logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/06/2019 lúc 07:52:46(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Scott Busby gặp gỡ các thành viên Hội đồng Liên tôn tại chùa Giác Hoa, Tp. HCM, ngày 13/5/2019. Photo Facebook Hội Bảo vệ Quyền tự do Tôn giáo

Chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhóm tôn giáo mà họ không thừa nhận hoặc có hoạt động chống đối, bản phúc trình về tự do tôn giáo thế giới trong năm qua do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố hôm 21/6 cho biết.
Phúc trình 2018 liệt kê một loạt các vụ việc mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho là bằng chứng cho thấy Việt Nam không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng đối với các nhóm tôn giáo từ Giáo hội Phật giáo Thống nhất, Công giáo, Tin Lành, đến Phật giáo Hòa Hảo ..v..v..
Thứ nhất, trong lĩnh vực đăng ký hoạt động, phúc trình thừa nhận Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng có hiệu lực đầu năm 2018 đã rút ngắn thời gian một nhóm tôn giáo chờ đợi để được công nhận ở cấp độ quốc gia và địa phương từ 23 năm xuống còn 5 năm.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nói Luật này dù cho phép các tổ chức tôn giáo được các hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện, nhân đạo phù hợp với pháp luật nhưng vẫn tạo điều kiện để nhà nước kiểm soát các hoạt động tôn giáo và hạn chế các quyền tự do tôn giáo trên danh nghĩa ‘an ninh quốc gia’ và ‘đoàn kết xã hội’.
Các lãnh đạo tôn giáo, nhất là những giáo phái không có giấy chứng nhận đăng ký hay không được công nhận, tiếp tục bị nhiều hình thức đàn áp, từ tấn công bạo lực, bắt giữ, truy tố, giám sát hạn chế đi lại, tịch thu hay hủy hoại tài sản và nhất là bác bỏ hoặc không phản hồi hồ sơ xin đăng ký hay công nhận, phúc trình cho biết.
Báo cáo dẫn chứng trường hợp sáu tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập ở An Giang bị kết án tù hồi tháng 2 về tội ‘chống đối người thi hành công vụ’ và những vụ sách nhiễu nghiêm trọng đối với các tín đồ Tin lành ở Tây Nguyên, những người H’mong theo đạo Tin Lành ở Tây Bắc và các tín đồ Công giáo ở tỉnh Nghệ An. Giáo dân ở tỉnh miền Trung này, theo phúc trình, bị các thành viên Hội Cờ Đỏ thân chính quyền, quấy rối.
Phúc trình cho biết các giới chức địa phương sử dụng các quy định của nhà nước và địa phương để làm chậm lại, tước đi tính hợp pháp, hay bóp nghẹt các hoạt động tôn giáo của những nhóm nào kháng cự lại sự can thiệp sâu của chính quyền vào việc sắp xếp lãnh đạo, các chương trình tập huấn, các buổi hội họp và các hoạt động khác.
“Chính quyền nói rằng họ tiếp tục giám sát hoạt động của một vài nhóm tôn giáo bởi vì những nhóm này hoạt động chính trị và viện dẫn các điều luật về an ninh quốc gia và đoàn kết trong Hiến pháp và Bộ Luật Hình sự để vô hiệu các điều luật và các quy định về tự do tôn giáo,” phúc trình viết.
Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn chứng các trường hợp chính quyền địa phương ngăn trở các buổi tập hợp của tín đồ và ngăn không cho các nhóm Công giáo và Tin Lành truyền đạo cho các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc.
“Truyền thông nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền đôi khi đánh đồng các giáo phái Công giáo là ‘tổ chức ly khai’ và buộc tội họ về những xáo trộn chính trị, kinh tế và xã hội, nhất là ở những vùng xa xôi nơi có đông đảo người dân tộc thiểu số. Các trang web này liên tục cáo buộc các nhóm tôn giáo này là ‘bình phong’ hay ‘công cụ’ của ‘các thế lực thù địch hoạt động chống lại nhà nước’, ‘phá vỡ tinh thần đoàn kết’, ‘hủy hoại nền văn hóa Việt Nam’ và cảnh báo công chúng đừng để bị ‘lường gạt’.”
Vẫn theo phúc trình, những người tu tập theo Pháp Luân Công, một giáo phái xuất phát từ Trung Quốc, đã bị chính quyền sách nhiễu ở nhiều tỉnh và thành phố trên cả nước. Theo đó, chính quyền yêu cầu họ rời khỏi công viên hoặc những nơi công cộng mà họ tập hợp và họ còn bị người dân xung quanh ném mắm tôm vào người.
Chính quyền Việt Nam cũng bị cáo buộc là không cho tù nhân được quyền thực hành niềm tin tôn giáo của mình, với dẫn chứng là trường hợp trại giam Nam Hà thuộc huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, tiếp tục không cho linh mục vào thăm viếng tù nhân Công giáo Hồ Đức Hòa viện lý do ‘không có cơ sở vật chất phù hợp trong trại giam để thực hiện nghi thức tôn giáo’
Tuy nhiên, phúc trình cũng chỉ ra những diễn biến tích cực như lầu đầu tiên kể từ năm 1998, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đã về cư trú ở một ngôi chùa trực thuộc Giáo hội sau khi Ngài bị đuổi khỏi Thanh minh Thiền viện dưới sức ép của chính quyền. Ngoài ra, chính quyền cũng cho phép Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam sống những ngày cuối đời ở Tổ đình Từ Hiếu để thực hiện ước nguyện ‘lá rụng về cội’ của ông. Những vị khách đến thăm ông, bao gồm các nhà ngoại giao và các quan chức cấp cao, kể cả Đại sứ Mỹ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự Mỹ ở Thành phố Hồ Chí Minh, đều không gặp trở ngại gì.
Trong khi đó, các nhóm Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài có đăng ký và được thừa nhận không gặp những khó khăn như thế, vẫn theo phúc trình. “Truyền thông đưa tin về các nhóm tôn giáo có đăng ký tổ chức những nghi lễ của họ mà không gặp trở ngại gì,” phần trình bày về Việt Nam trong phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2018 của Bộ Ngoại giao Mỹ viết.

Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.