logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/11/2018 lúc 10:34:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tư liệu - Cảnh sát của Cơ quan Thi hành Di trú và Hải quan trong một chiến dịch truy quét ở Atlanta, bang Georgia, ngày 9 tháng 2, 2017.

Chính quyền Trump đã lặng lẽ đình chỉ nỗ lực trục xuất một số người nhập cư gốc Việt sinh sống ở Mỹ nhiều năm qua, trong một sự dịch chuyển chính sách đáng chú ý được hé lộ trong một phán quyết của tòa án ở California, báo The New York Times đưa tin hôm thứ Năm.
Năm ngoái, chính quyền đã bắt đầu câu lưu những người nhập cư lâu năm đến từ Việt Nam, Campuchia và các nước khác và chuẩn bị trục xuất họ. Một số người có thẻ xanh nhưng chưa được nhập quốc tịch, và phần lớn trong số này từng phạm tội hình sự trong quá khứ.
Nhưng Mỹ đã kí với Việt Nam một thỏa thuận vào năm 2008 nói rằng những người Việt Nam đến Mỹ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 - ngày mà hai nước cựu thù thời chiến tái lập quan hệ ngoại giao - sẽ không bị trục xuất.
Chính quyền Trump đơn phương quyết định diễn giải lại thỏa thuận này theo một hướng khác, nói rằng những người bị kết tội hình sự thì không được bảo vệ. Chính quyền bắt đầu thúc ép Việt Nam nhận lại một số người đến Mỹ trước năm 1995.
Nhiều người nhập cư bị đưa vào diện trục xuất đã bị giam giữ suốt nhiều tháng bởi Cơ quan Thi hành Di trú và Hải quan (ICE). Điều này đã khơi ra một vụ kiện tập thể chống lại chính quyền Trump vào đầu năm nay.
Trong một phán quyết một phần xác chứng vụ kiện tập thể, Thẩm phán Cormac J. Carney của Tòa án Liên bang Hoa Kỳ Khu vực Trung tâm California cho biết chính quyền Trump nói với tòa án rằng họ đã đạt được một thỏa thuận với Việt Nam vào tháng 8 mà theo đó “việc trục xuất những người Việt Nam đến trước năm 1995 có phần chắc sẽ không diễn ra,” tờ Times cho biết.
Ông cho biết chính quyền đã nói với tòa án rằng họ sẽ bắt đầu thả nhiều người bị giam giữ và trong một số trường hợp bị giam giữ suốt nhiều tháng chờ chấp thuận trục xuất. Báo Times cho biết văn phòng của Thẩm phán Carney từ chối bình luận về vụ việc.
Một phát ngôn viên của Bộ An ninh Nội địa, Katie Waldman, xác nhận với báo này rằng việc trục xuất những người nhập cư gốc Việt này không được cân nhắc nữa vào thời điểm hiện tại. Nhưng bà mô tả sự chống đối chính sách này là nguy hiểm, nói rằng “những lỗ hổng nguy hiểm và những quyết định sai lầm của tòa án” đang buộc chính phủ phải thả “những người ngoại quốc phạm tội này” thay vì trục xuất họ.
Một phán quyết của Tòa án Tối cao năm 2001 xác định rằng chính phủ không thể giam giữ những người nhập cư hơn 180 ngày nếu việc trục xuất “có phần chắc sẽ không diễn ra.” Tính đến ngày 15 tháng 10, 28 người nhập cư gốc Việt đến Mỹ trước 1995 vẫn bị ICE giam giữ; bốn người đã bị giam hơn 90 ngày.
Báo Times cho biết khi họ hỏi tại sao ICE lại giam giữ những người không thể bị trục xuất - và liệu cơ quan này có định thả họ hay không - một phát ngôn viên của cơ quan, Brendan Raedy, nói rằng họ không bình luận về những vụ kiện đang chờ xét xử. Khi được yêu cầu xác nhận số người Việt Nam nhập cư trước năm 1995 hiện đang bị giam giữ, ông này nói họ không thống kê con số đó, theo báo Times.
Tờ báo cũng cho biết các quan chức Bộ Tư pháp không trả lời nhiều yêu cầu xin bình luận giải thích cơ sở pháp lí của họ cho việc tiếp tục các vụ giam giữ này.
Tin cho hay quyết định trục xuất những người Việt đến trước năm 1995 vào năm ngoái đã khiến đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius, phẫn nộ. Báo Times đưa tin ông Osius bị đình chỉ chức vụ vào mùa thu năm ngoái và sau đó từ chức khỏi Bộ Ngoại giao. Ông mô tả nỗ lực trục xuất này là một sự thất hứa đối với các gia đình Việt Nam Cộng hòa vốn là đồng minh của Mỹ trong chiến tranh và rằng họ sẽ không an toàn khi ở Việt Nam.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 05/12/2018 lúc 03:27:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trump trục xuất người gốc Việt

