logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/07/2013 lúc 06:25:09(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hồi tháng 5 vừa qua, tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển về giam giữ tại trại giam Z30A – Xuân Lộc (Đồng Nai). Tại trại giam mới, vì không khuất phục trước bạo quyền nên Hạnh đã bị CA trại giam chỉ đạo cho các tù nhân khác đánh đập thô bạo nhiều lần.


Đỗ Thị Minh Hạnh năm nay 28 tuổi, hiện đang bị kết án 7 năm tù vì đấu tranh bảo vệ quyền lợi công nhân. Đây không phải là lần đầu tiên Hạnh bị bạo hành trong tù. Trước đó, khi còn bị giam giữ tại trại giam CA tỉnh Trà Vinh, các đợt khảo cung và tra tấn dã man của CA nơi đây đã khiến phần tai bên trái của Hạnh bị điếc hoàn toàn.


Sau khi bị đánh đập, Đỗ Thị Minh Hạnh đã viết thư kể lại toàn bộ sự việc cho gia đình. Vì nhiều lý do, phải đến 2 tháng sau bức thư mới được phổ biến, tuy nhiên nội dung bức thư vẫn mang tính thời sự, nhất là sau cuộc nổi dậy của tù nhân Xuân Lộc hôm 30/6.


Qua bức thư, từng giòng chữ của Hạnh đều là những bằng chứng mạnh mẽ tố cáo chế độ lao tù cộng sản độc ác, phi nhân.


Cũng qua bức thư, chúng ta thấy được dáng đứng dũng cảm, trái tim nhân ái và cao cả của Đỗ Thị Minh Hạnh...


Danlambao xin được gửi đến tất cả bạn đọc trong thôn bức thư Đỗ Thị Minh Hạnh gửi đến ba mẹ.


*


Ba kính yêu của con!


Đã nhiều lần con viết thư về cho ba nhưng có lẽ thất bại. Con biết hiện giờ ba đang rất lo lắng cho con nên con nghĩ thêm lần nữa viết thư cho ba. Hy vọng mười lá thì cũng phải có một lá.


Ba kính yêu của con!


Con đang cố diễn đạt làm sao cho ba hiểu con và hoàn cảnh trong này. Chắc ba và anh chị không hiểu lý do tại sao con không chịu lao động phải không? Vậy thì con sẽ nói rõ cho ba và anh chị hiểu.


Ở Hàm Tân, con thoải mái, làm việc theo ý thức, không bị ép buộc gò bó. Việc chuyển trại là dự đoán từ trước từ chị em bạn tù vì con biết quá nhiều chuyện của trại. Nay bị chuyển lên đây lao động vất vả. Không phải con sợ vất vả mà sức con yếu, đau ốm, phần con không phục cách làm việc nơi này và không khuất phục bức ép nào.


Và điều này còn liên quan đến danh dự người đấu tranh. Tất cả công việc họ áp đặt con làm đều liên quan va chạm với tập thể. Nếu có sơ sót gì thì tập thể có thể trì triết, hạ nhục, có khi dẫn đến... vũ lực.


Thật lòng, con không nghĩ rằng mình lại được chứng kiến phương thức sử dụng tù trị tù, tù xử tù mà con còn trở thành một minh chứng.


Ngay bữa đầu tiên gặp tại phòng giáo dục, một cán bộ tỏ vẻ áp đảo nhưng con đâu ngại, họ chỉ làm thế với người yếu bóng vía mà thôi.


Trong mấy ngày đầu, con không ra điểm danh buổi sáng. Họ không nói gì, cũng không ai đả động đến. Thì hôm 3/5, sau thăm gặp (2/5), họ bắt chị em phơi nắng nếu con không ra. Cán bộ (CB) trực trại cầm còng số tám xông vào nhà tắm lôi con ra không mảnh vải. Con chống lại hành động đó, họ quát nạt và giao còng cho một phạm nhân vào giơ còng đòi đánh con.


