logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/05/2019 lúc 09:33:32(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thuở bé thì ai chả thích đọc truyện ngụ ngôn vì chỉ cần đọc xong một truyện là thấy mình có thêm một kinh nghiệm để đối phó với bạn bè trong trường lớp, anh em trong gia đình và người dưng ngoài đời. Tôi cũng không ngoại lệ nên thích đọc, nhưng nhớ được bao nhiêu, nhớ truyện nào nhất? Tôi nhớ khá nhiều truyện nhưng thích nhất có lẽ là câu chuyện về cậu bé ngốc.
Truyện kể, có ông thầy giáo nọ mới được chuyển về trường. Ngay hôm đầu vào lớp học mà thầy sẽ phụ trách cả năm. Thầy giáo thấy hầu hết các bạn trai trong lớp đều gọi Tom là “thằng ngốc”!
Thầy giáo nói với các em trai, “Sao các em lại gọi Tom là thằng ngốc. Bạn học mà gọi nhau như thế là không tốt. Thầy không muốn các em gọi Tom là thằng ngốc nữa nhé!”
Một em trai thưa thầy, “Thầy không tin à! Thầy coi em làm nè!” Bạn đó gọi Tom đến trước mặt thầy và các bạn rồi nói với Tom, “Tom. Tao cho mày chọn một trong hai đồng bạc cắc này.” Bạn ấy đưa ra một đồng 5 xu và một đồng 10 xu cho Tom chọn.
Tom lưỡng lự một chút rồi chọn đồng 5 xu… vì đồng năm xu to hơn đồng 10 xu!
Bạn của Tom nói với thầy giáo, “Bây giờ thầy tin nó là thằng ngốc chưa?
Ông thầy giáo chịu thua các em học sinh trai trong lớp, nhưng thầy giáo ấm ức Tom tới cuối buổi học. Thầy gọi Tom ra một chỗ riêng và hỏi Tom, “Em có biết là đồng 10 xu tuy nhỏ hơn đồng 5 xu. Nhưng đồng 10 xu có thể đổi ra được hai đồng 5 xu không?”
“Dạ em biết chứ!” – Tom thưa thầy.
“Vậy sao em chọn đồng 5 xu chỉ vì nó to hơn đồng 10 xu, để các bạn cười em là thằng ngốc?”
“Nhưng… nhưng nếu em chọn đồng 10 xu thì sẽ không đứa nào cho em đồng 5 xu nữa!”
Ông thầy được một bài học từ cậu bé ngốc.
Câu chuyện chỉ có vậy, nhưng đã nửa thế kỷ cười thầm cùng tôi khi tôi nhớ tới Tom. Thậm chí qua nhiều thời kỳ, giai đoạn của cuộc đời, tôi đã sống với Tom trong lòng để sống với đời ngoài ngõ. Đôi khi bí thế cũng giả khờ qua ải với bà xã, coi vậy mà dễ trót lọt hơn dùng trí thông minh với phụ nữ là vạch áo cho người xem lưng.
Nhưng đến lúc thì phải, người ta đến một lúc nào đó trong đời bỗng dưng muốn ăn chay. Tôi có vài người bạn như thế, họ chẳng đi tu hay quy y để thành Phật tử gì hết, chỉ đơn giản là ăn thịt khó tiêu, bị nặng bụng, ăn cá không chịu được mùi tanh nên ăn rau… Chỉ có điều những người bạn ăn rau thường ít láu cá với bạn bè như những người còn ăn thịt, ăn cá. Đa số những người thích ăn rau, tôi thấy được tính tình họ bớt cáu gắt hơn xưa; bạn bè có phải chia chác nhau chiến lợi phẩm gì đó thì họ cũng bớt quan tâm đến phần mình, phần bạn bè như xưa. Nói chung là tâm tính lành ra, ngay lời chua chát, cay đắng với bạn bè họ cũng không nói cho đã miệng như xưa…
Như đên lúc thì phải, mỗi lần phải đối phó với bạn bè, đồng nghiệp về một chuyện khó! Tôi thường hỏi lòng mình, “Tom ơi! Bây giờ tính sao đây?” Nhưng đến lúc tôi không muốn chơi với Tom nữa! Khi tuổi còn trẻ thường thích cắc cớ một chút, giả vờ một chút, cuối cùng cũng chỉ là vui thôi mà. Nhưng nay sao thích rõ ràng, chuyện gì ra chuyện đó… thì gặp phải hóc búa, nhân quả của Tom đã đùa dai với đời! Cô em làm chung với tôi đã nhiều năm, không biết chiều xuân cô hơi khó ở hay sao mà bửa ông anh một búa quá mạng! “Anh đó nha! Anh khôn vàng trời. Cái gì ai cho mà anh không thích thì anh ngọt xớt: em ăn đi, em đem về nhà cho mấy đứa con của em ăn đi… anh nhường nhịn tới có tiếng trong hãng. Nhưng chị H đi Cali về, cho anh em mình chung một gói khô bò. Em chỉ quên một ngày thôi… là anh đã xử hết trơn. Tới cái bịch ny-lon cũng không bỏ thùng rác dùm nữa. Để em dọn cho em tức hả?”
