logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/06/2019 lúc 10:23:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhớ lại đi con, con trai nhỏ của ta! Con đã đặt chân đến Vạn lý Trường thành, ghê sợ cái nghĩa trang ngập xương máu lớn nhất hành tinh. Con đã thấy một Bắc Kinh hào nhoáng nhưng xấu xí với khói, bụi, ô nhiễm, khạc nhổ, oang oang nơi công cộng. Con đã thấy cảnh bắt người bán hàng rong như súc vật ngay chân Tử Cấm Thành. Con cũng đã thương hại gã Trung Hoa khốn khổ, lắp bắp một thứ tiếng Anh giả cầy khi bị quát tháo nơi sân bay quôc tế. Đất nước chúng ta, vẫn trường tồn dưới ách một gã khổng lồ, nhơ bẩn và man rợ như vậy đó con. Vì sao hôm nay ta không để tóc đuôi sam, con không ê a Hán tự, chúng ta không nhồm nhoàm những món ăn man rợ như óc khỉ, chân gà sống nướng? Vì sao chúng ta không bị đồng hóa theo lũ Thái thú ô hợp kia, nếu không phải vì khí thiêng sông núi, anh linh tiên tổ đang chảy trong con?...



Vậy là chỉ sau một giấc ngủ dài trên máy bay, con đến Mỹ, đặt chân xuống sân bay Chicago tráng lệ. Chỉ sau một đêm, con giã từ bạn bè, góc phố thân quen, mái trường cũ…, để làm quen với một thế giới khác. 


Cái thế giới mới mẻ của Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ, quả kỳ lạ phải không con? Nơi mà sự ân cần, thân thiện của chú hải quan nơi phi trường, chị da đen ở Sở An sinh xã hội, và mọi nhân viên công quyền khác làm cho cha con ta lạ lẫm. Nơi mà con vào công viên chơi bóng rổ, không phải trả tiền như trăm ngàn đứa trẻ Hoa Kỳ khác. Đó là một ân sủng, khi thoát khỏi văn mẫu, đề thi sai, chạy trường chạy lớp, con bước vào một hệ thống giáo dục khác, nơi mà cơ hội đồng đều cho mọi người. Không có biệt lệ cho bất cứ con ông cháu cha nào cả. 


Đó là lý do vì sao ta trào nước mắt, khi thấy các con trai ta, sung sướng, hồn nhiên chơi bóng rổ dưới bóng lá cờ sao vạch của một đất nước khác, không phải quê hương. 


Giấc mơ Mỹ, quả là vĩ đại, không phải vì sự to lớn của nó, mà vì nó là của riêng con, riêng cho từng người. Và nó sẽ là sự thực, nếu con muốn, không phải là những lời phét lác huênh hoang của một thiên đường dối trá. 


Chúc mừng con, con trai ta ạ! 


Chỉ sáu tháng sau, ta thầm cám ơn trời đất, ông bà khi gặp lại con. Con chững chạc, cao lớn, tự tin như bao thanh niên khác trên đất Mỹ. Con không còn từ chỗ mỗi ngày trở về nhà nhớp nhúa, hôi hám, kiệt sức với khói xe, bụi đường, nước cống ngập đen xì. Con đậu bằng lái xe hơi ở Mỹ, kết quả của một cuộc thi cử công bằng và nghiêm túc. Con có quyền tự hào khi được ngồi sau tay lái, ung dung chen vào đoàn xe xuôi ngược ngày đêm trên hệ thống xa lộ vĩ đại nơi đây. Con đã được một quyền cơ bản, quyền lái xe, một cách danh chính ngôn thuận, mà không phải chạy chọt, dấm dúi như bao người khác ở quê nhà. Ở Mỹ, có bằng lái xe là một sự kiện lớn trong đời đó con! 


Chúc mừng con, con trai ta ạ! 