Con la lớn “Trại giam sử dụng tù đánh tù”. Sau đó, con ra ngoài, mọi người bức xúc cho là tại con mà họ bị phơi nắng nên chửi con: “Đồ con đ..., con quỉ”... Các cán bộ đứng đó nhếch mép cười. Con la lớn: “trại giam sử dụng tù xử tù”. Sau đó đám đông xông vào buồng giam đánh con nhưng một cô trật tự cản lại. Mấy CB nhìn lại ngó, bỏ đi mặc con la to bất mãn. Chiều hôm đó, CB an ninh tên Giang (người coi thăm gặp hôm đó) gặp con, thái độ khó ưa. Mẹ Dương Thị Tròn khuyên con nên ra điểm danh, nên hôm 4/5 con ra và la lớn: “Tôi ra đây không phải vì sợ các người mà tôi không muốn vì tôi mà chị em bị cộng sản bắt phơi nắng, bị hành hạ. Việc sử dụng tù xử tù là hành động đê hèn, bỉ ổi, vô liêm xỉ đối với một cô gái nhỏ bé như tôi, thật đáng khinh bỉ”.


Vài ngày sau, con bể đội, vào đội 2 - đội đạp điều. Nhưng được gởi tại buồng giam 25+26 là hai đội có nhiều tiền án tiền sự và án cao. Và chị em ai cũng hiểu mục đích của họ đưa con vào đó.


Khi con vào buồng giam, con được xếp ở trên lầu với chỗ nằm 6 tấc 2, vừa để đồ, vừa nằm, sinh hoạt, ăn uống. Lại không đủ thước tấc mắc mùng và múc nước. Con lên gặp CB yêu cầu đúng quy định 2m2. Con yêu cầu chuyển buồng và có sự cãi vã. Một lát sau CB vào phòng yêu cầu chị em nằm chật lại chừa chỗ rộng hơn cho con. Sao con có thể chịu vậy. Con không thể để vì con rộng mà họ chật hơn 6 tấc. Vì vậy con chấp nhận nằm chật.


Qua hôm sau, CBQG đội 2 (Phương) đến gặp con. CB nói con hiện ở nhà. Con nói con không nhận công việc trực sinh (chà toa let, quét dọn buồng, canh giờ cơm nước, lấy quần áo cho hơn 50 người), trách nhiệm cao, con không nhận. Con cũng không đạp điều.


Thì chiều 9/5, tự quản kêu con sáng mai đi làm. Con chỉ cười và con nhất định sẽ không nhận công việc này. Sáng hôm sau, con ăn mặc đàng hoàng, cầm theo tô chén xuất cổng. Nhưng con nghe là ban bảo CBQG làm bàn đạp điều cho con ra làm. Chị em bảo là liệu nó có làm không? Ban trả lời: “chẳng lẽ tập thể lại thua con bé đó”. Đó là những gì họ kể với nhau con nghe lỏm được. Thế là con yêu cầu làm việc. CB kêu chị trật tự bảo con đi làm. Con bỏ vào thay quần áo ở nhà. CBQG Phương vào gọi con, con nói không đi và đòi gặp ban. CB đó bảo nếu con không ra thì đội không được xuất cổng. Và nếu không xuất cổng sớm thì họ không hoàn thành mức khoán. Điều đó khiến họ bức xúc. Trong giờ xuất cổng, họ để mặc chị em chạy đổ vào khu sau vào phòng lôi con đi. Con không thể để họ sử dụng tập thể khống chế con lần nữa nên con nằm lì và nói với chị em:


“Em chỉ có thể nói lời xin lỗi các chị, em không thể làm khác, các chị hãy đấu tranh với CB, không thể vì em mà bị liên lụy. Đây là cách thức của CB”. Thế là trong đám đông, có một chị đạp mạnh vào đầu con đập mạnh xuống nền, một chị đạp vào lưng và vai, một chị đạp vào mông làm con đau phần dưới. Con choáng váng và không hề đánh trả. Vì con hiểu vì họ bức xúc, vì nhận thức chưa cao, bị sử dụng. Các CB không hề có mặt trong khu. Và chẳng ai làm chứng. Đầu con ê buốt nhưng tinh thần con càng mạnh mẽ. Sau đó 2 người vào buồng kéo con, con vẫn nằm, một trong hai cầm gầu múc nước đập vào đầu con làm bể nát cái gầu. Sau đó kéo con rớt xuống đập mạnh vào cầu thang. Ra đến cửa buồng, một đám người kéo xe đẩy xuống, bế con lên xe đẩy, trật tự đóng cửa nhốt con lại, đẩy con ra như một con thú bị nhốt trong chuồng trước tập thể chị em. Ra đến trước cổng, họ đành để con ở nhà làm việc.


