logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/11/2018 lúc 10:28:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,751

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lần đầu gặp anh, chị mới 16 tuổi, nhỏ xíu, tóc bó đuôi gà, đôi môi mỏng lém lỉnh. Hôm ấy, Ba chị đưa về một thanh niên trẻ người Mỹ, giới thiệu người phụ tá của mình với gia đình, anh đã nhìn chị không chớp mắt. Đến khi chị vênh mặt hỏi: “Tôi có chỗ nào không ổn? ”. Anh mới ngượng ngùng sực tỉnh lí nhí… nói câu: “xin lỗi…!”
Không biết sao anh bị chị thu hút, đến mất hồn mất vía, còn chị thì tỉnh rụi, chẳng để ý gì đến anh chàng người Mỹ đồng nghiệp của ba mình… Sau đó anh hỏi ba chị thuê hẳn một tầng lầu trên cùng để ở, thì chị và anh gặp nhau mỗi ngày.
Sống chung nhà, nhưng đường ai nấy đi, đối với chị, anh là bạn của Ba, người lớn rồi, nên chị không coi anh như bạn bè của mình, nhưng rồi chị cũng biết anh mới 24 tuổi, đến từ Washington DC, nhiệm sở ở VN này là công việc đầu tiên của anh. Tuy còn bỡ ngỡ với xã hội VN, nhưng lạ một đều là anh nói tiếng Việt giọng Bắc rất chuẩn, và lưu loát như được đào tạo qua trường lớp đàng hoàng.
Anh ít nói, nghiêm nghị, nhưng mỗi lần gặp chị, anh lúng túng, mặt mày đỏ gay, làm chị nổi tính nghịch ngợm, muốn trêu cho anh quê chơi.
Có lần trong bữa ăn, chị cầm quả ớt tròn đỏ, rất đẹp và bỏ nguyên trái vô miệng, nói ngon lắm, rồi đưa cho anh một trái, biểu ăn thử… Anh cũng tưởng thật, bắt chước chị, bỏ vô miệng nguyên trái, nhai rột rột, rồi anh sặc, anh ho, anh khóc, còn chị, nhả trái ớt ra, ôm bụng… cười ngặt nghẽo. Anh cay quá, có ý giận, cầm ly nước bỏ lên lầu một mách.
Đến tối không thấy anh xuống, thấy cũng tội nghiệp, chị sai thằng em, bưng lên cho anh ly nước đậu nành tạ tội, nhưng thằng em xuống nói anh không có ở trên lầu, đi đâu rồi.
Chị có ý đợi, muốn thử coi sau khi ăn trái ớt, mặt mũi anh ra sao. Nhưng mấy ngày liền anh không về, nghe ba nói với mẹ anh đi công tác.
Cả tuần không gặp, chị thấy thiếu thiếu, chị nghĩ có lẽ tại mình chơi ác với người ta nên mình thấy có lỗi… áy náy đó thôi. Tuần sau anh về, bước vô nhà thấy chị, còn tức nên vờ như không thấy, anh xách va li đi thẳng lên lầu, từ đó anh luôn giữ vẻ mặt lạnh lùng làm chị thấy… tự ái ghê gớm luôn!
Một hôm chị đang học thi tú tài 1, ban đêm ở trường thầy Hai Ngô ở đường Nguyễn Huệ đạp xe về nhà cũng khá xa, vừa tới góc ngã ba hơi tối, xe chị tự nhiên trở chứng, phải dắt bộ. Đường tối chị thấy sợ ma, vừa đi vừa run, vậy mà xui khiến sao gặp anh, đang lái xe đi ngang mặt, tài thật, anh nhận ra chị ngay… Anh de xe ngược lại… dù đang giận lẫy, nhưng chị cũng để anh giúp, đem xe về nhà. Trên đường về anh không nói, chị cũng không…(đang hờn mát mà!)
Gần tới nhà, anh quay qua nhẹ giọng hỏi chị: “Sao em ghét tôi quá vậy?”
Bị hỏi thình lình, chị ấm ớ: “Tôi đâu có ghét anh đâu?”
Anh nhìn vào mắt chị, (trời ạ, tối thui, sao mắt anh ấy sáng thế, xanh biếc như hai vì sao):
“… thế sao em vẫn muốn tôi khóc, để em cười…?”
Tự nhiên chị thấy lúng túng. May quá tới nhà rồi, chị cảm ơn, rồi vội vã xuống xe vào nhà, để anh ngẩn ngơ nhìn theo….