Các con ta, mỗi ngày cắp sách đến trường, về nhà không kiệt sức, không cùn mằn trong sự học nơi đây. Quyền đi học trong phẩm giá và niềm vui, quyền được hưởng thụ một nền giáo dục chính trực, công bằng, các con đã có! Đó là điều duy nhất, mà ta châm chước cho cái xã hội vừa kỳ quái nhất, vừa tốt đẹp nhất theo kiểu Hoa Kỳ. 


Chúc mừng con, con trai ta ạ! 


Ta biết là ta may mắn khi có những đứa con trai như vậy! 


Chỉ có một điều: con không muốn về Việt Nam nữa! 


Ta hơi chựng lại, nhưng ngẫm nghĩ một hồi, ta chẳng ngạc nhiên. Chỉ mới 6 tháng, ký ức đen của con về trường lớp, kẹt xe, khói bụi, tai nạn... vẫn chưa kịp phai nhạt. Con ghê sợ những điều ấy, cũng như ta, như triệu người Sài gòn khốn khổ khác. Con vẫn chưa quên sự phẫn nộ về một hệ thống giáo dục đầy bất công và tiêu cực. Con vẫn chưa quên những phi vụ tham nhũng bẩn thỉu đầy trên các báo ở nhà. Và bao nhiêu điều tội nghiệp đáng buồn khác, ai mà quên được? 


Nhưng mà con ơi, dù nhếch nhác thảm hại đến vậy, đó vẫn là quê hương con. Nơi đó, có một Sài gòn, mà cha con ta đã từng rong ruổi. Nơi con cất tiếng chào đời, nơi con lẫm chẩm những bước đầu tiên. Nơi con nói những tiếng Việt đầu tiên “từ thuở nằm nôi”. Kể cả những điều nhỏ nhặt nhất, từ quán phở ám khói cha con ta hay ngồi, từ hiệu video con ghé, từ quán café nhìn ra sông lộng gió cha con ta ngồi tán gẫu. Tất cả những điều tưởng như vô nghĩa với cuộc sống hào nhoáng nơi đây, nhưng là ký ức, đó là quê hương máu thịt con ạ! 


Con đã bị nhồi vào đầu những kiến thức sử học nhàm chám, khô khan, đầy máu và căm thù. Con đã học niềm vinh quang dối trá từ nồi da xáo thịt, từ huynh đệ tương tàn. Con đã đọc sách thấy vì nhân danh lý tưởng, niềm tin, người ta đấu tố cha mẹ anh em. Sự hung bạo, được ngụy tín dưới vỏ niềm tin. Sự mù quáng, được đậy điệm bằng lòng kiên định trung thành… 


Con không thể yêu quê cha đất tổ từ những điều giả trá ấy. 


Hãy về đây! Ta sẽ đem con đến Yên Tử, kể cho con nghe chuyện đánh Nguyên Mông, dưới bóng tùng già 700 năm tuổi, phủ bóng lên mộ Trúc Lâm tam tổ. Ta sẽ chỉ cho con bãi cọc của Hưng Đạo Đại vương nơi bến Bạch Đằng, nơi gã lính viễn chinh xâm lược khi nhớ đến phải run sợ đến bạc đầu. Ta sẽ dẫn con đến ngôi từ đường đơn sơ mộc mạc của bà Bùi Thị Xuân, cùng cúi lạy anh linh nữ tướng. Ta sẽ dẫn con đến đèo Ngang lúc “bóng xế tà”, nơi có “cỏ cây chen lá, đá chen hoa”, cho con hiểu sự thanh cao của một tâm hồn Việt. Bên ngọn sóng bạc đầu Chương Dương, ta sẽ chỉ cho con những dấu chân xưa của Yết Kiêu, Dã Tượng, và của muôn vạn dân binh áo vải khác đã ngã xuống cho “đất nước vững thiên thu”. 