Tôi về ăn năn tới khó ngủ. Con người nổi tiếng nhường nhịn… mà tham ăn dữ vậy sao? Thật ra chân lý nửa đêm bừng tỉnh chỉ là thằng Tom trong lòng nó ma giáo tới hết cỡ ma giáo là thành chính giáo, sự giả dối lâu ngày thành chân lý như hồi trong nước cứ uống nước bắp rang đen đậm, pha hạt cau cho có vị chát thì gọi là cà phê. Khi ra hải ngoại được uống ly cà phê đúng với hạt cà phê rang lên, xay ra… thì lại thấy như không phải cà phê. Nhớ ông trùm phát xít Hít-le nói một câu nổi tiếng thế giới như thánh tổ của nghệ thuật tuyên truyền là, “cái gì sai nói hoài thành chân lý.” Sau này chủ nghĩa cộng sản dùng cách đó để tuyên truyền, cộng sản là môn đệ trung thành của Hít-le.
Tôi bị bệnh giả khờ tới khờ như thật là lỗi tại tôi. Ở một đoạn đời nào đó có tác dụng, như khi cả đám ở nhà trọ để đi học. Những người bạn cẩu thả khi về đến phòng trọ, họ đá đôi dép của họ muốn văng đâu văng. Khi phải lên lớp, đến trường, họ phải đi tìm đôi dép của họ trong đống dép nhiều quốc tịch sau cửa ra vào. Vậy là tối nào tôi cũng đi thu nhặt, sắp xếp những đôi dép ngay hàng thẳng lối để sáng ra bạn bè khỏi rối tung lên vì chuyện dép mày, dép tao… Không lâu sau, bạn bè về phòng đã biết tự để đôi dép của mình ngay hàng thẳng lối chứ tội thằng khờ tối nào cũng phải đi sắp dép lại cho ngay hàng thẳng lối! Tôi trùm chăn mỉm cười đám bạn ngu trúng kế ăn ở phải gọn gàng của tôi.
Tôi có thằng con nhò thích đá banh, cứ chiều là nó ôm banh ra cái công viên trước nhà, đá với trẻ hàng xòm tới chập tối mới về nhà, thả trái banh lăn lóc trong nhà. Tôi đặt cái thùng cạc tông ở góc phòng khách. Tôi đá banh trong nhà tới trái banh lọt vô cái thùng mới thôi. Đá banh như để mới gọi là cầu thủ! Nó đá vô thùng có khi được khi không, nên hôm gấp đi ăn cơm mẹ gọi thì nó ăn gian bố là bốc trái banh thả vô thùng, rồi tỉnh bơ như nó đá vô được… nó là cầu thủ! Công nhận vậy đi thì tối tắt đèn mà đi uống nước, tôi không bị vấp trái banh muốn lăn đâu lăn trong nhà…
Nghĩ lại Tom trong tôi cũng không làm chuyện gì đến quá đáng, nhưng đến lúc phải nghỉ chơi với Tom thôi vì già rồi mà cứ chơi chiêu hoài thì hơi kỳ! Nhưng ngặt đời, tử tế quá sinh nghi! Tôi mới đi Austin về, trên xa lộ 35 south có cây xăng Budgie mà khô bò hiệu Budgie là số một ở Texas. Tôi mua cho cô em làm chung một cân khô bò, “Anh xin lỗi hôm trước ăn ngon miệng nên quên em út. Anh bắt đền nè. Khô bò Budgie ở Texas mình thì khô bò Cali phải chịu hạng hai thôi em gái…”
Khi người ta cố gắng bái biệt Tom, cố gắng sống tử tế với đời thì đời lại tử tế quá sinh nghi! Cô em để khô bò tới muốn mốc, sắp mốc trong hộc tủ mà không đụng đến! Chiều nay tôi tình cờ đi tìm đồ nghề mà thấy gói khô bò còn nguyên trong hộc tủ bàn làm việc của cô em. “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”. Hồi nhỏ, tôi cười câu thơ ngờ nghệch ấy của Xuân Diệu, nhưng nay tôi thấm… nỗi buồn không tên.
