logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/12/2018 lúc 12:07:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhân Quyền cho đồng bào Việt tại Mỹ: Hiệp Ước 2008 và Quyền Tại Cư của Người Việt Tỵ Nạn

UserPostedImage

1. BẢO VỆ NGƯỜI TỴ NẠN

Trong một thông cáo báo chí được phổ biến qua email trưa ngày 14 tháng Chạp, năm 2018, một số tổ chức bất vụ lợi trong cộng đồng sẽ biểu tình để lên tiếng cho quyền định cư của một số người Việt tỵ nạn có nguy cơ bị trục xuất. Cuộc biểu tình sẽ diễn ra lúc 9 giờ sáng thứ Bảy, ngày 15 Tháng 12 Năm 2018, trong khu Phước Lộc Thọ (Asian Garden Mall), 9200 Bolsa Ave, Westminster, California 92683.

Ban Tổ Chức đã nêu rõ mục đích của cuộc biểu tình trong nhan đề, “Cộng Đồng Người Việt ở Orange County Kêu Gọi Chính Quyền Bảo Vệ Các Người Việt Tị Nạn Trong Nguy Cơ Bị Trục Xuất.” Thông cáo cho biết, trong cuộc biểu tình này, chính những “người Việt trong nguy cơ bị trục xuất và các nhà lãnh đạo cộng đồng sẽ giải thích vì sao Chính quyền liên bang Hoa Kỳ nên tôn trọng Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Nếu Chính quyền không tôn trọng Thỏa thuận ấy thì hơn 8,500 người Việt có thể bị giam giữ và trục xuất. Cộng đồng người Việt cũng sẽ kêu gọi Chính quyền để chấm dứt sự trục xuất và giam giữ các người tị nạn Đông Nam Á, kể cả người Campuchia.”

Hai bạn trẻ Tracy La, Tổng Giám Đốc Vietrise (tracy@vietrise.org) và Tùng Nguyễn, Sáng Lập Viên của APIROC (apiroc714@gmail.com) đảm trách phần liên lạc truyền thông.

Cuộc biểu tình do các hội bất vụ lợi đồng tổ chức, gồm có: Asians and Pacific Islanders Re-Entry of Orange County (APIROC), VietRISE, VietUnity SoCal, Viet Rainbow of Orange County (VROC), và Common Ground OC.

UserPostedImage
2. TIẾNG NÓI NGƯỜI TRẺ

Nước Mỹ trong những năm gần đây đối diện với nhiều biến đổi lớn. Người dân thuộc mọi đảng phái đã lên tiếng để tranh đấu cho lý tưởng xã hội và dân sự của mình.

Di dân là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay của Hoa Kỳ, và tình trạng pháp lý của người dân đã sống ở Mỹ nhiều năm là một nan đề thường được bàn cãi trong chính quyền.

Tại California, dưới Luật SB 54, mệnh danh “Luật Tiểu Bang An Toàn" (Sanctuary State) hay “Giá Trị Của California" (California Values), những người di dân không có giấy tờ được bảo đảm quyền được sống yên ổn và không bị khám xét hay bắt giam.
UserPostedImage

Nhiều thành phố trong tiểu bang đã phản đối SB 54 và chọn chống lại điều ước trong Luật này. Nhiều tổ chức vô vụ lợi do các bạn trẻ khởi xướng và điều hành đã đến các buổi họp Hội Đồng Thành Phố tại Quận Cam để lên tiếng ủng hộ luật SB 54.

Cô Tracy La là một trong những nhà hoạt động trẻ đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt ủng hộ Luật SB 54. Vào ngày 25 tháng Chín, 2018, cô đã cùng nhiều bạn trẻ đến toà đô chính của thành phố Irvine để bày tỏ quan điểm của mình.

Trong phần phát biểu trước Hội Đồng Thành Phố, cô nói, “Xin chào các nghị viên. Tên tôi là Tracy La. Tôi đã sống ở thành phố Irvine hơn năm năm. Năm ngoái tôi đã tốt nghiệp từ trường đại học UC Irvine với hai bằng cấp và làm chủ tịch cho hơn 30,000 sinh viên ở trường đại học UC Irvine. Trong thời gian đó, tôi đã làm việc với các hội sinh viên và cộng đồng để ghi danh hơn 6,000 sinh viên cho mùa bầu cử năm 2016, và đã ghi danh hơn 4,000 sinh viên đi bầu trong năm 2017. Chỉ cuối tuần trước chúng tôi đã ghi danh hàng trăm sinh viên đi bầu, và đây chỉ là con số bắt đầu. Thế hệ chúng tôi biết tầm quan trọng của việc tham gia trong các sinh hoạt chính trị liên quan đến cộng đồng nên chúng tôi phải học hỏi để có thể đóng góp và đại diện cho cộng đồng.”

Như nhiều cư dân Irvine khác, cô nêu ra mục đích của mình, “Hôm nay, tôi và các sinh viên và cựu sinh viên của trường đại học UC Irvine đến đây để chống đối các phương án nhằm lật đổ SB 54. Như những vị đã phát biểu trước tôi, SB 54 sẽ giúp thành phố và khu vực chúng ta an toàn hơn.”

