logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 11/04/2019 lúc 08:24:56(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Triệu phú Trịnh Vĩnh Bình là một trong những Việt kiều đầu tiên trở về nước đầu tư sau khi Việt Nam mở cửa.
Tòa án Quốc tế vừa gửi thông báo thắng kiện cho ông Trịnh Vĩnh Bình, người đã theo đuổi vụ kiện xuyên thế kỷ đối với chính phủ Việt Nam. Theo đó, chính phủ Việt Nam buộc phải bồi thường cho triệu phú người Hà Lan gốc Việt tổng cộng 37.581.596 đôla thiệt hại và gần 7,9 triệu đôla án phí.
Đây được xem là một sự kiện chưa từng có đối với chính phủ Việt Nam khi phải bồi thường số tiền lớn như vậy cho một doanh nhân gốc Việt vì đã chiếm đoạt sai trái tài sản đầu tư của họ tại Việt Nam.
Trong thông báo kèm theo phán quyết dài gần 200 trang gửi cho ông Trịnh Vĩnh Bình mà VOA đọc được, Tòa án Quốc tế yêu cầu chính phủ Việt Nam bồi thường cho ông Bình 27.518.596 đôla cho phần tài sản đã chiếm của ông, 10 triệu đôla cho "thiệt hại tinh thần", 786.672,71 đôla cho án phí ở Tòa án Quốc tế và 7.111.170,94 đôla cho chi phí pháp lý, luật sư.


