logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 20/12/2018 lúc 11:22:37(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Có vẻ như Cộng sản Trung quốc không lùi trong cuộc chiến lặng lẽ bành trướng, chiếm dần mòn ở Biển Đông. Và dĩ nhiên, nhiều quốc gia cũng không lùi bước... ít nhất là bề ngoài, các nước ASEAN không chống trực diện TQ, nhưng đang tìm cách nối kết nhau trong một vòng đai. Nơi vòng đai thép giữ Biển Đông này, khoen nào mong manh nhất, nơi nào dễ bị Hải quân TQ lấn bước nhất? Hay cách khác, chính phủ nào trong ASEAN sẵn sàng đầu hàng, lặng lẽ bán nước cho Bắc Kinh?

Bản tin CNN  kể rằng hiện nay TQ tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ 1.3 triệu dặm vuông ở Biển Đông... và mấy năm gần đây cho Hải quân TQ hung hăng cắm cờ, xây tiền đồn kiên cố ở các đảo, các bãi cạn  Biển Đông.

CNN dẫn lời Malcom Davis, nhà phân tích quân sự tại Viện Chính Sách Chiến Lược Úc Châu (Australian Strategic Policy Institute) tại Canberra, thủ đô Úc châu, nói rằng TQ không nhượng bộ trong việc chiếm Biển Đông: “Một cách căn bản, TQ muốn Biển Đông là ao nhà của họ.”

Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận rằng Indonesia trong tuần này mở một căn cứ quân sự với hơn 1.000 quân ở mũi phía nam Biển Đông, vùng biển nơi các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc chồng chéo với tuyên bố chủ quyền của một số nước khác, báo South China Morning Post đưa tin.

Mở cửa hôm 18/12, căn cứ quân sự này nằm tại Selat Lampa trên đảo Natuna Besar - một phần thuộc quần đảo Natuna - một trong những vùng lãnh thổ xa xôi nhất của Indonesia, cách đảo Borneo hơn 200 km.

Indonesia không phải là một trong các quốc gia đòi chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông nhưng giữa Jakarta và Bắc Kinh đã xảy ra một vài vụ đối đầu trong vùng biển giàu tài nguyên này, kể cả một cuộc xung đột vào năm 2016 khi một tàu tuần tra Indonesia chặn bắt một tàu cá Trung Quốc có trọng tải 300 tấn.

VOA kể rằng nhiều giờ sau sự kiện trên, một tàu cảnh sát biển Trung Quốc đâm vào tàu đánh cá, buộc chính quyền Indonesia phải thả chiếc tàu này ra.

Trong buổi lễ khánh thành căn cứ quân sự mới, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Indonesia (TNI), Đại Tướng Hadi Tjahjanto, nói tiền đồn này được thiết kế để hoạt động như một nhằm ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng nào về an ninh, đặc biệt là ở khu vực biên giới, theo lời phát ngôn viên quân đội, Đại tá Sus Taibur Rahman, được bản tin trích dẫn.

Hôm 19/12, Tổng thống Indonesia Joko “Jokowi” Widodo khẳng định chính phủ Indonesia sẵn sàng xác định rõ rằng quần đảo Natuna, với dân số 169.000 người, là lãnh thổ thuộc chủ quyền của nước ông. Ông Widodo đang vận động để được bầu lại trong cuộc bầu cử Tổng thống năm tới.

Giữa Jakarta và Bắc Kinh đã xảy ra một số xích mích trên các vùng biển của khu vực, giữa lúc Trung Quốc nhất định cho rằng các quyền và lợi ích của hai nước tại đây đang chồng lấn lên nhau.

Trong khi đó, có nhiều lo ngại về tương lai của khu vực trước đây được giới hạn trong cái gọi là khu vực “Á Châu-Thái Bình Dương”, nay được mở rộng để bao gồm cả khu vực “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Một bài báo đăng trên tờ The Jakarta Post hôm 19/12 nhận định rằng các nước ASEAN phải hiểu rằng tương lai của khối, cả về kinh tế lẫn quân sự, tùy thuộc vào sự ổn định của cả khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được định nghĩa là khu vực trải dài từ Nhật Bản ở phía Bắc, tới Úc châu ở phía Nam, và bao gồm cả các quần đảo trong vùng Tây Thái Bình Dương về hướng Đông, cho tới Ấn Độ ở hướng Tây. Tuy nhiên các đường ranh ỡ hướng Tây chưa được xác định và vẫn gây tranh cãi, một số nước cho rằng đường ranh này kéo dài tới tận bờ biển phía Tây Châu Phi, bao gồm cả Nam Phi.

Tờ Jakarta Post nói quan điểm của các nước thuộc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương “mở rộng” đó, vẫn cách nhau “cả đại dương” về tương lai nào cho khu vực?