Chiều hôm đó, mấy chị đội 25+26 đi làm về kéo qua buồng Đ2 la những người đánh con. Rất nhiều chị em đến quan tâm hỏi han, xem đầu con bị đau ra sao và xin thuốc cho con. Họ vô cùng bất mãn việc đối xử với con như vậy. Qua họ con biết tên người đánh con là ai.


Ngày thứ 7 họp đội. Đây là cơ hội cho kẻ lập công thay CB mổ xẻ. Nhưng tất nhiên, con lên tiếng phản đối và yêu cầu việc của tôi, tôi chịu trách nhiệm, đừng để chị em vì tôi mà bị ảnh hưởng. Chưa kể sáng đó, CB lại tiếp tục dùng cách đó để ép con đi làm lần nữa nhưng thất bại, chị em lên tiếng phản đối. Việc đánh con, CBQG có nói là chị cứng đầu thì để tập thể xử lý chị. CB Giang thì nói, việc giáo dục phạm nhân dưa trên GD tập thể. Sau đó họ đề xuất kỉ luật nhốt con 7 ngày. Các chị em trong buồng lo lắng cho con.


Họ quan tâm khiến con cảm động. Sau đó họ đọc kỉ luật cảnh cáo.


Họ lại ép con làm trực sinh và con không làm. Con đã quyết và không thay đổi. Sau hành động của họ, con nhất quyết không làm gì. Tuy nhiên con vẫn giúp người già yếu bằng tình cảm và khả năng của con. CB Giang xúc phạm điều đó là “bố thí”.


Mẹ Tròn, PGHH và chị Dung lo cho con nhiều. Cô Hồng thì phải đạp điều vất vả. Cô Hồng khổ, chẳng ai thăm nuôi. Vì vậy nên hiền, họ bảo sao nghe vậy. Giờ con ổn định, không lao động.
[img][http://4.bp.blogspot.com/-hpAe5tc9-gs/UdZb8ms84_I/AAAAAAAAnUQ/YE9YSitVvCQ/s640/%C4%90O%CC%82%CC%83+THI%CC%A3+MINH+HA%CC%A3NH08-danlambao.jpg/img]
Tranh của Hạnh gửi cho ba mẹ:

UserPostedImage
Theo Danlambao

Sửa bởi người viết 05/07/2013 lúc 06:27:03(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 06/07/2013 lúc 06:00:25(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đỗ Thị Minh Hạnh

Họ đã phải đi ngược thời gian đến gần 70 năm để hát lại bài ca mà nhiều thế hệ cha anh đã cất lời: vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian! Bài hát ấy ngày hôm nay đã trở thành một lời nguyền ngược ngạo, cay đắng. Những kẻ cầm cờ lôi kéo lũ nô lệ ngày xưa giờ đã chết hoặc già nua. Còn lại là một tập đoàn ăn bám hào quang của quá khứ, tiếp tục tự xưng là đại diện của tầng lớp nhân dân mà chính họ đã biến thành nô lệ. Thực dân trắng cuốn gói. Thực dân đỏ lên ngôi. Nô lệ vẫn còn đó.


Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!...


Đỗ Thị Minh Hạnh đã cùng với Nguyễn Hoàng Quốc Hùng lên đường, phẫn nộ nhưng không hận thù, hiền hòa nhưng dũng cảm, chông gai nhưng không khiếp nhược, thất bại nhưng không sờn lòng...


*


Đỗ Thị Minh Hạnh sinh vào ngày 13 tháng 3 năm 1985 tại Di Linh, Lâm Đồng. Lớn lên ở vùng núi đồi cao nguyên, Hạnh là người con hiếu thảo, một người bạn được mọi người quý mến và một học sinh giỏi. Là người sinh ra và lớn lên trong môi trường XHCN, Hạnh cũng như nhiều bạn bè học sinh trung học khác bị che khuất bởi màn đêm bưng bít thông tin và tuyên truyền một chiều của đảng và nhà nước. Cho đến khi về Sài Gòn, trong khuôn viên Đại học, Hạnh mới tiếp cận những luồng thông tin khác nhau, nhận thức được thực trạng bi thảm của đất nước và tình trạng quyền làm người của dân tộc bị cướp đoạt.


