logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/04/2019 lúc 02:33:36(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giọng rao rền ấm vang lên:
– Chiếu đây! Chiếu đây! Ai mua chiếu không! Chiếu đây.
Đó là giọng quen thuộc của anh bán chiếu có thân hình đẫy đà, tướng mạo khôi ngô và dấp dáng có điệu như diệu võ dương oai của một vì tướng ngày xưa.
– Chiếu đây! Chiếu đây! Ai mua chiếu không!
Cứ vài ba ngày gần đây, anh ta lại xuất hiện đẩy chiếc xe hai càng dài thoòng chở đầy ắp tất cả các loại chiếu đem bán. Có lẽ anh bán chiếu cũng như các người đàn bà ở nhà quê, lên thành phố kiếm ăn, từ miền Trung vào thì nhiều họ làm đủ mọi nghề như nghề mua ve chai, nghề bán dép mủ cao su. Dép cũ đổi dép mới đây! Bánh đa, bánh tráng kẹp đường đây! Cứ thế mà khu phố cứ tấp nập ồn ào lên mãi dường như quá quen thuộc, mà tự nhiên tôi cứ chờ anh chàng bán chiếu này mãi. Bao nhiêu năm qua rồi, anh không thấy già mà vẫn cao lớn trong bộ đồ bà ba quen thuộc cũ kỹ và lầm lũi đi theo ngày tháng.
Có nhiều khi tôi chờ giọng rao chiếu của anh, chiếc xe đẩy tự chế của anh, nhiều khi để gật đầu chào anh. Anh nhìn tôi cười rất lạnh, tôi định hỏi han gì đó rồi lại thôi.
Có lẽ hỏi anh về chuyện trước 75, và sau 75 anh sống ra sao làm gì, nhưng thấy anh vẫn vậy, vẫn nửa tỉnh nửa quê. Anh cao hơn một chút, gầy hơn một chút còn cái giọng cao rền trầm ấm đó, cứ đọng mãi ở trong tôi như một làn gió ấm áp gần gũi buổi lập đông này.
Tôi thấy có nhiều người đàn ông, đàn bà người thì vác vài chục đôi chiếu mới trên đầu, người thì gánh chiếu bằng một chiếc đòn gánh bóng láng trên vai, người chở xe đạp, người thì đẩy xe tự chế có hai càng sắt như loại xe mua heo đời trước, có hai bánh ở giữa xe, lúc có ai mua thì họ đặt xe xuống nghiêng về sau một chút có hai cây sắt làm chân trụ vững vàng họ để nép bên lề hàng xóm, lấy chai nhựa đựng nước lên uống vài ngụm rồi lấy ra bao thuốc lá con mèo Việt Nam mồi lửa phì phà thả khói bay để nghỉ chân xả hơi và có vẻ vô tư lự. Khác hẳn với các người làm công nhân, công chức tất bật luôn không bao giờ thấy nét mặt họ đỡ sự căng thẳng gay go trong tính toán công việc.
Khi anh bán chiếu đi qua thì tôi bận không gọi anh lại được. Khi chờ để hỏi chuyện chơi thì anh lại biến mất tăm hơi!
Thế rồi chiều nay không mưa gió, trời còn ửng nắng nóng và khô khan, tôi thấy một người đàn ông gọn gàng mặc áo bỏ vô quần tóc tai ngắn gọn, dáng gầy của dân miền Trung, dân Huế hay Đà Nẵng đang đẩy xe chiếu đi qua.
Chiếc xe chở ắp chiếu, chiếu dài lớn ở dưới, chiếu ngắn nhỏ sắp xếp ở trên gọn gàng cũng giống như chiếc xe đẩy tự chế của anh chàng cao lớn thường ngày. Anh này khác với anh kia có vẻ nông dân miệt vườn hơn, anh này thì ăn mặc theo lối công chức sạch sẽ từ đầu đến chân, nét mặt có vẻ tươi vui, hăng hái trong mùa bán chiếu tết năm nay.
Tôi bèn gọi anh này lại và nói mau:
– Anh ơi dừng chân lại nghỉ cho tôi hỏi chút việc về bán chiếu nghe anh.
Lập tức người đàn ông nhỏ gầy đó cười vui rồi ngồi ngay xuống cái ghế đẩu tôi đặt thường ngày ở trước nhà. Có lẽ anh không chờ tôi mời ngồi nữa, chắc là anh ta đã đẩy xe đi từ sáng đến chiều, đã mệt.