Đêm ấy lạ ghê, không ngủ được, chị cứ thấy đôi mắt như hai ánh sao của anh chập chờn trước mặt, lần đầu tiên chị mất ngủ về một chàng trai…
Sáng ra, trước khi đi học, chị có ý chờ xem có gặp anh không, nhưng không gặp, đến giờ, chị đành phải đến trường. Chiều về chị cũng không gặp. Ba chị nói, anh về nước có chuyện gấp…
Mấy ngày anh không có ở nhà, chị như người mất hồn, chị cứ ra vô, ăn ngủ không yên… Lạ nhỉ, sao tâm trạng mình bất ổn như vậy?
Đến khi anh trở qua, vừa thấy anh bước vô từ cửa, chị mừng như bắt được vàng, ánh mắt long lanh, chị cười… nói huyên thuyên. Anh bỏ xách đồ xuống, rạng rỡ nhìn chị, âu yếm lắng nghe, và cuối cùng hỏi chị một câu lảng òm:
“Bộ em nhớ tôi lắm hả?”
Câu hỏi bất ngờ, làm chị khựng lại mấy giây, đỏ mặt như ăn trộm bị bắt quả tang… mắc cỡ quá, (sao anh ta có thể đọc được ý nghĩ của mình vậy nhỉ?), chị vờ có việc, kiếm đường dông lẹ…
Sinh nhật 17 tuổi của chị, chị mời bạn bè tới nhà chơi, một đám choai choai con nít, nói cười ầm ĩ. Tới tối tiệc tan, lúc về phòng ở lầu hai, chị thấy anh đứng đó, trong bóng tối, chìa ra cho chị một bó hoa hồng, rồi anh bỏ đi. Ôm bó hoa, chị hồi hộp… Về phòng, cả đêm chị cứ ngắm bó hoa, từng cánh nhung mềm mại, đẹp ơi là đẹp, mở ra, trong cánh thiệp mỏng có bức thư ngắn kèm theo:
“Em của tôi.
Lần đầu gặp, em đẹp như một bức tranh.
Lần thứ hai gặp, em tinh quái như một con mèo.
Lần thứ ba gặp, con mèo đánh cắp trái tim tôi.
Bây giờ tôi bắt đền, em để trái tim tôi ở đâu?
Tôi muốn xin em trả lại!”
Trời đất! Phải làm sao đây? Đọc xong bức thư, chị tái mặt, lại cả đêm trằn trọc, sáng ra mặt chị trõm lơ, không dám ra khỏi phòng, lỡ gặp anh chàng thì biết ăn nói làm sao.
Mối tình của chị bắt đầu như vậy, dễ thương, nhẹ nhàng…
Năm ấy, chị thi tú tài IBM lần đầu ở Quy nhơn, đậu ngay hạng bình, tràn đầy tự tin, chị xúc tiến thủ tục đi du học.
Nhưng một sáng mùa hè, năm 75, anh đi Sài gòn họp khẩn cấp và không trở về. Toàn bộ nhân viên ngoại giao được lịnh rút khỏi Việt Nam, anh gọi điện thoại cho ba chị, xin ông đưa cả gia đình đi, anh sẽ sắp sếp chuyến bay, nhưng ba chị không chịu. Anh lại xin ba chị cho cưới để đem chị theo, nhưng ba chị cũng không chịu, đời nào ông để con gái ông lấy Mỹ.
Những chi tiết này chị không hề hay biết, thấp thỏm chờ, và lòng chị có ý trách, sao anh nỡ bỏ đi không một lời từ giã.
Biến cố 75 ập tới, ba chị đi học tập, (là nhân viên cao cấp bộ ngoại giao), nhà cửa không còn, giấc mộng du học của chị vỡ tan.
Cả gia đình chị tan tác như chiếc lá rơi rụng cuối mùa, chị buồn đau một thời gian dài.
… Rồi cũng gượng dậy giúp mẹ bôn ba, buôn bán nuôi đàn em dại. Rồi chị lấy chồng. Hai vợ chồng tương đối hạnh phúc, nhưng lại gặp phải mẹ chồng khắc nghiệt, nên làm chị kiệt quệ tinh thần lẫn thể xác. Chị thất vọng về chồng mình, vì thấy anh rất sợ mẹ… không giúp gì được cho chị, dù bụng mang dạ chửa, chị cũng phải quần quật không khác gì con sen, nên với chồng chị có phần oán trách, và tình cảm chị dành cho chồng, do đó phai nhạt ít nhiều.