Về nhà tôi mới thấy dường như tất cả trong nhà đã thay đổi, không biết từ lúc nào tôi đã thay đổi quá nhiều trong căn nhà quen thuộc này. Có lẽ thẩm mỹ thay đổi theo thời gian nên tôi thay đổi bài trí, ánh sáng… Mở cái tủ lạnh cũng thấy thức ăn đã thay đổi nhiều, có lẽ khẩu vị đã thay đổi theo thời gian. Ngày xưa, về tới nhà là mở tủ lạnh để lấy miếng thịt nướng hay sườn nướng ra lai rai chai bia. Nay cậu em bạn làm được món sườn nướng như anh chỉ, nó đem tạ công sư phụ miếng sườn nướng vàng ươm, nhưng đã nằm trong tủ lạnh cả tuần, không ai màng tới.
Tất cả đã và sẽ hay sẽ và đã đều thay đồi theo thời gian, chỉ bản tính khó dời. Cố sống cho tử tế không đơn giản như vào đời với 24 chữ cái, nhớ được mặt chữ cái thì biết ráp chữ, biết chữ rồi ráp thành câu; biết viết câu là diễn tả được bằng chữ viết. Tri thức khó nhưng chịu học sẽ được, nhưng nhân thức không bài vở, trường lớp. Học làm người có quá nhiều quan niệm riêng nên mẫu số chung là sống không thẹn với mình là được. Nhưng hỏi được mấy ai đã sống không thẹn với mình?
Cùng lắm tôi chỉ qua được lớp vỡ lòng của bài học làm người, những đôi dép có thể mất trật tự nên làm chướng mắt người thích ngăn nắp. Nhưng sớm hay muộn thì tất cả bạn bè đều sẽ rời phòng trọ, tự nhiên đôi dép nào theo chủ nhân nấy đúng một đôi. Có cần phải “Tom” với bạn bè không? Rồi ra trường đã mấy chục năm, có gặp lại nhau không?
Đứa con nhỏ đã trưởng thành, một đêm nơi xa nhớ về gia đình, nó sẽ nhớ về cha là người cha mưu mẹo nhiều hơn hay nhớ người cha hiền như ngọn nến, gió thổi tắt rồi hay đã cháy cạn khô cũng im lìm.
Chúng ta sống đúng nhất trong hôm nay, nhưng ngày mai khác xa. Không phải ngày mai khác hôm nay mà chúng ta khác hôm qua. Vậy còn gì không bắt đầu từ hôm nay là ráng sống không để hậu hoạn vì quá khứ là lịch sử, không ai thay đồi được!
Hồi trẻ, tôi sống một thời phụ bạc Tom khi đọc Nguyễn Công Thiện, “tập sống với những gì không có, tập làm quen với những vết hoen ố trên tường.” Không có gì sai nhưng hơi buông thả. Tôi vẫn kính trọng bậc tiền bối khả kính đó, nhưng nay tôi sống với đôi dép chiếc xấp chiếc ngửa nơi cửa ra vào… nó có vẻ tự nhiên hơn trong đời sống ngắn ngủi của kiếp người trước vô tận của vũ trụ; trái banh lăn lóc đâu đó trong nhà không quan trọng bằng ký ức người con khi nhớ về cha; dẫu cuộc đời mãi là tử tế quá sinh nghi thì từ nguyên thủy loài người thì dẫu sao sống tử tế cũng hơn cho cảm giác, cảm nhận của những người sau ta. Không có cách khác, và tạm biệt Tom thôi!
Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.127 giây.