Waiting in position Phi thuyền Véga trước giờ phóng vệ tinh quan sát Sentinel 2A của Cơ quan Không gian châu Âu ngày 11/07/2019 tại Kourou, Guyane. esa
Giới khoa học không gian tin dị đoan còn hơn tài xế xe đò. Le Monde phân tích nghiêm túc.
Không phải vô cớ mà nhật báo độc lập của Pháp khẳng định trong tiểu tựa : Công nghệ không gian rất tin dị đoan. Từ Hoa Kỳ cho đến Nga, từ Châu Âu cho đến Ấn Độ, mỗi cơ quan có một thói quen hay bùa chú để tranh vận xui.
Thật vậy, một phóng viên của Le Monde có mặt tại trung tâm không gian châu Âu Kourou hai lần thì cả hai lần phi thuyền đưa vệ tinh lên quỹ đạo đều có vấn đề : Vệ tinh đi trật quỹ đạo dự kiến.
Từ đó, nhà báo này, bị gọi là « mèo đen » không được trung tâm không gian châu Âu cho phép tới thăm. Jean Jacques Dordain, một cựu tổng giám đốc cơ quan ESA giải thích : dàn phóng là một cỗ máy do con người chế tạo nhưng từ thành công đến thất bại, khoảng cách rất nhỏ.
Để tránh xui xẻo, ngày phóng phi thuyền, một kỹ sư Pháp luôn mặc lại chiếc áo thun cũ. Một người khác mặc lại chiếc quần Jean rách nát.
Một công ty khách hàng Mỹ, một ngày trước khi phóng phi thuyền ở Kourou, yêu cầu chôn một con dao rừng dùng chẻ dừa khô, dưới bãi cát.
Ở Nga, không bao giờ phóng phi thuyền vào ngày 24/10, ngày này từng xảy ra hai vụ nổ khủng khiếp ở Baikonour… Ấn Độ thì né số 13. Còn NASA của Mỹ cũng không thích số 13 nhưng theo thống kê, tất cả các vụ phóng có số 13 đều thành công. Vụ phi tuyền Apolo-13 bị nạn, tuy xui, nhưng cuối cùng, phi hành đoàn vẫn về an toàn.
Le Monde kết luận một cách trả thù : Hôm qua, phi thuyền Vaga 15 bị trục trặc ở Guyane đó là do đâu ? Phóng viên « mèo đen » của Le Monde đâu có mặt.
Theo RFI