Trả lời VOA ngay sau khi nhận được thông báo thắng kiện từ Tòa án Quốc tế, triệu phú đã hơn 70 tuổi xúc động nói: “Qua hơn 20 năm tranh đấu để đòi lại công lý, tôi thấy con đường Tòa án Quốc tế là rất tốt. Họ rất công tâm. Họ xử trắng ra trắng, đen ra đen. Cho nên về mặt luật pháp, công lý thì vụ này là rất rõ ràng. Tòa án đã cho mình thấy là những gì mình trông đợi ở Tòa án để cảnh báo chính phủ Việt Nam về những việc làm sai trái của họ, những gì đang xảy ra hằng ngày ở Việt Nam và vẫn đang tiếp tục xảy ra, thì họ phải điều chỉnh lại”.
Triệu phú gốc Việt nói rằng ông hy vọng vụ kiện của ông sẽ mở ra một con đường cho những người dân khác mất đất đai, tài sản tại Việt Nam muốn giành lại công lý.
“Đây có thể là một dấu hiệu cho chính phủ Việt Nam thấy rằng những ngày tới đây, họ không nên khinh xuất bắt bớ người vô tội hoặc để cho con ông cháu cha, những người có thế lực, vây cánh chiếm đoạt tài sản một cách vô tội vạ, chiếm đoạt một cách hợp pháp bằng cách ‘cưỡng chế’ theo luật pháp Việt Nam, nhưng dĩ nhiên, theo luật pháp quốc tế thì đây là một sự vi phạm trắng trợn”.
Ông cảnh báo chính phủ Việt Nam “hãy coi chừng” vì từ vụ kiện của ông, người dân Việt Nam sẽ “có cơ sở” để tiếp tục khởi kiện trong tương lai.
Điểm lại vụ kiện xuyên thế kỷ
Xuất phát của vụ kiện xuyên thế kỷ bắt đầu từ những năm thập niên 1990, khi ông Trịnh Vĩnh Bình, khi đó là triệu phú rất thành công ở Hà Lan với biệt danh “Vua Chả Giò”, trở về Việt Nam đầu tư theo tiếng gọi “Về nước đầu tư” của Hà Nội.
UserPostedImage
Ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định trở về nước đầu tư.
Sau khi quyết định bán cơ sở kinh doanh tại Hà Lan, ông Bình đã mang về nước 2.338.250 đôla và 96 ký vàng sau 60 lần nhập cảnh, bắt đầu từ năm 1990, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán, Tổng cục hải quan Việt Nam và Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất.
Về nước, ông bắt tay vào kinh doanh trong nhiều lĩnh vực: khách sạn, thủy hải sản, xuất khẩu, nông sản, rau quả, trồng rừng… Nhưng chiến lược nhất, có lẽ là lãnh vực đất đai, vì theo như lời ông, “tôi có những bài toán lâu dài chứ không phải như Việt Nam nói là kinh doanh địa ốc”. Cứ như thế, trong vòng hơn 6 năm, giá trị số vốn ban đầu ông Bình đưa về Việt Nam được nhân lên hơn 8 lần.
Theo lời cựu Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nói với VOA, ông Bình đã trở nên “thành công và khá nổi tiếng ở Việt Nam” vào thời điểm đó nhờ tính năng động, chủ động và nhạy bén trong kinh doanh.
Tuy nhiên, sự thành công quá nhanh của ông Bình tại Việt Nam đã gây ra “sức cuốn hút không bình thường”, theo lời của cựu Đại sứ Việt Nam. Ông bị rơi vào những cái “bẫy” của các thế lực “đục nước béo cò”.
UserPostedImage
Bộ sưu tập xe-một trong số rất nhiều tài sản của ông Bình tại Việt Nam.
Ngày 5/12/1996, ông Trịnh Vĩnh Bình chính thức bị bắt với cáo buộc tội “trốn thuế”. Cáo buộc ban đầu này sau đó nhanh chóng được chuyển đổi thành “vi phạm các quy định về quản lý đất đai” và tội “hối lộ” vì thiếu căn cứ.
Ông Trịnh Vĩnh Bình bị tạm giam hơn 18 tháng trước khi được đưa ra xét xử. Trong thời gian này, ông Bình cho biết ông không được phép tự ý chọn luật sư, mà PA 24 chỉ định luật sư cho ông và buộc ông phải trả 50 triệu đồng cho luật sư này.
Ông Bình kể với VOA rằng điều kiện giam giữ khắc nghiệt trong thời gian này đã khiến ông suy sụp hoàn toàn và từng nghĩ đến chuyện tự tử.
Tháng 8/1998, Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tuyên án 13 năm tù đối với ông Trịnh Vĩnh Bình về tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai và tội đưa hối lộ, phạt 400 triệu đồng, tịch thu tài sản được cho là “sang nhượng bất hợp pháp”.
Báo Công An Nhân Dân ngày 6/6/2005 cho biết đến ngày ông Bình bị Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bắt giữ (5/12/1996), ông nắm trong tay 11 căn nhà, 114 nền nhà và 2.847.745 m2 đất.
UserPostedImage
Ông Bình tham quan địa điểm đầu tư tiềm năng tại Việt Nam vào tháng 4/1990.
Ngày 25/2/1999, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan có thư khẩn gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam, yêu cầu chính phủ Việt Nam hoãn thi hành án cho trường hợp của ông Trịnh Vĩnh Bình cho đến khi các chính sách mới về chính sách đầu tư tại Việt Nam được làm rõ.
Sau bản án sơ thẩm, ông Bình đã kháng cáo, gửi đơn thư khiếu nại, cầu cứu lên khắp các cơ quan nhà nước, thậm chí lên các quan chức cấp cao ở trung ương và cũng đã có những chỉ đạo can thiệp từ Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và một số giới chức khác.
Tuy nhiên, nỗ lực của ông Bình và một số quan chức Việt Nam, lẫn phía Hà Lan đều không mang lại hiệu quả. Lý do, theo lời cựu Đại sứ Việt Nam Đinh Hoàng Thắng nói với VOA rằng “Việt Nam có câu ‘đục nước béo cò’ có lẽ khá đúng trong trường hợp này. Mà ‘cò’ ở đây lại là những con cò lớn và nhiều khi không xuất đầu lộ diện.”
Vị cựu Đại sứ này thừa nhận rằng vụ án Trịnh Vĩnh Bình đã gây ra rất nhiều căng thẳng ngoại giao giữa Việt Nam và Hà Lan vào thời điểm đó.
Sau phiên phúc thẩm, bản án của ông Trịnh Vĩnh Bình giảm từ 13 năm xuống thành 11 năm tù (năm 1999). Báo Thanh Niên ngày 14/7/2012 cho hay nhiều tài sản (nhà và đất) của ông Bình được tòa phúc thẩm giao cho UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai tịch thu. Hai cơ sở sản xuất (diện tích gần 40.000 m2) cùng 9 căn nhà trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giao cho Cục Thi hành án dân sự bán đấu giá.
“Phiên xử sơ thẩm đến phúc thẩm không thay đổi gì mấy. Tôi thấy tình hình không êm rồi. Họ có giấy triệu tập tôi trở lại trại tù. Họ cho tôi thời gian 7 ngày. Trong thời gian đó, tôi tiếp tục làm đơn khiếu nại, nhưng thấy không êm rồi. Tới giờ chót, tức ngày hôm sau đi trình diện thì tôi trốn,” ông Bình nói với VOA.
Sau khi ra khỏi Việt Nam, ông Bình đã nộp đơn kiện chính phủ Việt Nam ra tòa trọng tài quốc tế. Hai bên “dàn xếp” ngoài tòa vào năm 2005 và Việt Nam đền ông Bình 15 triệu đôla, miễn án, tạo điều kiện cho ông Bình trở lại Việt Nam, đồng thời hoàn trả tài sản đã tịch biên.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, tin tức về vụ kiện đã bị cắt đứt hoàn toàn, cả trong nước lẫn quốc tế. Nguyên nhân, theo lời ông Bình, là vì đây là điều kiện phía Việt Nam đưa ra trong Thỏa thuận: Không tiết lộ thông tin cho truyền thông, báo chí.
Tháng 1/2015, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa trọng tài Quốc tế lần thứ hai vì theo lời ông Bình, người cho là mình đã “bị lừa”, thì chính phủ Việt Nam đã lần lữa không trả lại bất kỳ tài sản nào cho ông ngoài số tiền bồi thường trên.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 11/04/2019 lúc 08:25:50(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 12/04/2019 lúc 08:10:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam lên tiếng về thông tin thua kiện triệu phú Trịnh Vĩnh Bình


