logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 13/07/2019 lúc 10:24:59(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Anh đã từng đi khắp bốn phương,
Tháng Ba, anh có thấy trên đường
Những hoa gạo đỏ tươi như máu
Nhầu nát như người lính tử thương ?
Anh ạ, tôi buồn khôn xiết nói
Cánh Tình đã rụng tự đêm qua.
Một khi Tình rụng như Hoa rụng,
Máu đỏ lìa Tim, dạ xót xa.

Thơ Nguyễn Bính

Tháng Bẩy 2017 ở Virginia, trời nắng nóng không khác mấy trời nắng nóng Tháng Bẩy ở Sài Gòn.
Căn phòng tôi có cửa sổ mở ra hướng Đông Nam. Tôi thường dậy lúc 5 giò sáng. Pha ly cà phê tôi mang ra ngồi trước cửa sổ, nhâm nhi – cà phê không có thuốc điếu cùng đi – tôi bỏ thuốc điếu từ năm 1992, hai năm sau ngày tôi đi tù lần thứ hai, ngày tôi lần thứ hai từ nhà tù Việt Cộng trở về mái nhà xưa và vòng tay của người vợ hiền – Nhìn qua cửa sổ ra rừng phong, sáng vào khoảng 6 giờ, tôi thường thấy hai con sóc chuyền cành trên hàng cây. Loài sóc chuyên đi trên cây. Sóc không ăn sâu bọ, sóc ăn trái cây. Những vòm cây trước phòng tôi không cây nào có trái, tôi không biết những con sóc tôi thấy đó ăn gì để sống.
Tôi không nhớ có lần nào tôi nhìn thấy sóc ở quê hương tôi không; tôi không biết nước Việt Nam của tôi có loài sóc hay không.
Sáng nay – buổi sáng ngày 12 Tháng Bẩy 2017 – TiVi nhắc lại ngày này Tháng Bẩy năm 2002 anh Mỹ Đen John Allen Muhamad dùng súng bắn chết một người đàn bà ở parking – nơi đậu xe của Nhà Home Depot – Trước khi bắn người đàn bà này, Muhamad đã bắn chết mấy người.
Tên sát nhân bắn người vì thích giết người. Y giết người mà không có lý do. Nhà Home Depot này ở trong vùng nhà tôi, từ nhà tôi đến Nhà Home Depot này chỉ mất 3 phút chạy xe. Tôi từng đến đứng ở parking Home Depot, tưởng tượng cảnh Muhamad bắn người, hắn đứng chỗ nào, nạn nhân đứng chỗ nào.
Ngày 12 Tháng 7, 2002, Ngày 12 Tháng 7, 2017…

Dòng Thời Gian dài một ánh bay..
Những ngày như lá, tháng như mây…
Tháng Bẩy 1954.. Xe ô tô tư nhân từ thành phố Sài Gòn ra thị trấn Vũng Tầu chỉ đi và về được trong hai ngày trong tuần: ngày thứ bẩy và ngày chủ nhật. Trong hai ngày ấy xe ô tô tư nhân, xe car chở khách, phải tụ lại lúc 6 giờ sáng ở Thủ Đức, chờ xe của Lực Lượng Bình Xuyên dẫn đường ra Ô Cấp. Năm xưa ấy dân Sài Gòn quen gọi thị trấn biển ấy là Cấp, theo tên tiếng Pháp Cap Saint Jacque. Xe tư nhân từ Cấp về Sài Gòn cũng phải có xe Bình Xuyên mở đường và dẫn đường. Lực Lượng Bình Xuyên bảo đảm an ninh trên con đường ấy.
Chiến tranh chưa ngừng, chưa có Hiệp Định Geneve, đất nước ta chưa bị cắt đôi. Thị trường tiểu thuyết Sài Gòn năm xưa ấy có loại tiểu thuyết in từng tập, mỗi tập là một tờ giấy báo gấp lại thành 16 trang, giá bán 2 đồng. Loại truyện này bị gọi là tiểu thuyết ba xu, nhưng có nhiều người mua đọc. Truyện ba xu bán chạy nhất là truyện Bàn Tay Máu của Phi Long.
Phi Long là một bút hiệu của anh Ngọc Sơn, một chuyên viên Truyện Phơi-Ơ-Tông của nhật báo Tiếng Chuông. Tôi thấy anh Ngọc Sơn đúng là nhà văn Phơi-Ơ-Tông chân chính. Với bút hiệu Ngọc Sơn anh từng viết những truyện phơi-ơ-tông nổi tiếng trên nhật báo Tiếng Chuông: Hồng và Cúc, Sau Dẫy Nhà Lầu..v..v.. Năm 1963 anh Ngọc Sơn giải nghệ. Từ đó anh không viết phơi-ơ- tông nữa.
