logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/04/2019 lúc 10:42:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Canada đã hết tuyết và đang bước vào mùa xuân. Mỗi sớm mai thức dậy, ai cũng thấy mùa xuân đang lấp lánh phiá chân trời. Dân làng tôi đã bắt đầu bàn chuyện làm vườn, trồng húng trồng ngò, nhưng mới bàn mới trao đổi và góp ý thôi, tháng sau mới trồng thực sự. Đất của Canada tốt qúa sức, trồng cái gì cũng thành công. Chị Ba Biên Hòa đang đi tìm hạt cây dấp cá, Cụ Chánh đang tìm hạt cây thì là. Chỉ mới nghe dân làng bàn chuyện trồng các loại rau thơm mà tôi đã thấy mâm cơm trong mùa xuân mùa hè này sẽ ngon hết sức vậy đó.
Đó là các chuyện liên hệ tới cái vườn dịp đầu xuân của làng An Lạc chúng tôi. Ngày họp làng đầu tháng Cụ Chánh tiên chỉ đã nhắc dân làng về ngày lễ Phục Sinh giữa tháng và ngày Quốc hận 30/4 cuối tháng. Mấy cô Huế trong làng xin ông ODP tóm tắt chuyện thời sự. Ông kể ngay: Chuyện cộng đồng VN thì khắp nơi đang bàn chuyện lễ chào cờ và xây đài kỷ niệm thuyền nhân. Riêng tại Montréal thuộc bang Québec thì có tin rất đáng chú ý: Đó là tin tờ nguyệt san ‘Người Việt Montreal’, sẽ đóng cửa kể từ tháng Tư này. Đây là một tờ báo uy tín của cộng động, không chỉ tại địa phương mà còn khắp nước Canada và cả ở hải ngoại. Ban chủ biên, BS Trần Mộng Lâm, BS Nguyễn Lương Tuyền, nói rằng chúng ta đang bước vào giai đoạn mới nên cần tiếng nói mới. Không biết bao giờ thì ‘Tiếng Nói Mới’ mới xuất hiện đây.
Còn tình hình quốc gia thì có tin tỉnh bang B.C. ở miền tây đang dự tính hủy bỏ việc đổi giờ hàng năm, sẽ không còn vặn lên 1 giờ vào đầu xuân rồi lại vặn xuống 1 giờ vào đầu mùa đông. Ngoài ra, toàn quốc ai cũng an cư lạc nghiệp. À, còn tin này ai cũng cảm thấy mà không ai công khai nói ra: các quan chức Trung Cộng và Việt Cộng đang âm thầm chuyển tiền tham nhũng sang cất giấu ở đây rất đông, hoặc ở ngân hàng hoặc tậu mãi nhà cửa. Tôi có người bạn thân mới đi VN về. Anh cho biết nền giáo dục VN hiện nay xuống dốc nên nhiều bậc cha mẹ có tiền đều lo cho con cái xuất ngoại du học. Nơi đến là Canada và Hoa Kỳ. Hiện tượng này có tên là ‘lên thuyền’. Không phải lên thuyền tỵ nạn cộng sản như năm xưa, mà lên thuyền trốn sự giáo dục đầy sai lạc và dối trá. Chị Ba Biên Hoà gật đầu đồng ý về tin này. Chị bảo, số sinh viên VN du học hiện nay rất đông, cứ nhìn các em làm việc chạy bàn ở các nhà hàng thì đủ rõ. Em nào cũng đi làm để có thêm tiền mua sách vở.
