Trung Quốc tổ chức họp thượng đỉnh chiến lược “Một Vành Đai Một Con Đường” (chữ Hán là Nhứt Đới Nhứt Lộ) như đoàn sơn đông mãi võ để bán cao đơn hườn tán là chiến lược Một Vành Đai Một Con Đường. Trong khi nhiều chiến lược gia Âu Á phân tích thấy Trung Quốc có vẻ để chiến lược này chết lặng lẽ.
Vào ngày 25/04/2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc khai mạc cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai về chiến lược “Một Vành Đai, Một Con Đường.” Trung Quốc nói có ít nhất 37 nguyên thủ nhà nước và lãnh đạo chính phủ tham dự thượng đỉnh, so với con số 29 nhà lãnh đạo tham dự thượng đỉnh đầu tiên hồi năm 2017.
Nhưng phần lớn các nước Tây Âu khác chỉ cử bộ trưởng tới dự, chẳng hạn ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian của Pháp. Trong khi đó, không có đại diện cấp cao nào của Hoa Kỳ - quốc gia chỉ trích ngày càng mạnh dự án của Bắc Kinh - tham dự hội nghị. Mỹ chỉ đưa phái đoàn của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh tới hội nghị năm nay thôi.
Tin RFI của Pháp ngày 28-04, “Diễn đàn lần thứ hai về ‘Con đường Tơ lụa mới’» tại Bắc Kinh, kéo dài ba ngày, đã kết thúc ngày 27/04/2019. Tổng cộng 57 tỉ euro hợp đồng được ký kết…. Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh nhận xét, «Gọi tên chính thức là "buổi họp báo" bế mạc, tuy nhiên chủ tịch Trung Quốc không trả lời báo giới. Trước các giới chức và phóng viên mà danh sách đã được chọn lọc kỹ lưỡng, ông Tập Cận Bình đọc diễn văn, nhắc lại những điều đã được nói đến trong phiên khai mạc… Nguyên thủ Trung Quốc còn cho biết thêm là hội nghị này đã cho phép đạt được 283 kết quả cụ thể, tuy nhiên ông Tập không đưa ra các chi tiết…”
Chiến lược Vành Đai Con Đường (BRI) do Chủ Tịch Tập cận Bình của Trung Quốc khởi xướng từ năm 2013. Ông nói nhằm tăng cường kết nối, giao lưu văn hóa, thương mại từ châu Á sang châu Âu và châu Phi thông qua những dự án đầu tư khổng lồ về cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực hàng hải, đường bộ và đường sắt. Ông cũng nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ không phá giá đồng nhân dân tệ, vấn đề từng khiến Hoa Kỳ tức giận.
Giới quan sát cho rằng việc ông Tập nhấn mạnh "tài chính minh bạch" trong các dự án BRI cho thấy Trung Quốc thừa nhận những lo ngại về các khoản nợ khổng lồ mà các nước nhận đầu tư từ sáng kiến này có nguy cơ mắc phải.
Các nước cáo buộc chiến lược này là "bẫy nợ" và là công cụ địa chính trị cho tham vọng trở thành một siêu cường toàn cầu của Bắc Kinh.
Trung Quốc khoa trương kể từ năm 2013 đã đầu tư 90 tỷ mỹ kim vào các dự án, các ngân hàng của nước này cũng cung cấp khoản vay lên tới 300 tỷ mỹ kim phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước tham gia dự án Vành đai và Con đường.
Nhưng rất nhiều nước lớn nhỏ trên thế giới đề cao cảnh giác về tai hại của chiến lược này của Trung Quốc. Báo kinh tế Les Echos của Pháp gọi thượng đỉnh lần này là chiến dịch truyền thông lớn của Bắc Kinh, nhấn mạnh đây là hội nghị thượng đỉnh để xóa mờ những mối nghi ngờ và những lời chỉ trích của quốc tế.
Bắc Kinh nói có tổng cộng 125 nước và 29 tổ chức quốc tế đã ký thỏa thuận hợp tác với Bắc Kinh trong khuôn khổ dự án và trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và các nước tham gia Con đường tơ lụa mới đã vượt qua con số 6.000 tỉ đô la từ năm 2013.
Nhưng tình hình thực sự và thực chất cho thấy Con Đường Tơ Lụa mới được biết đến nhiều nhất ở phần lớn các nước đang phát triển, nhưng đồng thời một số dự án lớn bị thu hẹp tại nhiều nước đối tác như Malaysia, Pakistan hay Miến Điện. Trong khi đó, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới kêu gọi Bắc Kinh minh bạch hơn về khoản tiền và kỳ hạn cho các nước đối tác vay nợ và lưu ý các quốc gia về nguy cơ nợ Trung Quốc tăng.
Nên có nhiều nhận xét của các chuyên gia cho rằng Trung Quốc để Vành Đai Con Đường chết lặng lẽ. Như mới đây chuyên gia Bùi Mẫn Hân có bài phân tích triệu chứng “Trung Quốc sẽ để Vành đai Con đường lặng lẽ chết” ("Will China let Belt and Road die quietly"), do hai yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Mà yếu tố nội tại là yếu tố tác động chánh làm bên ngoài chống bên trong khiến chiến lược coi như khai trương huy hoàng rồi suy tàn chết trong lặng lẽ.
