tri bỏ phiếu sớm ở 30 tiểu bang nơi cho dân được bầu chọn sớm. Trong khi đó Tổng thống Trump và cựu Tổng thống Obama đã đi nhiều nơi vận động cho ứng viên của đảng mình cho đến ngày cuối của cuộc vận động tranh cử.
UserPostedImage
Dân biểu Tiểu bang California Tyler Diệp (TylerDiep.com)
Trong ngày bầu chọn, một số nơi cử tri đã phải xếp hàng dài chờ hai, ba tiếng đồng hồ mới có cơ hội hoàn tất nhiệm vụ công dân.
Bốn giờ chiều ở California, tức 7 giờ miền đông nước Mỹ, 5 tiểu bang ở bờ đông bắt đầu việc đếm phiếu.
Ngay khi đó, kênh truyền hình CNN, Fox News và MSNBC đều đưa ra những kết quả đầu tiên với hai thượng nghị sĩ đương nhiệm Bernie Sanders – Độc lập – của bang Vermont và Tim Kaine – Dân chủ – của bang Virginia được cho là đã thắng ngay. Điều này không ngạc nhiên vì đó là hai ứng viên với bề dày kinh nghiệm chính trường nên không quan ngại sự cạnh tranh của các đối thủ.
Năm tiểu bang kế tiếp được chú ý là Florida, Tennessee, Indiana, Missouri và Texas với các cuộc tranh chức vào Thượng viện gay cấn cho đến giờ chót giữa hai ứng viên. Đảng Cộng hoà chiến thắng ở bốn tiểu bang, riêng Florida tuy cộng hoà hơn phiếu nhưng vì số phiếu cách biệt chưa đến 0.5% và như thế sẽ có đếm phiếu lại.
UserPostedImage
Nghị sĩ Tiểu bang Massachussett Trâm Nguyễn (FB Tram Nguyen)
Chưa đến nửa đêm giờ miền Đông, tức 9 giờ ở California, các cơ quan truyền thông đều đưa ra dự đoán kết quả là Cộng hoà sẽ vẫn kiểm soát Thượng viện, với tỉ số cao hơn 51/49 như trước bầu cử, có thể là 53/47 và Hạ viện sẽ chuyển đa số sang Dân chủ, với con số bao nhiêu thì chưa rõ lắm vì nhiều nơi còn đang đếm phiếu.
Đến sáng sớm 7/11, kết quả bầu Quốc hội là 52/44 Cộng hoà đa số và 222/199 Dân chủ đa số.
Kết quả như thế là đúng với những thăm dò đưa ra trước ngày bầu cử. Tuy nhiên năm nay mọi thông tin thăm dò khi các cơ quan truyền thông đưa ra đều dè dặt, và thường kèm theo dự đoán là nhiều nơi hai ứng viên của hai đảng có sự ủng hộ của cử tri quá sát nhau nên không rõ sóng sẽ đổ về đâu, vì sợ xảy ra tình trạng truyền thông vượt vị đưa ra tiên đoán Hillary Clinton thắng cử tổng thống trong đêm bầu chọn tháng 11/2016.
UserPostedImage
Dân biểu Tiểu bang Washington Mỹ-Linh Thái (FB MyLinh Thai)
Kết quả dành cho các ứng viên gốc Việt trong kỳ bầu cử này, cho đến 8 giờ sáng ngày 7/11 ghi nhận được như sau:
Dân biểu Stephanie Murphy (tức Đặng Thị Ngọc Dung), Đảng Dân chủ, Đơn vị 7 Florida, tái đắc cử nhiệm kỳ hai vào Hạ viện Hoa Kỳ.
Luật sư Trâm Nguyễn, Đảng Dân chủ, ra tranh cử lần đầu và được bầu vào Hạ viện Tiểu bang Massachussett.
Joe Nguyễn, Đảng Dân chủ, được bầu vào Thượng viện Tiểu bang Washington, Đơn vị 34. Cũng tại bang này còn có ủy viên giáo dục Mỹ-Linh Thái, Đảng Dân chủ, được bầu vào Hạ viện Tiểu bang, Đơn vị 41.