UserPostedImage
VN nói phán quyết về vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình mà "thông tin điện tử và mạng xã hội" đưa ra là không chính xác, trong khi ông Bình nói với VOA rằng ông đã thắng kiện chính phủ Việt Nam.

Bộ Tư pháp Việt Nam hôm 12/4 nói rằng những “thông tin điện tử và mạng xã hội” đã “phản ánh không chính xác” về kết quả vụ kiện ‘xuyên thế kỷ’ của triệu phú gốc Việt Trịnh Vĩnh Bình đối với chính phủ Việt Nam.
Hôm 11/4, triệu phú Hà Lan gốc Việt đã cho VOA biết về kết luận của Tòa án Trọng tài Thường trực gửi thông báo thắng kiện cho ông, theo đó chính phủ Việt Nam buộc phải bồi thường cho ông Bình tổng cộng hơn 45 triệu USD.
Thông cáo phát chiều ngày 12/4 của Bộ Tư pháp cho rằng những thông tin điện tử và mạng xã hội gây "suy đoán chủ quan" và "hiểu nhầm."
Vào ngày 10/4, Hội đồng Trọng Tài được thành lập theo Quy tắc Trọng tài UNCITRAL đã ban hành phán quyết về vụ kiện đầu tư của ông Trịnh Vĩnh Bình đối với Chính phủ Việt Nam, theo thông cáo đăng trên trang web của Bộ Tư pháp.
“Phán quyết này dựa trên cơ sở Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Hà Lan,” theo Bộ Tư pháp.
Thông cáo của bộ này trích dẫn quy định của tố tụng trọng tài cho rằng “các bên có trách nhiệm giữ bí mật phán quyết” về vụ Trịnh Vĩnh Bình.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam, Mai Tiến Dũng, từ chối bình luận khi được phóng viên VOA hỏi trực tiếp tại một sự kiện ông tham dự ở Washington vào chiều tối thứ ngày 11/4.
Bộ Tư pháp nói trong thông cáo rằng họ “đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan có thẩm quyền cùng công ty luật đại diện để thực hiện các bước tiếp theo.”
Bắt đầu từ những năm 1990, ông Trịnh Vĩnh Bình, khi đó là triệu phú rất thành công ở Hà Lan với biệt danh “Vua Chả Giò”, mang hơn 2 triệu đôla cùng 96 ký vàng về đầu tư ở Việt Nam. Trong vòng hơn 6 năm, giá trị số vốn ban đầu ông Bình đưa về được nhân lên hơn 8 lần.
Tuy nhiên vào năm 1996, ông Bình bị bắt với cáo buộc tội “trốn thuế” và sau đó nhanh chóng được chuyển đổi thành “vi phạm các quy định về quản lý đất đai” và tội “hối lộ.”
Ông Bình bị tạm giam hơn 18 tháng trước khi được đưa ra xét xử. Ông nhận bản án 11 năm tù vào năm 1999.
Tháng 1/2015, ông Bình quyết định khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa trọng tài Quốc tế ở Paris, Pháp, với mức đòi đền bù hơn 1 tỷ USD.
Ông Bình nói với VOA rằng ông hy vọng vụ kiện của ông sẽ mở ra một con đường cho những người dân khác mất đất đai, tài sản tại Việt Nam muốn giành lại công lý.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 12/04/2019 lúc 08:17:09(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#3 Đã gửi : 12/04/2019 lúc 08:13:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện: ‘bài học lớn cho Việt Nam’


