logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/06/2019 lúc 11:55:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tài khoản Facebook "Thái Văn Đường" bị treo do bị báo cáo đã chết.
Courtesy: Ảnh chụp màn hình Facebook Thái Văn Đường

Cư dân mạng tại Việt Nam ghi nhận kể từ khi Luật An ninh mạng có hiệu lực từ đầu tháng 1 năm 2019 đến nay, tình trạng tài khoản mạng xã hội trên Facebook bị khóa và bị mất ngày càng nghiêm trọng.
Thế nhưng, một số nạn nhân của vụ việc này than phiền rằng Facebook đã không giúp đỡ họ khi họ thông báo với Facebook tình trạng vừa nêu.
Càng ngày càng nghiêm trọng
Hàng loạt người sử dụng mạng xã hội Facebook ở Việt Nam trong những tháng gần đây liên tục cầu cứu với Facebook giúp đỡ giải quyết tình trạng tài khoản của họ bị mất và bị khóa.
Qua ứng dụng messenger, Nhà văn Phạm Lưu Vũ chia sẻ với RFA là tài khoản Facebook của ông bị người khác kiểm soát từ lâu, nhưng ông không nhận biết và đến hôm 24 tháng 5 thì bị mất hẳn luôn, ông không thể nào lấy lại được.
Một trường hợp khác bị mất tài khoản Facebook là Facebooker Thái Văn Đường. Anh Thái Văn Đường kể với RFA rằng tài khoản tên “Thái Văn Đường bị mất hồi đầu tháng 3:
“Cái tài khoản chính của mình ‘Thái Văn Đường’ đã bị người ta làm giả mạo giấy chứng tử để báo cáo với Facebook là mình đã bị chết và hiện nay Facebook khóa treo tài khoản này của mình. Vào tài khoản ‘Thái Văn Đường’ thấy mọi người tưởng nhớ vì nghĩ rằng mình đã chết rồi, nhưng thực tế thì mình không truy cập được vào tài khỏan đó. Còn tài khoản phụ thì bị đánh sập ngày 4/4 và bây giờ cũng không lấy lại được nữa.
Mình nhiều lần gửi báo cáo cho Facebook về địa chỉ ‘mail’ cũng như hộp thư tự động trên Facebook thì đều không được hồi âm. Sau khi mất hai tài khoản đấy, mình lập tới 21 tài khoản nữa nhưng đều bị Facebook khóa vì Facebook đã quét hình ảnh của mình, quét tên của mình cũng như quét cả IP vì cái IP dùng là cố định cho nên mình không lập được tài khoản mới.”
Không chỉ các chủ tài khoản Facebook ở Việt Nam bị mất hay bị khóa tài khoản mà cả những người Việt Nam ở nước ngoài có tài khoản Facebook được nhiều người trong nước theo dõi (follow) cũng bị rơi vào tình trạng tương tự, như Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải ở Mỹ, ông Nguyễn Gia Kiểng ở Pháp…
Facebook giải quyết thế nào?
Trước những than phiền rằng Facebook đã không có bất cứ hồi đáp nào khi các chủ tài khoản bị mất hay bị khóa liên lạc để yêu cầu giúp đỡ khôi phục lại, Đài RFA gửi thư điện tử đến Facebook liên quan vấn đề này và được bà Sarah Pollack hồi âm với nội dung đề nghị chúng tôi gửi các đường dẫn (link) và/hoặc email đăng ký của những tài khoản bị mất để họ tìm hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên, sau khi Đài RFA gửi đi một vài thông tin của các tài khoản bị mất tại Việt Nam thì chúng tôi vẫn chưa nhận được trả lời từ Faebook.
Trong khi đó, nhà báo Lê Trung Khoa, chủ bút của tờ báo Việt ngữ Thoibao.de cho biết ông cùng với Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đang thực hiện chương trình có tên “1000+ Facebook Vietnam” để giúp đỡ cho các chủ tài khoản Facebook bị mất hay bị khóa.
Nhà báo Lê Trung Khoa cho biết Facebook ở Đức đang phụ trách làm việc liên quan chương trình bảo trợ “1000+ Facebook Vietnam”:
“Chúng tôi đang làm việc với Facebook tại Đức và đang tích cực cùng với chúng tôi tìm nguyên nhân. Ngoài ra, rất ngạc nhiên là họ có hỏi một số trường hợp tù nhân lương tâm đã bị bắt bỏ tù rồi mà tại sao vẫn đăng Facebook được. Họ cũng biết rõ như thế. Tôi đã cung cấp một số thông tin nguyên nhân tại sao và như thế nào, trong đó có những tài khoản bị an ninh Việt Nam kiểm soát và họ tiếp tục dùng tài khỏan của những người bị bắt vào tù đó để theo dõi những người bên ngoài. Tôi báo cho Facebook để họ có biện pháp phòng tránh những việc như vậy vì các hoạt động đó giống như hoạt động gián điệp.”

UserPostedImage
10 tổ chức vào ngày Tự do Báo chí Thế giới, 03/05/19 gửi thư ngỏ kêu gọi Facebook không được khuất phục biện pháp kiểm duyệt của Chính phủ Việt Nam. Courtesy: Trang chủ Đảng Việt Tân

Nhà báo Lê Trung Khoa cho biết thêm hiện đợt đầu tiên gửi danh sách đến Facebook ở Đức gồm 51 tài khoản bị tấn công bằng hình thức báo cáo sai trái, nhằm mục đích khóa tài khoản của họ. Các chủ tài khoản này là những người thường xuyên viết bài phản biện và có đến đến 1 triệu ‘follow’.

