logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/12/2018 lúc 12:29:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong mấy ngày gần đây, có 2 hiện tượng quan trọng liên hệ đến tiến trình giải thể các chế độ độc tài cộng sản trên thế giới. 

Đó là:

1. Hôm thứ Tư ngày 19 tháng 12, 2018 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã phê chuẩn ban hành Sắc Luật Tiếp Cận Hai Chiều Tây Tạng 2018 (The Reciprocal Access to Tibet Act of 2018) do dân biểu đảng Dân Chủ Jim McGovern đề xướng tại Hạ Viện và được lưỡng đảng tại lưỡng viện đồng thuận thông qua.



2. Thẩm phán liên bang Beryl A. Howell, trong một phiên xử của tòa án Liên Bang, đã tuyên phạt chính quyền Bắc Hàn phải bồi thường $500 triệu cho gia đình công dân Hoa Kỳ Warmbier vì cái chết của con trai của họ là Otto Warmbier, khi bị công an mật vụ cộng sản Bắc Hàn tra tấn dã man năm 2016.


Hiện tượng thứ nhất liên hệ đến Tây Tạng diễn ra trên căn bản của nguyên tắc “tiếp cận tương xứng và đáp ứng hai chiều” của luật ngoại giao (mutual access and reciprocity of diplomatic law). Phía Hoa Kỳ đã luôn luôn tuân thủ nguyên tắc này và các nhà ngoại giao, phóng viên hoặc du khách Trung Quốc được hoàn toàn tự do tiếp cận mọi nơi chốn, tập thể và cá nhân tại Hoa Kỳ. Trong khi đó, Trung Quốc lại dựng lên nhiều ngăn cản nhất là liên hệ đến vùng Tây Tạng và sắc dân Tây Tạng.


Dưới sắc luật mới này thì tất cả những cơ quan chính quyền TQ dính líu vào sự hình thành và thực thi các chính sách ngăn chận tiếp cận Tây Tạng này sẽ không được quyền có visa hay đặt chân lên đất nước Hoa Kỳ.


Sắc luật này cũng trao trách nhiệm cho Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trong vòng 90 ngày trở thành luật, phải thành lập danh sách các viên chức TQ vi phạm và cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Bộ Ngoại Giao cũng phải phúc trình với Quốc Hội hằng năm danh sách các công dân Hoa Kỳ bị TQ cấm tiếp cận với Tây Tạng.


Biến cố thứ nhì liên hệ đến một thanh niên Hoa Kỳ du lịch tại Bắc Hàn. Anh bị bắt năm 2016 và vu cáo là đánh cắp một bố cáo chính trị trong vùng cấm của một khách sạn. Anh bị xử dụng như một món hàng mà cả trong cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ và tra tấn dã man suốt 17 tháng trong ngục tù CS Bắc Hàn. Anh trở về Hoa Kỳ và qua đời vì những tra tấn dã man đó.


Tuy 2 biến cố nêu trên phát xuất từ 2 nguồn gốc khác nhau. Một từ lập pháp tức Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua một sắc luật mới. Một phát xuất từ một phiên xử của một pháp đình tư pháp độc lập của Hoa Kỳ. Nhưng trên bản chất cả 2 biến cố đều liên hệ đến 2 khái niệm căn bản của luật quốc tế, đó là các khái niệm Nhân Quyền (Human rights) và Chủ Quyền Quốc Gia (State Sovereignty). 


Nhân quyền có thể được định nghĩa như những quyền căn bản phát xuất từ bản chất nhân tính của mọi con người và được cụ thể hóa chi tiết trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc 1948. 


Chủ Quyền Quốc Gia có thể được định nghĩa như tính tuyệt đối của một quốc gia trong tác động xây dựng và điều hành guồng máy chính quyền nội bộ của mình, mà không bị bất cứ một chính quyền ngoại bang nào xen lấn. Chủ quyền quốc gia trên nguyên tắc là tuyệt đối bất khả xâm phạm và bình đẳng giữa các quốc gia, không phân biệt nước lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu.


Tuy nhiên, một thực tế không thể chối cãi là trong thế giới đương đại, các chế độ độc tài, nhất là độc tài cộng sản, thường núp bóng khái niệm chủ quyền quốc gia, hầu vi phạm nhân quyền trầm trọng. Saddam Hussein trong quá khứ, CSTQ, CS Bắc Hàn, và CSVN trong hiện tại. 


Một trong những biện minh của CSTQ và CSVN là tại các quốc gia của họ không có tù nhân lương tâm mà chỉ có tù nhân hình sự. Lý do là vì họ núp bóng khái niệm Chủ Quyền Quốc Gia, thông qua những điều khoản vô cùng phản nhân quyền trong Bộ Luật Hình Sự hoặc các bộ luật khác như Luật An Ninh Mạng và liệt kê những tù nhân lương tâm hay chính trị vào danh sách những tù nhân hình sự.


