logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/07/2019 lúc 07:59:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh hoạ. Các nhà như làm lễ ở chùa Tam Chúc ở Hà Nam hôm 13/5/2019. AFP

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 4/7 lên tiếng chỉ trích báo cáo về tự do tôn giáo mới đây của Bộ Ngoại giao Mỹ, và nói rằng báo cáo vẫn còn một số đánh giá không khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 21/6 công bố phúc trình hàng năm về tình trạng tự do tôn giáo toàn cầu 2018, trong đó có phần về Việt Nam. Phúc trình chỉ trích chính phủ Việt Nam vẫn tìm cách kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tôn giáo, nhiều nhóm tôn giáo vẫn không được tự do hoạt động.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân”.
Theo bà Hằng, 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, trong đó trên 24,3 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau, chiếm 27% dân số; gần 53 ngàn chức sắc, 134 ngàn chức việc, 28 ngàn cơ sở thờ tự. Bà Hằng cho biết báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ghi nhận những thành tựu và tiến triển của Việt Nam trong công tác đảm bảo và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng.
“Việt Nam sẵn sàng hợp tác và đối thoại với Hoa Kỳ trong vấn đề này để thu hẹp khác biệt, thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, vì lợi ích nhân dân hai nước”, bà Lê Thị Thu Hằng nói với báo giới.
Trước đó, vào ngày 29/4/2019, Uỷ hội Quốc tế Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Thế giới công bố báo cáo tự do tôn giáo, đánh giá Việt Nam vẫn là một nước thiếu tự do tôn giáo và cần phải được đưa trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo CPC. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã từng đưa Việt Nam vào danh sách này trước khi rút Việt Nam khỏi danh sách vào năm 2006.
Theo RFA
phai  
#2 Đã gửi : 07/07/2019 lúc 12:08:25(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bị bách hại, đại diện các tôn giáo từ Việt Nam sang điều trần tại quốc hội Mỹ

UserPostedImage
Tín đồ PGHH Vương Văn Thả bị lôi ra tòa ở An Giang ngày 23 Tháng Giêng, 2018 cùng 3 đồng đạo, bị kết án 12 năm tù vì bị vu cho tội “Tuyên truyền chống nhà nước...” (Hình: FB Lê Văn Sơn)

WASHINGTON 7-7 (NV) – Một số tu sĩ thuộc các tôn giáo khác nhau sẽ cùng đến Quốc hội Mỹ điều trần vào Thứ Năm tới để nói lên sự thật về tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Tổ chức Ủy Ban Cứu Nguy Người Việt Biển (BPSOS), một tổ chức đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam suốt nhiều chục năm qua có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, cho hay “nhiều đại diện của các tôn giáo đang bị bách hại ở Việt Nam” sẽ tham dự buổi họp khoáng đại “Ngày Vận Động Cho Việt Nam” năm nay.

BPSOS cho biết, buổi họp sẽ được tổ chức tại hội trường của Quốc Hội vào Thứ Năm, 11 Tháng Bảy tới đây, bắt đầu lúc 9 giờ 30 sáng. Thành phần phát biểu gồm có:
– Linh mục Lê Quốc Thăng, Tổng Thư Ký Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
– Thượng tọa Thích Vĩnh Phước, Trụ Trì Chùa Phước Bửu, Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam
– Y Phic Hdok, tín đồ Tin Lành Tây Nguyên hiện tị nạn ở Thái Lan
– Mục sư Tin Lành Hmong Vàng Chí Mình, cựu tù nhân tôn giáo với 9 năm tù
– Bà Huỳnh Muôi, quả phụ của tín đồ PGHH Nguyễn Hữu Tấn, người bị cắt cổ trong đồn công an
– Ông Dương Xuân Lương, tín đồ Cao Đài, cựu tù nhân lương tâm
– Trợ Lý Phụ Tá Ngoại Trưởng Scott Busby, Cục Dân Chủ Nhân Quyền Lao Động
– Ủy viên Gayle Manchin, Phó Chủ Tịch Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế
– Thượng Nghị Sĩ John Cornyn (Cộng Hoà, Texas), tác giả dự luật Chế Tài vì Đàn Áp Nhân Quyền ở Việt Nam
– Nhiều vị dân biểu và thượng nghị sĩ Liên Bang
– Đại diện nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế
– Đại diện của các phái đoàn đến từ các tiểu bang Hoa Kỳ và từ Canada
Theo tin của BPSOS, trước đó một ngày, tức ngày 10 Tháng Bảy, các chức sắc tôn giáo và nhân chứng sẽ nhập cùng các phái đoàn đến từ nhiều tiểu bang để tiếp xúc với các dân biểu và thượng nghị sĩ Liên Bang. Trong tuần sau đó, họ sẽ tham dự Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng để Phát Huy Tự Do Tôn Giáo, do Ngoại Trưởng Hoa Kỳ triệu tập. Các sự kiện kể trên sẽ được tường thuật trực tuyến qua nhiều trang mạng xã hội.
Cuộc họp vào tuần tới tại quốc hội Mỹ diễn ra ba tuần lễ sau khi Bộ Ngoại Giáo Mỹ nói đàn áp tôn giáo vẫn tiếp diễn tại Việt Nam trong bản tường trình công bố ngày 21 Tháng Sáu, 2019 vừa qua.
Tuy bản hiến pháp của CSVN công nhận mọi người dân đều có quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, nhưng “luật lệ lại cho phép nhà cầm quyền kiểm soát đáng kể quyền hành đạo và gồm cả những điều khoản mơ hồ cho phép giới hạn quyền tự do tôn giáo lấy cớ vì lợi ích nhà nước về an ninh quốc gia và an toàn xã hội”.
Bản phúc trình thường niên tình hình tự do tôn giáo thế giới, phần riêng về Việt Nam dài gần 9,000 từ, mở đầu như thế trước khi đi sâu vào chi tiết. Tương tự như những năm trước, bản phúc trình năm nay cũng đưa ra các dẫn chứng cụ thể để chứng minh chế độ Hà Nội nói một đàng làm một nẻo.
Bản tường trình Bộ Ngoại Ngoại Mỹ ghi nhận với dân số ước lượng khoảng 97 triệu người, Ban Tôn Giáo Chính phủ (trực thuộc Bộ nội Vụ CSVN, thực chất được lập ra để kiểm soát các hoạt động tôn giáo) đưa ra thống kê nói chỉ có 26.4% dân chúng là tín đồ các tôn giáo. Trong đó 14.91 là tín đồ Phật Giáo, 7.35% là tín đồ Thiên Chúa Giáo, 1.09% tín đồ Tin Lành, 1.16% là tín đồ Cao Đài và 1.47% là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Bên cạnh đó còn có nhiều nhóm, tổ chức tôn giáo với số người tham gia hành đạo rất thấp.
Phản ứng giống như những năm trước, chế độ Hà Nội cho phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN kêu là “không khách quan” dù Bộ Ngoại Giao Mỹ dẫn chứng cụ thể.

Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.