Một, chết vì, do Trung Quốc. Chiến lược này là hiện thân một phần của giấc mộng Trung Hoa mà Tập Cận Bình ấp ủ muốn làm chủ hoàn cầu thời CS, mà Ông là hoàng tử thế hệ thứ 8 lên ngôi cửu ngũ làm vua thiên hạ. Trung QuốcB muốn biến TQ thành trung tâm chính trị, kinh tế, đầu tư, cho vay cho hơn 60 quốc gia trong vòng kềm toả ảnh hưởng của TQ như chư hầu của Trung Hoa ngày xưa.
Nhưng tình hình tài chánh công của Trung Quốc chịu đựng hết nổi. Ngoại hối Trung Quốc suy giảm, ngân sách Trung Quốc thâm hụt. Năm 2013 khi tung ra chiến lược Vành Đai Con Đường, dự trữ ngoại hối của TQ đạt gần 4 ngàn tỷ đôla. Giờ đây môi trường tài chánh của Trung Quốc không còn giống như thời Tập Cận Bình của 5 năm qua. Suy thoái kinh tế của TQ buộc TQ đã phải rút đi hơn 1 ngàn tỷ đôla từ dự trữ ngoại hối nói trên. Nếu tính thêm ảnh hưởng của chiến tranh thương mại với Mỹ, Trung Quốc sẽ khó có thể tạo ra đủ thặng dư ngoại hối để tài trợ cho Vành đai Con đường ở một quy mô như trước.
Hoạ vô đơn chí phước bất trùng lai. Một số nguy cơ khác lù lù đến. Về mặt đối nội, Bắc Kinh phải đương đầu với một cơn bão về chi phí lương hưu tăng, tăng trưởng kinh tế làm chậm và tiền thu thuế giảm dần. Lỗ hổng ngân sách lớn nhất của Bắc Kinh là lương hưu cho dân số lão hóa nhanh chóng. Tỉnh Hắc Long Giang thâm hụt 23 tỷ nhân dân tệ trong tài khoản lương hưu tính đến năm 2016, và sáu tỉnh khác, với dân số kết hợp là 236 triệu người, đã tham gia đóng góp lương hưu ít hơn so với chi trả trong năm 2016. Bức tranh lương hưu cho toàn Trung Quốc trông cũng đen tối không kém. Bộ Tài chính nước này cho biết chính phủ đã phải đóng góp 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ trong năm 2017 để tài trợ cho những thiếu hụt cho lương hưu.
Hai, chết vì các nước chống đối, tẩy chay cách đầu tư khai thác của Trung Quốc không khác thực dân kiểu mới. Trung Quốc cho vay là gài “bẫy nợ” để siết đất, cảng, công trình chiến lược của các nước nhược tiểu. Chính phủ mới của Pakistan kêu gọi xem xét lại viên ngọc quý của Vành đai Con đường - Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC), mà Trung Quốc cam kết tài trợ hơn 60 tỷ đôla.
Sri Lanka hay Tích Lan là quốc gia vay 1 tỷ đô la của Trung Quốc trong sáng kiến Vành đai và Con đường. Tháng 12/2017, Sri Lanka không có khả năng chi trả các khoản nợ tích tụ mà họ đã vay từ Trung Quốc, quốc gia này đã buộc phải chính thức bàn giao cảng Hambantota chiến lược của họ cho Trung Quốc tiếp quản.
Đây là bằng chứng về chiến lược ngoại giao bằng “bẫy nợ” cực kỳ lợi hại của Trung Quốc – một nước cờ gian ác của sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, mà Tập Cận Bình gọi đó là “dự án của thế kỷ”. Chính phủ Myanmar (Miến điện) vừa nói với Bắc Kinh rằng việc xây dựng một đập thủy điện đã bị đình chỉ do Trung Quốc tài trợ sẽ không được khởi động lại. Maldives, quốc đảo nhỏ bé ở Ấn Độ Dương, đang cố gắng đàm phán lại khoản nợ 3 tỷ đôla - bằng hai phần ba tổng sản phẩm quốc nội - mà nước này đã vay từ Trung Quốc để tài trợ cho các dự án Vành đai Con đường.
Chuyên già Bùi Mẫn Hân kết luận: ''Trong tình trạng kinh tế bị trì hoãn vì chiến tranh thương mại với Mỹ, và phải đối mặt với sự chỉ trích từ các quốc gia nhận tiền Vành đai Con đường, những người hoài nghi dự án này, bao gồm các học giả, nhà kinh tế và doanh nhân, đang lặng lẽ hỏi liệu chính phủ có đang sử dụng đúng đắn nguồn lực khan hiếm của quốc gia hay không."
Ô Bùi Mẫn Hân Theo Wikipedia, Bách Hoa Toàn Thư, là phiên âm Việt, tiếng Trung là Péi Mǐnxỵn; sinh năm 1957, là một chuyên gia về vấn đề cai trị của Trung Quốc, quan hệ Mỹ - Á Châu, và về vấn đề dân chủ hóa tại cái nước đang phát triển. Ông đã lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ về khoa học chính trị tại đại học Harvard. Ông Bùi Mẫn Hân đã viết bài cho nhiều tờ báo, trong đó có China Quarterly, tạp chí Foreign Policy, China Today, The Diplomat, and Foreign Affairs, và là một khách mời thường xuyên tại đài truyền hình CNN, và National Public Radio, cùng những đài khác. Năm 2008, ông được tạp chí Prospect xếp vào số 100 nhà trí thức của công chúng
Vi Anh