logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/07/2019 lúc 09:21:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,697

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hơn một tháng qua các cuộc biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ đã khiến nhiều người quan sát có thêm thông tin về hệ thống “một quốc gia - hai chế độ” hiện đang được Trung Quốc sử dụng để quản lý đặc khu Hong Kong. Người xem cũng thấy được nỗ lực tranh đấu để Hương Cảng không lệ thuộc vào Trung Hoa đại lục sau năm 2047. Và nhìn lại Việt Nam, chúng ta đã chuẩn bị và làm gì gì cho giấc mơ tự do của mình?

Người Hong Kong không nản lòng!

UserPostedImage

Bắt đầu từ con số vài ngàn người đến con số 2 triệu người xuống đường, trong hơn 10 năm qua, những nhà tranh đấu ở Hong Kong vẫn đi tìm giải pháp cho bài toán làm sao để người ta bước ra khỏi sự thờ ơ, sự vô cảm và cả sự sợ hãi để cất lên tiếng nói của mình.


Từ những cuộc tuần hành nhân ngày kỷ niệm Hong Kong được trao trả về Trung Quốc 1/7 hàng năm, đến Phong trào Dù vàng (2014) và mới nhất là các đợt biểu tình chống Dự luật Dẫn độ (2019), thông điệp xuyên suốt là “không lệ thuộc” và “nhân quyền”. Đã có lúc người quan sát thấy mất hy vọng khi phong trào chiếm đóng trụ sở đặc khu hành chính kéo dài mấy tháng phải dừng lại. Nhưng với cam kết “We’ll be back” - “Chúng tôi sẽ trở lại”, người Hong Kong đã không từ bỏ ước mơ của mình.


Họ không ngừng học hỏi, làm việc cùng nhau (team work) để nghiên cứu chiến lược, và cùng vận dụng thành công tất cả các phương thức đấu tranh bất bạo động cho mục tiêu ngày càng có thêm người đồng hành xuống đường. 


Từ những học sinh, sinh viên phản kháng, đến các giới công chức luật sư, bác sĩ, đủ mọi thành phần trong xã hội. Từ những ông bố, bà mẹ chỉ biết lo lắng, chuẩn bị cho tương lai yên ấm của con cái đến hình ảnh những bậc phụ huynh giận dữ sẵn sàng sát cánh cùng con em mình vì giới trẻ đã dám đương đầu, đã dũng cảm “không bỏ rơi đồng đội”. Từ những cuộc tuần hành đơn điệu hàng năm đến chiến thuật gây quỹ để đăng tải thông điệp kêu gọi thế giới quan tâm đến Hong Kong trên các thời báo lớn, chiến thuật rút tiền ra khỏi nhà băng, đến việc biểu tình ở những khu vực có khách du lịch đế phơi bày sự thật mà chính quyền Bắc Kinh muốn giấu nhẹm bằng cách kiểm soát thông tin tại đại lục. Bằng nhiều phương thức, bằng nhiều nỗ lực, người Hong Kong chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ tự do của mình.


Cho dù những yêu sách đưa ra chưa được chính quyền đặc khu đáp ứng, Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga vẫn đang sử dụng hình thức câu giờ với tuyên bố "dự luật dẫn độ đã chết", nhưng cuối cùng, người Hong Kong đã chứng minh cho bộ máy lãnh đạo Bắc Kinh thấy sức mạnh của quần chúng (people power).


Tương lai Hong Kong sau năm 2047, giờ không còn là trăn trở của một nhóm người, hay của giới trẻ nữa, nó đã trở thành mối bận tâm chung của toàn xã hội. 

Việt Nam thì sao?


UserPostedImage

Khởi đi từ những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trên khắp mọi miền đất nước, và làn sóng đàn áp sau đó khiến nhiều người ngại ngần. Những thử nghiệm bước đầu về “Quyền Được Biết” khỏi đi tù chiến dịch “Chúng Tôi Muốn Biết” (2013) về tương lai Việt Nam sau năm 2020 đã khiến nhiều người quan tâm hơn đến hiện tình đất nước. 


Nhưng chưa đủ!


Bởi với tình hình thực tế, Dự luật đặc khu - đường sắt cao tốc Bắc Nam - tình trạng mở cửa giao thương du lịch tự do đang cho người ta thấy những câu hỏi đặt ra về hiệp ước Hội nghị Thành Đô, về sự lệ thuộc vào Trung Quốc trong tương lai là có thật. Và chúng ta chuẩn bị gì cho tương lại Việt Nam vào năm 2020?


Rất khó để so sánh giữa Hong Kong và Việt Nam bởi nền tảng xã hội khác biệt. 


Nếu người Hong Kong ít nhiều được thừa hưởng tư tưởng dân chủ, tự do từ nước Anh thì Việt Nam lại chỉ mới ở những bước đầu khao khát khi Internet xuất hiện. Môi trường giáo dục khác nhau cũng là lý do tạo ra những con người khác biệt. Tuy nhiên, xét về kỹ năng làm việc nhóm, phân cấp vai trò và lập mục tiêu chiến lược là những cơ sở căn bản để tạo ra phong trào thì không nơi nào khác nơi nào, quan trọng là chúng ta có dám thay đổi suy nghĩ của chính mình, thay đổi góc nhìn của bản thân để lựa chọn cách hành động không đi vào lối mòn hay không?


Hong Kong năm 2047 hay Việt Nam năm 2020 nhìn chung đều sẽ là tương lai nô lệ phụ thuộc vào Bắc Kinh nếu chấm dứt mọi nỗ lực tranh đấu. Người trẻ Hong Kong đã đưa ra những lựa chọn cho riêng mình. Còn Việt Nam thì sao?


10.07.2019
Mẹ Nấm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.