Năm nay – 2017 – tôi không biết anh Ngọc Sơn còn sống ở Sài Gòn hay không. Anh hơn tôi khoảng năm, sáu tuổi.
Đó là chuyện những năm 1952, 1953. Tiểu thuyết từng tập phát triển quá mạnh. Nó lấn át các nhật báo, tuần báo. Nó làm cho các báo không bán được. Nhiều vị chủ nhật báo kêu ca. Năm 1954 Nha Thông Tin Nam Phần cấm xuất bản loại tiểu thuyết Ba Xu này.
Năm 1953 tôi viết hai truyện tiểu thuyết Ba Xu. Mỗi tập 16 trang tôi được ông chủ Nhà In Ban Mai trả 300 đồng. Như vậy mỗi tháng tôi có 1200 đồng.
Tháng Bẩy 1954 Alice và tôi sống ở Cấp. Buổi sáng chúng tôi ăn sáng ở Chợ Vũng Tầu. Tôi đến sạp báo, trên tờ Tiếng Chuông tôi thấy hàng chữ bản tin chạy 8 cột:
Chiến Tranh Đông Dương chấm dứt.
Nước Việt Nam chia đôi!

Từ buổi sáng đó đến buổi sáng hôm nay, 62 năm…
Tôi thích sống ở biển. Những năm 1970 tôi có ý định ra sống luôn ở Vũng Tầu, trong một căn nhà ven biển. Từ nhà tôi đi qua đường là xuống biển. Trong căn nhà đó tôi sống và viết. Tôi gửi bài viết về những tòa báo ở Sai Gòn bằng Bưu Cục. Khoảng nửa tháng tôi về Sài Gòn một lần. Tôi về lấy tiền ở những nhà báo, nhà xuất bản. Tôi chỉ cần mua thuốc điếu Mỹ – Lucky, Pall Mall – mang ra Vũng Tầu.
Tội nói :
– Chúng mình yêu nhau đã sáu mươi năm!
Alice nói;
– Sáu mươi hai năm.
Một buổi sáng Tháng Bẩy Sáu Mươi Hai Năm Xưa, chúng tôi ngồi bên nhau trong vườn nhãn một căn nhà trong thị xã Vũng Tầu. Nàng 22 tuổi, tôi 24. Nàng trẻ, Nàng đẹp. Nàng như bông hoa chớm nở. Nay Nàng là bà già Tám Mươi..
Tôi không thể diễn tả Nàng bây giờ, khi Nàng tám mươi tuổi.
Ngày xưa Nàng nói:
– Em thích nhất là khi em vào chỗ nào có mấy bà, mấy cô. Một bà giới thiệu “Đây là chị Hoàng Hải Thủy,” Em thấy mắt các bà, các cô ấy sáng lên.
Mùa thu mây trắng xây thành
Tình Em mầu ấy có xanh da trời?
Hoa lòng Em có về tươi?
Môi Em có thắm suốt đời vì Anh?
Yêu nhau ngày tháng qua nhanh
Sáu mươi năm lẻ chúng mình yêu nhau.
Từ xanh đến bạc mái đầu
Tình Ta nước biển một mầu như xưa.
Yêu bao giờ, đến bao giờ?
Thời Gian nào rộng cho vừa Tình Ta?
Lòng Em hoa vẫn tươi hoa.
Môi Em thắm đến Em già chưa phai.
Yêu kiếp này, hẹn kiếp mai.
Ngàn năm yêu mãi, yêu hoài Em yêu!
Sau hai lần ngã phải vào bệnh viện, Nàng đi lại khó khăn. Lần ngã nặng thứ hai cách hôm nay 5 năm. Bị ngã quá nặng, khi nằm trong ICU – Intensive Care Unit – Phòng Cấp Cứu – Nàng nói;
– Xin Chúa tha tội cho Em.
Tôi nói;
– Em có tội gì? Mà em có tội gì, Chúa cũng tha cho Em rồi.
Bên giường nàng, tôi xin Đức Bà Maria:
– Xin Bà cho vợ con sống với con 5 năm nữa.
Tới hôm nay – một ngày Tháng Bẩy 2017 – vợ tôi đã sống với tôi 7 năm
Kính mừng Maria đầy ân phúc.
Đức Chúa Trời ở cùng bà.
Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ. Và Jesus, con của bà, đầy phúc lạ.
Bà Thánh Maria, xin Bà cầu cho chúng tôi, khi nay và trong giờ lâm tử.
Tháng Bẩy 1954 tôi đang viết truyện Tình trong Hang Máu, tiểu thuyết Ba Xu, xuất bản từng tập 16 trang,
Ra Cấp, ngoài những giờ ở bãi biển, tôi ngồi nhà viết Tình trong Hang Máu
Alice ngồi bên tôi, tôi viết xong trang nào, Nàng đọc trang ấy.