Giáo sư Eric Tang và nhà văn Viet Thanh Nguyen (Nguyễn Thanh Việt) vừa viết bài Nạn Nhân Chiến Tranh Trở Thành Nạn Nhân của Chính Phủ Trump (Victims of War, and Now Victims of the Trump Administration) đăng trên tờ The New York Times ngày thứ Hai, mùng 3 tháng Chạp, 2018.

Ông Tang là giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Người Mỹ Gốc Á tại viện đại học Texas, Austin; ông Nguyễn là một nhà văn gốc Việt viết tiếng Anh, và rất nổi tiếng với tác phẩm “The Sympathizer”; ngoài việc dạy học, viết tiểu thuyết, ông Nguyên còn viết quan điểm trên báo Mỹ.

Tác phẩm 'The Sympathiser' đã đoạt giải Pulitzer Prize for Fiction năm 2016, và rất nhiều giải thưởng của những nhóm văn học Mỹ.
UserPostedImage
Giáo sư Eric Tang
UserPostedImage
Và nhà văn Nguyễn Thanh Việt
Hai giáo sư gốc Á này nêu lên câu hỏi “What is an appropriate punishment for a crime?” (Mức trừng phạt đúng cho một tội phạm là gì?) câu hỏi mà hàng ngàn tội phạm người Việt tị nạn đang tự hỏi trong lúc bị giam giữ chờ ngày trục xuất.

Bài báo trình bày là trên 40 năm nay -từ ngày người Mỹ tháo chạy ra khỏi chiến trường Việt Nam-nhiều triệu người Việt cũng rời bỏ quê hương, nhảy xuống Biển Đông tìm đường thoát thân, và tìm cuộc sống tự do chứ không chấp nhận gông cùm cộng sản.

Tháng Hai 1975, tổng thống Mỹ Gerald Ford ra lệnh cho đại tướng Frederic Weyand sang Việt Nam nghiên cứu tình hình, tìm cách cứu vãn Nam Việt vào giờ thứ 23 của cuộc chiến thê lương, một mình Nam Việt chịu đựng sức tấn công của toàn bộ lực lượng cộng sản thế giới.

Weyand là vị tư lệnh cuối cùng của quân lực Mỹ tại Việt Nam; ông khuyến cáo tổng thống Ford giúp đỡ những người Việt yêu chuộng tự do, mà ông dự đoán thế nào cũng tìm đường vượt biển tị nạn cộng sản.
Do đó mà Hạm Đội Mỹ và hàng trăm tầu buôn của Nam Hàn được Mỹ thuê, đã dàn sẵn trên bờ biển Nam Việt để cứu thuyền nhân tìm tự do, tị nạn cộng sản; và cũng do đó người Việt tị nạn được đối xử đặc biệt bằng một chương trình định cư chu đáo, và một quy chế nhập tịch giản dị hơn, dễ dàng hơn mọi người tị nạn khác.

Nhà trí thức trẻ gốc Việt - văn sĩ Nguyễn Thanh Việt - viết, "đãi ngộ đặc biệt đó khẳng định sức nặng của lịch sử; và lịch sử là, sở dĩ người Việt phải bỏ quê hương để đến sống trên đất Mỹ là do cuộc chiến tồi tệ người Mỹ đánh trên quê hương họ -nước Việt Nam Cộng Hòa mà người Mỹ gọi là Nam Việt.
Đãi ngộ đặc biệt vừa kể xác nhận là Hoa Kỳ có trách nhiệm với những người mất quê hương trong nỗ lực bành trướng của cộng sản -nỗ lực mà quân đội Mỹ đã can thiệp hầu ngăn chặn, và đã thất bại.
Thái độ thân hữu của Hoa Kỳ đối với những người đồng minh cũ trong chiến tranh Việt Nam bắt đầu thay đổi từ việc ông Trump dự tính trục xuất 8,000 thường trú nhân gốc Việt; những người này có phạm pháp và cũng đã bị xét xử, trừng phạt như mọi người Mỹ khác.

