logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/07/2013 lúc 06:48:52(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hôm qua tôi vừa báo cáo tình hình chiến sự mí cụ về cái vụ Tây Du Ký của Bà Ba Phải. Nhưng thực ra thì trong đó tôi chưa hề nói được chuyện gì, ngoài cái chuyện chê bai ỏm tỏi là thức ăn của quí cụ hồi này hết ngon rồi. Nhưng mà cuộc sống con người, nhất là những người gần đất xa trời như tôi – tôi hơi lạm dụng cái tình trạng này để làm eo các cụ đấy nhá – nhưng mà có dùng đến nó thì mới tránh qua được rất nhiều những điều thiếu sót, và mới mong đạt được những điều mình muốn chứ. Mong cụ thông cảm mà đánh cho hai chữ đại xá, hay là tiểu xá cũng được đi. Từ hồi về già, tôi hơi dễ tính. Thế nào cũng xong. Chín bỏ làm mười ý mà. Tiểu, đại gì cũng được. Tôi đi chơi có một tuần thôi mà khi về, bao nhiêu mẫu mực sống, thời khóa biểu hàng ngày, tôi tung hê hết cả lên. Về đến nhà đâm ra ngỡ ngàng, chả biết làm cái gì trước, làm cái gì sau. Nhưng cái sự ngỡ ngàng của tôi chẳng kéo dài được lâu, nhu cầu của cuộc sống nó kéo tôi về hiện tại ngay tức khắc.
Trong suốt một tuần tôi đi chơi ta bà, tứ xứ, ai đi đến đâu, tôi đi đến đây. Thấy được mọi người khen còn khỏe, còn gân còn ngon lành, tôi đâm ra khoái chí lại càng cố gắng lên gân cho ngon lành hơn nữa. Đi biển tôi cũng đi bộ, không cần ai cõng ai dắt. Ai đi bao lâu, tôi cũng đi bấy lâu, và cảm thấy mình còn giỏi thật. Mấy cụ học trò thừa thắng xông lên, bèn sửa soạn một chương trình cho năm tới với rất nhiều màn hấp dẫn trẻ trung, chẳng hạn như đi biển - lần này là đi bơi đi câu cá chứ không phải là đi biểu diễn khoe sắc đẹp trên bờ biển không thôi đâu nha cụ. Tôi cũng hứng chí ừ đại. Rồi có ông rể lại đưa ra kế hoạch đi cắm trại trên núi, trong rừng, tôi lại càng khoái chí hơn, gật đầu cái một, chắc còn hơn bắp. Cứ tưởng như mình mới bốn mí, năm mí. Không sao, tôi tin tưởng vào sức khỏe của tôi mà. Cụ nhớ cho rằng từ bé tới giờ này, tôi chưa hề mắc một cái bệnh có tên trong sách thuốc nào, cho dù là thuốc tây hay thuốc tàu. Hàng ngày – ngay như bây giờ đây – mà tôi vẫn còn tập thể thao. Cái vụ càn Khôn Thập Linh tôi coi như ăn cơm sườn, tập ào ào, từ con cóc tới con gì ý nhỉ... đủ cả 10 con. Hôm nào làm biếng, tôi vẫn đi bộ trên máy đủ 35 phút, không ăn gian lấy một giây. Tôi còn ngon chán, còn đi chơi được nhiều, nếu có người chiều chuộng, săn sóc, làm theo ý thích của tôi. Cái này thì học trò tôi dư khả năng làm. Con tôi luôn than phiền, mỗi lần đi Cali về, các chị làm hư mẹ quá. Tôi rất hãnh diện về lời ta thán này của con. Không phải tôi nói khoe, chứ tới tuổi này mà còn được học trò cưng, không phải là dễ, mà lại còn được chồng học trò không ghét lại là cả một thành tích đấy cụ ơi. Cụ không tin cứ thử đi dạy học mà coi. Dễ hay khó biết liền.
Coi chừng lại đi ra ngoài đề bây giờ. Cụ biết không, ngày xưa các cụ tin rằng quả báo là phải tới đời con đời cháu mới thấy. Còn thời nay thì quả báo nhãn tiền, không đùa được với Trời đâu. Tôi được học trò làm hư, nuông chiều quá độ rồi lại còn cho đi tàu bay giấy lu bù, cho nên tôi cứ thế mà khoe khoang vung vít. Ai ngờ chưa về đến nhà đã thấy bị quả báo nhãn tiền ngay. Đôi chân rất dẻo dai của tôi, vừa ra tới phi trường, ngồi chờ máy bay là giở quẻ liền. Ngồi lâu mỏi cẳng, tôi bèn đứng lên tính đi đi lại lại cho giãn gân giãn cốt, ai dè, vừa đi được vài bước cái đầu gối bên phải nó làm cái cụp. Tôi lảo đảo xuýt té. Bà nhân viên trên phi trường vội vàng lại đỡ và cứ muốn kêu xe lăn cho tôi. Tôi làm gân nói không cần, nhưng nhìn cái dáng đi cà thọt của tôi, bà cứ kiên nhẫn lẽo đẽo theo tôi mà không bỏ đi cho tới khi bà giao tôi cho con tôi. Từ đấy trở đi, cái đầu gối của tôi nó trở nên lỏng lẻo, đúng với tình trạng sút bù loong, lâu lâu cái gân nó lại rút lại một cái khiến cho tôi đau thấu trời xanh. Nhưng nhờ Trời tôi cũng về đến nhà, bình an mặc dầu có một tí sự.
