logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/07/2019 lúc 11:36:58(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhà tôi không có tự điển Hán-Việt nên tôi không tra cứu được ngữ nghĩa nguyên thủy của hai chữ “kỳ thị” (tiếng Anh là discrimination) nhưng nôm na thì tôi hiểu rằng mọi người thường dùng hai chữ này để nói về tâm lý ác cảm, ghét đào đất đổ đi, không ưa ra mặt một người hay một nhóm người nào đó dù chưa từng quen biết. Sau này, báo chí thường dùng nhóm chữ “phân biệt đối xử” để mô tả sự đãi ngộ không cùng một cách (thường là xấu hơn) đối với người hay những người mình ưa/không ưa vì nhiều lý do như giới tính, tôn giáo, chính trị, chủng tộc…
Báo Người Việt Thứ Bảy, 13 Tháng Bảy, 2019, có đăng bài “Nếu bị kỳ thị, nên làm gì?” của bình luận gia Ngô Nhân Dụng nhân tin tức được phổ biến vài ngày qua trên truyền thông, về các trường hợp xảy ra mang tính cách kỳ thị thấy rõ. Tôi đọc và cảm thấy buồn vì không phải ngẫu nhiên mà cả ba vụ xảy ra ở siêu thị (Arlington/Pensylvania), ở tiệm ăn (Eustis/Florida) và ở khách sạn (Austin/Texas) được báo chí tường thuật đều do các bà da trắng gây ra. Tôi viết “không phải ngẫu nhiên” vì tôi nghĩ sở dĩ có sự lập lại ở nhiều nơi như vậy có lẽ bởi các bà có hành vi kỳ thị nhiều hơn các ông nên dễ lọt vào ống kính của nhân chứng chăng?

Tôi khôn lớn thời đất nước có chiến tranh, bị cả Pháp, Nhật và Tàu xâm chiếm, bố tôi sợ anh em tôi lêu lổng vì trường học không có hoặc không an ninh nên mời thầy đồ về nhà dạy chúng tôi học chữ nho. Chẳng biết thầy dạy những sách gì, tôi chỉ nhớ hai cuốn vỡ lòng là Tam Tự Kinh và Minh Tâm Bửu Giám. Ngoài những chữ học bằng thơ lục bát do thầy tôi phiên âm, thiên trời, địa đất, vân mây, điện chớp, lôi sấm, trú ngày, dạ đêm, thời giờ, quốc nước, gia thêm… trí nhớ tôi ghi đậm câu “Phụ nhi nan hóa” mà thầy tôi gõ vào đầu tôi và dịch nôm cho tôi học thuộc lòng, nghĩa là “Đàn bà con gái khó dạy” (cho khôn ra) lắm! Câu phán này ám ảnh tôi cho tới tận bây giờ, có lẽ đến hết đời luôn.
Tôi không oán mà biết ơn thầy vì nhờ thế, tôi đâm ra chịu học, ham học, học bất cứ cơ hội nào để bớt ngu. Trường hợp các bà da trắng bỉ thử những người các bà xếp hạng dưới mình (mà cho dù dưới mình thì họ cũng là con người như mình vậy) khiến tôi ngậm ngùi nhớ lại lời giáo huấn năm xưa của thầy cũ. Bây giờ ngẫm kỹ, câu dạy của thầy thời xa xôi ấy cũng mang nặng tính kỳ thị về mặt giới tính của cả một xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng Nho học, trong đó, nữ giới bị coi rẻ vì thành kiến trọng nam, khinh nữ. Thế nhưng không một ai đã phản đối cho dù lịch sử nước tôi từng có bà Trưng, bà Triệu, bà Bùi Thị Xuân, bà Sương Nguyệt Ánh, cô Giang, cô Bắc và nhiều anh thư liệt nữ tên tuổi lưu danh thiên cổ.
Hẳn nhiên trên đây là những viên ngọc quý hiếm hoi của nữ giới. Thành phần đại chúng còn lại quen với nhẫn nhịn, chịu đựng, nên ít phản kháng để có thể sống hòa bình và thi hành trọn vẹn chức năng phụ nữ trời sinh của mỗi người trong vị thế của họ. Trong bối cảnh đáng tiếc ấy, nhiều thế hệ phụ nữ khuất phục phong tục, tập quán, phải dùng hết thời giờ, khả năng để quán xuyến công việc/trách nhiệm tề gia trước mắt cùng ổn định nề nếp gia đình, đâu còn sức lực và ý chí tiến thủ?