Còn tin thời sự quốc tế thì sao ? Vẫn những tin cũ, vẫn cụ Trump bên Hoa Kỳ với việc xây tường biên giới phiá nam, vẫn tin cụ can thiệp vào nội bộ xứ Venezuella, vẫn tin tranh đua kinh tế với Trung Cộng. Còn bên Anh thì vấn đề ly khai liên bang Âu Châu Brexit vẫn còn rối rắm, bên Pháp thì vấn đề dân áo vàng biểu tình vẫn còn sôi nổi. Bên Á Châu thì việc Trung Cộng bành trướng chiếm biển đông, chiếm biển VN ngày càng hung hăng. Trung Cộng đang ra sức đấu tranh với Mỹ. Ai cũng mong Cụ Trump theo được gương Cụ Reagan ngày xưa. Bạn đọc còn nhớ năm xưa Nga Xô cố gồng mình cạnh tranh với Mỹ, Cụ Reagan đã làm cho Nga Xô đứt gân bụng rồi xẹp luôn. Cầu mong cụ Trump theo được con đường Cụ Reagan.
Mọi khi họp làng thì thường Cụ B.95 yêu cầu anh John kể chuyện, bữa nay anh John đã đi bước đầu, anh phỏng vấn cụ trước: Thưa bác, bác từ Hà Nội sang thẳng Canada, bác có thấy nhiều sự khác biệt không ? Cụ B.95 trả lời ngay: Thấy nhiều lắm chứ, cái gì cũng khác, từ nhà cửa, ăn uống đến ăn mặc. Ngoài Bắc quê tôi thì manh quần tấm áo là quý hiếm lắm, ở đây thì ôi thôi, không qúy hiếm mà ê hề. Quê tôi đàn bà con gái có áo nâu quần đen đã là sang trọng lắm rồi, còn ở đây thì chao ơi áo dài muôn sắc dài quét đất.
Nghe đến áo dài thì bụng ông ODP như nổi sóng. Ông giơ tay xin tiếp lời Cụ B.95. Rằng cụ đã nói rất đúng. Cái kiểu thời trang bây giờ làm tôi rất ngứa mắt. Cái áo dài nó đẹp trang nhã như vậy, nó thơ mộng ở chỗ hai vạt áo nối vào nhau ở hai bên sườn, trên cạp quần một chút, tạo ra một kẽ hở hình tam giác. Nó lộ ra một chút da trắng hồng. Ôi kẽ hở tam giác này nó đẹp và sexy làm sao. Bây giờ áo dài thời trang là rộng và dài quét đất, chả còn lộ ra cái tam giác trắng nõn bên sườn, chả còn lộ ra cái quần dài bên dưới. Các cụ cứ xem các phim ca nhạc mà coi, áo dài có diêm dúa nhưng mất hết vẻ thơ mộng. Theo tôi, tôi chỉ thấy có 3 nữ lưu này còn giữ được tấm áo dài thơ mộng ngày xưa, đó là cô tài tử Kiều Chinh, cô ca sĩ Khánh Ly và Hoàng Oanh.
Dân làng ai nghe những lời bình luận này đều gật gù đồng ý. Ông ODP được hứng xin nói tiếp sang cái khăn đội trên đầu. Theo ông, gốc cái khăn là để cuốn mái tóc dài. Xưa các cụ ta cuốn mái tóc bằng khăn lụa hay khăn nhung và chỉ cuốn độ 2 vòng là cùng vì có ai tóc dài phải cuốn đến 3 hay 4 vòng đâu. Biểu tượng đẹp của việc vấn khăn này là Hoàng hậu Nam Phương vợ vua Bảo Đại. Các bạn cứ tìm hình Bà Nam Phương ngày xưa mà coi, bà vấn khăn trên đầu rất đẹp, rất thanh nhã, rất quý phái. Còn bây giờ thì sao ? Chao ơi, đa số các bà các cô không vấn khăn mà đội những vành khăn giả tạo, to như cái rế. Khăn gì mà cuốn bao nhiêu là vòng, trông không còn ra khăn vấn. Nó to và cao như cái rế nhà bếp. Thị trường trang sức bán những cái rế này, màu mè xanh đỏ khắp nơi. Nhiều đoàn thể phụ nữ bây giờ có trào lưu đội rế. Các bạn cứ xem các cuộc diễn hành và rước xách mà coi. Các bà các cô mặc áo dài quét đất và ai cũg đội rế to đùng trên đầu. Việc này đã lan vào cả nhà thờ, nhà chùa.