UserPostedImage
Một cơ sở kinh doanh trước đây của ông Trịnh Vĩnh Bình ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sau chiến thắng của doanh nhân gốc Việt Trịnh Vĩnh Bình, các chuyên gia pháp luật nói với VOA rằng chính quyền Việt Nam phải tôn trọng luật pháp quốc tế và biết hành xử đúng để hội nhập thế giới, trong khi đó Bộ Tư pháp Việt Nam nói rằng thông tin vụ xử này nên được giữ “bí mật.”
Luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nhận định:
“Tuy rằng trước mắt Việt Nam bị mất tiền, mất uy tín, nhưng ngược lại vụ này tạo cho các nhà đầu tư có niềm tin. Nếu nhà đầu tư bị chính quyền xử ép thì họ có thể khởi kiện và thắng kiện.”
Chuyên gia pháp lý quốc tế Hoàng Việt chia sẻ với VOA:
“Qua đây thấy một điều rất rõ là hệ thống nội bộ pháp luật của Việt Nam có rất nhiều vấn đề không tương thích. Quyền lực giữa trung ương và địa phương có sự mâu thuẫn. Các cơ quan địa phương thường diễn giải theo cách riêng của họ. Các doanh nhân như ông Trịnh Vĩnh Bình đã gặp rất nhiều tai ương trong khi chính quyền trung ương luôn luôn kêu gọi đầu tư và nước ngoài và Việt kiều.”
Hôm 11/4, ông Trịnh Vĩnh Bình, một doanh nhân Hà Lan gốc Việt, cho VOA biết Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế (PCA) ra phán quyết yêu cầu Việt Nam bồi thường hàng chục triệu đôla cho ông.
Cuối ngày 12/4, Bộ Tư pháp Việt Nam ra thông cáo, xác nhận phán quyết đã có, nhưng theo quy định, “các bên có trách nhiệm giữ bí mật.”
Thông cáo của Bộ Tư pháp Việt Nam cho biết ngày 10/4, Hội đồng Trọng tài được thành lập theo Quy tắc Trọng tài UNCITRAL đã ban hành Phán quyết về Vụ kiện đầu tư của ông Trịnh Vĩnh Bình đối với Chính phủ Việt Nam trên cơ sở Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Hà Lan.
Thông báo của Bộ Tư pháp nói: “Theo quy định của tố tụng trọng tài, các bên có trách nhiệm giữ bí mật Phán quyết. Tuy nhiên, hiện nay, một số trang thông tin điện tử và mạng xã hội đưa tin, phản ánh không chính xác nội dung của Phán quyết cùng với những diễn giải, suy đoán chủ quan gây hiểu nhầm trong dư luận.”
Bộ Tư pháp nói thêm rằng Bộ này đang “nghiên cứu kỹ nội dung Phán quyết để thực hiện các bước tiếp theo phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tối đa quyền và lợi ích của Chính phủ Việt Nam.”
UserPostedImage
Thông báo của Bộ Tư pháp Việt Nam về kết quả vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ VN, ngày 12/4/2019. Bộ Tư pháp VN