Đứa con gái ra đời, cũng không cứu vãn được vấn đề, mẹ chồng lúc nào cũng bóc bạch, hà khắc. Chị cô đơn trong gia đình chồng, đến nổi có lần chị xin chồng ly dị, vì thấy mình khổ quá không chịu nỗi… nhưng rồi… chị biết mình mang thai đứa con thứ hai…
Đành vậy, có những lúc buồn, chị ôm con mà nhớ quay quắt về anh, với những thương yêu cũ, sau này chị đã biết rõ câu chuyện do ba chị trước khi đi học tập, đã kể lại với giọng ân hận: “Biết vậy ba gả con cho nó.” Khi chị biết anh đã tìm đủ mọi cách để có thể đưa chị đi mà không được, chị tin chắc anh cũng đau lòng như chị, chị chấp nhận số phận, không còn oán trách anh nữa.
Sau đó không lâu, có một người lạ mặt tới đưa cho má chị ít tiền, địa chỉ và số điện thoại của anh bên Mỹ. Chị cầm đọc, mà hai hàng nước mắt chảy dài, chẳng biết để làm gì, nhưng chị vẫn cất kỹ số điện thoại và địa chỉ của anh, để thỉnh thoảng lấy ra nhìn, mà buồn vời vợi…
Mang thai lần này, chị yếu hẳn, thai bảy tháng mà bụng chị nhỏ xíu, chị gầy khô như que củi, nhìn vô gương chị không nhận ra mình, đứa con gái xinh đẹp nhí nhảnh, năng động năm xưa… đâu rồi nhỉ?
Thình lình, một tối chồng chị về, mẹ con rầm rì to nhỏ… có chuyến đi vượt biên. Mẹ chồng muốn mẹ con chị ở lại, để chồng chị đi một mình. Nhưng anh không chịu, đi thì phải đi cùng, lần đầu tiên chị thấy anh cương quyết, cuối cùng mẹ chồng nhượng bộ, vậy là vợ chồng con cái chị dắt díu nhau ra khơi. Tàu gặp bão, giông tố tưởng đã nhấn chìm con tàu mấy lượt, vậy mà trời thương, may sao chiếc tàu rách nát vẫn còn tiếp tục chạy. Nhưng mấy hôm sau nữa thì máy hư, hết nước, hết thức ăn, lênh đênh vô định trên biển.
Môi nứt nẻ, rướm máu, sức làn lực kiệt, mấy lần chị hôn mê tưởng chừng không bao giờ tỉnh lại, trong cơn mộng mị, chị thấy mình về lại ngày mới lớn, vui tươi, nhí nhảnh bên anh, những ngày lãng mạn, tươi đẹp nhuộm xanh cả bầu trời.
Hình như giấc mơ đã giúp cho chị thêm chút sức lực, và trời thương, đã có lúc chị thấy mình mở mắt, để thấy đứa con gái bé bỏng ngủ vùi trong lòng mình, và đứa con trong bụng có lúc quẫy đạp. Có lẽ nhờ đó, mà ý chí cầu sống trong chị trỗi dậy mạnh mẽ. Nhưng tới lúc gặp được tàu cứu, thì chị một lần nữa chìm sâu vào hôn mê.
Không biết bao lâu, khi chị tỉnh dậy, thấy mình đang nằm trong bịnh xá xa lạ, thần trí hoang mang, mơ hồ, chị hỏi đây là đâu. Qua người y tá bản xứ, chị biết đây là một đảo thuộc Mã Lai.
Biết mình đã tới nơi, nhưng quá yếu, chị lại hôn mê. Trước khi ngất, không hiểu sao trong tiềm thức, như một lời trăng trối, chị rút cái địa chỉ giấu trong lai áo, đưa cho người y tá, nhờ đánh dùm điện tín cho người này, nói chị đang ở đây.
Qua hôm sau, trong cơn thập tử nhất sinh, cái thai có triệu chứng sinh non, mà chị lại quá yếu. Bác sĩ đang lo lắng, không biết có cứu nỗi cả mẹ lẫn con không. Trong cơn mê, chị nghe tiếng khóc của chồng, và cảm giác hơi ấm bàn tay nhỏ nhắn của đứa con gái bé bỏng vuốt ve trên mặt. Chị như được hồi sinh lần nữa.