Cụ Chánh thấy ông ODP bỉ báng vành khăn đã hơi dài nên cụ ngăn lại không muốn ông nói tiếp nữa. Cụ bảo đấy là nếp sống tự do, tự do phục sức, tự do trang điểm.
Anh John đã giúp ông ODP chuyển đề tài. Anh hỏi: Nhân ngày tháng Tư Đen, xin bác kể cho làng những chuyện bi thảm của cuộc chiến mà bác đã từng chứng kiến. Câu hỏi này đã chạm vào lòng ông ODP. Ông bảo những chuyện bi thảm thì nhiều vô cùng, tôi gốc nhà binh mà, nhưng có một chuyện mà tôi nhớ mãi mỗi khi nói đến chuyện Tết Mậu Thân 1968. Năm đó, cả miền Nam đã ngây thơ tin rằng VC sẽ tuân lệnh hưu chiến trong 3 ngày tết. Ngay cả Tổng thống Thiệu cũng tin như vậy nên ông đã về quê vợ ăn tết. Nào ngờ VC gian trá và ác độc. Chúng đã bí mật xua quân nổ súng. Tại Saigon, nơi bị VC tràn ngập đầu tiên là ngã tư Bảy Hiền gần sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu quân đội. Thấy bóng VC là bà con bồng bế nhau chạy. Có một gia đình kia chạy giặc, thấy vừa im tiếng súng liền chạy về nhà. Bà vợ vừa mở cửa bước vào nhà liền thét lên một tiếng lớn gọi chồng rồi ngất xỉu: Anh ơi có thằng VC chết trong nhà. Anh chồng chạy vội vào thì thấy xác một tên bộ đội nằm ngay giữa nhà, mặt nó úp xuống đất. Ông vội lật nó lên. Và lạ lùng thay, mắt nó, mũi nó, miệng nó máu chảy ra ròng ròng. Ông cho là điềm gở bèn móc túi nó tìm giấy tờ. Ông tìm được một cuốn sổ nhỏ ở ngực áo. Ngay trang đầu là tên tuổi nó, số quân rồi địa chỉ ngoài Bắc, rồi ngay phía dưới nó viết hàng chữ: Nhà bố mẹ ở Saigon và nó ghi địa chỉ nhà ông. Ông gào lên: Bà nó ơi, thằng Hoàng con mình đây nè, con ơi con, con từ Bắc vào Nam, sao con không báo trước? Ối làng nước ơi! Thì ra năm 1954, bố mẹ của ông tiếc nhà cửa ruộng vườn nên đã không di cư, ông đành bỏ lại thằng con tên Hoàng lên 10 tuổi để nó ở lại thay ông phụng dưỡng bố mẹ, còn ông và vợ đã theo tàu há mồm vô Nam. Rồi con ông phải nhập ngũ, rồi xuôi Nam vào “giải phóng” Saigon…
Cụ B.95 nghe đến đây thì nói: Chuyện bi thảm quá. Cậu con vượt Trường Sơn đã vào tới Saigon, đã tìm ra nhà bố mẹ mà số kiếp không đưọc gặp mặt, nằm chết ngay giữa nhà bố mẹ. Riêng tôi, tuy ban đầu có số bi thảm vì chồng chết ở chiến khu, hụt di cư vào Nam năm 1954, nhưng may thay cho tôi, năm 1954, thấy chồng chưa về mà ngày hết hạn di cư đã tới gần, tôi đã liều gửi thằng con đi theo chú nó vào Nam. Phải xa đứa con độc nhất, tôi đã sống đơn độc bao nhiêu năm nghèo đói trong chế độ máu lửa ở Miền Bắc. Sau năm 1975 tôi vào Saigon tìm con. Lại không được gặp con vì nó đã vượt biên tỵ nạn. Sau khi dò la tin tức tôi được biết cháu đã đến được Canada. Và cháu nó đã bảo lãnh tôi. Năm 1995 tôi đã lên đường, đi một mạch từ Hà Nội sang thẳng Canada. Tôi là người Bắc, đi Canada năm 1995, các bác đã đặt tên B.95 cho tôi là thế. Mẹ con gặp nhau sau bao nhiêu năm xa cách, thật là một phép lạ. Ngoài ra, tôi lại còn được làm quen với các bác đây, kết tình anh em với các bác. Xin đội ơn Chúa đã ban cho tôi phước lộc quá lớn, xin tạ ơn các bác đã cho bà lão già này những ngày cuối đời hạnh phúc.