Nhận thức dẫn đến hành động. Hạnh đã chọn cho mình một con đường sống: sống một đời sống có ý nghĩa. Hạnh tham gia các sinh hoạt xã hội, nhân đạo, giúp đỡ người nghèo khó. Con đường Hạnh chọn không chỉ dừng lại ở việc làm giảm bớt khổ đau cho một số người mà phải góp phần thay đổi hiện trạng của đất nước để dân tộc có thể theo kịp khuynh hướng của thời đại và cất cánh toàn diện. Trên con đường ấy, cô gái sinh viên 19 tuổi đã tìm đến gặp gỡ những công dân Việt Nam khác không cùng suy nghĩ với cách cai trị và nắm quyền của đảng và nhà nước đương thời.


Một năm sau. Vào những ngày lập xuân, khi người người chào đón mùa xuân mới, Hạnh nếm mùi vị tết tù đầu tiên của một công dân nước CHXHCNVN. Công an Hà Nội đã bắt giữ trái phép Hạnh trong nhiều ngày. Không một lý do chính đáng. Không một luật lệ nào cấm hay nêu rõ Hạnh không được phép gặp công dân A hoặc công dân B của nước CHXHCNVN. Chỉ tùy tiện bắt giam, thẩm vấn, tra hỏi và sau đó giam lỏng theo cái gọi là áp giải về địa phương để địa phương quản lý.


Mùa xuân ấy là mùa xuân năm 2005. Hạnh - Đỗ Thị Minh Hạnh vừa tròn 20 tuổi.


Suốt chiều dài hơn 4000 năm, lịch sử VN thấp thoáng những anh thư mà câu chuyện của họ theo năm tháng đã trở thành những huyền thoại. Nhưng có lẽ nếu chứng kiến được từng ngày họ sống như thế nào chắc hẳn họ cũng bình dị như bao người. Hạnh cũng thế. Những ngày bị CA của đảng tròng một sợi dây thòng lọng vào cổ, Hạnh chăm sóc gia đình như một con người con hiếu thảo. Khi sợi dây thòng lọng được nới rộng một chút, Hạnh về lại Sài Gòn để vừa đi học, vừa đi làm và... vừa giúp dân oan.


Dân Oan! Dưới thiên đường XHCN, nước Việt Nam có nhiều từ mới, đa dạng phong phú cũng có và tầm bậy cũng có. Nhưng không cụm từ nào oái oăm bằng Dân Oan khi nó được ra đời tại một đất nước mà khẩu hiệu đại trà là Nhân Dân Làm Chủ. Nó làm cho các "chiến sỹ" Công an Nhân dân phải léo lưỡi, ngọng miệng, ngượng nghịu khi lỡ mồm gọi nhân dân là Dân Oan. Những người dân oan khiên bị tập đoàn cán-bộ-đầy-tớ cấu kết với nhau để tiến hành đại chính sách lẫn đại kế hoạch ăn cướp với tên gọi mỹ miều "Giải Phóng Mặt Bằng". Họ đã tiếp tục sự nghiệp giải phóng và lần này đối tượng của dòng thác cách mạng là quần chúng nhân dân, mục tiêu của công cuộc đấu tranh là làm giàu, thành quả vinh quang là hình thành một thành phần mới trong xã hội: Dân Oan.

Hạnh đã đến, đứng vào hàng ngũ và sánh vai chiến đấu với những người Dân Oan Việt Nam trong lúc sợi dây thòng lọng của đảng quang vinh và vĩ đại vẫn lơ lửng trên đầu. Đây cũng là thời khoảng Hạnh gặp Nguyễn Hoàng Quốc Hùng.


Cách đây hơn 80 năm, giữa những dòng nhạc của bản đại hùng ca Yên Bái, xen lẫn giữa tiếng thét Việt Nam Muôn Năm của những anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng trước khi bị máy chém cắt ngang đầu, người ta rướm lệ bởi chuyện tình của Nguyễn Thái Học với một thiếu nữ phi thường của Việt Nam ở thế kỷ 20 - anh thư Nguyễn Thị Giang. Cô Giang gặp Nguyễn Thái Học vào lứa tuổi đôi mươi. Họ thề nguyện với nhau ở đền Hùng, nắm tay nhau hẹn ước cùng hiến dâng đời mình cho tổ quốc. Ngày Nguyễn Thái Học không thành công cũng thành nhân, Nguyễn Thị Giang lặng lẽ nhìn chồng lên máy chém, trở về quê quán quấn khăn tang và tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục mà Nguyễn Thái Học đã tặng ở đền Hùng năm xưa.