Trả lời yêu cầu bình luận về kết quả vụ kiện chính phủ Việt Nam của ông Trịnh Vĩnh Bình, ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam, cho VOA biết chiều ngày 11/4 khi ông đang chủ trì một cuộc hội thảo tại thủ độ Washington kêu gọi doanh nhân Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam.
“Thôi! cái đó thì hiện nay toà đang xét xử, chúng tôi chưa bình luận cái việc đấy!”
Hôm 11/4, triệu phú Hà Lan gốc Việt đã cho VOA biết về kết luận của Tòa án Trọng tài Thường trực gửi thông báo thắng kiện cho ông, theo đó chính phủ Việt Nam buộc phải bồi thường cho ông Bình tổng cộng hơn 37,5 triệu đôla thiệt hại và gần 7,9 triệu đôla án phí.
Trả lời với VOA sau khi nhận được tin thắng kiện, ông Trịnh Vình Bình cho biết ông hy vọng vụ kiện của ông sẽ mở ra một con đường cho những người dân khác mất đất đai, tài sản tại Việt Nam muốn giành lại công lý.
Đây được xem là một sự kiện chưa từng có đối với chính quyền Việt Nam khi phải bồi thường số tiền lớn cho một doanh gia gốc Việt vì được cho là đã chiếm đoạt sai trái tài sản đầu tư của ông.
Luật sư Trần Văn Thuận nói vụ xử lịch sử này là một bài học cho chính quyền Việt Nam.
“Việt Nam hiện đang hội nhập thì phải chấp nhận những quyết định của luật pháp quốc tế, không thể lấy luật nội địa để xử người khác được. Đây cũng là bài học để Việt Nam tiếp tục hội nhập thế giới.”
Luật sư Hoàng Việt chia sẻ nhận định này.
“Vụ xử này cho thấy công lý được thực thi và được sử dụng như thế nào. Trong tương lai khi Việt Nam gia nhập các công ước quốc tế, bao gồm cả CPTPP và sắp tới là EVFTA, thì những vụ kiện tương tự như thế này sẽ xảy ra.”

Độc giả Pham Long bình luận trên VOA: “Ông ấy thắng kiện thì tốt rồi nhưng thử hỏi nhà nước sẽ lấy tiền ở đâu ra mà đền và ai là người chịu trách nhiệm hay lại lấy ngân sách là đồng tiền xương máu của người dân ra mà trả giá cho sự ngu dốt và quyết tâm cướp trắng trợn của bọn lợi ích nhóm.”

Tải để nghe
https://av.voanews.com/V...d4-9f3f-45697ff7b1b0.mp4


Luật sư Nguyễn Văn Trung nhận định rằng khả năng Việt Nam chấp nhận và thi hành phán quyết này là “rất khó.” Ông bình luận trên trang VOA Tiếng Việt:
“Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) thật ra không phải là một tòa án theo đúng nghĩa vì không có quyền quyết định trực tiếp, mà là một cơ quan điều hợp pháp lý. Nhiệm vụ của PCA là khuyến khích các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ và cả tư nhân giải quyết tranh chấp với nhau bằng cách hỗ trợ thành lập các tòa án trọng tài để thụ lý. Có nghĩa là nguyên đơn, bị đơn tranh chấp tại PCA phải là thành viên gia nhập các Công ước Den Haag 1899 và 1907.
“Việt Nam gia nhập Công ước Den Haag 1899 vào ngày 29/12/2011 và Công ước Den Haag 1907 vào ngày 27/12/2012, mà vụ án ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ Việt Nam vào năm 1999. Như vậy liệu phán quyết của PCA có giá trị pháp lý để Việt Nam ‘ói’ tiền cho Trịnh Vĩnh Bình? Nên nhớ những bản án quốc tế chỉ có giá trị khi các bên nguyên đơn, bị đơn là thành viên của Công ước Den Haag.”

Theo VOA

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.112 giây.