Tại Quận Cam, thủ phủ của người Việt California, Janet Nguyễn, Đảng Cộng hoà, tái đắc cử nhiệm kỳ hai vào Thượng viện Tiểu bang, Đơn vị 34. Nghị viên Tyler Diệp, Đảng Cộng hoà, đắc cử vào Hạ viện Tiểu bang, Đơn vị 72.
Trí Tạ tái đắc cử thị trưởng Westminster. Hội đồng thành phố có Tài Đỗ và Chí Charlie Nguyễn được số phiếu cao nhất và có khả năng cao sẽ đắc cử.
Thành phố Garden Grove có các Nghị viên Phát Bùi và Thu-Hà Nguyễn tái đắc cử.
UserPostedImage
Nghị sĩ Tiểu bang Washington Joe Nguyễn (FB Joe Nguyen)
Nghị viên Michael Võ tái đắc cử tại thành phố Fountain Valley.
Dina Nguyễn tái đắc cử ủy viên Thủy cục Quận Cam. Andrew Nguyễn đắc cử ủy viên Sở Vệ sinh Thành phố Midway.
Trên San Jose, cuộc tái tranh cử của Nghị viên Tâm Nguyễn ở Khu vực 7 San Jose đã rất cam go, nay với kết quả cũng quá xít xao là 4,994 phiếu cho Tâm Nguyễn và 4,981 cho Maya Esparza, hơn kém nhau chỉ 13 phiếu, và còn một số phiếu phải kiểm trong những ngày tới nên kết quả hiện thời chưa chắc chắn.
Tối hôm qua, trong họp mặt chờ đón kết quả với mấy chục ủng hộ viên, kết quả ban đầu được quận hạt đưa lên với Tâm Nguyễn hơn đối thủ gần 15%.
Nghị viên San Jose Khu vực 4 Lân Diệp cũng có mặt cùng đồng nghiệp và đồng hương, khi đó Nghị viên Tâm phát biểu là hai anh em trước đó nói chuyện với nhau thì Tâm nói với Lân là sẽ thắng đối thủ 11 phiếu, để hơn Lân. Đó là chuyện vui, nhưng có thực vì trong lần bầu chọn trước đây, Lân Diệp chỉ hơn đối thủ 10 phiếu.
Với kết quả tạm thời của Tâm Nguyễn, đang hơn đối thủ chỉ 13 phiếu, và kết quả bầu chọn nghị viên Khu vực 4 hai năm trước, cho thấy lá phiếu rất của cử tri rất quan trọng. Nếu cộng đồng người Việt tích cực tham gia bầu cử, các ứng viên gốc Việt đủ tài đức và gần gũi với cộng đồng sẽ có nhiều cơ hội thắng.
Kết quả bầu cử ngày 6/11 vừa qua cho thấy voi - biểu tượng của Đảng Cộng hoà và lừa - biểu tượng của Đảng Dân chủ ngang ngửa nhau. Có thắng có thua.
Các ứng viên gốc Việt cũng có người theo trào sóng xanh, tức Đảng Dân chủ, đã được bầu chọn ở các tiểu bang Washington, Massachussett.
Riêng tại Quận Cam, thủ phủ của người Việt và cũng là chiếc nôi của Đảng Cộng hoà, hai ứng viên gốc Việt của đảng này sẽ có mặt trong lập pháp tiểu bang, Janet Nguyễn tái đắc cử vào Thượng viện và Tyler Diệp vào Hạ viện Tiểu bang California.
Đây là kỳ tranh cử gay go nhất giữa hai đảng trong gần một thập niên qua và chắc chắn hai năm tới sẽ còn nhiều tranh luận, xung đột giữa Cộng hoà và Dân chủ.
Nếu hai đảng không có những thoả hiệp để cùng nhau đem lại lợi ích cho dân, bầu cử 2020 sẽ hứa hẹn nhiều sôi nổi hơn kỳ này. Vì cử tri sẽ bầu cả tổng thống và quốc hội.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (7)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.329 giây.