logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/04/2019 lúc 12:11:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,710

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Chuyện nữ sinh lớp 11 sinh con, giấu trong nhà vệ sinh
Nữ sinh nói trên là em Hồ Thị V. (17 tuổi), ở bản Lòm, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Hiện V. đang là học sinh lớp 11, trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình.
Vào khoảng 7 giờ sáng ngày thứ Hai 25/3, theo thông lệ, trường tổ chức chào cờ đầu tuần, tất cả các học sinh và giáo viên đều phải có mặt, nhưng riêng em V. xin phép là mệt và không xuống phòng.
Khoảng 30 phút sau khi chào cờ xong, các em học sinh khu nội trú về phòng thì bất ngờ thấy vết máu vương vãi khắp nơi. Sự việc được báo ngay với các thầy cô giáo trong trường.
Đi tìm theo vết máu, các thầy cô và học sinh tìm thấy em V. đang ở trong phòng Số 14, mặt mày tái nhợt, mất máu nhiều. Ngay lập tức em được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Đang lau dọn vết máu vương vãi khắp phòng, các em học sinh ở cùng phòng với V. nghe tiếng trẻ con khóc oa oa, tìm kiếm thì thấy một em bé sơ sinh đang nằm ở khu vực nhà vệ sinh, được bọc trong một chiếc áo, rốn đã được cột bằng chỉ.
Theo em Hồ Thị Hoài Linh (lớp 11) là bạn ở cùng phòng với V. cho biết: “Sau khi mọi người đưa bạn V. đi bệnh viện, em cùng các bạn ở lại dọn dẹp, lau phòng thì thấy em bé sơ sinh trong khu vực nhà vệ sinh, nên báo với thầy cô giáo, tiếp tục đưa bé đến bệnh viện cấp cứu”.
Theo đánh giá của các học sinh ở chung phòng, V. là người hiền lành, ít nói và ít giao tiếp với mọi người. Thời gian V. mang thai, mọi sinh hoạt và lối sống, cách ăn mặc đều không có gì khác lạ, vì vậy không chỉ có các thầy cô giáo mà ngay các bạn cùng phòng cũng không hề hay biết.
Phía sau phòng ở của các học sinh là khu vực nhà vệ sinh, gồm một sân nhỏ phơi quần áo, một phòng tắm, một phòng vệ sinh và đây cũng chính là nơi cháu bé sơ sinh được em V. giấu.
Theo ông Trần Đức Tài, hiệu trường trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Quảng Bình, em V. cho biết, do sinh quá bất ngờ, em hoảng hốt khi thấy mọi người vào phòng, sợ quá nên giấu vội em bé chứ không có ý vứt đi.
Ông Hiệu trưởng còn cho biết thêm: “Sau khi sinh xong, em V. bọc em bé trong một chiếc áo, tự tay lấy chỉ thắt rốn cho con. Lúc đó, em V. có ý định sẽ giấu thầy cô và các bạn đưa con về nhà”.
Cháu bé ngay sau đó được đưa đến bệnh viện cấp cứu, đồng thời nhà trường cũng gọi điện thông báo sự việc với gia đình em V. Hôm sau, một thanh niên được cho là người yêu của V – cha của cháu bé – cùng gia đình đã đến bệnh viện thăm và chăm sóc hai mẹ con em V.
Cô chủ nhiệm lớp em V. tên Đào Thị Long là người bảo lãnh về tiền bạc cho mẹ con em V. được chăm sóc trong bệnh viện. Lúc xuống thăm cháu, mẹ của cậu thanh niên người yêu của V. định đưa cháu bé và V. về nhà tại bản Lòm ngay vì họ nghèo quá, không có tiền trả viện phí. Nhưng các thầy cô giáo nói để mẹ con em V. ở lại vài ngày cho cứng cáp cái đã, có cô giáo Long bảo lãnh và các thầy cô sẽ chung nhau đóng góp.