Đúng như câu nói. Buồn ngủ gặp chiếu manh! Nhưng đây là ghế bốn cẳng ghế đầu mà thôi. Tôi rất mừng vì anh ta vừa mời đã ngồi lại ngay, và như chờ tôi hỏi về chiếu.
Tôi nói:
– Anh cứ ngồi nghỉ chân nghen! Tôi đi lấy ly nước trà cho anh giải khát!
Anh cười và gật đầu.
Tôi bưng ly nước trà, anh chợp lấy và uống ngay một hơi cạn ly, rồi trao ly cho tôi đem cất.
Khi ra tôi hỏi anh:
– Anh ở đâu đi bán chiếu vậy anh. Chiếu này có mấy loại?
– Tôi ở Đà Nẵng vào Sài Gòn bán chiếu từ nhỏ, cỡ mười ba tuổi đến nay đã năm mươi hai rồi.
– Hồi trước 75 anh làm gì?
– Lúc đó tôi còn nhỏ, đi học thôi.
– Anh được mấy con?
– Tôi có ba đứa. Thằng con lớn đi học đến năm lớp mười hai rồi thi đại học rớt, giờ làm ruộng ở nhà quê.
– Còn hai em kia!
– Một trai một gái còn đi học và làm ruộng rẫy với bà xã.
– Anh làm ruộng sống đỡ không!
– Thật ra mỗi nhà thì một sào 500m2 tính theo đất miền Trung.
– Tại sao miền Trung mỗi sào có 500m2.
– Đó là đất miền Trung chia cho từng đầu người chưa tới tuổi người lớn, từ mười bảy trở xuống thì chia phân nửa thôi.
– Anh nói vậy thì có loại chia ruộng theo miền?
– Đúng! Miền Bắc tính mỗi sào có 360m2 thôi vì đất ít.
– Còn trong Nam nữa?
Anh bán chiếu quê Đà Nẵng nói:
– Đất trong Nam rộng, nên mỗi sào đến một ngàn mét vuông.
Tôi gật đầu:
– Ừ thế là khắp nơi nông dân được chia như vậy, lâu nay tôi là dân Sài Gòn không để ý. Nhưng mà sao anh không ở nhà làm ruộng mà lại đi bán chiếu?
Anh ta cười vui vẻ:
– Hồi nhỏ đã vô Sài Gòn vui quá, nên có đất mà tôi thường buôn bán ở Sài Gòn hơn vả lại đất miền Trung mà tôi được chia phèn nhiều quá, không trồng lúa được nên cả nhà đều đi trồng lác để dệt chiếu.
– Nhà anh làm nghề dệt chiếu!
– Từ ông bà cha mẹ đền giờ nên tôi đi bán chiếu đã quen.
Anh ta nói tiếp:
– Lác thì trồng đất phèn cũng được.
– Thâu hoạch lác ra sao?
Anh ta nói:
– Trồng lác phải cả năm hoặc hai năm mới thu hoạch, nhưng qua hai năm rồi.
Khi thu hoạch cắt ngang gốc, thì bắt đầu lác lên mau, từ đó thu hoạch hằng năm cũng được.
– Vậy qua hai năm ruộng lát lên cao lắm!
Tôi hỏi và anh ta nói mau:
– Lác lên cỡ một thước sáu, đến một thước tám. Dài quá cắt bỏ cho vừa các loại chiếu khổ nhỏ, khổ lớn dài hay ngắn.
Dệt chiếu thường thì bằng đai bố, với lác dệt chiếu phải hai người phụ nhau để đưa thoi, như cái suốt đâm qua lại.
Trồng ruộng lác cao thu hoạch rồi, năm mười năm mới thoái hóa trồng lại.
Đất chỗ nào tốt trồng hoa màu phụ hay trồng lúa.
Chúng tôi làm thủ công, dệt từng tấm dài cỡ hai chiếc chiếu rồi cắt ra, dệt cái khác. Bây giời thì có chiếu nylon đẹp nhưng nằm không êm, không mát như nằm chiếu thường vì thế người quen nằm chiếu lác họ thích mua chiếu thường hơn.
Tôi nói:
– Có lẽ chiếu ny lon họ dệt bằng máy?
Anh ta gặt đầu:
– Phải, dệt đại trà chứ không dệt từng tấm từng chiếc như dệt thường, dệt tay.
– Vậy anh mỗi khi về nhà lấy chiếu Đà Nẵng đem vào bán ở Sài Gòn?
– Có khi tiện thì chở không thì thôi.
– Vậy anh lấy mối ở đâu?
