logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/01/2019 lúc 12:10:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thập niên 1950 thế kỷ trước, tôi còn là con bé vừa qua tuổi lên mười, thỉnh thoảng được mẹ cho theo lên chợ Đông Ba. Chợ tọa lạc ngay giữa thành phố Huế, ở bờ trái của sông Hương và trên con phố chính Trần Hưng Đạo, trước năm 1945 có tên là đường Paul Bert.
Những lần như thế, tôi hay gặp các phụ nữ người thiểu số nghe nói họ sinh sống đâu như ở vùng núi non miền Trung, xuống chợ của người Kinh để trao đổi hàng hóa và lương thực. Họ để ngực trần, váy áo nhuộm chàm, tóc búi tó hay đầu quấn khăn, đi chân đất.

Các bà mẹ địu con trước ngực, gùi nan đeo lưng. Các cô còn son cũng để ngực trần, nhũ hoa con gái cong vút, xem ra họ rất hồn nhiên về sự khác biệt này với thiều nữ miên xuôi. Họ trải những tấm bạt nhỏ trên hiên chợ, bày bán những món thủ công đan bằng chỉ hay làm với vải nhiều màu, vòng đeo tay, những cái nanh heo rừng…
Ngày xa xưa ấy, chưa có ai xung quanh tôi nói về sự kỳ thị. Không những vậy, người lớn, trẻ con chúng tôi khi nói về họ đều vắn tắt gọi họ là “mọi.” Ngày ấy chỉ có hai tộc họ quen thuộc với tôi là “Mọi cà răng căng tai” và “Mọi Ra đê.” Bây giờ nhớ lại thì tôi kể chi tiết vậy nhưng thời đó, tôi thực sự không biết hai tộc họ ấy khác nhau thế nào hay chỉ là một mà có hai danh xưng trong ngôn ngữ người vùng xuôi.
Sau này, khi Cựu Hoàng Bảo Đại thành lập Hoàng Triều Cương Thổ rồi đến dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Bộ Sắc Tộc ra đời thì họ được gọi một cách trân trọng hơn là người thiểu số, đồng bào cao nguyên, chữ “mọi” không còn được dùng nữa.
Những năm đầu thế kỷ mới, tôi đến Sa Pa mới biết thêm người H’Mong, người Dao Đỏ, người Tày… Họ sinh sống kề cận nhau, trong những điều kiện sinh hoạt tương tự nhau, xông xáo làm quen với du khách để bán hàng thổ sản. Nam giới nhiều người lái xe Honda, phụ nữ mặc y phục kín đáo may bằng hàng thổ cẩm do họ tự dệt, tự nhuộm, tự vẽ kiểu, từ bản làng lụp xụp vẫn đeo gùi đi bộ vòng vèo qua đồi xuống phố.
Thanh niên, đàn ông chưa đô thị hóa, khi ra nương rẫy vẫn mặc theo lối truyền thống, áo trùm mông, đóng khố nhưng khi xuống chợ, giao thiệp với du khách, lái xe ôm kiếm sống, họ mặc âu phục và nói tiếng Việt khá rành rõi. Nói chung, dân tộc thiểu số (theo cách gọi chung hiện nay) có những tiến bộ nhất định trong cộng đồng người Việt cả nước nhưng trường hợp điển hình nhất vừa mới vỡ òa, sáng chói, rực rỡ như ngọn pháo bông, không chỉ trên vòm trời quốc nội mà ra tới ngoài hoàn vũ, đã do cô H’Hen Niê, 26 tuổi, tộc Ra đê (trước kia) hay Ê đê (ngày nay) thể hiện xuất sắc vượt bậc.
Xét cả quá trình “lột xác” của H’Hen Niê, có lẽ không ngoa khi nói rằng cô đã sớm nhận ra tư chất trời cho, biết vận dụng cái vốn ban đầu ấy để viết lại số phận đời mình bằng những nỗ lực ít ai sánh kịp.