Tại TQ thì hằng triệu người sắc tộc Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm trong các trại cải tạo và chính quyền TQ lại lớn tiếng ngăn cấm quốc tế chỉ trích vì làm như thế là xen lấn vào chuyện nội bộ của TQ, vi phạm nguyên tắc Chủ Quyền Quốc Gia.


Sắc Luật Tiếp Cận Hai Chiều Tây Tạng mà TT Donald Trump vữa ký ban hành là một bước tiến dài trong tác động nâng cao tầm vóc của khái niệm Nhân Quyền. Tuy nhiên điều đó chỉ là bước đầu. Hoa Kỳ và các nước Tây Phương có nhiều kiều bào TQ và VN cấn phải thông qua những sắc luật minh thị cho phép các tòa án của mình, truy tố các chính quyền CSTQ và CSVN vi phạm nhân quyền kiều bào của họ, từ chuyện nhỏ như cấm đoán nhập cư thăm viếng thân nhân và gia đình vì bị cáo buộc có những hoạt động chống CS tại hải ngoại, cho đến tịch thu tài sản trái phép hoặc bị tra tấn dã man khi cư trú tại VN hoặc TQ.


Hiện tượng Thẩm phán liên bang Beryl A. Howell tuyên phạt CS Bắc Hàn $500 triệu sẽ đi về đâu chúng ta chưa biết và chừng nào họ mới nhận được bồi thường vì những trở ngại do khái niệm Chủ Quyền Quốc Gia tuyệt đối nêu trên. Cần nhận xét rằng đây không phải là phiên xử duy nhất đối với các chế độ độc tài. Một vài quan tòa tại Âu Châu đã từng tuyên xử tương tự.


Tuy nhiên, rõ ràng các chế độ độc tài CS vẫn nhởn nhơ trên xương máu của công dân xứ họ như CSTQ, CSVN và CS Bắc Hàn.


Đã đến lúc, tương quan giữa hai khái niệm Nhân Quyền và Chủ Quyền Quốc Gia cần phải được duyệt xét và điều chỉnh, hầu gia tốc cho tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam và Trung Quốc nói riêng và cho sự phát triển cũng như thực thi quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên trên toàn thế giới nói chung.


Trong tinh thần đó, 1 trong những công tác quan trọng đầu tiên của 1 chính phủ VN hậu CS phải là:


Trao trọng trách cho Đại sứ VN tại Liên Hiệp Quốc đề nghị tu chính bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948, hầu khắc ghi một nguyên tắc mới làm căn bản cho Công Pháp Quốc Tế. 


Đó là:


“Trong trường hợp có sự xung đột pháp lý giữa 2 khái niệm Nhân Quyền và Chủ Quyền Quốc Gia thì khái niệm Nhân Quyền sẽ ưu thắng và khái niệm Chủ Quyền Quốc Gia sẽ triệt tiêu ở mức độ của sư xung đột này”. (In the event of legal conflicts between the concepts of Human rights and State Sovereignty, Human rights shall prevail and State Sovereignty shall be invalid to the extent of such conflicts).


Hậu quả là các chế độ độc tài CS sẽ nhanh chóng cáo chung. Tuy điều tu chính trên ngắn ngủi nhưng hiệu năng của nó vô cùng hùng mạnh. Nó sẽ mang lại tính chính danh và điểm tựa pháp lý hầu các lực lượng nhân quyền trong xã hội dân sự và nhà nước tại các quốc gia dân chủ chân chánh có thể ủng hộ các lực lượng đối kháng lại các chế độ độc tài như các chế độ CS còn sót lại trên thế giới, hầu có thể lật đổ các chế độ phi nhân và xây dựng nền dân chủ chân chính trên quê hương của họ.


Thâm chí trong những trường hợp độc tài man rợ như CS Bắc Hàn, một sự can thiệp bằng quân sự của quốc tế, hầu đạp đổ độc tài, xây dựng dân chủ, mưu cầu hạnh phúc chân chính cho dân tộc đáng thương này, là chính đáng và phù hợp với công pháp quốc tế. 


Xóa bỏ độc tài CSVN bằng sức lực của chính mình đã là một kỳ công hãn hữu đối với thế giới ngày hôm nay. Tiếp theo đó, thực thi được điều tu chính khiêm nhượng trên trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, là dân tộc Việt Nam chúng ta có thể hãnh diện đã góp phần tích cực vào tiến trình xây dựng một trật tự chính trị hoàn chỉnh hơn cho nhân loại trong thế kỷ 21.


Luật Sư Đào Tăng Dực
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.