logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 29/12/2018 lúc 12:01:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tân Dân biểu, Nghị sĩ Quốc Hội Victoria, Úc Châu. Ông Kiều Tiến Dũng ngồi ở hàng đầu (thứ hai bên trái)

Sau một đời theo đuổi “đam mê khoa học”, ông Kiều Tiến Dũng, một Tiến sĩ Vật lý từng giảng dạy và nghiên cứu tại nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới, vừa chiếm được một ghế tại quốc hội tiểu bang Victoria, Úc Châu. Ông chính thức tuyên thệ nhậm chức ngày 19/12 vừa qua vào dịp Lễ Khai mạc Quốc hội Victoria lần thứ 59. Ông là người Úc gốc Việt thứ 3 đắc cử vào quốc hội tiểu bang Victoria từ trước tới nay, và hiện là người gốc Việt duy nhất trong quốc hội khóa này. Trao đổi với VOA-Việt ngữ, ông cho biết lý do tham gia chính trị bắt nguồn từ nguyện vọng muốn đóng góp cho cộng đồng nơi mình sinh sống, đã manh nha từ khi ông rời Việt Nam trên một chiếc tàu tị nạn vào năm 1980.
Một người Úc gốc Việt, Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng, hộm 19/12 tuyên thệ nhậm chức Thượng nghị sĩ tiểu bang Victoria, Úc Châu, sau khi đắc cử để đại diện cho đơn vị Đông Nam Melbourne của Victoria, tiểu bang đông dân thứ nhì Úc Châu.
UserPostedImage
Ông Kiều Tiến Dũng ký sổ Thượng viện sau lễ tuyên thệ nhậm chức TNS tiểu bang Victoria, Úc

Ông cho biết cảm tưởng về buổi tuyên thệ nhân dịp Lễ khai mạc Quốc hội tiểu bang Victoria lần thứ 59:
“Đây là một buổi lễ khá long trọng vì cứ 4 năm thì quốc hội khai mạc một lần và có đại diện chính thức của Nữ Hoàng. Tôi là một trong những người mới trong quốc hội kỳ này chính thức tuyên thệ nhận nhiệm vụ và các trọng trách về những vấn đề trong quốc hội. Thì đây là niềm tự hào cho cá nhân và gia đình tôi. Đây cũng là do công sức của tập thể cộng đồng người Việt tại tiểu bang này nói riêng, và cộng đồng người Việt ở Úc nói chung.”
Ông Kiều Tiến Dũng là một người tị nạn cộng sản sang Úc năm 1980 với hai bàn tay trắng, cả cha lẫn mẹ từng phục vụ trong binh chủng Nhẩy Dù của quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Đỗ cử nhân Toán tại Đại học Queensland 4 năm sau, ông được học bổng sang Anh và hoàn tất luận án Tiến sĩ Vật lý năm 1988. Ông từng giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Edinburgh và Oxford ở Anh, Đại học Melbourne và Swinburne ở Úc, cộng tác nghiên cứu với các đại học danh tiếng của Mỹ như Princeton, Columbia, MIT, và làm việc cho CSIRO, cơ quan nghiên cứu khoa học có uy tín nhất của chính phủ Úc.
Những công việc bề bộn đó không ngăn cản ông tích cực tham gia các hoạt động có ích cho cộng đồng. Cùng với một nhóm thân hữu, ông thành lập chương trình truyền hình Việt ngữ đầu tiên ở Melbourne, VNTV, hoạt động liên tục trong suốt 20 năm. Sau VNTV, Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng đã cùng cựu Trưởng Ban Việt ngữ đài SBS, Quốc Việt, thành lập đài Hồn Việt, phát thanh trên khắp nước Úc.
Sau những thành tích đó, điều gì thôi thúc ông tham gia chính trị?
