logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/12/2018 lúc 10:24:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,697

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tranh biếm họa về Luật An Ninh Mạng. RFA

Việt Nam cần phải hoãn áp dụng Luật An Ninh Mạng và sửa đổi để luật này tương thích với luật pháp quốc tế.
Đây là kêu gọi của Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền- Human Rights Watch, đưa ra trong thông cáo báo chí ngày 20 tháng 12.
HRW nhắc lại vào tháng 6 vừa qua Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Luật An Ninh Mạng còn nhiều vấn đề này. Đến tháng 11 Bộ Công An của chính phủ Hà Nội công bố dự thảo nghị định với những chi tiết hướng dẫn thi hành Luật An Ninh Mạng để người dân góp ý cho đến ngày 2 tháng giêng năm 2019.
Phó Giám Đốc Khu vực Châu Á của HRW, ông Phil Robertson, đưa ra nhận định rằng Luật An Ninh Mạng của Việt Nam được soạn thảo nhằm cho phép Bộ Công An quyền giám sát rộng khắp nhằm phát hiện những tiếng nói chỉ trích và tăng cường sự độc tôn cai trị của đảng cộng sản. Nếu luật này được thì hành, bất cứ ai sử dụng Internet tại Việt Nam đều không còn quyền riêng tư nữa.
Theo qui định trong Luật An Ninh Mạng của Việt Nam thì những nhà cung cấp dịch vụ phải lưu trữ dữ liệu tại nước này, xác minh thông tin người dùng và tiết lộ dữ liệu của người dùng cho cơ quan chức năng mà phía yêu cầu không cần lệnh của tòa án.
Còn dự thảo nghị định đưa ra một định nghĩa chung chung về dữ liệu người dùng.
HRW cho rằng những qui định cả trong luật và nghị định hướng dẫn thi hành Luật An Ninh Mạng về việc lưu giữ, giám sát như thế sẽ tạo điều kiện rộng rãi cho việc tiếp cận dữ liệu người sử dụng từ những cơ quan an ninh lạm quyền và giới chức thi hành công vụ; thế nhưng lại không có những bảo đảm đầy đủ cho các quyền riêng tư, quyền được xét xử công bằng, và những quyền khác.
Luật An Ninh Mạng của Việt Nam bị cả trong lẫn ngoài nước chỉ trích. Chỉ trong vòng 4 tháng sau khi luật này được thông qua, đã có chừng 70 ngàn người ký tên vào một thỉnh nguyện thư trên mạng kêu gọi chính phủ Hà Nội hoãn thi hành và sửa đổi luật này cho phù hợp.
Theo RFA
song  
#2 Đã gửi : 21/12/2018 lúc 06:43:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,697

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Luật an ninh mạng giữa bối cảnh thuần phục Bắc Kinh

Để gửi lời chúc mừng tới lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam nhân ngày thành lập 22/12/2018, Trung Cộng đã gửi quà mừng là đầu đạn tập bắn và thu hồi do ngư dân Tuy Hoà nhặt được. Ngay sau đó, thông tin Tập đoàn quân 75 Trung Cộng thực hành tập trận đối kháng sử dụng đạn thật diễn ra tại Vân Nam, nơi giáp giới với 4 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Lào Caicủa Việt Nam cũng được công bố. Một trong những nội dung quan trọng của cuộc tập trận lần này là chống lại đặc công của nước láng giềng. Theo quan sát từ các hình ảnh được công bố, người xem có thể dễ dàng đoán tên của nước láng giềng qua trang phục của quân xanh. Liệu đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên?

Từ ngày 10/10/2016 lúc bị bắt giam, tôi đã bỏ lỡ khá nhiều sự kiện chính trị quan trọng, và khi bị chuyển từ Khánh Hoà ra Thanh Hoá, tôi dành thời gian để xem tin tức trên VTV với hy vọng có thêm thông tin về tình hình bên ngoài. Tháng 6/2018, các cuộc biểu tình lớn nổ ra tại khắp nơi trên cả nước. Ti vi đưa tin “quần chúng bị lôi kéo, kích động, tìm hiểu chưa kỹ Dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng”. Tôi lại nghĩ về những ngày biểu tình đầu tiên năm 2007-2009, năm 2014-2015... Ban Tuyên giáo không có luận điệu mới. Nhưng Bộ Chính trị đã quyết tâm kiểm soát tư tưởng của người dân một cách quyết liệt hơn. Luật An ninh mạng được thông qua trong bối cảnh hoãn lại Dự luật Đặc khu! Và với góc nhìn của tôi, nếu bị buộc phải lựa chọn, đảng CSVN vẫn rất khôn khéo như họ đã từng: lùi một bước, tiến 2-3 bước. Họ chọn cách xiết chặt quản lý người dùng Internet trong bối cảnh thông tin bùng nổ, và họ tạm hoãn dự luật có thể gây phẫn nộ trong dân, như một cách rút lui có mặt mũi.


Nếu nhìn ngược lại từ Nghị định 72, mọi sự phản đối đều vô hiệu hoá, và chiếc thòng lọng dùng để bóp nghẹt mọi tiếng nói tự do dần được tô thêm màu, vẽ thêm kiểu và ngày càng khắc nghiệt hơn với những điểm liên quan đến tội xâm phạm an ninh quốc gia được cụ thể hoá trong Luật An ninh mạng.


Không còn răn đe với những blogger, những người bất đồng chính kiến nữa. Khái niệm “an ninh mạng” được nâng tầm, mở rộng ra đối với mọi tầng lớp trong xã hội. Không có sự minh bạch hiện hữu, mọi dự luật, nghị định và luật ban hành thực chất là gia tăng thêm quyền lực kiểm soát cho đảng Cộng sản, cho một nhóm người luôn muốn kiểm soát tư tưởng của người dân. Yêu cầu nội địa hoá dữ liệu từ Google, Facebook và các tập đoàn công nghệ lớn từ nước ngoài khác cho thấy đảng CSVN đang cố gắng chiếm hữu kho thông tin dữ liệu cá nhân khổng lồ để mã số hồ sơ và đời tư của từng công dân. 


Từ trước đến nay có thể thấy, mô hình quản lý xã hội, các biện pháp răn đe trừng phạt các công dân bất tuân dân sự và cả các cuộc thanh trừng phe nhóm trong nội bộ lãnh đạo, Hà Nội luôn áp dụng nguyên mẫu từ Bắc Kinh. Chính vì thế, khi Luật An ninh mạng và Dự luật Đặc khu được công bố cùng lúc, tôi không tránh khỏi nghi ngờ về những thoả thuận trong Hiệp ước Thành Đô năm 1990.


Đảng đã ký thoả thuận, luật đã được ban hành, phần còn lại chấp nhận hay không là do người dân tự lựa chọn.


Với tôi, Luật An ninh mạng được ban hành giữa bối cảnh Ba Đình thuần phục Bắc Kinh khá rõ rệt trong thời gian qua, một lần nữa đảng Cộng sản đã ban hành phép thử với sức chịu đựng của người dân.


Chấp nhận tiếp tục bị bịt miệng và bị bịt chặt hơn nữa hay không, chúng ta phải lựa chọn.


22.12.2018
Mẹ Nấm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.