logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/04/2019 lúc 02:11:39(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thông cáo báo chí, ngày 1 tháng 4 năm 2019
(Bản dịch Việt ngữ của Vũ Quốc Ngữ)


LTS: Chiến Dịch NOW!, do BPSOS khởi xướng tháng 11 năm 2017 với sự tham gia của 14 tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế, thường xuyên theo dõi tình trạng bắt bớ, giam giữ và xử tù các người đấu tranh cho và bảo vệ nhân quyền.

Theo NOW! Campaign, một sáng kiến của 15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế và Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đang giữ ít nhất 251 nhà hoạt động trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ tương tự so với 165 trường hợp vào tháng 11 năm 2017, khi sáng kiến này được khởi động với mục tiêu đòi trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam.Với con số trên, Việt Nam vẫn là quốc gia giam giữ nhiều tù nhân lương tâm thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar.
UserPostedImage
Con số trên bao gồm 221 người đã bị kết án, đa số bị kết tội với những tội danh nguỵ tạo như tuyên truyền chống lại nhà nước, lật đổ chế độ và phá hoại việc thực thi các chính sách đoàn kếtdân tộc; và 30 người khác đang bị giam giữ trước khi xét xử. Con số này không bao gồm sáu người tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa vào giữa tháng 6 năm 2018 và bị kết án tù treo từ 12 đến 18 tháng.


Nhiều blogger, luật sư, nhà hoạt động về quyền đất đai, nhà bất đồng chính trị và tín đồ của các tôn giáo thiểu số chưa đăng ký đã bị bắt giữ và giam giữ chỉ vì họ thực hành một cách ôn hoà các quyền dân sự và chính trị được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và các luật nhân quyền quốc tế, như quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do tôn giáo hoặc niềm tin. Danh sách này không bao gồm các cá nhân đã tham gia hoặc ủng hộ bạo lực.


32 trong số 251 tù nhân lương tâm này là nữ và họ đến từ dân tộc Kinh. Có 176 người, hoặc 70% là người dân tộc Kinh. Nhóm dân tộc lớn thứ hai, chiếm 23,2% trong danh sách, là người Thượng, gồm nhiều sắc dân thiểu số sống ở vùng núi của Tây Nguyên. Mười sáu tù nhân lương tâm là người H'Mông và hai người thuộc dân tộc thiểu số Khmer Krom.


Hầu hết các tù nhân lương tâm đã bị buộc tội hoặc kết án về các cáo buộc theo các điều 109, 116.117, 318 và 331 trong Bộ luật Hình sự 2015 (lần lượt là các điều 79, 87, 88, 245 và 258 của Bộ luật Hình sự 1999):


- 47 nhà hoạt động bị kết án hoặc đang bị điều tra về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” (Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999 hoặc Điều 109 trong Bộ luật hình sự 2015);


- 31 nhà hoạt động bị kết án hoặc đang bị điều tra về tộidanh“tuyên truyền chống nhà nước” (Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 hoặc Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015);


- 57 người thuộc nhiều dân tộc thiểu số bị kết án hoặc đang bị điều tra về cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” (Điều 87 của Bộ luật Hình sự năm 1999 hoặc Điều 116 của Bộ luật Hình sự 2015);


- 12 nhà hoạt động bị kết án hoặc bị buộc tội “lạm dụng quyền tự do dân chủ" (Điều 258 của Bộ luật Hình sự 1999 hoặc Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015);


- 66 cá nhân bị kết án hoặc bị buộc tội "gây rối trật tự công cộng" (theo Điều 245 của Bộ luật Hình sự 1999 hoặc Điều 318 của Bộ luật Hình sự 2015). Năm mươi hai người trong số họ đã bị cầm tù vì tham gia biểu tình ôn hòa hoặc bị nghi ngờ có kế hoạch tham gia vào các cuộc biểu tình vào giữa tháng 6 năm 2018.


- Các cáo buộc chống lại 16 cá nhân chưa được biết hoặc chưa được cơ quan chức năng công bố. Một ví dụ điển hình là trường hợp của cô Huỳnh Thị Tố Nga, ngườibị cảnh sát bắt cóc vào ngày 28/1/2019 khi cô đang làm việc tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương ở thành phố Hồ Chí Minh. Không có tin tức gì về việc cô bị giam giữ và gia đình cô không được thông báo về tình hình hiện tại của cô.

UserPostedImage

Bắt cóc trở nên tràn lan
Kể từ tháng 9 năm 2018, lực lượng an ninh Việt Nam đã thực hiện nhiều vụ bắt cóc để bắt giữ nhiều nhà hoạt động trước khi công bố cáo buộc chính thức, và trong một số trường hợp, lực lượng công an giữ tù nhân trong nhiều tháng mà không thông báo cho gia đình họ về việc bắt giữ và cáo buộc mà họ phải đối mặt.