Là một người trẻ sinh trưởng ở Mỹ và đã tham gia lãnh đạo sinh viên và hoạt động dân sự trong nhiều năm, cô Tracy thẳng thắn bày tỏ quan điểm, “Khi tôi đọc bản thông báo của Thị Trưởng Wagner, tôi cảm thấy chán ghét và thất vọng. Ông Wagner đã dùng một ngôn ngữ rất đáng khinh để chống đối SB54. Một thứ ngôn ngữ để bóp méo sự thật về những người nhập cư cũng là ngôn ngữ khiến cho hàng chục ngàn sinh viên và cư dân sống tại Irvine thấy rằng các nghị viên không bảo vệ và đại diện cho cộng đồng của chúng ta. Như những vị đã phát biểu trước tôi đã nói, trường đại học UC Irvine là một nơi ở tiểu bang Cali có dân số lớn nhất của sinh viên không có giấy tờ. Vai trò của các nghị viên là người đại diện cho mọi người dân đang sống ở thành phố Irvine, rất nhiều người trong số đó bao gồm các sinh viên và cư dân không có giấy tờ.”

Thêm vào đó, cô còn đưa ra nhận xét về tác hại của việc chống đối SB 54, “Hành động của Thị Trưởng Wagner là vô trách nhiệm và không thể chấp nhận được, vì ngôn ngữ của ông đã tạo ra sự sợ hãi và chia rẽ trong cộng đồng chúng ta. Các tòa án liên bang đã xác định SB54 là hiến pháp. Tôi khuyên các nghị viên nên tuân theo luật này.”

Là một cử tri và dân cư trong thành phố, cô đưa ra yêu cầu cụ thể, “Quan trọng nhất, tôi khuyên các nghị viên không nên phí tiền của các cư dân ở thành phố Irvine và không bao giờ nên phản đối SB54 nữa. Trong năm năm tôi đã học ở trường đại học UC Irvine và sống ở thành phố Irvine, tôi không bao giờ thấy thất vọng với các nghị viên của thành phố như hôm nay. Tôi khuyên các nghị viên nên giúp các sinh viên và cư dân ở thành phố Irvine bằng cách hỗ trợ SB54 và không bao giờ nên chống đối nữa. Xin cảm ơn.”
UserPostedImage
3. NHÂN QUYỀN CHO NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN

Cộng đồng Việt hải ngoại sắp bước vào năm thứ 44, với những thế hệ thứ ba, thứ tư được sinh ra và lớn lên tại hải ngoại. Nhiều người trẻ gốc Việt đã dấn bước và tham gia vào chính trị dòng chính, như các vị dân cử, các vị lãnh đạo cộng đồng, các chủ tịch trong nhiều hội đoàn. Trong bối cảnh chính trị hiện nay của nước Mỹ với nhiều xu hướng đối nghịch, mỗi người dân Hoa Kỳ chọn cho mình một hướng đi. Cử tri bỏ phiếu không chỉ đơn thuần dựa trên đảng phái, mà rất nhiều người chọn mặt gởi vàng dựa trên quan điểm và kế hoạch phục vụ người dân của ứng viên. Cuộc bầu cử giữa kỳ 2018 đã cho thấy nhiều biến chuyển trên chính trường California, và cả ở Little Saigon. Và ở phía dưới mặt nước gợn sóng ấy là những luồng nước chảy xiết để tạo ra những biến chuyển bề nổi.

Những bạn trẻ như Thanh Tùng, như Tracy là những tác nhân, góp phần vào những luồng nước xiết đó. Họ thẳng thắn lên tiếng, chân thành bày tỏ, và hết lòng theo đuổi lý tưởng của mình. Được nuôi dưỡng trong một môi trường văn hoá xã hội Việt ngay tại Mỹ, họ kết hợp văn hoá gốc trong gia đình và cộng đồng với tư tưởng chính trị dòng chính. Giống như những thế hệ đi trước, họ cũng tranh đấu cho nhân quyền cho đồng bào và cho nhân loại. Và mục tiêu tranh đấu của họ trong cuộc biểu tình ngày 15 tháng Chạp 2018 này chính là những đồng bào trên quê hương thứ hai tại xứ Cờ Hoa. Vì kinh nghiệm lịch sử tang thương từ cuộc chiến tại Việt Nam của thế kỷ trước mà hôm nay, nhiều gia đình vẫn bị phân tán, bao người Việt còn thất lạc, bao nấm mồ lưu lạc nhiều nơi trên thế giới còn chưa được thắp hương.

Nếu chính phủ Hoa Kỳ không tuân theo Hiệp ước 2008, thì hàng ngàn người Việt tỵ nạn sẽ bị trục xuất, hàng chục ngàn gia đình sẽ bị ly tán, và nỗi đau chia lìa mà người dân Việt đã cam chịu từ chiến tranh, từ những năm hậu chiến, từ những hành trình vượt biên bằng đường biển, đường bộ, đường rừng, sẽ trở lại trên đời sống của cộng đồng hải ngoại và trong nước.

Khi những người trẻ đứng lên để đòi quyền được tại cư cho những người Việt đến Mỹ trước 1995 như Hiệp ước 2008 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã ấn định, họ không chỉ thực hiện quyền công dân của một xứ dân chủ tự do như Hoa Kỳ, mà họ còn đưa giá trị dân chủ ấy lên tầm vóc quốc tế. Họ tranh đấu cho nhân quyền cho người Việt ở khắp nơi, tại quê nhà, và cả ở hải ngoại. Bởi vì, ở thế kỷ 21, di dân và nhân quyền là một vấn đề toàn cầu.

Trangđài Glassey-Trầnguyễn/Việt Báo

Sửa bởi người viết 16/12/2018 lúc 12:09:04(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.060 giây.