logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/07/2013 lúc 06:27:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cha đi làm suốt ngày, con cái ở nhà với mẹ, nói chuyện rì rầm và cười khúc khích. Cha đi làm về, cha nghiêm nghị, tiếng nói chuyện nhỏ dần, tiếng cười cũng bớt vang.
Sáng sớm cha thức dậy đi làm, cha gọi con cái dậy lo đi học. Các con thức dậy răm rắp theo lời cha.
Ngày Chủ Nhật, cha ngồi đọc báo, mẹ ngồi đan áo, các con nhỏ nô đùa xung quanh. Có phải đó là một bức tranh hạnh phúc tuyệt vời, thứ hạnh phúc mà cả nhân loại vẫn đi tìm nhưng biết có bao nhiêu người thực sự tìm được?
Ngày Chủ Nhật ở nhà, cha lang thang ngoài vườn, cha trồng cây bí, cây bí có trái, cả nhà cùng thưởng thức canh bí thơm ngon, cha hỏi: “Bí ai trồng mà giỏi vậy?” Cả nhà cùng cười nhưng cha không cười. Cha trồng hoa, hoa nở rất thơm, cha cắt hoa đem cúng Phật, cúng ông bà. Phật cười tự tại, ông bà cười rạng rỡ.
Cha đi làm xa nhà, nhà trống vắng. Mẹ thay cha lo mọi chuyện, con cái tự do ăn to nói lớn, trong nhà vang tiếng cười, không thấy thiếu tiếng cười của cha vì cha ít khi cười. Rồi cha trở về, cha mang theo biết bao quà bánh, đồ dùng trang trí. Con cái vẫn sống trong tình yêu thương che chở của cha, niềm hãnh diện về cha, hy vọng của cha.
Rồi con gái đi lấy chồng, bận rộn vì con cái riêng, quên mất cha, chỉ nhớ cái bóng của cha nhưng không về thăm được.
Rồi cha đột ngột qua đời, con gái không về kịp để lo cho cha phút cuối. Ôi! Dòng đời trôi thao thiết, cuốn ta đi cuốn ta đi mãi cho ta trở thành kẻ bất hiếu với cha. Làm sao đây? Cha không còn nữa, làm sao nói được lời “Con yêu cha lắm cha ơi!”
Ngày giỗ cha con gái ngồi khóc, mẹ nói: “Mẹ mơ thấy cha đang ngồi dưới một gốc cây bồ đề đang nghe Đức Phật giảng kinh.” Lần khác mẹ nói: “Mẹ thấy cha đang ở trong một ngôi chùa giữa một cánh rừng. Bây giờ cha oai lắm.”
Gốc cây bồ đề, nơi Đức Phật ngồi tu và đắc đạo. Cha đã về tới điểm khởi đầu của kiếp người. Cha đã sống trọn kiếp người cha tiếp tục con đường tu để siêu sinh miền cực lạc.

*Khám phá mới về cha:
Con gái về thăm nhà. Mẹ vẫn ngồi đan áo bên khung cửa sổ vắng lặng. Mẹ chỉ cái rương gỗ đã cũ mòn vì năm tháng của cha và nói: “Đây là cái rương mà ngày ngày cha hay mở ra xem.” Con gái mở rương xem. Ngoài những giấy tờ nhà cửa đất đai, thư từ của bạn bè, hình ảnh trong thời gian cha đi làm xa nhà, giấy quy y, một số kinh Phật, bên cạnh là rất nhiều hình ảnh của gia đình, hình của mấy chị em khi còn nhỏ, thư từ của các con gởi cho cha..., tất cả cha đều cất giữ cẩn thận.
Con gái nói: “Ồ, cái hình này con chụp lúc đi thi tiểu học. Cái hình này chụp lần đầu tiên lúc mấy cha con dắt nhau trở về thành phố sau năm 1955…” Bên cạnh đó là giấy khai sinh của các con, các bảng Danh Dự, giấy khen thưởng từ tiểu học cho đến trung học, các chứng chỉ đại học, bằng cấp đại học của các con..., tất cả cha đều giữ gìn ở đây. Thì ra mỗi lần con cái nhờ cha đi sao giấy tờ cha đều sao riêng một bản và cất cho mình. Gia tài của cha đó.
Lâu nay sống trong ngôi nhà, nhìn ngôi nhà với những bàn tủ giường ghế bằng gỗ quý, những thứ mà lâu lâu cha khiêng về nhà thì cứ tưởng cha lạnh lùng gỗ đá. Thì ra bên ngoài cha mang một dáng vẻ cứng, lạnh như một thứ gỗ quý, nhưng bên trong là một tâm hồn đầy xúc cảm. Cứ tưởng cha nhìn đời lơ mơ qua dáng điệu thờ ơ mỗi chiều cha đi làm về, đâu ngờ cha cảm nhận cuộc sống qua cái nhìn trầm tư chất chứa nhiều cảm xúc.
Cha trải nghiệm cuộc sống không bằng tiếng cười câu nói mà bằng suy nghiệm bên trong. Gia tài của cha đầy ắp kỷ niệm về các con, về cuộc sống của gia đình, ký ức về các con, tương lai của các con. Gia tài của cha thật là phong phú giàu có, ấm áp tình thương. Trong khi đó gia tài của các con có gì về người cha? Hình bóng cha lờ mờ sau những công việc bề bộn trong ngày, có khi quên mất cha, lâu lâu chạy về thăm rồi cũng vội chạy đi, có nghĩ về cha thì cũng hờn giỗi nhiều hơn là nhớ thương.