Theo ghi nhận của nhà báo Lê Trung Khoa, trong vòng hai tháng qua, hàng trăm tài khoản liên tục bị tấn công và bị mất. Hiện tại ông và RSF đang cùng Facebook tại Đức nỗ lực làm việc với nhau để xác minh, cũng như phân tích những sai sót trong hệ thống dữ liệu của Facebook.
Nhận định về phản hồi của Facebook trong việc giải quyết tình trạng mất tài khoản tại Việt Nam một cách nghiêm trọng, Nhà báo Lê Trung Khoa nhấn mạnh:
“Không phải cảm nhận mà rõ ràng họ viết cho mình bằng thư để hỏi rất nhiều trường hợp cụ thể khác nhau. Không những cái danh sách mà mình đưa cho Facebook mà họ đang làm việc và họ phân tích từng trường hợp mà mỗi trường hợp bị nhiều lần khóa hay bị báo cáo như thế nào…Họ còn tìm những người khác đưa cho mình để mình cùng kiểm tra với họ. Tức là họ rất cầu thị và rất mong muốn làm cho hệ thống của họ được tốt hơn và chặt chẽ hơn. Có thể nói rằng Facebook gần đây tỏ ra rất thiện chí, đặc biệt sau khi họ nhận được thư của Nghị viện Châu Âu và Quốc hội Đức yêu cầu giải trình vấn đề tại sao lại khóa tài khoản Facebook của Thoibao.de trong thời gian qua. Bây giờ họ hành động rất tích cực, nhanh và chi tiết. Nói chung mình thấy như vậy là tốt.”
Chủ bút Thoibao.de nói rằng ông sẽ trình bày dự án “1000+ Facebook Vietnam” cùng các thông tin cụ thể trước hàng trăm nhà báo quốc tế, tại Hội nghị báo chí lớn nhất của Đức tổ chức ở Hàn Quốc trong hai ngày 14 và 15 tháng 6.
Còn bị hạn chế bởi nhiều hình thức
Bên cạnh tình trạng tài khoản bị khóa hay bị mất, không ít chủ tài khoản Facebook tại Việt Nam còn bị nhiều hình thức hạn chế khi họ tương tác với mạng xã hội này.
Bà Nguyễn Thị Châu, vợ của Kỹ sư thủy sản Nguyễn Ngọc Ánh là người bị bắt vào dịp lễ 2-9 năm 2018 với cáo buộc “phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” cho RFA biết tài khoản tên “An Duong” của bà bị mất sau khi chồng bà bị bắt khoảng một tháng. Vào hôm 28 tháng 5, qua tài khoản mới“ Duong An”, bà Châu đăng thông tin tòa án tỉnh Bến Tre sẽ xét xử chồng bà vào ngày 6/6/2019 tới đây, thì sau khi có 32 lượt ‘share’ bất thình lình nút ‘share’ biến mất. Bà Nguyễn Thị Châu kể lại:
“Hôm tôi đưa thông tin của ông xã lên thì cư dân mạng chia sẻ được, còn những người ‘copy’ về chia sẻ thì bị chặn. Những nút ‘share’ bài viết của tôi thì bị chặn hết, với những ‘comment’ tôi cảm ơn những người chia sẻ bài viết của tôi cũng bị xóa luôn. Thêm nữa, mỗi lần tôi đi thăm ông xã về và đăng bài lên thì mạng internet của tôi hay bị chập chờn, chậm hay bị cắt trong vòng 3,4 ngày rồi tôi phải kêu thợ đến sửa thì mới chạy lại bình thường.”

Từ Australia, Chuyên gia Công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu cho biết ông ghi nhận tình trạng không thể ‘share’ hay không thể bấm ‘like’ và cả nhiều hình thức rất lạ khác đang xảy ra khi đăng tải những nội có liên quan đến Việt Nam. Ông Hoàng Ngọc Diêu, qua ứng dụng messenger đưa ra dẫn chứng trường hợp cá nhân của ông:
“Ví dụ, trang Facebook của tôi có rất nhiều người vào xem không được. Vào là bị treo cứng. Riêng tình trạng vào mà không thấy được live stream, mãi đến nửa giờ đồng hồ hoặc sau đó mới thấy. Còn tình trạng bấm vào live stream bị rớt ra thì thường xuyên.”
Hồi hạ tuần tháng 5, Reuters dẫn lời người phát ngôn của Facebook rằng Facebook nhiều lần phải hạn chế truy cập nội dung ở một quốc gia vì vi phạm luật của quốc gia đó, mặc dù không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, khi trả lời liên quan số liệu Facebook gia tăng lượng nội dung bị giới hạn tiếp cận tại Việt Nam đến hơn 500% từ nửa cuối năm 2018.
Một số người dùng Facebook ở Việt Nam lên tiếng cho rằng Facebook đang bội tín đối với khách hàng qua việc làm vừa nêu, vì Facebook hứa hẹn không kiểm duyệt và không thỏa hiệp với các quốc gia có vi phạm nhân quyền, nhưng lại đứng về phía Chính phủ Hà Nội, gián tiếp hạn chế các quyền tự do biểu đạt và chia sẻ thông tin của dân chúng Việt Nam.
Trong khi rất nhiều Facebooker kêu gọi Facebook hãy tôn trọng và bảo vệ khách hàng tại Việt Nam, thì một số tổ chức quốc tế ký tên vào thư ngỏ kêu gọi Facebook không được khuất phục biện pháp kiểm duyệt của Chính phủ Hà Nội, cũng như sẽ vận động để tạo một số áp lực hoặc mở những cuộc điều trần với Facebook tại Quốc hội Hoa Kỳ nhằm yêu cầu Facebook phải có những hành xử đúng đắn hơn trong việc bảo vệ quyền tự do của các facebooker ở những quốc gia độc tài, bao gồm cả Việt Nam.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.