– Chiếu trong Nam cũng đẹp lắm. Tôi lấy ở Quận Mười, Quận Tám trong thành phố. Ngoài ra có các loại chiếu Long An chở lên nữa.
Tôi hỏi gặng:
– Chiếu anh chở thấy có màu mè đẹp, vậy có mấy loại chiếu?
Anh nói:
– Có loại chiếu tơ thường và loại chiếu đặt hàng, có loại chiếu đôi rất dầy, còn chiếu nylon anh coi, rất nhẹ và mỏng, mau gãy. Chiếu đặt khoảng một mét 6 thì bán từ môt trăm đến một trăm rưỡi, có loại trắng không màu chỉ cỡ sáu chục ngàn một chiếu.
– Có loại nào nữa không?
– Loại đặt thì một mét hai, một mét bảy một mét tám cỡ hai trăm năm chục ngàn mỗi chiếc.
Có loại 8 tấc, có loại một mét, có loại 1 mét hai, một mét tư mà tùy người đặt nữa, đến một mét sáu.
– Vậy anh ở Sài Gòn bán chiếu quanh năm à!
– À, tôi lấy chiếu ở Sài Gòn nhiều nhất, bán cho tới khoảng hai lăm hai mươi bảy tết thì về nhà. Ở nhà vui tết, cho đến khoảng hai mươi tháng giêng âm lịch tôi mới về Sài Gòn lại.
– Vậy anh kiếm sống bằng nghề chiếu cũng được!
– Vâng! Cứ ít nhất mội ngày chừng một trăm. Có khi khá hơn tới hai trăm ngàn đủ sống thôi. Trên Thanh Đa cũng có nơi đầu mối bán chiếu hết chỗ nào tiện tôi lấy ở đó.
– Vậy mỗi chiếc anh lời bao nhiêu?
Anh đáp:
– Mỗi chiếc lời cỡ mười ngàn đồng. Còn nghề dệt chiếu vợ con tôi cứ làm chung với làm ruộng rẫy, hoa màu và nuôi gà heo thêm.
Tôi hỏi tiếp anh:
– Tôi thấy chiếu có màu đủ sắc mướt và đẹp quá.
– Lác nhuộm cắt rồi đem phơi, sau đó mới dệt chiếu. Có khi không dệt màu bằng sợi lác thì người ta in màu vô chiếu. Có hai loại dệt màu và in màu, loại dệt màu công phu hơn đắt hơn!
Tôi cười nói qua chuyện khác:
– Nè, có khi nào anh cúng tổ hay không?
– Tôi có cúng, nhưng cúng để vái mua may bán đắt thôi.
Tôi nói:
– Vậy anh biết ông tổ nghề chiếu là ai không? Dệt vải, dệt chiếu hay hát cải lương đều có ông tổ cả đấy!
Anh cười đáp:
– Đúng, nhưng tôi chỉ cúng thường, còn tổ chiếu là ai tôi không biết.
– Ngày nay có sách nói về cúng tổ nghề anh cứ tìm hiểu sẽ biết. Tôi chỉ nhớ tổ nghề là một bà nhưng tôi quên tên rồi!
Tuy nhiên nhân nói chuyện với anh vui quá tôi kể anh nghe mấy câu chuyện về chiếu không biết anh đã nghe chưa?
– Anh kể nghe chơi đi?
Tôi gặt đầu, rót nước thêm mời anh và nói mau:
– Đây, chiếu Bắc có loại chiếu hồi xưa gọi chiếu gon, nên khi cụ Nguyễn Trải từ quan về trí sĩ thì gặp nàng bán chiếu là Thị Lộ ông hỏi:
– Ả ở đâu mà bán chiếu gon. Chẳng hay chiếu ấy hất hay còn. Xuân thu chừng độ bao nhiêu tuổi. Đã có chồng chưa được mấy con?
Thị Lộ là cô gái bán chiếu hay chữ sính thơ lập tức trả lời:
– Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon. Cớ chi ông hỏi hết hay còn. Xuân thu nay độ trăng tròn lẻ. Chồng còn chưa có có chi con!
Thế là ông Nguyễn Trãi thấy cô gái Tây Hồ đẹp bèn lấy làm vợ lẽ.
Câu chuyện này về sau kết cuộc rất thê lương, Nguyễn Trãi Thị Lộ bị án tru di tam tộc vì vua trúng phong chết tại nhà cụ, nên người đời sau gọi đó là vụ án Lệ Chi Viên, Lệ Chi là trái vải xứ Bắc đó còn ở trong Nam cũng có một loại chiếu mà người ta đem thờ cúng rất tôn nghiêm?