“Thưa chị, từ lúc rời Việt Nam trên một chiếc tàu vào năm 1980, tôi đã luôn luôn có một cái nguyện vọng là được đóng góp cho cái cộng đồng nơi mình đang sinh sống. Và tôi nghĩ là ở cái tuổi này thì vấn đề trực tiếp đóng góp tham gia vào chính trị hoặc tham gia vào sinh hoạt là chuyện có thể làm được trong giai đoạn này trong cuộc đời của tôi, thành ra tôi đã nhận lời.”
Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng đã nắm lấy cơ hội để thực hiện nguyện vọng của mình trong cuộc bầu cử ngày 24/11 tại Melbourne khi ông được Đảng Lao động Úc đề cử đại diện cho đảng ra dự tranh tại đơn vị miền Đông-Nam Melbourne.
Theo lời ông, thì đây không phải là một ghế an toàn. Thành phần cử tri người Việt tại đây chỉ là một thiểu số, trên dưới 35,000 người trong tổng số 508,000 cử tri hội đủ điều kiện đi bầu. Cư dân thì rất đa dạng, 168 sắc tộc, nói tới 200 ngôn ngữ khác nhau.
Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng cho biết ngoài những chính sách của Đảng Lao động đương quyền được cử tri vùng Đông Nam ủng hộ, như xây bệnh viện, trường học, bệnh xá, vv... cá nhân ông theo đuổi một số chính sách riêng khi ra tranh cử:
“Tôi ra tranh cử trên một số chính sách nó phản ứng cái quá khứ của tôi. Thứ nhất là về vấn đề giáo dục, tôi có một ý nguyện là nước Úc phải có một nền giáo dục có thể sánh kịp với những nước ở Á Châu, đặc biệt là Singapore. Thứ hai, giáo dục trong các trường nghề cao đẳng rất quan trọng bởi vì nó dẫn tới việc làm, tới sự an sinh trong xã hội. Bên cạnh giáo dục, tôi rất chú tâm tới vấn đề cao niên. Đây cũng phản ánh lịch sử của cá nhân tôi. Chúng ta là người Việt, rời Việt Nam ra đi vào thập niên 1970, 1980, thời còn trẻ. Chúng ta đã bỏ nhiều công sức, đóng góp rất nhiều cho xã hội và cộng đồng xứ sở nơi chúng ta định cư, nay bước vào tuổi cao niên. Các bậc cha mẹ mà chúng ta bảo lãnh về sau cũng là người cao tuổi, thành ra dịch vụ cho người cao niên rất là quan trọng. Tôi hy vọng rằng nay đã được đắc cử làm Thượng nghị sĩ, thì tôi sẽ có tiếng nói, hay ý kiến đóng góp vào hai lĩnh vực đó nói riêng, và nhiều lĩnh vực khác nữa, thưa chị.”
Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng chọn đại diện cho Đảng Lao động trong khi đa số người Việt tị nạn thế hệ lớn tuổi hơn luôn luôn ủng hộ Liên đảng Tự do-Quốc gia, vì “dị ứng” với cụm từ “lao động” bởi nó làm họ liên tưởng tới Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông giải thích về sự lựa chọn đó:
“Chính sách Đảng Lao động có những cái phù hợp với với ý nguyện của mình. Dĩ nhiên, không có một đảng nào, tập hợp hay tổ chức nào mà chúng ta có thể hoàn toàn đồng ý mọi chính sách, mọi lúc…Có nhiều chính sách tôi rất ủng hộ, có những chính sách tôi nghĩ là có thể ủng hộ nếu có những sự thay đổi, và có một vài chính sách tôi không thể ủng hộ được.Tuy nhiên đó là một sinh hoạt dân chủ tập thể, thì sau khi quyết định đưa ra, là đảng viên thì phải thi hành.”
Tuy vậy, Thượng nghị sĩ Kiều Tiến Dũng nhấn mạnh rằng nếu một chính sách đi ngược với nguyên tắc của cá nhân ông,về mặt đạo đức hay về một số khía cạnh liên quan tới người Việt, ông sẽ không ngần ngại lên tiếng, và tùy trường hợp, sẽ không chấp nhận.