Đầu tháng 9 năm 2018, công an ở thành phố Hồ Chí Minh đã bắt cóc bảy thành viên của nhóm Hiến pháp và hiện vẫn còn giam giữ họ. Sau khi có yêu cầu từ gia đình, công an thành phố đã thừa nhận rằng họ bị giam giữ để điều tra về nhiều cáo buộc hình sự. Cho tới nay, gia đình và công chúng vẫn chưa được biết về cáo buộc chống lại hai người trong số họ, ông Trần Thanh Phương và ông Đỗ Thế Hoa.


Cuối tháng 2 năm 2019, mật vụ đã bắt giữ nhân viên y tế Huỳnh Thị Tố Nga khi cô đang làm việc tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương ở thành phố Hồ Chí Minh. Cho tới giờ, công an thành phố vẫn chưa công bố việc giam giữ và buộc tội cô, và do vậy gia đình cô không biết cô đang ở đâu. Cáo trạng chống lại anh trai của cô là Huỳnh Minh Tâm, người đã bị bắt hai ngày trước đó, cũng vẫn chưa được công bố.


Cùng với các nhà hoạt động bắt cóc trong nước, lực lượng an ninh Việt Nam dường như cũng đã thực hiện bắt giữ bất hợp pháp ở nước ngoài. Vào ngày 25/1/2019,cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất đã đến Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) tại Bangkok và đăng ký tỵ nạn chính trị. Ông đã mất tích vào ngày hôm sau. Sau nhiều lần yêu cầu cung cấp thông tin, gia đình ông cuối cùng đã được thông báo vào ngày 20/3 rằng ông bị giam giữ tại Trại giam T16 của Bộ Công an từ ngày 28/1. Vài ngày sau, Bộ Công an thông báo rằng ông Nhất có liên quan đến một vụ án kinh tế. Tuy nhiên, phía công an không tiết lộ bất kỳ thông tin nào về tình trạng của ông Nhất mặc dù nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế quan tâm đến trường hợp này vì cho rằng ông đã bị an ninh Việt Nam bắt cóc trong khi đang xin tỵ nạn tại Thái Lan.

Các vụ bắt giữ trong Quý 1 năm 2019
Từ đầu năm đến giờ, Việt Nam đã bắt giữ mười nhà hoạt động và buộc tội họ với nhiều cáo buộc khác nhau, phần lớn theo các điều khoản trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự. Hầu hết các vụ bắt giữ đều liên quan đến hoạt động trực tuyến của những người bị giam giữ sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực vào ngày 01/01/2019.
Các cáo buộc chống lại Huỳnh Minh Tâm và Trần Văn Quyền vẫn chưa được biết. Em gái của ông Tâm, cô Huỳnh Thị Tô Nga, đã bị bắt cóc bởi các nhân viên mặc thường phục vào cuối tháng 2 và phía công an vẫn chưa công bố tình tiết bắt giữ cô hoặc cáo buộc chống lại cô.
Nhà chức trách ở tỉnh Bắc Ninh đã bắt giữ nhà hoạt động xã hội Hà Văn Nam vào ngày 5/3và buộc tội anh “gây mất trật tự công cộng” nhằm ngăn cản anh phản kháng việc thu phí tuỳ tiện của nhiều trạm thu phí trên quốc lộ. Công an tỉnh này cũng bắt giữ Nguyễn Bá Mạnh vì các bài đăng trên Facebook của anh về trường mẫu giáo địa phương cho học sinh ăn thức ăn có nhiễm sán dây, buộc tội anh truyền bá tin giả mạo trong khi truyền thông nhà nước sau đó đưa tin hàng trăm trẻ em địa phương đã bị phát hiện dương tính với lây nhiễm sán dây.

Kết án trong Quý 1 năm 2019
Vào tháng 3, hai nhà hoạt động đã bị kết án trong hai phiên toà riêng biệt. Ông Lê Minh Thể, một thành viên của nhóm Hiến pháp, đã bị kết án hai năm tù vì cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331. Nhà truyền giáo Tin lành Ksor Ruk bị kết án mười năm trong nhà tù về tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”theo Điều 116 của Bộ luật Hình sự 2015.
Vào ngày 18 tháng 3, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã bác bỏ kháng cáo và giữ nguyên các bản án tù nặng nề đối với năm nhà hoạt động dân chủ Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn,Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung. Họ đã bị kết án tổng cộng 57 năm tù và 15 năm quản chế bởi Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 5/10/2018vì có kế hoạch thành lập Liên minh Dân tộc Việt Nam với mục tiêu nhằm thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị của mọi công dân và chấm dứt độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản cầm quyền.
Chế độ cộng sản Việt Nam tiếp tục kết án và bỏ tù những người tham gia các cuộc biểu tình trong giữa tháng 6 năm ngoái để phản đối hai dự luật về Đặc khu Khu kinh tế và An ninh mạng.
Vào ngày 7/3, một tòa án ở tỉnh Bình Thuận đã kết án 15 người biểu tình từ 24 đến 42 tháng tù. NOW! Campaign không thể xác minh liệu những người biểu tình bị kết án này đã hành động ôn hòa hay không trong các cuộc biểu tình vào ngày 10-11/6/2018.

