Ai sẽ làm chủ hệ thống 5G của thế giới ? Robyn Beck / AFP
5G cuộc chiến tranh giành độc quyền internet thế hệ 5. Từ Algeri cho đến Soudan những bố già lãnh đạo bị quân đội bỏ rơi. Cam Bốt, tử huyệt của chế độ Hun Sen. Ấn Độ, liệu Modi có thể thua ngược ? Đó là một số chủ đề quốc tế trên các tạp chí Pháp tuần này.
Courrier International dành sáu trang để phân tích và trả lời câu hỏi "Mỹ- Trung Quốc- Nga, ai sẽ thống lĩnh internet" ? Cụ thể Hoa Kỳ và Trung Quốc khai thác công nghệ thông tin thế hệ 5 để áp đặt mô hình chính trị internet.
Mỹ- và Trung Quốc, hai mô hình internetƯớc mơ một thế giới không gian mạng không biên giới đã trở thành ảo vọng. Thị trường internet thế giới đang từ từ bị chia cắt : một bên là hệ thống Trung Quốc với chiếc điện thoại di động đa năng từ một ứng dụng có thể làm mọi việc mua bán, chuyển ngân, thay thế tiền mặt. Vấn đề là chính quyền theo dõi kiểm sóat tất cả mọi sinh họat của người dân. Phía bên kia là một hệ thống internet tự do, mở rộng nối kết khắp địa cầu. Người sử dụng gần như muốn nói gì thì nói, muốn phát minh sáng chế gì thì cứ làm. Đối với người dùng internet Trung Quốc, mô hình của Hoa lục rất kềnh càng và không thoải mái. Nhiều website không được lập trình để có thể tiếp cận bằng một điện thoại đa năng.
Với thế hệ 5G, hai hệ thống Mỹ-Trung sẽ xung đột trực diện bởi vì Bắc Kinh muốn trói buộc khách hàng dử dụng hệ thống "vạn lý trường thành điện tử" của Trung Quốc để chế độ có thể kiểm sóat thông tin và để ngăn chận ảnh hưởng của Tây phương. Hệ thống 5G của Trung Quốc là một phát minh công nghệ tuyệt vời nhưng xem nhẹ tự do cá nhân và những bảo đảm căn bản quyền con người.
Cho đến hiện tại, Trung Quốc ngăn cấm mạng lưới internet Tây phương như Facebook, Google hoạt động tại Hoa Lục nhưng mọi cố gắng ủng hộ các tập đoàn Trung Quốc như Tencent và Alibaba xâm nhập thị trường nước ngoài cũng không thành công.
Người sử dụng nghĩ gì ?Giữa hai mô hình này, đâu là lợi thế và đâu là nhược điểm của mỗi bên? Tự do thông tin theo văn hóa Mỹ hay nhà nước kiểm duyệt theo kiểu Trung Quốc, người sử dụng nghĩ gì?
Thế hệ G5 làm căng thẳng Mỹ-Trung leo thang vì một số nước sẽ chạy theo hệ thống Trung Quốc để có thể thu phim ảnh một cách chớp nhoáng và nhiều ứng dụng khác trong rô-bô. Mục tiêu không che dấu của Trung Quốc là muốn thống lĩnh thị trường. Do vậy không nên ngạc nhiên khi Washington và Quốc Hội Mỹ ra tay ngăn chận tham vọng của Hoa Vi.
Hai nước đã được Trung Quốc bán trang thiết bị internet thế hệ 5 trong khuôn khổ Con Đường Tơ Lụa Mới là Việt Nam và Tanzania. Nhưng dường như ý thức được nguy cơ gián điệp, năm 2018, Tanzania ban hành luật mới, trừng phạt, bỏ tù các nhà cung cấp từ chối thay thế các "trang thiết bị bị cấm".
Vương Hỗ Ninh, lý thuyết gia của chế độ Cộng sản Trung Quốc, cách nay hai năm ca ngợi nỗ lực của chủ tịch Tập Cận Bình "phát huy chiến lược internet của Trung Quốc và nhận được nhiều đáp ứng thuận lợi trên thế giới".
