logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/06/2019 lúc 09:04:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hai quyển “Những Truyện Ngắn Hay Nhất của Quê Hương Chúng Ta” (quyển thượng) và “Tuyển Tập Truyện Ngắn Việt Nam.” (Hình: Viên Linh cung cấp)

Từ nhiều năm trước khi còn ở Sài Gòn, người viết tự hỏi là làm sao để có được một danh sách những truyện ngắn Việt Nam hay nhất? Câu hỏi vẫn còn đó vì cho tới nay gần hết thập niên thứ hai của thế kỷ 21, 2019, chúng ta vẫn chưa thấy một danh sách nào như thế.
Đã có khá nhiều tuyển tập thơ hay, và cũng có một số tuyển tập truyện ngắn, song giả dụ chúng ta cần một “Danh Sách 100 Truyện Ngắn Việt Nam Hay Nhất?” – câu trả lời là chưa có.

Thử kiểm kê xem từ xưa đến nay chúng ta có bao nhiêu tuyển tập truyện ngắn Việt Nam trước khi đi tìm danh sách những truyện hay nhất? May mắn thay tôi đã có được bài điểm sách tuyển tập truyện ngắn chọn lựa những truyện hay từ 1954 tới 1962, tức là tám năm đầu kể từ dấu mốc chia cắt đất nước năm 1954; và bài điểm sách này đưa ra 20 truyện ngắn hay nhất theo ý của tác giả soạn cuốn sách đó.
Hai Mươi Nhà Văn Hai Mươi Truyện Ngắn (1954-1962)
Thật là tuyệt chàng Ngọc Linh kia, hẳn là từ năm 1956 khi làm thư ký tòa soạn tờ Nhân Loại đã bắt đầu làm cuốn sách này, đến 1962 đã thấy kha khá, đem in, nhờ thế mà hiện nay, nó trở thành tuyển tập truyện ngắn đầu tiên giữa những tuyển tập nằm trong tầm tay (theo ý tôi).
Sách do Phù Sa xuất bản, trên trang lý lịch sách ghi như sau: “in xong ngày 25-XII-1962 tại nhà in Việt Hương, 14 đại lộ Lê Lợi Sài gòn, giấy phép số 1825/XB ngày 17-XI-1962 của Ủy ban Kiểm duyệt Trung ương.”
Như thế cuốn sách do Ngọc Linh thực hiện đã làm xong trong thời gian nền Đệ Nhất Cộng Hòa (1954-1963) còn tồn tại.
Mục lục như sau, chỉ tóm tắt tên tác giả, nhan đề truyện ngắn, và số trang đầu tiên trong cuốn sách đăng truyện ngắn ấy: Bình-nguyên Lộc: Tình thơ dại, 07; Cao Hữu Huấn: Nắng vàng, 23; Hoàng Anh Tuấn, Cái tát, 31; Kiêm Minh, Ngày thứ nhất, 43; Lê Vĩnh Hòa: Bên rặng tre già, 56; Lưu Nghi: 25 tháng chạp, 64; Mai Thảo: Luân, 87; Mặc Đỗ: Con muỗi, 104; Nguyễn Văn Xuân: Mười năm sau, 138; Sơn Nam: Đường về quê, 158; Thanh Nam: Cỏ rừng, 167; Thanh Tâm Tuyền: Tư, 177; Tiêu Kim Thủy: Ba Viên, 190; Trang Thế Hy: Mỹ Thơ, 203; Tuyết Hương: Nhỡ tầu, 213; Vĩnh Lộc: Đôi cánh gẫy của thiên thần, 228; Võ Phiến: Viết thư buổi trưa, 238; Vũ Hạnh: Vượt thác, 257; Vũ Khắc Khoan: Mơ Hương Cảng, 271.
(“Các truyện ngắn được xếp đặt theo thứ tự mẫu tự, căn cứ vào chữ cái đứng đầu của mỗi bút hiệu.” Ngọc Linh chú thích trong Lời Nói Đầu của Nhà Xuất Bản, trang 6).
Tuyển Tập Truyện Ngắn Việt Nam
Tác phẩm này do Văn Hữu Á Châu xuất bản năm 1963, có thể coi là cùng thời nếu không là trước hay sau cuốn trên chỉ vài tháng, gồm 260 trang gồm các tác giả và các truyện sau đây:
Linh Bảo: Đông sương ký, trang 13; Nam Cao: Chí Phèo, 23; Nguyễn Mạnh Côn: Truyện một người đòi trả nợ cho dân tộc, 55; Khái Hưng: Tương tri, 79; Vũ Khắc Khoan: Thần tháp rùa, 87; Thạch Lam: Dưới bóng hoàng lan, 109; Bình Nguyên Lộc: Rừng mắm, 115; Nhất Linh: Bắn vịt trời, 135; Võ Phiến: Thác đổ sau nhà, 149; Doãn Quốc Sỹ: Chiếc chiếu hoa cạp điều, 197; Nguyễn Tuân: Những chiếc ấm đất, 213; Đỗ Tốn: Ả hầu, 223.
Những người thực hiện tuyển tập này mang quá nhiều tham vọng khi lấy nhan đề vĩ đại “Tuyển Tập Truyện Ngắn Việt Nam,” tức là một nước và không có thời hạn, giai đoạn, nghĩa là suốt lịch sử, mà chỉ chọn được có 11 người (không kể một người không cần phải tuyển chọn là chính ông soạn giả, thành 12 tác giả).
Suốt lịch sử truyện ngắn Việt Nam mà chọn được có 11 người thì một mặt, đành rằng đó phải là truyện từ hay đến khá, nhưng quá cẩn thận o ép. Đã thế, tên nhà xuất bản cũng quá lớn: Văn Hữu Á Châu, không rõ thành phần nhân sự nhà xuất bản có bao nhiêu văn hữu Việt Nam và bao nhiêu văn hữu các nước bạn.
Do đề tài rộng lớn, bao gồm nhiều tập sách và nhiều tác giả, bài này sẽ còn được tiếp tục. Ngoài các truyện ngắn và tác giả của mỗi truyện ngắn, tác giả chính của cuốn sách – trong trường hợp này – phải gọi tác giả đó là soạn giả.
Soạn giả cuốn đầu là Ngọc Linh, chủ trương nhà xuất bản Phù Sa; tác giả cuốn sau là Nguyễn Mạnh Côn, làm việc với một nhánh của Bộ Thông Tin Văn Hóa thời Đệ Nhất Cộng Hòa (Văn Hóa Vụ) là nhà văn Nguyễn Mạnh Côn. Ông Côn còn là một chủ bút tập san Chỉ Đạo, một tập san mà sắc thái chính trị nổi bật, át cả sác thái văn hóa hay văn chương.
Do đó trong kỳ tới loạt bài về truyện ngắn Việt Nam sẽ còn thêm những nét đa diện khác, chẳng hạn, thời 4, 5 năm đầu sau chia cắt đất nước – hay từ 1954 tới 1957 và từ 57 tới 58 đã rất phức tạp, vì 1958 đã xảy ra vụ ám sát vị nguyên thủ quốc gia trên đường đi kinh lý ở Ban Mê Thuột. Báo chí, văn học bị kiểm duyệt gắt gao, và đương nhiên, thơ văn không thể đứng ngoài vận động của xã hội, của đất nước. Do đó ta sẽ lưu tâm tới sách vở chữ nghĩa một cách khác trong khi nói đến những tác phẩm của thời đó.
Viên Linh/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.