logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/04/2019 lúc 11:28:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lời nói đầu: Chủ nghĩa xã hội (CNXH) thất bại khắp năm châu – từ Liên bang Sô-Viết và Đông Âu đến Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và mới đây, Venezuela. Phe cánh tả dẫn chứng chỉ còn một vài nước như Đan Mạch là “bằng chứng” hiển nhiên rằng CNXH đang tiến đến thành công. Otto Brons-Petersen giải thích tại sao luận điểm của phe cánh tả sai: Đan Mạch theo chủ nghĩa tư bản in hệt Hoa Kỳ.

Tôi là một công dân của Đan Mạch, một “thiên đường” của chủ nghĩa xã hội, nơi mọi người đều hạnh phúc và khỏe mạnh. Hãy gạt sang bên Liên Xô, Cuba, Venezuela và những kẻ Mác-xít điên cuồng về quyền lực đã có một nhận thức sai lầm về chủ nghĩa xã hội. Đan Mạch là mô hình XHCN tiêu biểu đáng noi theo. 


Vấn đề bắt nguồn từ nhận thức này. Tôi xin nói ngay, đó chỉ là điều không tưởng.


Thành tâm mà nói, Đan Mạch đáng trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng quốc gia này chưa hề bao giờ theo chủ nghĩa xã hội. Vì nếu theo thì nó đã là một “Venezuela” từ lâu. Thành thật xin lỗi những kẻ hâm mộ chủ nghĩa xã hội. Nhưng đó là sự thật.


Vâng, đúng là Đan Mạch có sưu thuế nặng và mức chi tiêu của chính phủ cao ngất trời – những nét đặc thù của nền xã hội chủ nghĩa. Đó là một vài đặc điểm bề ngoài trông giống XHCN nhưng hầu hết với các khía cạnh khác, Đan Mạch hoàn toàn là một quốc gia theo kinh tế thị trường tự do. Và điểm then chốt nhất, Đan Mạch bảo đảm tuyệt đối quyền tư hữu cho mỗi người dân.


Và Đan Mạch cũng là nơi dễ dàng mở một doanh nghiệp. Theo Ngân hàng Thế giới, Đan Mạch đòi hỏi ít thủ tục giấy tờ rườm rà hơn bất cứ nước nào khác, ngoại trừ New Zealand và Singapore.


Và thị trường lao động ít bị kiểm soát hơn ở hầu hết các nước. Đây là điều mà quý vị ít ngờ nhất: chẳng có luật lệ về lương tối thiểu ở Đan Mạch.


Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên – hoặc có thể cũng khá ngạc nhiên, với tất cả những thông tin sai lạc nhan nhản ngoài kia – khi thấy Đan Mạch luôn được xếp hạng là một trong những nền kinh tế thị trường tự do thuộc hàng đầu trên thế giới, theo nghiên cứu của Viện Fraser ở Canada và Quỹ Di sản (The Heritage Foundation).


Vậy, nếu Đan Mạch không phải là một nước xã hội chủ nghĩa, thì nó là gì? Câu trả lời khá đơn giản: đó một nước tư bản nhỏ (lãnh thổ và dân số cỡ tiểu bang Maryland) mà mọi công dân phải đóng thuế nặng để nhận lấy phúc lợi cao.


Có thể quý vị cau mày, điều đó có gì sai? Nhưng xin nhớ điều này, để chính phủ thanh toán những phúc lợi như thế, mỗi công dân cần phải kiếm đủ tiền để đóng các khoản thuế cần thiết. Điều này chỉ thực hiện được với một nền kinh tế thị trường tự do.


Để tôi giải thích một vài nét lịch sử của Đan Mạch để quý vị rõ.


Đan Mạch, giống như các nước láng giềng Scandinavi, Thụy Điển và Na Uy, đã phục hồi một nền kinh tế thành công sau Thế chiến thứ hai. Sự kết hợp giữa lực lượng lao động có năng suất cao và – điểm then chốt sau đây – mức thuế thấp đã tạo ra rất nhiều của cải cho dân. Vì vậy, giống như mọi quốc gia giàu có đầy phúc lợi khác, Đan Mạch phải giàu có trước khi trở thành một chính phủ cung cấp miễn phí các phúc lợi cho mọi người dân.