Ở tuổi 14, theo phong tục ông bà tổ tiên, lẽ ra cô lấy chồng, gầy dựng một bếp lửa mới ở cái nhà sàn vách ván, mái rơm thấp tè, cũng trống hoác như cái nơi cô và mấy chị em cô chào đời, lập lại cuộc sống không màu sắc như mẹ cô, nhưng H’Hen không chấp nhận vậy mà muốn một cái gì khác hơn.
Cô cương quyết rời bỏ gia đình, buôn làng, tìm về thành phố chỉ với một ý chí sắt đá chắp cánh cho ước mơ của cô bay cao. H’Hen chấp nhận làm đủ mọi thứ công việc, không quản nặng nhọc, để kiếm tiền và đi học đại học. Ngoài nỗi vất vả vì sinh kế, cô còn phải đối đầu với cái nhìn không mấy thân thiện của người xung quanh do gốc gác mình nhưng không điều gì có thể làm cô nản lòng, bỏ cuộc.
Sinh trưởng giữa thiên nhiên núi rừng, đèo cao, thác sâu, bản chất đơn sơ và phóng khoáng, cô chọn làm một bông hoa tỏa sắc hương trong tự thân và cho cuộc đời. Thừa hưởng vẻ đẹp mặn mà, quyến rũ, làn da ngăm của tổ tiên khai sáng tộc Ra đê, theo truyền thuyết, là thủ lãnh Kudaya tới từ Ấn Độ, cộng với nắng gió cao nguyên hoang dại, H’Hen là hiện thân của tuổi thanh xuân ngùn ngụt sức sống tươi trẻ, mạnh mẽ.
Cô tồn tại giữa một Sài Gòn xa hoa và xô bồ, không có gì trong tay để bắt đầu ngoài ý chí nhắm vào mục đích đã chọn và quyết tâm đi đến thành công, sự kiên nhẫn làm lại khi cần, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi. Cô như người đi rừng, tập trung khai quang con đường trước mặt, không tự mình tạo ra chướng ngại hay những khúc quanh thù nghịch bằng thái độ dễ dàng hòa đồng, có cái nhìn tích cực đối với bản thân và mọi người để nắm bắt cơ hội thuận lợi.
Những ai ở gần cô hay thậm chi chỉ nhìn cô cũng thấy được cô chia sẻ một cách hồn nhiên thần khí tươi tốt, nguồn năng lượng ấm áp chứa chan sinh lực, quan trọng hơn cả, lòng tự tin khiến cuộc sống trong mắt mọi người bỗng nhiên bình an và dễ dàng.
Quan sát, tóm lược chặng đường H’Hen Niê đã một mình đi qua từ ruộng đồng, nương rẫy Đắk Lắk đến sàn catwalk cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ tổ chức tại Thái Lan vào Tháng Mười Hai, 2018, và lọt vào top 5, tưởng chừng như dưới chân cô có tấm thảm thần trong huyền thoại Ba Tư. Thực tế, H’Hen Niê đã phải theo một chương trình huấn luyện thể lực, trí lực và tâm lực rất gay go, rất kỷ luật, không hề đùa.
Đối với riêng kẻ viết bài này, lịch sử cuộc hóa thân của H’Hen Niê là một thành tựu tuyệt vời. Cô chấp nhận thay đổi mình trong từng chi tiết, không ai còn nhận ra một nét nào của H’Hen thời thiếu nữ chân mang dép nhựa, ngồi xổm, đầu gối lên tới mang tai, nói chuyện hay ăn uống với mẹ bên cái bếp lửa gia đình làm bằng mấy viên gạch lem luốc, những lúc cô đẩy cái xe bằng cây qua con đường bụi đỏ của bản làng.
Tuy nhiên, trong sâu thẳm, H’Hen vẫn mãi là H’Hen của tộc Ra đê, vẫn canh cánh bên lòng tình yêu gắn bó với buôn làng, muốn đem văn minh thời đại đến với đồng bào cô thông qua sự học, kiến thức, nhu cầu cập nhật họ với cái mới, thay đổi hủ tục phụ nữ Ra đê qua nhiều thế hệ chỉ có một phương cách sinh tồn duy nhất là lấy chồng quá sớm và gánh vác trên vai mình mọi bổn phận nuôi nấng đàn con sẽ tiếp nối con đường cha mẹ chúng đã đi không có chọn lựa.