Cô Hoàng Thị Nhung, trông coi tổng quát học sinh nội trú, kể: “Bố em V. cũng xuống nhưng chỉ có 20 ngàn đồng mang theo (20 ngàn đồng chưa bằng 1 đô la Mỹ, vì 1 đô la = hơn 23 ngàn đồng theo giá hiện nay.- ĐD). Ngày hôm sau người yêu của em V. (21 tuổi, ở cùng bản) và mẹ cậu ấy cũng xuống. Họ không có tiền nên chỉ mang theo một đùm cơm, đến bữa lại lấy một ít ra ăn. Biết hoàn cảnh khó khăn của em V., nhà trường một mặt khuyến khích và cử các cô giáo thay nhau đưa phần cơm của em V. trong nội trú đến cho em V., một mặt quyên góp cho em V. có một số tiền để nuôi con.
Sau 3 ngày được chăm sóc tại bệnh viện, hiện sức khỏe của hai mẹ con em V. (bé trai, nặng 1,9kg) đã ổn định, đang chờ ngày xuất viện.
Tìm được vàng chưa chắc đã sung sướng
Một buổi sáng cuối tháng 7/1997, cậu bé Nguyễn Văn Nông lúc đó mới 14 tuổi, ở xã Đại Thắng (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), đến nhà người bà con trong làng dự đám cưới. Thấy chiếc máy rà phế liệu, Nông tò mò mượn đem ra cái đồi thấp phía sau nhà rà thử. Một lúc sau, Nông nghe máy rà phát tín hiệu te te tức có kim loại đưới đất, Nông bèn báo cho ông Lê Chờ, một người bà con cũng có mặt trong đám cưới đến xem xét, đào giúp.
Khi ông Chờ đào sâu khoảng 60 cm thì thấy một chiếc hũ bằng bạc đã vỡ, bên trong có một bức tượng hình đầu người bằng kim loại màu vàng. Lúc này, ông Chờ bảo Nông để ông đem về nhà cất, tuy nhiên cậu bé không chịu và chạy về nhà báo cho cha là ông Nguyễn Văn Kình đến giành lại. Chỉ ít tiếng sau, hàng trăm người dân trong làng kéo đến nhà Nông xem bức tượng bằng vàng. Tin tức này nhanh chóng đến tai các tay buôn đồ cổ.
UserPostedImage
Đầu pho tượng vàng C.A Quảng Nam thu giữ

Sau khi qua nhiều tay “cò”, trùm đổ cổ Nguyễn Đăng Tiến với biệt danh Tiến “đầu bạc” (ngụ tại xã Điện Minh, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đến nhà xem và trả giá 15 lượng vàng, cha con ông Kình đồng ý bán, nhưng ông Lê Chờ người cùng đào bức tượng với Nông không chịu và đòi giá cao hơn.
Vài ngày sau, lần lượt những tay buôn đồ cổ khác kéo đến nhà ông Kình ra giá. Vì sợ không an toàn, cha con ông bèn đem ra Đà Nẵng, ở nhờ nhà người quen để giữ gìn tượng vàng.
Sau thất bại lần mua đầu tiên, thấy nhiều tay buôn tìm đến, sợ bị giành mất, Tiến “đầu bạc” rốt ráo tìm cách mua bằng được. Biết một mình không đủ vốn, Tiến rủ Nguyễn Đình Bằng (58 tuổi, cư ngụ tại TP Đà Nẵng) cùng hùn tiền để mua bức tượng vàng cổ quý hiếm này.
Sau nhiều lần thương lượng, sáng 2/8/1997, cha con ông Kình đồng ý bán cho Tiến với giá 60 cây vàng. Tuy nhiên, khi giao bức tượng vào ngày hôm sau, gia đình ông Kình lại đổi ý và đòi 75 lượng. Hai bên tiếp tục kỳ kèo và cuối cùng giá là 68 lượng. Cha con ông Kình ôm số vàng về nhà, chia cho ông Chờ một ít rồi tổ chức ăn mừng. Từ một gia đình nghèo nhất nhì xã, ông Kình trở thành một “đại gia”.