Thấy bà cụ có vẻ vui khi so sánh Miền Bắc với Canada ngày nay, Chị Ba Biên Hòa lên tiếng hỏi: bác đã kể cho chúng cháu nghe nhiều chuyện ngoài Bắc, nhưng có một chuyện chưa hề nghe Bác kể đó là chuyện ca hát ngoài đó. Chắc Bác thuộc nhiều bài hát cổ xưa, xin bác hát cho chúng cháu nghe vài bài. Nghe đến lời xin này thì bà cụ B.95 lắc đầu ngay: Lão là người nhà quê dốt nát, ngày xưa chỉ biết ru con à ơi, còn ngoài đường thì chỉ nghe thấy hô xung phong, hô bắn giết, chỉ thấy máu lửa. Xin tha cho lão việc này.
Chị Ba nói với cả làng: Sở dĩ tôi xin Cụ B.95 hát là vì tôi thấy cụ thích hát lắm. Những lần tôi cho cụ xem băng Thuý Nga và Asia, cụ sướng hết sức. Cụ cứ tấm tắc khen sao mà lời hát êm ái ngọt ngào, đầy tình yêu thân ái làm vậy. Cụ còn hát theo nữa đấy. Tuần qua tôi cho cụ coi băng của André Rieu, cuốn Festa Mexicana 2014, trong đó có bài Besame Mucho, cái cô ca sĩ gì đó hát hay vô cùng, cô hát như đang sống thực bài đó, cô vừa hát vừa khóc, cô đã làm nhiều người khóc theo, khán giả đã đồng loạt đứng lên, vừa vỗ tay, vừa hát vừa khóc. Nghe xong, cụ còn bắt tôi cho nghe lại mấy lần nữa.
Các cụ biết bài Basame Mucho này chứ, bài của nhạc sĩ Consuelo Velazquez người Mexico:
…Besame besame mucho, Como si fueraesta noche la ultima vez…
…Hãy hôn em thật nhiều, khúc ca năm xưa dành tặng anh. Hãy hôn em thật nhiều như một câu chuyện tình yêu không phôi pha…
Chi Ba kể xong, hứng quá, bèn cất tiếng hát. Không ngờ làng tôi ai cũng biết bài ca nổi tiếng này. Làng tôi đã hát bài này rất say mê y như lần trước làng tôi đã hát bài Que sera sera. Lần trước dân làng đã hát theo cô Doris Day, lần này, hôm nay dân làng đã hát theo cô Ba Biên Hòa. Bài ca hay quá sức, được ngẫu hứng và hát đi hát lại, mãi mới thôi.
Rồi Cụ B.95 quay vào anh John là thần tượng của cụ, Cụ xin Anh kể chuyện cười. Cụ bảo bữa nào không được anh cho cười thì bữa đó tối về ngủ không ngon. Cái anh John này là một bồ chữ, giống y như ông ODP vậy. Anh nói ngay: Cháu có nhiều chuyện lắm, biết kể chuyện gì bây giờ. Thôi, bữa nay cháu kể chuyện cái tên trong tiếng Việt nha.