Nếu so với châu Âu, nền kinh tế Đan Mạch phát triển mạnh vào thập niên 1950; đến đầu thập niên 70 thì nền kinh tế Đan Mạch có thể so với Hoa Kỳ. Vào cuối thập niên 60, chính phủ Đan Mạch bắt đầu nghĩ đến việc tái phân phối của cải vật chất. Nhưng cái giá phải trả cho cuộc thử nghiệm xã hội này xem ra quá đắt.


Việc mở rộng chi tiêu công dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Nợ công tăng vọt. Phải mất nhiều thập niên với kế hoạch hợp nhất, cải cách cơ cấu và cắt giảm phúc lợi mới giải quyết phần nào mớ bòng bong này. Tôi tin chắc quý vị chưa hề nghe đến mặt trái của “thiên đường” xã hội Đan Mạch như thế bao giờ.


Việc tăng thuế mạnh mẽ và chi tiêu cũng gây ra một làn sóng chống đối lan rộng và dẫn đến sự ra đời của đảng “phản đối thuế má,” Fremskridtspartiet. Mặc dù đảng này không còn tồn tại, nhưng sự đòi hỏi cắt giảm thuế vẫn lan rộng trong dân chúng.


Điều đáng chú ý là thời kỳ phôi thai nhà nước bắt đầu bằng các khoản thanh toán hưu bổng cho những người già. Các khoản thanh toán an sinh xã hội này hiện đang dần dần được thay thế bằng các kế hoạch tiết kiệm lương hưu tư nhân, tương đương với quỹ hưu trí cá nhân 401K hiện nay. Đúng thế, Đan Mạch đang xa rời dần quỹ an sinh theo kiểu Mỹ. Lý do là chính phủ không còn khả năng trả phúc lợi nữa. Đan Mạch, cái gọi là mô hình xã hội chủ nghĩa, đang trả lại trách nhiệm tiết kiệm tiền hưu trí dần cho người dân.


Nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe thì vẫn… miễn phí? Thưa, chẳng có gì miễn phí. Người dân Đan Mạch trả tiền cho việc chăm sóc sức khỏe của họ thông qua chính sách sưu thuế cao. Tuy vậy, bảo hiểm y tế tư nhân vẫn có. Chính hệ thống bảo hiểm y tế tư nhân đang trở nên phổ biến hơn, hữu hiệu hơn là hệ thống y tế miễn phí của chính phủ, nơi mà người dân phải mất thời gian chờ đợi để được điều trị.


Còn hệ thống giáo dục cũng được miễn phí phải không? Lại thêm một mặt trái của “miễn phí”. Gần 20% cha mẹ ở Đan Mạch chọn gửi con đến trường tư, chấp nhận trả một phần học phí. Đúng, đại học vẫn miễn phí, sinh viên còn nhận được trợ cấp sinh hoạt (allowance) nữa, nhưng ngày càng có nhiều vấn đề trong việc khuyến khích sinh viên tốt nghiệp (ra khỏi trường, dành chỗ cho người khác). Nhiều người muốn ngồi lỳ trên ghế đại học để được nhà nước hỗ trợ – một trong những vấn đề xã hội nhức nhối mà chính phủ Đan Mạch không muốn nói đến.


Và, một lần nữa, tất cả những thứ “miễn phí” này đều có giá riêng của chúng. Trung bình một công dân Đan Mạch phải trả 50% lợi tức của mình cho sự tiêu dùng và thuế má. Tôi xin lập lại, phải đóng thuế một nửa lợi tức thu nhập trong khi lại kiếm ít hơn 15% so với lợi tức trung bình của một người Mỹ. Thuế má xong, trung bình một người Mỹ giữ trong tay 27% thu nhập cao hơn so với một người Đan Mạch.


Đừng hiểu lầm, Đan Mạch chúng tôi có nhiều điều đúng lắm chứ, nhưng cho rằng quốc gia này là một thiên đường xã hội chủ nghĩa thì chẳng đúng một chút nào.



Otto Brons-Petersen
Trinh Nguyen dịch

Otto Brons-Petersen nhà kinh tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị tại Copenhagen, Đan Mạch
Nguồn: https://www.prageru.com/...eo/is-denmark-socialist/




Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.