Mua được tượng vàng, Bằng và Tiến gọi điện cho Đào Danh Đức ở Sài Gòn, thông báo có bức tượng cổ bằng vàng quý hiếm muốn bán. Qua nhiều lần thương lượng, Đức trả 810 triệu đồng – tương đương hơn 160 lượng vàng lúc ấy – và được hai người này đồng ý bán. Chỉ vài ngày sau, Bằng và Tiến dễ dàng kiếm được gần 100 lượng vàng.
Sau khi gia đình ông Kình và hai tay buôn đồ cổ sống trong sung sướng được ít ngày thì bị công an Quảng Nam triệu tập. Vụ án buôn bán hàng cấm lập tức bị khởi tố. Ông Kình, Tiến và Bằng bị bắt tạm giam. Toàn bộ số vàng bán bức tượng của gia đình ông Kình cũng như gần 100 lượng vàng kiếm lời của hai người buôn đồ cổ bị tịch thu.
Lần theo lời khai của ba người này, công an tiếp tục bắt giam Đào Danh Đức tại Sài Gòn và di lý về Quảng Nam. Khám xét nơi ở của Đức, nhà chức trách thu hồi bức tượng cổ. Đại tá Nguyễn Hạnh Kiểm, nguyên giám đốc công an Quảng Nam là người chỉ huy vụ truy tìm dấu vết bức tượng cổ lúc ấy, nói: “Nếu không kịp thời truy tìm chắc chắn bức tượng cổ này sẽ bị bán ra nước ngoài. Lúc đó quốc gia mất một bảo vật vô cùng quý hiếm tầm cỡ thế giới”,
Nguyễn Đình Bằng, Nguyễn Đăng Tiến, Đào Danh Đức bị khởi tố về tội buôn bán hàng cấm. Còn ông Nguyễn Văn Kình bị truy cứu tội chiếm giữ trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa và buôn bán hàng cấm. Tuy nhiên, do ông Kình thành khẩn khai báo, nên được trả tự do sau khi bị giam hơn một tháng. Các bị cáo còn lại bị TAND tỉnh Quảng Nam tuyên phạt mức án từ 3 đến 5 năm tù.
Chi tiết về bức tượng
Về phần bức tượng, qua giám định, nhà chức trách khẳng định bức tượng cổ bằng vàng đó là tượng thần Shiva (hay Siva), có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 10. Đầu tượng cao 24 cm, nặng 0,58 kg, có nét tương đồng với pho tượng Shiva trong tháp C1 ở thánh địa Mỹ Sơn. Ông Đinh Hài, giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho hay, đây là tượng Shiva bằng vàng thứ hai mà Việt Nam còn có được đến nay. Đầu tượng Shiva thứ nhất được tìm thấy từ đầu thế kỷ 20 tại Hương Đình (Phan Thiết, Bình Thuận), hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Vì lý do an toàn nên tượng này chưa thể công khai để công nhận là Bảo vật quốc gia mà được trưng bày dưới dạng phiên bản.
UserPostedImage
Ông Đinh Hài và đầu một pho tượng khác (phiên bản) tại Viện Bảo tàng Quảng Nam
Theo ông Hồ Xuân Tịnh, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam, đầu tượng hay còn gọi là Kosa, thường bằng vàng hoặc bạc, dùng để gắn vào phần trên cùng của linga thờ trong tháp Chàm trước khi rước trong các kỳ lễ. Do có giá trị lớn, đầu tượng này được thiết kế các chốt ở phần cổ để dễ dàng tháo ra đưa vào kho cất giữ sau khi làm lễ. Vào những dịp lễ trọng đại, người Chăm sẽ mở kho lấy Kosa ra, gắn lên linga, “tắm” cho linga và đầu tượng trước khi tiến hành lễ rước. (Linga là tượng hình cơ quan sinh dục nam; còn Yoni là tượng hình cơ quan sinh dục nữ. Hai tượng hình dương và âm này tiêu biểu cho sức mạnh huỷ diệt và phát triển của Shiva, vị thần tối cao “chúa tể trong các vị thần”.- ĐD).