Trong khi đó, RFI nhận xét: Biển Đông, một trong những điểm nóng nhất của Mỹ năm 2019.

Cho dù ở cách xa nước Mỹ hàng vạn cây số, Biển Đông có thể trở thành một trong những cuộc khủng hoảng lớn - thậm chí một cuộc xung đột võ trang với đối thủ là Trung Quốc - mà chính quyền Donald Trump phải đối mặt trong năm 2019. Đây là thẩm định của giới chuyên gia đối ngoại Mỹ được nêu bật trong báo cáo công bố hôm 18/12/2018 của trung tâm tham vấn CFR, tức Hội Đồng Đối Ngoại (Council on Foreign Relations).

Trong bản báo cáo thường niên, Trung Tâm Nghiên Cứu Hành Động Dự Phòng (Centre for Preventive Action), thuộc CFR, như thông lệ từ năm 2008 đến nay đã liệt kê 30 «điểm» nóng đang tồn tại hoặc sắp xảy ra tại Mỹ hay trên thế giới, được cho là có tác động đến lợi ích quốc gia của Mỹ. Mục tiêu là giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có cơ sở để đề ra cách thức ngăn chặn xung đột bùng nổ.

Đứng đầu danh sách các nguy cơ hạng 1 là 5 điểm nóng, được cho là các tác động mạnh nhất đến Mỹ. Trong số này, các chuyên gia Mỹ đã nêu lên trường hợp Biển Đông, với nguy cơ «Xung đột vũ trang bùng nổ do tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc với một hay nhiều nước Đông Nam Á cũng có yêu sách chủ quyền (Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam) hoặc là Đài Loan.

Theo bản nghiên cứu, khả năng xảy ra một cuộc xung đột ở Biển Đông được xếp vào diện «vừa phải», nhưng sẽ có tác động thuộc diện «cao» đối với Mỹ, có nghĩa là một «tình huống đe dọa trực tiếp Hoa Kỳ, một đồng minh có hiệp ước phòng thủ với Hoa Kỳ, hoặc lợi ích chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ, và do đó có khả năng buộc Mỹ phải phản ứng mạnh bằng quân sự».

Phải nói là trong thời gian một năm nay, căng thẳng Mỹ-Trung ở Biển Đông có xu hướng leo thang, với việc chính quyền Donald Trump gia tăng chỉ trích các hành vi của Trung Quốc «quân sự hóa» vùng biển này, hù dọa các nước nhỏ trong vùng, và khiêu khích lực lượng Mỹ có mặt tại chỗ.

Hồi tháng 9 vừa qua, tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc còn suýt va chạm nhau ở Biển Đông.

RFI cũng nhắc rằng dưới thời tổng thống Trump, Washington đã cho tiến hành tổng cộng 9 đợt tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông để thách thức các yêu sách chủ quyền "quá đáng" của Trung Quốc, cả ở khu vực Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng nhiều tiền đồn mới, lẫn ở quần đảo Hoàng Sa, đã bị Bắc Kinh chiếm trọn từ năm 1974.

Mặc dù có căng thẳng như trên, cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn tránh một cuộc xung đột quân sự ở vùng biển Biển Đông. Thế nhưng, các chuyên gia Mỹ không loại trừ xung đột nổ ra.

Báo cáo của CPA ghi nhận: «Chính quyền Donald Trump đến nay chưa phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng nào, trong đó tổng thống phải đau đầu với quyết định khó khăn về việc có nên để Mỹ bắt đầu một chiến dịch can thiệp quân sự mới và tốn kém hay không... Tuy nhiên, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi chính quyền Trump phải đối phó với một cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên».

Vấn đề Biển Đông được cho là đáng quan ngại nhất đối với Mỹ tương tự như 4 điểm nóng khác là môt cuộc tấn công mạng quy mô lớn phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng và các mạng thông tin thiết yếu của Mỹ, căng thẳng do đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên thất bại; xung đột võ trang giữa Iran với Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ; một vụ khủng bố gây tổn thất nhân mạng cực lớn tại Mỹ hay một nước đồng minh của Mỹ.

Điểm đáng chú ý là Biển Đông đã thế vào chỗ của Biển Hoa Đông, từng được xem là mối quan ngại hàng đầu của Mỹ trong những năm trước đây.

Trong khi đó, Báo Đảng CSVN ghi nhận rằng vào buổi sáng Thứ Tư 19/12/2018, tại TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Học viện Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo Quốc gia về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông trong cục diện mới và đối sách của Việt Nam” nhằm đánh giá tổng thể tình hình Biển Đông trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực, nhận diện các vấn đề chính sách đặt ra với Việt Nam.

Phải chăng ngồi hội thảo chỉ vô ích? Có vẻ như chỉ để trấn an đồng bào thôi...
Trần Khải
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.086 giây.