Nhìn căn nhà mấy ngày không có chủ, không có bàn tay chăm nom thu vén của tôi, thấy nó ủ dột thế nào ấy, mặc dầu chị giúp việc cho tôi vẫn chịu khó lau chùi láng coóng, nhưng nó vẫn là một căn nhà không người ở, không có hồn. Tôi muốn bắt đầu nối lại cuộc sống quen thuộc trước kia nhưng mà hơi khó vì cái đầu gối lúc đau, lúc không của tôi. Tất cả mọi người bảo tôi cần đi bác sĩ ngay. Nhưng tôi có bệnh sợ bác sĩ. Tôi gia hẹn cho tôi, nếu từ này tới đầu tháng 7 mà không khỏi thì tôi sẽ đi tìm thày, tìm thuốc. Còn từ nay tôi sẽ tự mình chăm sóc nó, như là bóp dầu nóng, xoa dầu lạnh, đi đâu thì cột nó lại bằng một cái knee brace, đi ngủ thì dán salonpas xem sao. Cách chữa chạy này hình như hơi có hiệu nghiệm. Nhất là mấy hôm nay con tôi không cho tôi tập hay đi bộ nữa để dưỡng cái chân. Mong rằng đến đầu tháng 7, chân tôi sẽ khỏe lại như thường. Nếu không khỏi sẽ tính theo kiểu không khỏi.
Tôi là một người ưa lý luận, lý sự cùn, triết lý vụn, ngay cả với bản thân, cho nên bất cứ một biến cố lớn nhỏ nào, xảy ra trong đời tôi là y như thể nào tôi cũng đem ra nghiên cứu rồi rút kinh nghiệm, viết thành bài học triết lý sống ở đời. Cụ mà cứ nghe lời tôi, nghe những chuyện triết lý vụn của tôi, tôi e có ngày cụ cũng thành dở người như tôi mất, cho nên tôi lại cảm thấy cần phải nhắc lại câu khước từ trách nhiệm này: cụ xem văn tôi là cụ hoàn toàn chịu trách nhiệm về những phản ứng chính cũng như phản ứng phụ của nó. Văn tôi chỉ có tính cách nói lếu nói láo cho vui chứ không phải là những bài học sống đời hay những chuyện canh gà cần nghiền ngẫm. Xem qua rồi bỏ, hoặc bỏ qua không xem nghe cụ.
Cái vụ quả báo nhãn tiền này làm cho tôi sực tỉnh giấc Nam Kha. Đừng bao giờ tưởng bở, đừng bao giờ vin vào lời khen của những người yêu mình mà tưởng thật rồi thì lên râu, làm tàng. Học trò yêu tôi nên luôn luôn muốn làm cho tôi vui, nên biết tính kiêu ngạo của tôi nên mấy cụ ấy cứ chỗ chảy máu cụ ấy đập, Khen đẹp lão, khen khỏe, khen gân thì tôi hỏi cụ chứ ai mà không thích chỉ trừ khi cụ đã thăng thiên, hoặc đắc đạo rồi thì không kể. Còn thì mật ngọt vẫn chết ruồi như thường. Kể ra thì các cụ học trò của tôi chả có lỗi lầm gì và cũng không hề có ý muốn hại tôi, lâu ngày gặp cô thì nói sao cho cô vui lòng là tốt. Ai ngờ lại gặp phải một bà cô, chuyên viên tưởng bở, nên chẳng tin ít cũng tin nhiều. Và được khen một, lại muốn được khen hai, được khen ba bốn lại đòi được khen năm, cho nên mới sinh chuyện. Tôi cố gắng chứng tỏ mình xứng đáng với lời khen, mà quên béng mất con người thật của mình, vị trí thật của mình, Cho nên cố quá thành ra quá cố.
Từ cái kinh nghiệm này ra, tôi bỗng rút tỉa ra được một bài học. Chả cần cụ hay, cụ giỏi, cụ tài, cụ sắc tới mức nào, nhưng vấn đề quan trọng nhất là bất cứ lúc nào, cụ cũng cần phải đề cao cảnh giác và không thể quên đi thân phận của cụ. Nghệ thuật sống ở đời - mà không bị hố - là luôn luôn thức tỉnh biết mình là ai, biết cái vị trí của mình ở đâu, tài năng võ nghệ mình được bao nhiêu. Nếu biết được những điều ấy, nắm vững những điều ấy, và không bao giờ quên đi hay sao lãng những điều ấy, cụ sẽ là một con người biết sống. Nếu tôi biết sức tôi, tôi đã chẳng gồng mình để được khen như thế và đã chả phải mang cái chân què về nhà.
Sống là cả một nghệ thuật mà cụ. Tôi thuộc lý thuyết như thế mà khi áp dụng, tôi vẫn quên như thường. Cho nên tôi mới luôn luôn bị u đầu, sứt trán. Từ nay chúng mình sẽ cẩn thận cụ nhá.

Bà Ba Phải (Viendong)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.080 giây.