Khi ấy chúng tôi tình trong như đã..Như trong tấm ảnh chúng tôi ghi ở Long Hải năm ấy, chúng tôi đứng bên nhau nhưng không nắm tay nhau. Chúng tôi chưa nói những tiếng;
– Anh yêu Em.
– Em yêu Anh.
Ảnh này đến với chúng tôi từ 60 năm trước. Dưới ảnh là xác khô của hai cánh hoa Orchid, thường được dân Sài Gòn gọi là hoa Forget Me Not
Thời gian qua mau… Những ngày như lá, tháng như mây..
Tháng Bẩy 2017, chúng tôi nói với nhau:
– Tại sao Em yêu Anh?
– Tháng Bẩy năm 1954, trong vườn nhãn ở Cấp, Em thấy mắt Anh nhìn Em, Em nghĩ:
“Làm vợ người này, mình sẽ được yêu thương nhiều lắm.”
Từ Sài Gòn, Văn Quang viết cho tôi:
“Cuộc Tình của vợ chồng mày cho thấy ở đời này có những người yêu nhau từ trẻ đến già.”
Đêm xuống trong bệnh viện, Nàng nói nhỏ, như tiếng thì thầm:
– Ở lại với Em. Đừng về.
Đêm khuya, Nàng khó thở, tiếng Nàng thở hít khò khè, tôi báo với cô y tá trực đêm. Cô mang dàn máy dưỡng khí vào cho Nàng thở.
Là người tỵ nạn chính trị, chúng tôi được hưởng những benefits như những sĩ quan: chúng tôi có Medicaid, Medicare, Foodstamp, đi khám bệnh, đau nằm bệnh viện không phải trả tiền.
Đặc biệt trong Sở Xã Hội Quận Fairfax, nơi vợ chồng tôi sống, có vị nhân viên người Việt có sáng kiến cung cấp những bữa cơm Việt Nam cho chúng tôi. Sở nhờ Nhà Hàng Hương Bình ở Trung Tâm Eden làm công việc này. Có những vị tự nguyên đến Nhà Hàng mỗi ngày lấy cơm đưa đến tận phòng cho chúng tôi. Những phần cơm canh đựng trong những hộp mob. Mỗi phần ăn chúng tôi phải trả 1 đồng. Như vậy tiền cơm của chúng tôi mỗi tháng là 80 đồng. Mỗi người 40 đồng.
Dường như trên khắp nước Kỳ Hoa không thành phố nào có việc Sở Xã Hôi cho nhân viên đem phần cơm đến tận nhà cho những người già như chúng tôi.
Tôi cám ơn các vị thiện nguyện.
Biết chuyện Cơm Canh của chúng tôi, Thanh Thương Hoàng, ở San Jose, nói:
– Ở đây tao cũng có cơm xã hội, mỗi bữa 3 đồng. nhưng tao phải đến ăn ở tiệm ăn Việt Nam, chúng mày sướng quá.
Anh đã từng đi khắp bốn phương,
Tháng Ba, anh có thấy trên đường
Những hoa gạo đỏ tươi như máu
Nhầu nát như người lính tử thương ?
Anh ạ, tôi buồn khôn xiết nói
Cánh Tình đã rụng tự đêm qua.
Một khi Tình rụng như Hoa rụng,
Máu đỏ lìa Tim, dạ xót sa.
Hoàng Cầm, Bên Kia Sông Đuống
Em ơi! Buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu?
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu, về đâu?
Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu toả nắng
Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen
Bãi Trầm Chỉ người giăng tơ nghẽn lối
Những nàng dệt sợi
Đi bán lụa mầu
Những người thợ nhuộm
Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Bây giờ đi đâu, về đâu?
Bao giờ về bên kia sông Đuống
Anh lại tìm em
Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trẩy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.
Tôi không biết miền Trung, miền Nam Việt Nam có cây hoa gạo hay không. Cây hoa gạo ở miền Bắc thường có ở những bờ đê. Giống cây này ít lá, nên không bị gió cuốn, rễ cây lớn nên dù bão thổi cũng không bật rể, không đổ cây, cây bảo vệ đê tốt nhất.
Tôi thấy cây hoa gạo ở trên đê sông Đuống quê tôi. Bài Thơ Hoa Gạo của Nguyễn Bính tả loài hoa này thật tuyệt. Loài hoa này không liên can gì đến gạo, tại sao nó có tên là hoa Gạo? Hoa cánh đỏ, có những sợi tơ trắng. Tơ hoa gạo thường bay theo gió.
