logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/12/2018 lúc 12:34:28(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trước tiên chúng ta nên đồng ý về vài định nghĩa:
Migration: di trú (với động vật hay chim muông có thể dùng di chuyển)
Immigration: di trú vào một quốc gia khác với nơi mình sinh đẻ
Emigration: di trú ra khỏi quốc gia mình sinh đẻ.
Political refugee or war refugee: tỵ nạn chính trị hay tỵ nạn chiến tranh. Người Việt Nam chúng ta 99% nằm trong trường hợp này.
Riêng tôi, tôi còn thích từ political exile hay lưu vong chính trị vì chúng ta không chịu nổi bọn Cộng Sản và chọn tự do và chúng ta tự chọn con đường lưu vong. Thà bỏ nơi chôn rau cắt rốn còn hơn sống với bọn người tàn bạo, man di. Thà chết dưới lòng đại dương còn hơn sống với lũ côn đồ độc đảng, độc tôn. Niên trưởng Trần Văn Tích dù sau khi bị tù đã được trả tự do nhưng vẫn quyết định ra đi vì không thể với người CS. Ông cũng như hầu hết các người Việt tỵ nạn đá chọn con đường “tự lưu vong”.
Khi đã đồng ý với những định nghĩa nói trên, tôi có thể đề nghị những khác biệt giữa những cuộc di dân của người Việt Nam sau 1975 và những cuộc di dân trên thế giới mới đây. Riêng trường hợp Syria, họ cũng giống như chúng ta vì họ bắt buộc rời bỏ quê hương vì chiến tranh.
Phần lớn những cuộc di dân khác trên thế giới là di dân kinh tế.
Như nói trong thư trước, từ thời tiền sử, con người có khuynh hướng đi tìm nơi nào trù phú, dễ săn bắn, dễ trồng trọt thì họ định cư. Họ đi từ Phi Châu rồi dần dần lan ra khắp địa cầu. Họ không đi một mình mà tập họp thành đoàn, rồi họp thành bộ lạc. Khi đất thưa người ít, họ muốn đi đâu thì đi. Nhưng rồi, đi đâu cũng gặp dân định cư chỗ họ muốn dừng chân: lúc đó sẽ xảy ra chiến tranh để cướp đất hay bảo vệ đất tuỳ theo phía nào. Đấy là những cuộc chiến tranh kinh tế. Phần lớn những cuộc chiến tranh trước thế kỷ 20 là chiến tranh kinh tế và có vài khi là chiến tranh tôn giáo.
Cho đến một lúc nào đó, trái không còn trống, con người họp thành những quốc gia tùy theo chủng tộc. Họ vẽ ra biên giới và có luật lệ riêng để kiểm soát người đi ra đi vào trong nước họ.
Không như lời tuyên bố ngày hôm qua của Tổng Thống El Salvador: “Di dân là NHÂN QUYỀN. Người dân có quyền lựa chọn nơi họ cư ngụ”. Nói như ông này thì cả thế giới đổ dồn vào Hoa Kỳ và các nước Tây Âu. Kể từ thập niên 60, người ta hay lôi ra những nhân quyền đặc biệt. Có cái có lý như quyền phụ nữ, có cái gây tranh luận như quyền người đồng tính luyến ái. Nhưng nhân quyền muốn đi đâu thì đi, ở đâu thì ở thì quả thật ông TT này mới phát minh ra mà không nghĩ rằng người dân El Savador bỏ đi vì chính quyền ông ta tham nhũng, thối nát.
Riêng về phía Hoa Kỳ, lưỡng viện đã chia rẽ, lười biếng, bị mua chuộc nên không sao làm ra một đạo luật di dân mới cho hợp với tình trạng hiện thời. Trump là người đầu tiên đặt ra vấn đề một cách thực tế và nghiêm chỉnh. Ông ta không cần biện luận là đám di dân Trung Mỹ toàn là cướp bóc, đĩ điếm.
Điểm này làm tôi nhớ và thù mấy tên Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Robert Byrd, Frank Church và Edward Kennedy đòi không cho tỵ nạn chiến tranh Việt Nam vào nước Mỹ và coi đàn bà Việt Nam đều là gái bán bar (lời Robert Byrd, cựu đảng viên KKK của Mỹ). Thực tế phức tạp hơn nhiều: dân da trắng không chịu đẻ cho bắt kịp dân thiểu số, canh nông cần lao động nặng nhọc.