Trả lời câu hỏi ông có tiên liệu những khó khăn của một dân cử gốc Việt, đại diện cho các lợi ích của nước Úc, trong những trường hợp có mâu thuẫn với những kỳ vọng của cộng đồng người Việt?
UserPostedImage
Kieu Tien Dung portrait
Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng nói:
“Chính trị là một con đường chông gai. Trước khi tuyên thệ thì trong quốc hội có những buổi để giới thiệu những dịch vụ và những trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của các dân biểu, thì một trong những tấm hình đầu tiên họ đưa ra là một chậu cá nhỏ trong đó có một con cá vàng. Đúng, một chính trị gia sẽ như một con cá nằm trong một cái chậu bị mọi người soi mói, chỉ trích... Mọi hành vi, nhất cử nhất động đều bị theo dõi và phán xét. Trong chính trị chúng ta mỗi người có mục đích riêng, lý tưởng riêng. Trong quốc hội có nhiều đảng phái, những đạo luật mà chúng ta coi là quan trọng thì khi muốn thông qua, chúng ta phải thương lượng với những đảng đối lập để thông qua được những gì chúng ta muốn. Người dân Úc bầu cho chúng tôi, nhưng cá nhân tôi cũng là người Việt, cộng đồng người chúng ta có những kỳ vọng. Đó là điều rất đúng, không có gì mà ngạc nhiên, tuy nhiên tôi nghĩ cộng đồng chúng ta trên 43 năm nay sống ở nước Úc và những nơi khác trên thế giới, đa số đều hiểu chúng ta sống trong một tập thể, bất cứ nước nào dù Mỹ hay Úc, đều đặt quyền lợi của nước họ lên trên hết. Chúng ta phải đóng góp cho nước chúng ta đang sinh sống. Chúng ta có thể tranh đấu cho những nhu cầu đặc biệt của chúng ta nhưng không nên kỳ vọng một cá nhân như tôi, hay một vài Thượng nghị sĩ và vài dân biểu gốc Việt khác có thể luôn luôn tranh đấu cho người Việt mà lấy đi quyền lợi của các nhóm khác.”
Là một người gốc Việt, Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng chia sẻ những ưu tư, trăn trở của ông cho quê hương Việt Nam trong bối cảnh đất nước đang đứng trước nhiều nguy cơ.
“Tôi lúc nào cũng tha thiết và có những ưu tư về dất nước Việt Nam. Ưu tư lớn nhất của tôi là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trung Cộng bành trướng quá mạnh, là một nền kinh tế và sức mạnh quân sự đi đôi với những thủ đoạn, những áp lực mà họ áp đặt trên những nước lân bang, trong đó có Việt Nam.”

Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng còn bày tỏ lo ngại về một nguy cơ khác liên quan tới luật đặc khu, nhường đất cho nước ngoài – đặc biệt là Trung Quốc- trong thời gian lâu dài, ông cho rằng đây là một mối nguy khác cho sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Ông nói muốn chống ngoại xâm thì dân phải một lòng, nước phải đoàn kết,và muốn vậy thì phải có dân chủ, dân quyền và nhân quyền.
Ông nói : “Muốn sống còn, nếu chúng ta muốn giữ được toàn vẹn lãnh thổ, thì người dân phải có nhân quyền và dân quyền thì mới hy vọng chúng ta còn được một đất nước Việt Nam.”
Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng là người Úc gốc Việt thứ 3 từng đắc cử vào quốc hội Victoria từ trước tới nay, và hiện là người Việt duy nhất trong quốc hội tiểu bang, sau khi một người Úc gốc Việt khác, cô Trương Việt Hương, thành viên của Đảng Xanh, thất cử. Người Việt đầu tiên vào quốc hội Victoria cách đây khoảng 20 năm là thượng nghị sĩ Nguyễn Sang, sau khi đắc cử hai nhiệm kỳ, ông Sang không còn tham gia chính trị.

Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.060 giây.