Nội tâm/ngoại hình cùng một bộc lộ chung, H’Hen Niê cương quyết giữ lại mái tóc thật ngắn là một phần biểu tượng của cá tính làm nên nhân dáng cô mà nếu chối bỏ, H’Hen sẽ không còn là cô nữa. Mặc dầu các cố vấn lưu ý cô về yếu tố bất lợi này trong cuộc thi lấy vương miện hoa hậu mà cô đang ráo riết chuẩn bị với tất cả nhiệt tình vì xưa nay, các thí sinh sắc đẹp đều có mái tóc dài óng ả.
Thực tế cho thấy quyết định đanh thép của H’Hen Niê là đúng khi cô xuất hiện đầy bản lãnh, tự tin cao độ ở khắp mọi nơi, trong mọi tình huống, trong mỗi cử chỉ, ngay cả với mái tóc ấy, cô oanh liệt bước vào top 5 trong cuộc tuyển chọn bà hoàng nhan sắc của hoàn vũ năm 2018, có tới 94 thí sinh đã là hoa hậu ở các quốc gia họ đại diện tham dự.
Dù là vậy, kết quả cuối cùng từ ban giám khảo trao vương miện cho cô Catriona Gray của Phi Luật Tân làm thất vọng nhiều người, chưa kể ở giai đoạn này, H’Hen Niê đã không chen chân vào được top 3 trong khi khán giả khắp năm châu xếp hạng cô hơn hẳn cả ba thí sinh vào chung kết (đều có mái tóc dài, quá dài, thường được xem là dấu hiệu của nữ tính) ở góc độ tỏa sáng, phong cách đài các, thanh lịch và không quá yểu điệu.
Thí sinh Catriona Gray trong lúc chờ đợi được chấm điểm, đã để lộ dưới đường xẻ áo phần đùi cấu tạo không gây mỹ cảm, một dáng đứng tầm thường. Tất nhiên ban giám khảo luôn có cách đánh giá chuyên môn của họ nhưng những con số vòng trên thân thể một thí sinh cho là đúng chuẩn mực thì cũng chỉ làm nên một pho tượng hoàn hảo, không làm nên một nhan sắc thu hút lòng người.
Khoan hãy nói tới sự so sánh H’Hen Niê và Catriona Gray lẫn hai á hậu, hãy so sánh hai thí sinh bị loại, Puerto Rico và Việt Nam đứng cạnh nhau thì sự chênh lệch gần như bất công thấy rõ. Vì vậy, cộng đồng khán giả thế giới đã không tiếc lời ca tụng H’Hen Niê, an ủi cô là hoa hậu thực sự không cần vương miện một khi chiếm được lòng tin yêu và ngưỡng mộ của mọi người đứng ngoài cuộc tranh đua. Liệu mái tóc ngắn, vẻ tự tin mạnh mẽ, cử chỉ tung chiếc váy lụa đầy hấp lực của H’Hen Niê có làm phiền lòng quý vị nam nữ giám khảo muốn thấy ở cô sự rụt rè, nỗi lo sợ cầu cạnh được thắng lợi từ bàn tay ban phát của họ không? Ai sẽ có câu trả lời?
Một câu bình phẩm đáng ghi nhận của cư dân mạng với H’Hen Niê là “Cảm ơn bạn đã truyền cảm hứng cho chúng tôi.” Cảm hứng đó là “Hãy nuôi một ước mơ và ai cũng có khả năng thể hiện ước mơ của mình, sống cái ước mơ ấy bằng tất cả sức lực mình có, biết mình đã đạt được nó nơi chính mình, đứng ngoài, đứng trên đánh giá của người xung quanh để đi những bước tiếp với sự bằng lòng và nhiệt tình nguyên vẹn.”