Phản ứng công dân Trung Quốc ra sao ? Một là họ lách tường lửa bằng thẻ SIM nước ngoài và hai là trao đổi bằng tiếng lóng để đánh lừa an ninh mạng. Một nữ doanh nhân Hồng Kông hoạt động tại Hoa Lục cho biết các bạn người Hoa làm việc trong ngành báo chí hay chính quyền tỏ ra cảnh giác cao độ khi trao đổi qua WeChat. Đôi khi chuyện chẳng có gì là "nhạy cảm" nhưng họ dùng từ ngữ được mã hóa. Hệ quả là mất khá nhiều thời giờ để hiểu bạn mình muốn nói gì.
Vì sao Matxcơva bỏ sân đấu quay về cố thủ trong bốn bức tường ? Cuối cùng, trong trận chiến 5G, trong khi Mỹ-Trung giằng co, nước Nga sẽ heo phe nào ?
Theo L’Express, Hàn Quốc đúng là nước chiến thắng trong cuộc đua cao tốc 5G. Ngày 05/04/2019, Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên đề nghị hệ thống truyền thông thế hệ 5. Dù trang thiết bị, sử dụng công nghệ do tập đoàn nào cung cấp, chỉ một chiếc điện thọai Galaxy S10 Samsung là có thể kết nối với mạng lưới internet mới này. Ngay Apple của Mỹ cũng đang thương thuyết với Samsung.
Còn nước Nga, theo Courrier International, nguyên tắc số một của Putin là "nếu tình hình bất trắc thì lập tức phong tỏa internet". Trong bài "Nước Nga sau chiến hào phòng thủ", báo mạng Gazeta.ru cho rằng trong bối cảnh tình hình "trong và ngoài nước hiện nay " một đạo luật "chủ quyền thông tin số" là cần thiết. Những nước yêu chủ quyền chưa sẵn sàng tham gia, nối kết vào mạng toàn cầu. Ý tưởng lập rào cản xuất hiện từ năm 2014, sau khi chiếm Crimée và bị quốc tế trừng phạt.
Cụ thế, chính quyền sử dụng mọi phương tiện kỹ thuật để kiểm sóat luồng thông tin tất cả mọi kênh liên lạc qua biên giới. Có người cho rằng chính quyền Nga bị hoang tưởng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ không gian mạng bị tấn công như sợ NATO tiến đánh. Thế nhưng tác giả nói là "Mỹ cũng thế, cũng hoang tưởng nghi ngờ Matxcơva can thiệp vào bầu cử".
Nói dông nói dài, cuối cùng Gueorgui Bovt, tác giả bài báo biện minh : Dự án lập một mạng lưới internet riêng của Nga là bắt chước chính sách của Trung Quốc. Bởi vì đó là truyền thống châu Á, chính quyền quyết định cái gì xấu cái gì tốt, cái gì cần phải cấm, cái gì cần phổ biến. Kiểm duyệt ảnh hưởng bên ngoài xâm nhập còn là truyền thống lịch sử từ thời Trung Cổ. Tác giả lấy chiến hào ngăn chận "làn sóng xâm lăng" của Mông Cổ so sánh với nhiệm vụ tường lửa chống Công Giáo Tây phương truyền đạo vào nước Nga, lãnh thổ của Chính Thống Giáo.
Nói tóm lại, cô lập nước Nga với internet toàn cầu, theo tác giả là lập trường chung của đa số dân Nga. Bởi vì nói cho cùng người Nga không chơi với ai hết. Có người phê bình là hoang tưởng, có người nói đó định mệnh.
Trong khi đó phản ứng của cộng đồng mạng rất gay gắt, lên án đạo luật chống dân, chính quyền dối trá triền miên, thối tha. Ngày 03/04/2019 cảnh sát Saint Petersbourg phát hiện một tấm mộ bia với hàng chữ : "Vladimir Putin, 1952-2019, kẻ phản bội dân tộc".
Theo RFI