Anh bán chiếu hỏi:
– Sao kỳ vậy?
Tôi giải thích:
– Ở trong Nam, miền Rạch Giá có đền thờ cụ Nguyễn Trung Trực chống Pháp bị chém đầu. Trước khi chết, người ta trải chiếc chiếu Tà Niên cho ông đứng, khi giết xong máu ông chảy xuống làm ướt cả chiếc chiếu Tà Niên. Người dân thương xót kính trọng ông, nên cuốn cả chiếc chiếu Tà Niên có dính máu ông đem về thờ cúng.
Anh bán chiếu quê Đà Nẵng có vẻ thích thú, nghe rồi nói:
– Anh biết nhiều sự tích quá hén!
Tôi gật đầu:
– Không phải chiếu ta có tích mà chiếu Tàu cũng thế.
– Anh kể nghe chơi đi!
– Thấy anh ngồi lâu sợ anh mỏi chân, thôi để tôi kể ngắn gọn thôi. Vốn nhà Hán có ông Lưu Bị lúc còn nhỏ thường ngồi dệt chiếu dưới cội cây lớn che tảng mát cả vùng như cái lọng vàng của vua, ai nấy đều khen Lưu Bị có số lạ lùng. Sau ông lên làm Vua ở xứ Ba Thục, đến đời con cháu thì bị mất nước nên sau đó nghe nói linh hồn vua Thục Đế nhớ nước non biến đầu thai thành con Quốc, người Bắc gọi là Cuốc nên bà Huyện Thanh Quan có thơ rằng.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc.
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia!
Gia gia có lẽ là chim đa đa đó!
Nhà thơ Phạm Giật Đức tác giả Đường Sang Khu Chiến có viết trong thời chống Pháp bài thơ Đường Sang Khu Chiến không thua gì thơ Hoàng Cầm có câu:
Ai xuôi ai ngược bến Hồ
Ai rao chiếu Hới, ai vô phủ Hoài
Bây giờ cực lắm con ơi
Người ở bên nay xanh mắt vạc
Ngày lo thuế mà tơi bời
Em tôi lên Bắc từ năm trước
Tin nó đưa về đi dân công
Gánh gạo sang Tàu không trở lại
Vắng nó hoang thêm những ruộng đồng…
Anh thợ bán chiếu cứ ngồi yên ra chiều suy nghĩ.
Tôi nói:
– Chúng ta bây giờ miền Nam giống như đất Thục của nhà Hán, có ông vua cũng để mất nước không biết mấy ông như Bảo Đại, như Ngô Đình Diệm, ông Nhất Linh, Nguyễn Tường Tam và Nguyễn Văn Thiệu có biến thành con Quốc mà khóc lên mấy tiếng gia gia không nữa?
Anh bán chiếu không nói gì, nhỏm đứng lên, tôi lập tức nối:
– Nè anh lựa cho tôi một chiếc chiếu trải ghế bố đi. Rồi tính tiền luôn.
Anh đưa tôi chiếc chiếu thường rồi nói:
– Có hai loại. Loại 30 ngàn, loại kia 60 ngàn anh lấy thứ nào?
– Cho tôi loại 60 ngàn.
Anh lại nói:
– Có loại chiếu xếp vuông góc rất tiện, loại này xếp làm tư là loại chiếu mang theo ba lô để đi du lịch, gọi là chiếu du lịch đó.
Tôi nhìn chiếc chiếu xếp vuông làm tư như cái bánh chưng rất gọn và nói:
– Đúng là mùa du lịch rất thịnh hành mà!
Tôi lấy chiếu trả in sáu mươi ngàn, cám ơn anh đã ngồi tán gẫu với tôi qua gần hết buổi chiều.
Khi anh cầm hai chiếc càng xe chiếu sắp đi quay lại chào tôi.
Tôi bèn nói:
– Khi nào đi qua nhớ ghé đây chơi nghen anh. Chúc anh mua may bán đắt.
Người đàn ông bán chiếu nói:
– Anh kể chuyện chiếu nghe hay quá.
Tôi nói:
– Còn một câu chuyện ly kỳ về chiếc chiếu nữa. Chiếu Gò Công, chiếu Mỹ Tho… có câu chuyện Tình Anh Bán Chiếu của soạn giả Viễn Châu hay lắm, dân miền Nam ai cũng mê khi nào anh ghé chơi tôi sẽ kể tiếp anh nghe, thôi chúc anh bán đắt hàng nhé.

Ngô Đồng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.311 giây.