Hơn 80 năm sau, những người con, người cháu của Cô Giang và Nguyễn Thái Học lại gặp nhau ở chốn này. Chung quanh họ là những người cùng khổ thời đại mới. Cuộc tình của Hạnh và Hùng được tưới xanh bằng lòng yêu nước và niềm thương cảm đối với những người dân khốn cùng. Hai sinh viên đại học đã nắm tay nhau đồng hành trên con đường hỗ trợ Dân Oan và bảo vệ những người công nhân lao động. Họ đã phải đi ngược thời gian đến gần 70 năm để hát lại bài ca mà nhiều thế hệ cha anh đã cất lời: vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!. Bài hát ấy ngày hôm nay đã trở thành một lời nguyền ngược ngạo, cay đắng. Những kẻ cầm cờ lôi kéo lũ nô lệ ngày xưa giờ đã chết hoặc già nua. Còn lại là một tập đoàn ăn bám hào quang (dày công thêu dệt) của quá khứ, vẫn tự xưng là đại diện của tầng lớp nhân dân mà chính họ đã biến thành nô lệ. Thực dân trắng cuốn gói. Thực dân đỏ lên ngôi. Nô lệ vẫn còn đó. Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!... Đỗ Thị Minh Hạnh đã cùng với Nguyễn Hoàng Quốc Hùng lên đường, phẫn nộ nhưng không hận thù, hiền hòa nhưng dũng cảm, chông gai nhưng không khiếp nhược, thất bại nhưng không sờn lòng.


Tháng 1 năm 2010 - Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng cùng với Đoàn Huy Chương và những người bạn cùng chí hướng về Trà Vinh để hỗ trợ cho các công nhân nhà máy Mỹ Phong. Trong các ngày từ 29/1 đến 1/2 năm 2010, hàng vạn công nhân nhà máy Mỹ Phong - Trà Vinh đã đồng loạt đình công sau khi một số công nhân nữ bị xúc phạm nhân phẩm và bị bóc lột nặng nề. Sau đó, các cuộc đình công khác tiếp tục nổ ra trên khắp các tỉnh thành, kéo dài 7 ngày liên tục.


Gần 2 tháng sau, tập đoàn "đại diện cho giai cấp công nhân" ra lệnh Côn an - còn đảng còn mình bắt giam Hạnh và Hùng sau khi đã bắt giam Đoàn Huy Chương. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị đánh đập gẩy sống mũi, tra tấn tại một nhà giam bí mật tại Sài Gòn. Sau 7 ngày bị tra tấn, khi Hùng vẫn kiên cường không khai bất cứ điều gì, công an áp giải anh về trại giam B14 - Nguyễn Văn Cừ. Đỗ Thị Minh Hạnh cũng bị đánh đập, bỏ đói và tra khảo.


Ngày 26 tháng 10 năm 2010 trong một phiên tòa vội vã, không luật sư, không nhân chứng, tòa án tỉnh Trà Vinh của đảng CSVN chớp nhoáng tuyên án xử tội những thanh niên thiếu nữ đã đứng lên vì quyền lợi của Dân Oan - những người là chủ của đất nước và Công Nhân - giai cấp tiên phong của đảng. Hạnh 7 năm tù. Hùng 9 năm tù. Chương 7 năm tù.


Trước vành móng ngựa của các quan tòa thực dân đỏ cộng với đám công an dày đặc, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương đã tự làm luật sư bào chữa chính mình, hiên ngang bày tỏ khí phách can trường của những công dân yêu nước và nắm trong tay chính nghĩa dân tộc.


Tháng 10 năm 2010, lúc ấy Hạnh 24 tuổi; tuổi của Cô Giang khi vị anh thư đầy khí phách ấy tự kết liễu đời mình vào một buổi sáng mờ sương bên gốc cây Đề của làng Thổ Tang.

Vũ Đông Hà (Danlambao)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.119 giây.