Rằng phái nữ thường có những tên rất đẹp rất thơ, nhưng các anh nào sắp lấy vợ thì nên cẩn thận nha. Chẳng hạn cô tên là Anh, như Hoàng Anh, Kim Anh, Xuân Anh… Ai cưới được cô tên Anh thì khi gọi tên vợ xin chớ có gọi tắt, đừng bao giờ gọi Anh ơi, mà phải gọi Hoàng Anh ơi nha, kẻo người ngoài nghe bạn gọi vợ Anh ơi Anh ơi thì sẽ cho ta là kỳ cục, phải gọi vợ là em ơi chứ sao lại anh ơi. Riêng phái nam thì các cô nhớ tên Thương nha. Lấy nhau rồi vợ đừng gọi chồng Anh Thương ơi, thiên hạ bên ngoài sẽ thắc mắc: vợ chồng âu yếm nhau thì để lúc riêng tư, chứ trước mặt mọi người mà gọi anh thương ơi thì nghe kỳ cục quá.
Cả làng cười ầm về cái nhận xét này. Anh John còn kể chuyện mấy năm trước có một bà bạn của Chị Ba, tên là Mỹ Dung, bà này mở nhà hàng và định đặt tên là ‘Mỹ Dung Restaurant’. Đối với người VN thì cái tên này đẹp quá rồi còn gì. Thế nhưng khi chuyện này tới tai anh John thì anh can ngay. Rằng chữ Dung trong tiếng VN thì nghĩa quá đẹp quá thơm, nhưng trong tiếng Anh, chữ Dung thì có nghĩa là phân thú vật, không thơm chút nào. Người da trắng sẽ hiểu là ‘nhà hàng bán phân thú vật của tôi’.
Và anh John kể tiếp, những ai có tên là Lý Văn Cư, Cứ, Cử, Cự xin chú ý nha. Rằng khi viết tên theo lối Canada thì phải đảo ngược và bỏ dấu sắc huyền đi , và tên riêng phải đi trước tên họ, những mỹ danh này biến thành ‘Cu Ly’ hết. Tôi đang là Lý Văn Cử sao lại gọi tôi là cu ly ! Một nhà có 4 anh em tên Cư Cứ Cử Cự, nếu có điện thoại gọi đến xin nói chuyện với Cu Ly thì quả thực không ai biết rõ là ai. Chính vì thế mà đa số phe ta đã chọn thêm tên Peter, Paul, John… đứng ở đầu, lúc dó thì không còn lẫn nữa.
Anh John xin hết chuyện vì hôm nay anh nói đã nhiều. Anh xin Cụ Chánh cho biết làm cách nào mà cụ sống vẫn vui tươi và khoẻ mạnh. Cụ trả lời ngay: Lão chẳng có bí kíp gì cả, ngoài việc sống theo thiên nhiên. Ngày nào lão cũng đi bộ ít là nửa giờ. Đây là phương pháp phòng ngừa ung thư tốt nhất. Thứ hai là vui cười luôn luôn. Tiếng cười có thể đẩy nhanh nhịp tim và cung cấp ốc-xi cho não. Theo các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha thì con người càng cười nhiều thì càng khoẻ mạnh. Lão thấy sách báo ca tụng tiếng cười rất nhiều, bài nào cũng nói tiếng cười là thuốc trường sinh. Lão không mong trường sinh mà lão chỉ mong sống ngày nào cũng đầy tiếng cười. Tiếng cười bao giờ cũng làm mình vui và người khác vui. Bước thứ ba là ngày nào lão cũng ngồi thiền, đây là lúc lão cầu nguyện sốt sắng nhất, vừa nghe được tiếng mình thở vừa như nghe có tiếng Chúa bên tai: con hãy mến Chúa và yêu tha nhân như chính mình.
Kính chúc các cụ một mùa xuân Phục Sinh hạnh phúc, có tâm tình tốt đẹp như cụ Chánh tiên chỉ làng chúng tôi. Amen.
Trà Lũ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.175 giây.