Bác sĩ quyết định mổ…
Như cơn gió lốc. Anh của những ngày tháng cũ, vẫn cao gầy, tướng thư sinh, tuy khuôn mặt bơ phờ, mái tóc nâu rối bời, và cặp mắt xanh lơ, giờ đã không còn sáng như hai vì sao nữa, bởi từ lúc nhận được điện tín, liên lạc được với Liên hiệp quốc để xác minh, anh đã không hề chợp mắt. Chuyến bay tốc hành đã đưa anh tới đảo nhỏ này, và giờ dây, đứng nhìn chị bé bõng, hôn mê trên giường bệnh.
… Đừng nhìn em nữa anh ơi
… Hoa xanh đã phai rồi
… Hương trinh đã tan rồi (Phạm Duy)
Trước khi đi qua đây, trong đầu anh không hề nghĩ tới chị đã có chồng, con, và một đứa nữa sắp chào đời.
Đứng đó nhìn chị, anh đau đớn, xót xa, đầu óc anh tràn đầy xúc động, anh véo tay mình mấy lần, để chắc đây không phải là một giất mơ.
… Kiếp nào có yêu nhau… thì xin hẹn đến mai sau… (Phạm Duy)
Khoảnh khắc đau đớn ngỡ ngàng rồi cũng qua đi. Anh thảo luận với bác sĩ, nói chuyện với chồng chị, giới thiệu sơ về mình, và anh khẩn cấp liên lạc bệnh viện lớn nhờ giúp đỡ.
Ngay ngày hôm đó, chị được trực thăng chuyển về bịnh viện lớn ở thủ đô, với sự chăm sóc đầy đủ nhất. Nhờ ơn trên phù hộ, chị được cứu sống, cả mẹ lẫn con.
Biết chị đã vượt qua cơn nguy hiểm, lòng anh rộn rã. Đứng bên ngoài phòng, nhìn đứa bé gái sinh non, nhỏ như con chuột, đỏ hỏn, ngo ngoe trong lồng kính, cảm giác tràn ngập thương yêu như chính con mình. Anh ngỏ lời với chồng chị, xin làm cha đỡ đầu của đứa bé.
Trước hôm về lại Mỹ, anh và chị lần đầu nói chuyện trực tiếp với nhau ở bệnh viện, khi chị đã tỉnh táo.
Bên giường bệnh, nhìn chị ốm xanh như chiếc lá. Ánh mắt yêu thương, anh như ngàn lời muốn nói, nhưng anh biết, có rất nhiều điều cần phải giữ lại cho riêng mình.
Chị nhìn anh… cảm kích, biết ơn. Những thứ này có nghĩa gì với những đều chị đang chất chứa trong lòng. Nhưng cũng như anh, chị biết mình không thể nói, hay biểu lộ ra những gì mình đang nghĩ, tự nhủ lòng phải quên thôi!
Ánh mắt nhìn nhau, thăm thẳm như biển sâu, chị chỉ nói được một câu: “Em xin lỗi…”
Có những niềm riêng một đời giấu kín…
Như rêu như rong đắm trong biển khơi
Có những niềm riêng một đời câm nín
Nên khi xuôi tay còn chút ngậm ngùi… (Tín Hương)
Trước lúc chia tay, anh trao riêng cho chồng chị một phong bì, bên trong có một xấp tiền mặt. Chồng chị tự ái, không nhận, nhưng anh cứ bắt chồng chị phải nhận, anh nói:
“Cứ coi như tôi cho mượn, sau này anh có thì trả lại cho tôi”.
Bốn tháng sau, giữa năm 80 gia đình chị chính thức định cư ở San Jose…
Thời gian qua nhanh, hai năm sau đó, chị có thêm một thằng cu Tí ra đời, nhìn ba đứa con, ngày mỗi lớn, chị giờ đã bình thản hơn, sóng gió trong lòng đã dịu đi nhiều.
Mỗi năm đến ngày lễ lớn, hay sinh nhật của từng đứa con chị, anh đều gởi thiệp, gởi quà. Nhưng hai bên không ai nói chuyện trực tiếp, chị thấy vậy cũng tốt, thôi thì… cố coi như “… chỉ là giấc mơ qua”!
Hai vợ chồng chị đều đi học lại, có nghề nghiệp ổn định và đời sống kinh tế vững vàng. Món tiền 7 ngàn dollars năm xưa, chồng chị gởi trả lại cho anh sau 3 năm tới Mỹ.
… Nợ tiền đã trả được, nhưng nợ tình thì sao?