Một buổi tối mùa thu năm 1947 tôi đi trên đê sông Đuống. Trời sáng trăng. Từ trên đê tôi đi xuống cánh đồng để về làng tôi. Tất cả đất trời lúc ấy chỉ có mình tôi.
Và vầng trăng vàng.
Tối mùa thu ấy tôi 14 tuổi. Trên đường qua cánh đồng lá ngô reo sào sạc, tôi nghĩ:
– Ngày nào ta ba mươi tuổi, ta sẽ trở về đây, ta sẽ đi một mình qua cánh đồng này như tối hôm nay ta đi. Ta sẽ nhớ lại buổi tối hôm nay ta đi như thế này.
Tối ấy khi tôi về đến nhà tôi, thầy mẹ tôi và các em tôi còn thức. Sáng trăng chiếu trải trên thềm nhà. Có rổ khoai lang vừa luộc xong.
Mùa thu 1948 tôi là nhân viên Ban Tình Báo Đặc Biệt Gia Lâm, tôi được lên Thái Nguyên dự Khóa Huấn Luyện. Thái Nguyên là địa đầu của Việt Bắc. Học viên từ nhiếu Liên Khu về học. Vì giữ bí mật nên các học viên không được dùng tên thật, dù là bí danh. Vào trường, chúng tôi xếp hàng. Tôi ít tuổi nhât, thấp nhất, đứng đầu hàng. Điểm số, tôi Số Một. Tôi có tên là chú Một. Mấy chị đứng sau tôi là chị Hai, chị Ba v..v…
Một lần chúng tôi được về thực tập ở thị xã Thái Nguyên. Phi cơ Pháp bay đến. Báo động. Mọi người từ trong thị xã kéo lên sườn núi. Trong rừng thông tôi thấy một gia đình tản cư. Ông bố, bà mẹ như bố mẹ tôi, con ông bà mấy người như anh em tôi. Nhìn họ tôi nhớ bố mẹ tôi, tôi nhớ các em tôi quá.
Buổi chiều, tôi ngồi trên thềm nhà, một chị cũng về học như tôi, hỏi tôi:
– Sao chú buồn thế?
Chiều hôm ấy tôi nhớ thầy mẹ tôi, nhớ các em tôi, mà tôi không biết.
Năm 1947 anh Dũng, Ủy Viên Thanh Niên Gia Lâm, tổ chức ban kịch tuyên truyền lưu động đi diễn ở những đình làng trong phủ. Ban Kịch có 5 diễn viên, trong số có Xuân Cang, và tôi. Chúng tôi cùng ở vào số tuổi 14, 15. Xuân Cang nay là nhân viên Tòa Soạn báo Người Lao Động ở Hà Nội.
Một tối anh Dũng đưa anh em tôi đến thăm mấy anh Vệ Quốc Quân.
Sáng trăng. Chúng tôi ngồi ngoài sân nhà. Giữa chúng tôi là rổ khoai lang luộc. Anh Đội Trưởng nói với chúng tôi:
– Các anh chiến đấu dành độc lập. Nhưng các anh sẽ không hưởng hạnh phúc được sống độc lập. Các em sẽ hưởng.
Đó là đêm sáng trăng năm 1947 ở Gia Lâm, Bắc Ninh.
Đêm sáng trăng năm 1948 ở một làng ven thị xã Thái Nguyên, giữa chúng tôi có một rổ sắn luộc, anh thanh niên nhìn tôi:
– Anh thương em. Anh đi kháng chiến là nhiệm vụ của các anh. Còn em, em và những em cùng tuổi với em, các em đang tuổi đi học. Lẽ ra các em phải được sống yên bình, trong tình yêu thương của bố mẹ. Nhưng các em cũng đi chiến đấu như các anh.
Bẩy mươi mùa thu lá bay qua đời tôi. Nhanh thật là nhanh.
Vẫn biết Thời Gian qua nhanh, chỉ không ngờ nó qua nhanh đến thế.
Mới ngày nào, như mới hôm qua, tôi là chú thiếu niên 14 tuổi…
Hôm nay tôi 84.
Tôi không một lần trở về cánh đồng trăng thu năm xưa.
Nhưng chú thiếu niên 14 tuổi năm xưa sống mãi trong tôi. Chú không già đi, với tôi chú mãi mãi 14 tuổi.
Tôi vừa nhìn thấy chú đi qua cánh đống lá ngô reo sào sạc trong buổi tối mùa thu trăng vàng..
Chàng ơi, đừng hỏi tại sao
Những nàng môi thắm, má đào nay đâu?
Tại sao khúc nhạc này sầu?
Sao không thắm lại mái đầu như tơ?
Tuyết trắng ngày xưa…
Tình Yêu, Tuổi Trẻ, bây giờ ở đâu?

Hoàng Hải Thủy
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.170 giây.