Đối xử vô nhân đạo đối với tù nhân lương tâm
Chính quyền Việt Nam đã bị các tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích vì đối xử vô nhân đạo với các tù nhân lương tâm, bao gồm chuyển một số người trong số họ đến các nhà tù ở xa gia đình của họ. Điều này đã gây thêm khó khăn cho người thân của họ trong việc thăm nuôi. Các hình thức ngược đãi tù nhân lương tâm khác bao gồm đặt họ trong điều kiện sống khắc nghiệt, cung cấp cho họ thức ăn và nước uống kém phẩm cấp và áp dụng lao động cưỡng bức, trong số những hình thức đàn áp khác.
Nhà hoạt động dân chủ Trần Hoàng Phúc đã từ chối ăn thực phẩm do nhà tù An Phước cung cấp vì anh nghi ngờ rằng thực phẩm không an toàn. Anh chỉ ăn thực phẩm do gia đình cung cấp.
Nhà báo công dân, người đang thụ án tù 7 năm tại nhà tù An Điềm, đã tiến hành tuyệt thực từ ngày 23/2 đến 06/3/2019 trong nỗ lực kêu gọi điều tra và truy tố các sĩ quan cảnh sát và cai ngục đã tra tấn anh.
Nhiều tù nhân lương tâm ở nhà tù Ba Sao đã phàn nàn rằng họ bị buộc phải làm việc trong khi thụ án tù.

Tù nhân lương tâm được trả tự do trong Quý 1 năm 2019
Từ đầu năm đến hết tháng 3, nhà hoạt động nhân quyền Vũ Văn Hùng, nhà hoạt động công đoàn Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Võ Như Huỳnh, một trong những người tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa vào tháng 6 năm 2018, đã hoàn thành án tù.
Công an thành phố Hồ Chí Minh đã trả tự do cho cựu tù chính trị Huỳnh Đức Thịnh sau bảy tháng giam giữ vì liên quan đến một vụ án “lật đổ chính quyền.” Ông bị bắt vào ngày 8/7/2018, một ngày sau khi con trai ông là Huỳnh Đức Thanh Bình và hai người bạn, Trần Long Phu và Michael Minh Phương Nguyễn, bị bắt với cáo buộc lật đổ. Ba người sau vẫn đang bị cảnh sát giam giữ.
Rmah Hruth, một phụ nữ dân tộc Jarai, người đã bị kết án 5 năm tù vào tháng 3 năm 2014, dự kiến sẽ hoàn thành án tù vào tháng 3/2019. Nguyễn Hữu Thành và Nguyễn Thị Như Hoa, hai người tham gia vào cuộc biểu tình vào giữa tháng 6 năm 2018, dự kiến sẽ hoàn thành án tù 8 và 9 tháng trong quý 1. Chúng tôi không thể xác minh liệu họ đã được tự do hay chưa.

____________________

Thuật ngữ tù nhân lương tâm (Prisoner of conscience) được Peter Benenson đưa ra vào những năm 1960. Nó đề cập đến bất kỳ cá nhân nào bị giam cầm vì niềm tin chính trị, tôn giáo hoặc lương tâm, nguồn gốc dân tộc, giới tính, màu da, ngôn ngữ, nguồn gốc quốc gia hoặc xã hội, tình trạng kinh tế, sinh sản, khuynh hướng tình dục hoặc tình trạng khác mà không sử dụng bạo lực hoặc ủng hộ bạo lực hoặc thù hận.
NOW! Campaign là một sáng kiến do Boat People SOS (BPSOS) khởi xướng kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm ngay lập tức và vô điều kiện. Chiến dịch được hỗ trợ bởi 15 tổ chức phi chính phủ: Front Line Defenders (FLD), Civil Right Defenders (CRD), Christian Solidarity Worldwide (CSW), Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD), Stefanus Alliance International, ASEAN Parliamentarians for Human Rights (APHR), The 88 Project, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (Independent Journalists Association of Vietnam- IJAVN), Progressive Voice-Burma, Hội Phụ nữ Nhân quyền (Vietnam Women for Human Rights- VNWHR), Campaign to Abolish Torture in Vietnam (CAT-VN), World Organisation Against Torture (OMCT), Montagnard Human Rights Organization (MHRO), Liên minh Chống Tra tấn Việt Nam (Vietnam Coalition against Torture- VN-CAT)

Theo machsongmedia.com

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.095 giây.