Da trắng và da đen từ chối lao động canh nông hay những công việc nặng nhọc. Người Trung Mỹ sẵn sàng làm những việc này. Tuy nhiên để họ vào nước rồi thì họ không về xứ sở cũ nữa và tiền an sinh xã hội tăng trưởng, họ sinh đẻ nhiều nên dân số họ gần bắt kịp dân da trắng. Lúc đó họ sẽ kiểm soát chính trị như họ đã kiểm soát tại California. Thêm vào đó chính phủ Mỹ phải lo an sinh xã hội, bảo hiểm sức khoẻ cho họ. Đó là số tiền không nhỏ. Những lý do trên mới đặt vấn đề nan giải cho hiện tượng di dân từ Trung Mỹ, không phải cướp bóc đĩ điếm. Tệ nạn này đã có từ thời chỉ có da trắng với da đen.
Không như tại Đức, Pháp, nơi mà an ninh công cộng bị đe doạ nặng với những đợt di dân người Hồi Giáo. Xin Niên Trưởng Trần Văn Tích sửa lại nêú tôi sai về tình trạng ở Đức. Nạn hiếp dâm phụ nữ Đức và Thuỵ Điển tăng lên đáng kể. Mọi hy vọng vào những chương trình hội nhập do các chính quyền Âu Châu đối với người Hồi Giáo kể như là thất bại. Họ sống riêng khu phố, giữ lấy tôn giáo riêng của họ. Không những thế họ còn quá khích hơn người Hồi tại nước họ vì họ quá nghèo đối với dân bản xứ. Khu phố nơi họ ở không bảo đảm an ninh cho người bản xứ nhất là phụ nữ.
Vấn đề này có vẻ như nguy hiểm hơn tại Âu Châu vì dù sao ở Mỹ, người Tin Lành da trắng cũng không có quá nhiều khác biệt với người Trung Mỹ theoThiên Chúa Giáo. Riêng theo truyền thống lịch sử, Tin lành hay Thiên Chúa Giáo đối đầu với Hồi Giáo là kẻ thù truyền kiếp mặc dù không biết bao cố gắng lấy khoan dung tôn giáo ra dạy dỗ.
Chỉ khác một chỗ là tôi không đồng ý hoàn toàn về trách nhiệm của Angela Merkel. Ngoài chuyện nhân đạo ra, Đức Quốc là nước lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu về kinh tế, nếu không muốn nói là đã thống trị thị trường Liên Hiệp Âu Châu. Pháp và Anh bị bỏ thua xa. Vì nhu cầu nhân công, Đức bắt buộc phải mướn “mô hôi” ngoại quốc, nhất là Thổ Nhĩ Kỳ. Lúc hết việc, không như Mỹ, họ có chương trình cho tiền người Thổ để khuyến khích họ về nước nhưng hình như không thành công mấy. Ngoài ra, không như Mỹ, họ không cho con người Thổ được quốc tịch Đức khi đẻ ở Đức như trường hợp Hoa-Kỳ.
Vào thời điểm bầu cử lưỡng viện, chính trị gia Dân Chủ lợi dụng đủ mọi cách để hạ chính sách của Trump: cuộc di dân trên 10.000 người sắp đi vào Hoa Kỳ là một cuộc di dân có tổ chức không tiền khoáng hậu. Báo chí chỉ vẽ lên hình ảnh thảm thương mà không đả động đến vấn đề làm sao nuôi họ. Đứng đằng sau để tổ chức cuộc di dân này là phe cực hữu Honduras.
Thế giới nhìn vào mà không một lời lên tiếng kể cả đảng Dân Chủ. Họ coi đây là cái vỏ chuối xem Trump sẽ ngã ra sao. Không ai lãnh lấy trách nhiệm công dân trước hiện tượng đe doạ luật pháp Hoa Kỳ. Một tuần nữa, đoàn người sẽ đứng trước trên 8.000 binh sĩ hiện dịch Hoa-Kỳ không kể Vệ Binh Quốc Gia ( National Guards) và Cảnh Sát Biên Phòng. Rồi sẽ có xô sát. Chỉ cần một phát súng nổ là người ta đổ lên đầu Trump những lời phi nhổ tệ hại nhất.
Ai cũng có lòng nhân từ cho đám người khốn khổ, nhưng ai là người chịu bỏ tiền ra giúp đỡ, ai là người tôn trọng pháp luật?
Xin kèm theo đây một bài bình luận về “Âu Châu tự sát”. Binh luận này vẫn có thể áp dụng cho Hoa-Kỳ.

Mới đây TT Trump đòi bỏ quyền quốc tịch Mỹ cho các trẻ em ngoại quốc sinh ra tại Hoa-Kỳ. Tại California có tệ trạng người Hoa mang các bà chửa sang lén lủt ở Irvine chờ ngày đẻ để cho con có quốc tịch Mỹ. Chuyện di dân còn nhiều khía cạnh không bàn hết được.
Nguyễn Ngọc Khôi SVHDQY 16

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.