Nhớ lại đi con, con trai nhỏ của ta! Con đã đặt chân đến Vạn lý Trường thành, ghê sợ cái nghĩa trang ngập xương máu lớn nhất hành tinh. Con đã thấy một Bắc Kinh hào nhoáng nhưng xấu xí với khói, bụi, ô nhiễm, khạc nhổ, oang oang nơi công cộng. Con đã thấy cảnh bắt người bán hàng rong như súc vật ngay chân Tử Cấm Thành. Con cũng đã thương hại gã Trung Hoa khốn khổ, lắp bắp một thứ tiếng Anh giả cầy khi bị quát tháo nơi sân bay quôc tế. Đất nước chúng ta, vẫn trường tồn dưới ách một gã khổng lồ, nhơ bẩn và man rợ như vậy đó con. Vì sao hôm nay ta không để tóc đuôi sam, con không ê a Hán tự, chúng ta không nhồm nhoàm những món ăn man rợ như óc khỉ, chân gà sống nướng? Vì sao chúng ta không bị đồng hóa theo lũ Thái thú ô hợp kia, nếu không phải vì khí thiêng sông núi, anh linh tiên tổ đang chảy trong con? 


Quê hương con đó! 


Nhiều lắm con, nhiều chỗ để chỉ cho con thấy, dân tộc mình đã oai hùng, kiêu dũng, thanh sạch và khổ đau đến mức nào để có con sinh thành hôm nay. 


Hoặc nếu thì giờ eo hẹp, con hãy về một miền quê cát trắng, nơi ông bà, tổ tiên con yên nghỉ dưới bóng phi lao vi vút. Họ đã sống, đổ mồ hôi trên mảnh đất này, như một người nông dân, lành và lương thiện như đất. Họ về với đất, trong vinh dự âm thầm, không như những ngụy-danh-nhân với lăng tẩm đền đài đồ sộ. 


Quê hương con đó! 


Sài Gòn mà con ca thán, đâu phải thế! Sài Gòn ngày xưa đẹp, thanh bình với “con đường Duy Tân cây dài bóng mát”, với “Trưng Vương khung cửa mùa thu”. Sài Gòn mà con ngưỡng mộ qua những ca khúc vượt thời gian, qua những người Sài Gòn xưa mà con hết lòng khâm phục. Sài Gòn nay, như một cô gái đẹp bị lũ du côn rạch mặt, nham nhở đến tội nghiệp. Hỗn độn, xấu xí, bẩn thỉu, và hỗn hào biết mấy so với Hòn ngọc Viễn đông nền nã năm xưa. 


Quê hương con đó! 


Một ngày kia, con sẽ hiểu: đó là một phần máu thịt trong con. Con sẽ quay về với nó, như con cáo nhớ hang, con chim nhớ tổ. Con sẽ có cảm giác về nhà - coming home- như ta mỗi lần quay lại từ một thế giới đầy ánh sáng, đặt chân xuống Tân Sơn Nhất. Cái cảm giác tìm về tổ đó, nó là bản năng, nó dẫn dắt người Do thái quay về với mảnh đất Sion cằn cỗi, nó là niềm đau đáu của 2 triệu đồng bào con nơi đất khách. Không giải thích được bản năng tìm về cội nguồn đâu, con ạ! Mà cội nguồn con, đâu chỉ là Sài gòn hỗn độn hôm nay. Cội nguồn con đã bắt đầu, khi Lang Liêu mở tấm bánh chưng xanh mộc mạc tạ ơn trời đất. Gốc rễ con, đã phôi thai với mẹ Âu Cơ khi đem con lên rừng xuống biển. 


Về đây con! Về “mặc áo the, đi guốc mộc”, về mà “nghe chuyện tình bằng lời ca dao”, về để nhìn “bóng tre êm ru” lẫn “con diều vật vờ”, để thấy “trong đêm sao mờ lòng ta bâng khuâng theo gió vi vu”... Con đã lớn lên cùng ta, với những ca khúc này mà! 


Ngày con về, chắc tóc ta đã trắng như bạt ngàn lau lách. Nhưng có hề chi, nếu máu ta vẫn chảy trong con lòng thương nhớ cội nguồn không bao giờ có tuổi. 


Nhớ về, nghe con! 


B.S. Lê Đình Phương
(Trích từ tuyển tập "Đời Như Giấc Mộng")
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.