*Hình ảnh người cha trong thơ:
Người cha thật là hẩm hiu. Có bất công không? Nhân ngày Lễ Cha, tôi thử đi tìm những bài thơ viết về cha. Giữa rất nhiều bài thơ viết về mẹ với đẫm nước mắt, thấm đẫm dòng máu nóng chảy từ tim, có rất ít bài viết về cha nhưng cũng đủ cho ta thấy cái đẹp về người cha, một sắc thái hoàn toàn khác với mẹ. Bài thơ của Lê Đạt, một nhà thơ miền Bắc, ghi lại cuộc đời của người cha thất bại trong giấc mộng anh hùng thời Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh vừa chua chát vừa tự hào:

...Lớn lên, cha tôi đi dạy học
Gối đầu trên cuốn Chiêu Hồn Nước
Khóc Phan Chu Trinh
Như khóc người nhà mình
Ôm mộng bôn ba hải ngoại
Lênh đênh khói một con tàu
Sớm tối ngâm nga mấy vần cảm khái
Đánh nhau với Tây
Bỏ việc lang thang vào Nam ra Bắc
Cắt tóc đi tu nhưng quá nặng nghiệp đời
Gần hai mươi năm trời
Tôi vẫn nhớ lời cha tôi cháy bỏng
Dạy tôi làm thơ, ước mơ, hi vọng... (Cha - Lê Đạt)

Từ Sâm viết cho con trai nhân ngày sinh nhật:
Con đừng trách cha thường làm giông bão
Mùa đông về
Mẹ rải tuyết vào con
Là nỗi đau nghĩa cha tình mẹ
Mơ ngày mai con được vuông tròn

Bức tranh hoạt hình của Trần Hạ Tháp về người cha:
Lật mãi tìm gì gấp, mở?
Bố sâu trong thế-giới-ngồi
Nhật trình khuôn mặt chốt cửa
Mới không? Nhân loại khóc cười.

Vũ trụ bố chơi đầy ghế
Nhong nhong con ngựa ai làm
Lưng bố bây giờ chắc nhẹ
Bé con thổn thức trong màn. (Hoạt hình bố)

Hai bài thơ sau đây của Adonis, nhà thơ vĩ đại nhất của Vương Quốc Ả Rập hiện nay. Bài thơ cho ta hình ảnh một người cha chịu đựng mọi sự khốn khó của một gia đình nghèo trong đất nước Syria để gầy dựng tương lai cho con, chẳng khác gì người cha ở đất nước Việt Nam.

Những Vần Thơ Điếu (Dành cho cha tôi) (1)
Cha tôi là một ngày mai
trôi bồng bềnh vế phía chúng tôi,
là một mặt trời
và trên ngôi nhà chúng tôi những đám mây nổi lên.

Tôi yêu ông, một bí mật khó khăn được chôn vùi,
một vầng trán lấm bụi bẩn.

Chiếc Áo Khoác (2)
Trong ngôi nhà của chúng tôi có một chiếc áo khoác
mà cuộc đời của cha tôi đã dệt nên
với từng sợi chỉ nhọc nhằn
chiếc áo nói - anh đã ngồi trên chiếc thảm của cha anh
như một cành cây bị cắt rời
và trong tâm trí ông anh là
ngày mai của ngày mai.
***
Trong ngôi nhà của chúng tôi có một chiếc áo khoác
bị ném đâu đó, bị lãng quên
chiếc áo đã cột chặt tôi với trần nhà này
với vôi vữa và đất đá này
trong những lổ thủng nhìn qua tôi thấy
những vòng tay ôm siết của cha tôi
trái tim của ông và một khát vọng
ẩn sâu ở bên trong.
***
Chiếc áo bảo vệ tôi, bao bọc tôi
lót con đường tôi đi bằng những lời cầu nguyện
giao phó cho tôi cây sáo sậy của ông
một khu rừng và một điệu hát.

Người cha ở phương trời nào cũng là một người cha tuyệt vời, nhưng con cái ít khi nhận thấy. Khi lớn lên, khi đi xa, khi nhận ra cha mình cũng là người tuyệt vời thì e đã quá muộn. Thời gian và tình cảm không chảy xuôi một dòng, nhân ngày Lễ Cha, hãy làm thử nghiêm, đi ngược dòng thời gian về nói với cha mình câu nói mà lúc nào ông cũng mong ước được nghe: “Con yêu cha lắm cha ơi.”
Cao Thu Cúc (Viendong)
________________
Chú thích: (1) (2) Thơ Adonis, Cao Thu Cúc dịch.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.098 giây.