Khi Ấn Độ giáo du nhập vào Chămpa, thần Shiva được người Chăm suy tôn là “thần của các vị thần”, là “chúa tể của muôn loài”. Vào thế kỷ thứ 4, vua Bhadresvara đệ Nhất của Chămpa cho lập thánh địa Mỹ Sơn ( thuộc tỉnh Quảng Nam hiện nay) để thờ thần Shiva. Văn bia bằng chữ Phạn trong thánh địa Mỹ Sơn tôn vị thần này là “cội rễ của nước Chămpa”. Theo nhiều tư liệu, trong tất cả hiện vật của văn hóa Chămpa (ngày trước ta thường gọi là nước Chiêm Thành), duy nhất tượng thần Shiva được làm bằng vàng.
Những thông điệp bằng tiếng Phạn được khắc trên một số Linga hoặc Kosa thể hiện đây là món quà quan trọng nhất, quý giá nhất các vị vua dâng lên thần Shiva. Hoàng gia Chămpa tin tưởng rằng việc tạo nên những Kosa quý giá gắn lên các linga làm bằng đá sẽ bảo vệ vương quốc và hoàng gia khỏi mọi điều bất trắc. Cũng có tài liệu cho rằng việc gắn Kosa bằng vàng sẽ bảo đảm sự thịnh vượng cho vương quốc cũng như khả năng mở rộng lãnh thổ.
Chụp ảnh cưới khoả thân gây tranh cãi
Hôm 10 tháng 4, mạng xã hội xôn xao chia sẻ một bộ hình khoả thân 100% của một cặp nam nữ được thực hiện tại Đà Lạt. Cũng như những chuyện “đặc biệt” khác, bộ ảnh nude này nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía người xem. Trong khi có không ít ý kiến cho rằng bộ ảnh khá đẹp thì một số ý kiến lại cho rằng những hình ảnh này không phù hợp với phong tục tập quán của người Việt Nam, “bôi bẩn” danh lam thắng cảnh Đà Lạt như hồ Tuyền Lâm phía trước cửa chùa Tuyền Lâm, ngôi chùa lớn và đẹp nhất Đà Lạt chẳng hạn .
Các trang thông tin về Đà Lạt đang đồng loạt chia sẻ bộ ảnh cưới nude 100% của một cặp đôi chụp tại hồ Tuyền Lâm nhanh chóng tạo dư luận trái chiều. Không ít ý kiến chỉ trích gay gắt việc làm của “cô dâu chú rể” sắp làm đám cưới và nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Nguyễn Hùng.
UserPostedImage

Theo tìm hiểu của báo chí, nhân vật nữ tên N.U. trước đây từng là người làm mẫu ảnh, chụp cùng bạn trai tên V.Đ, cả hai hiện sinh sống tại Hà Nội, còn nhiếp ảnh gia được thuê chụp tên Nguyễn Hùng, cũng ở Hà Nội.
Nguyễn Hùng cho biết, bộ ảnh có ý tưởng là kể câu chuyện tình cảm của hai người yêu nhau, sau nhiều lần hợp tan, cuối cùng họ có cái kết đẹp khi chàng trai quỳ gối cầu hôn bạn gái trong tình trạng hai người… hoàn toàn khỏa thân!
Nguyễn Hùng giải thích: “Cô dâu N.U là người làm mẫu ảnh và đã từng chụp nude nhiều lần. Chú rể V.Đ không thích điều đó nên họ cãi nhau và đã chia tay nhiều lần. Đến khi quay lại rồi quyết định tiến tới hôn nhân, họ muốn có một bộ ảnh lưu lại kỷ niệm và chứng minh không gì có thể ngăn cản họ đến với nhau”.
Trước cơn bão “gạch đá” của khán giả, Nguyễn Hùng nói: “Nhiều anh em khen ngợi bộ ảnh của tôi. Tôi thấy đẹp, không có gì phản cảm nên không sợ bị mọi người ném đá”.