Việc làm bội bạc của ông ta đối với người tị nạn Việt Nam bị mọi người phản đối, ngay cả vị Đại Sứ Mỹ -ông Ted Osius- được Trump ủy nhiệm trọng trách thuyết phục chính phủ Việt Cộng nhận lại những người Việt bị trục xuất cũng tuyên bố từ chức.

Việc đó xảy ra tám tháng trước -vào ngày thứ Sáu 13 tháng Tư, 2018; Đại Sứ Osius tuyên bố, “Tôi nói lên thái độ phản đối của tôi, mặc dù tôi đã được chỉ thị phải tuyệt đối im lặng. Tôi quyết định không bước qua lằn ranh đạo đức đó để không làm mất sự chính trực của chính tôi."
UserPostedImage
Tôi quyết định không bước qua lằn ranh đạo đức đó để không làm mất sự chính trực của chính tôi.

Đã từng phục vụ ngành ngoại giao Hoa Kỳ suốt 30 năm, cựu Đại Sứ Osius nói, đa số những người bị Trump trục xuất đều vượt thoát vào năm 1975.
Trong tờ tạp chí Foreign Service Journal của Bộ Ngoại Giao Mỹ, ông Osius viết, “Đa số những người bị trục xuất đều chỉ phạm những tội nho nhỏ, và họ là những người tị nạn chiến tranh, những người đã đồng minh với Hoa Kỳ. Họ yêu thương mầu cờ của một quốc gia không còn nữa. Giờ này bắt họ “trở về” với chế độ cộng sản mà chưa bao giờ họ chấp nhận. Tôi sợ nhiều người sẽ bị hành hạ, sẽ trở thành những trường hợp vi phạm nhân quyền điển hình mà chính phủ Mỹ không thể không có trách nhiệm."
Nhân danh một người Việt tị nạn, tôi tri ân ông Đại Sứ Osius về nhận xét tế nhị của ông, và về thái độ từ chức vô cùng can đảm của ông. Ông nói đúng, chúng tôi đang trung thành với mầu cờ của một đất nước không còn nữa.
Và tôi yêu thương nước Mỹ vì đã có những viên chức dám quyết định không bước qua lằn ranh đạo đức để bảo vệ sự chính trực của chính mình.
Tôi còn phải cảm ơn nhà văn nữ Michiko Kakutani, người Nhật, khi bà lên tiếng bênh vực người tị nạn Việt Nam bị giam giữ và trục xuất chỉ vì những tội nhỏ. Bà kể chuyện gia đình bà, mẹ bà đã bị nhốt trong trại tập trung người Mỹ gốc Nhật năm 1942.
UserPostedImage
Nhà văn nữ Michiko Kakutani
Kakutani trích dẫn một thỏa ước Mỹ ký với Việt Cộng năm 2008, để chứng minh là ông Trump không có quyền trục xuất những người Việt tị nạn đến Mỹ trước ngày 12 tháng Bảy, 1995; ngày Mỹ-Việt Cộng tái lập bang giao.
Dĩ nhiên chúng ta không có khả năng gì thay đổi được Tổng Thống Mỹ Donald Trump, bất lực như ông cựu Đại Sứ Ted Osius, như bà nữ sĩ Michiko Kakutani; nhưng chúng ta vẫn có bổn phận nói lên cảm xúc của con người - đồng bào với những người mà Đại Sứ Osius mô tả là bị cưỡng bách “trở về” với chế độ cộng sản mà chưa bao giờ họ chấp nhận.'
Làm cách nào nói lên cảm xúc đó?
NGUYỄN ĐẠT THỊNH/Viễn Đông

Sửa bởi người viết 05/12/2018 lúc 03:40:45(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.