Có một đều làm chị ray rứt là anh không lấy vợ, 40 tuổi anh vẫn sống độc thân, công việc của anh đi nhiều, và anh lấy công việc, bận rộn làm vui.
Mẹ anh thỉnh thoảng nói chuyện với chị qua điện thoại, bà thương chị như con, dù chưa bao giờ gặp, tuy nhiên bà biết mặt chị, qua tấm hình trong phòng anh.
Những gì bà ấy nói, thường làm chị buốt nhói trái tim, làm chị cảm động đến khóc, và qua bà, chị biết được toàn bộ cuộc sống của anh.
Hai người đàn bà, cùng nắm giữ trái tim một người đàn ông. Chị gọi bà bằng Mẹ, các con chị gọi bà là bà Ngoại.
Một chiều mùa thu, bà gọi cho chị biết anh đang bịnh nặng.
Chị muốn đi thăm lắm, nhưng công việc làm đang có tính cách bó buộc, hơn nữa có những lý do tế nhị, chị không đi được. Chị chỉ có thể gởi một bình hoa thật đẹp vào bệnh viện cho anh.
Hôm biết anh xuất viện, chị gọi điện thăm, nhưng anh còn yếu, chưa nói chuyện được. Mẹ anh, vừa khóc, vừa nói vớí chị:
“Con biết không, bà con, bạn bè, đồng nghiệp gởi hoa tới bệnh viện rất nhiều, nhưng cho đến lúc xuất viện, ngồi trên xe lăn, còn rất yếu, mà nó chỉ ôm khư khư bình hoa của con, đem về nhà… để trên đầu giường…”
Chị… rớt nước mắt… thương anh!
Hai năm sau, đang giờ làm việc, mẹ anh gọi báo tin anh hấp hối. Cuộc giải phẫu tim không thành công.
Chị bỏ hết công việc lên thăm anh lần cuối, đi cùng chị có con bé giữa, đứa bé năm nào nhờ anh mà được sống sót.
Nhìn anh thoi thóp trên giường bệnh, chị khóc như chưa bao giờ được khóc, lần đầu cũng là lần cuối, chị khóc thương cho tình yêu của anh và chị. Khóc thương cho người đàn ông, đã yêu chị bằng một tình yêu bền bĩ, không bao giờ ngưng nghỉ, chưa hề đòi hỏi ở chị một điều gì!
Trong một lúc hiếm hoi, tỉnh táo, anh bình thản, nhìn chị với ánh mắt tràn ngập thương yêu… mỉm cười, bảo chị đừng buồn, đời sống có sinh, có tử. Anh cám ơn thượng đế, đã cho anh gặp… và yêu chị…
Chị đau đớn nghẹn lời, cũng chỉ nói được một câu: “Em xin lỗi”.
… Ánh mắt xanh lơ, cái nhìn đằm thắm, anh thu hết tàn lực nói với chị rằng: “Nếu có kiếp sau, em đừng nói câu xin lỗi…”
Đám tang anh vào một ngày đầu đông, buồn. Anh hưởng dương 46 tuổi.
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa,
Mộng trùng lai không có ở trên đời.
Hương thời gian, mùi thạch thảo bốc hơi,
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó… (Bùi Giáng)
Chị trở về cuộc sống thường ngày, thế gian này từ nay thiếu vắng anh, nhưng trong lòng chị, anh vẫn có một chỗ đặc biệt dành riêng…
Ba tháng sau đám tang anh, chị nhận được thư mời của luật sư, sẵn dịp chị bay lên thăm mẹ anh, bà đã già đi nhiều, sau cái chết của con.
Hôm mở di chúc của anh, chị mới biết, cả ba đứa con chị, đều có phần trong tài sản của anh để lại, số tiền không nhiều, nhưng dư đủ cho cả ba đứa vào học những trường đại học danh tiếng nhất.
Chiều tàn… bên ngôi mộ anh, chị lặng lẽ thầm thì những lời thương yêu, mà lúc anh còn sống, chị đã không thể nói. Theo gió, chị gởi tới anh, những lời tình muôn thuở của một tình yêu, mà chị biết, kiếp này và cho tới kiếp sau, chị vẫn ao ước được có, cũng như được gặp lại.
Văng vẳng bên tai chị nghe có tiếng anh thì thầm “…Nếu có kiếp sau, xin em đừng nói câu ‘Xin lỗi’”.
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm (Phạm Duy)
Simon Hoa
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.143 giây.