Hai nhân vật chính trong bộ ảnh tỏ ra không có gì quan trọng trước các ý kiến trái chiều của người xem. Họ cảm thấy hài lòng khi có được bộ ảnh mong muốn.
“Chú rể” V.Đ nói: “Trước đây tôi đã từng phản đối bạn gái chụp mẫu nude. Song khi mất đi một số điều, tôi mới thấy trân trọng và quyết định yêu mọi thứ thuộc về cô ấy. Hôm chụp hình, tôi là đàn ông nên không ngại gì, còn bạn gái thì ban đầu hơi e ngại nhưng vì đã quen làm mẫu ảnh rồi nên cũng không sao”.
UserPostedImage
Nhiếp ảnh gia Tô Thanh Tân cho biết, ông đã từng nhận được nhiều lời đề nghị chụp nude từ phía các nghệ sĩ. Tuy nhiên, theo ông, việc chụp ảnh nude không đơn giản và cần phải hết sức thận trọng.
“Mấy ngày nay, thấy thấy báo chí và mọi người nói nhiều về bộ hình đó nên tôi cũng mở Internet ra coi xem đồng nghiệp của mình chụp như thế nào. Tôi thấy một số hình bố cục cũng đẹp, không gian sáng sớm Đà Lạt khá đẹp, nhất là mấy hình đen trắng cũng hợp lý. Nhưng khi biết đây là bộ hình cưới tôi hơi ngạc nhiên vì nó khác xa với phong tục tập quán của người Việt Nam. Kể cả trên thế giới người ta cũng ít chụp hình nude cho bộ ảnh cưới”.
Theo nhiếp ảnh gia Tô Thanh Tân, không nên công khai hoá hình ảnh “riêng tư” như thế lên Internet. “Nếu cô dâu chú rể muốn có gì đó đặc biệt khác lạ thì nên giữ riêng cho mình, không nên công khai như vậy. Khi tung lên mạng, sẽ có rất nhiều người xem, từ trẻ nhỏ cho đến các bậc phụ huynh hai bên gia đình, hay gì khoả thân cho người ta coi”.
Còn nhiếp ảnh gia Thái Phiên cũng đồng quan điểm với nhiếp ảnh gia Tô Thanh Tân, ông cho rằng không nên khoe công khai ảnh cưới nude bởi vì sẽ nhận được những ý kiến trái chiều.
Về bộ ảnh cưới nude đang gây tranh cãi, nhiếp ảnh gia Thái Phiên thẳng thắn cho rằng bộ ảnh đó chưa “tới”. Ông nói: “Xét về góc độ thẩm mỹ, bộ ảnh đó có đầu tư, không phản cảm, dung tục nhưng tầm nghệ thuật chưa tới, không thể hiện được điều gì cả”.
Hiện tại, theo Giám đốc Sở TTTT tỉnh Lâm Đồng, đơn vị này đã xác định được cặp nam nữ khỏa thân trong ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội. “Họ cũng đã thừa nhận chụp bộ ảnh cưới khỏa thân tại rừng thông Đà Lạt và hồ Tuyền Lâm”, ông Nguyễn Viết Vân cho biết.
Theo ông Vân, do cặp này sinh sống tại Hà Nội nên Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Lâm Đồng sẽ đề nghị Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội phối hợp giải quyết.
Ông Nguyễn Viết Vân nhấn mạnh, việc chụp ảnh khỏa thân tại thắng cảnh quốc gia hồ Tuyền Lâm và cánh rừng thông là không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. “Thắng cảnh quốc gia hồ Tuyền Lâm và cánh rừng thông gần đó là nơi thường có du khách. Không thể chụp ảnh khỏa thân hay có hành vi nhạy cảm nào có thể tùy tiện diễn ra. Những người có hành động chụp ảnh phản cảm tung lên mạng xã hội sẽ bị xử lý theo luật An ninh mạng”, ông Vân nói thêm.
Đoàn Dự

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.120 giây.