H’Hen Niê không để một trở ngại nào cản đường, làm cô chùn chân: người thông dịch chuyển sai ý nghĩa câu hỏi dành cho cô ư? “Không sao, bạn ấy có thể có sự bối rối và tôi đã trả lời câu hỏi rồi, giám khảo đã cho điểm rồi, không nên sa lầy ở đấy nữa.” “Không đoạt vương miện hả? Không sao, top 5 cũng là thành quả đáng hãnh diện với tôi mà.” Phóng viên truyền hình hỏi cô có điểu gì hối tiếc trong hành trình đăng quang hoa hậu vừa qua không, cô ngẫm nghĩ một giây như ngạc nhiên vì ngụ ý của người hỏi rồi lắc đầu: “Không, không có gì hối tiếc cả.”
Với tâm thế không dậm chân ở cảm xúc tiêu cực, tôi hiểu rằng đôi chân sải về phía trước của H’Hen Niê không bao giờ bị xiềng xích trì kéo. Ở cô luôn toát ra cái sinh động của dòng sông trôi băng băng dưới ánh mặt trời.
Cuộc thi hoa hậu hoàn vũ đã khép lại hơn hai tuần lễ nhưng báo chí thế giới vẫn còn nhắc đến cô với sự sôi nổi hiếm có. Tờ Epoch Time viết về cô bằng lời lẽ  không thể nào chí tình hơn: “Cuối cùng đã thấy người phụ nữ hoàn hảo mà trước đây người ta nghĩ không hề có.” Cảm giác của tôi rất lâu sau khi không còn thấy cô trên màn hình là một lưu luyến khó tả, khác với ít nhất bốn mỹ nhân cùng xuất hiện với cô trong top 5 trên sân khấu cuộc thi.
Mường tượng lại nhan sắc của hoa hậu đăng quang Phi Luật Tân, tôi hình dung ra một nụ cười rộng, quá rộng với màu son quá đỏ làm khuôn mặt cô trông mỏng hơn với một nửa khuất dưới mái tóc gội chải kỹ, nhạt nhẽo, không để lại ấn tượng gì và điều này càng rõ hơn sau cuộc thi khi cô trút bỏ xiêm y và đi lại trong khung cảnh đời thường.
Từ đây, tôi nghiệm ra sức lôi cuốn lan tỏa từ H’Hen Niê ở những nơi cô hiện diện. Ngoài cá tính lạc quan, độc lập của cô cho người bên cạnh sự thoải mái không bị phán xét và đánh giá ngầm, là đôi mắt có ánh nhìn sâu, chậm, thân thiện, của một cô sơn nữ sinh trưởng giữa thiên nhiên bao la, được bóng núi chở che, đất lành nuôi dưỡng, thấm đẫm một tình yêu xen lẫn lòng biết ơn quê hương, vạn vật và mẹ cha đã cùng ban cho cô trái tim hồn nhiên, chân thật, tử tế, hiền hòa, luôn muốn thấy cuộc đời mang điều tốt đẹp đến cho mọi người. Thành công của cô truyền cảm hứng, thúc đẩy tuổi trẻ hãy luôn là chính mình, nuôi ý chí vươn lên để thăng hoa và làm chủ bản thân trong một thế giới mà mỗi thất bại chắc chắn phải có, đều được đón nhận như  một bài học khôn ngoan để vin vào đó mà đứng dậy, kinh nghiệm hơn, kiên cường thêm.
Trước cảnh hoa hậu Catriona Gray được đại gia Phi đón hồi hương trên chuyến bay riêng sang trọng, một nhà báo hỏi H’Hen: “Có cảm thấy thiệt thòi khi không có đại gia chống lưng không?” H’Hen đã trả lời: “Không thấy thiệt thòi gì hết” với một nụ cười vô tư.
Câu hỏi khác cũng cần được nêu lên, là: “Bao giờ thì người phụ nữ ra khỏi nghịch lý của mình khi đi tìm hạnh phúc trong sự lệ thuộc ngoại cảnh và người ngoài?”

Bùi Bích Hà

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.081 giây.