Tình trạng này di hại lâu dài về sau khi phụ nữ quen với việc chấp nhận giam mình trong những cái khung chật chội, sợ thay đổi, sợ những cái mới, không muốn vượt qua thói tục để bị cộng đồng chê bai, từ khước. Tôi thực sự băn khoăn, không biết từ trong bản chất, đàn bà chúng tôi… không qua ngọn cỏ (như tục ngữ rêu rao) nên chúng tôi khó dạy cho khôn ra hay vì bị đánh phủ đầu bằng định kiến nặng nề nhường ấy mà chúng tôi mất hết tự tin, co cụm, không… chịu tiến bộ, tựa như câu hỏi cái trứng/con vịt, cái nào có trước đưa đến cái kia?
Mà đâu chỉ phụ nữ ở một tiểu quốc phương Đông, nghèo, chậm phát triển như Việt Nam mới bị coi là khó dạy? Phụ nữ một đại cường quốc như Hoa Kỳ, vẫn nhận được lời phê phán như sau: “Kỳ lạ, đến năm 2019 này mà vẫn còn những người suy nghĩ (kỳ thị) như thế!” Câu nói này của anh Craig Brooks, 26 tuổi, tiếp viên khách sạn Holiday Inn Express, thành phố Austin, Texas, nhận định về phong thái cư xử của bà khách da trắng gọi điện thoại tới đặt phòng. Anh tiếp đãi lịch sự, tự nghĩ không có gì sai sót. Bà khách hẹn tới trong vòng mười phút.
Tai nạn xảy ra là trước khi cắt điện thoại, bà vọt miệng chửi đổng mấy tiếng: “F…king negro!” nghe được ở đầu dây bên kia. Có lẽ âm hưởng tiếng nói của anh Brooks khiến bà đoán được gốc gác Phi Châu của anh và đùng đùng nổi giận. Về việc này, bình luận gia Ngô Nhân Dụng đã giải thích đứng đắn trong bài báo ông viết, “negro là cách gọi những nô lệ da đen đời xưa, ngày nay người có học không ai dùng nữa.” Vậy mà vẫn có bà phá rào. Nước Mỹ nay rất hiếm người mù chữ. Bà khách kia chắc hẳn có đi học, học cao nữa không chừng, chỉ là “khó dạy” như thầy tôi từng gõ đầu tôi và cảnh báo ngay từ lúc tôi còn bé, ê a chữ nghĩa thánh hiền.
Khi bà khách tới nơi theo hẹn, nghe anh Brooks từ chối cho bà mướn phòng vì khách sạn dành quyền không đón nhận những khách hàng kỳ thị, bà ngỏ lời xin lỗi, cho biết gia đình bà hiện đang thuê phòng tề tựu ở đây, chờ làm tang lễ cho mẹ. Một lần nữa, anh Brooks (không thuộc nền văn hóa nghĩa tử là nghĩa tận của người Việt Nam nên không xuề xòa xí xóa) tuy cương quyết áp dụng chính sách của khách sạn nơi anh làm việc song vẫn có đủ lịch sự giới thiệu bà đến khách sạn Best Western bên cạnh. Thái độ hòa nhã và cầu cạnh bất ngờ của bà khách da trắng khiến tôi ngờ rằng không phải vì cần ở chung một nơi với thân nhân trong lễ tang mẫu thân mà bà xuống nước mà chỉ vì hai chữ khiếm nhã tai hại kia đã khắc sâu vào tâm thức bà rồi buột niệng tuôn ra như một phản xạ trật đường rầy.
Các bà Mỹ quen với Tu Chính Án Số Một hỗ trợ quyền tự do ăn nói nên mạnh dạn to tiếng khi cần. Trái lại, phụ nữ Việt Nam chúng tôi vì dè dặt, vì sợ hãi, vì sợ đấu tranh nên thường ngậm bồ hòn làm ngọt, nuốt hết mọi điều bất như ý vào lòng và đau khổ âm thầm. Xét về nguyên nhân xa, có lẽ lối sống thụ động này bắt nguồn từ thời người nước ngoài đến Việt Nam bằng đường biển, cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16, dưới danh nghĩa các nhà truyền giáo hoặc thương lái muốn buôn bán, trao đổi hàng hóa, thổ sản với người Việt.
Trong thực tế, phản ứng của triều đình và quan quân An Nam thời đó đầy nghi ngại, không thuận lợi, vì xét ra, so với lợi ích chưa thấy, thiệt hại họ gây ra với những gì họ mang theo to tát hơn nhiều, có thể phương hại đến chế độ quân chủ của An Nam đang vững mạnh và đảo lộn cả truyền thống gia phong lâu đời của dân tộc.
Những người nước ngoài này nói một ngôn ngữ khác, cư xử khác, bị gọi chung là bạch quỷ vì màu tóc bạch kim của họ và dân chúng được lệnh phải lánh xa. Tâm lý đề phòng, đóng cửa, không thân thiện phát sinh đối với người lạ từ xa tới hoặc khi chính mình tới một nơi xa lạ phản chiếu qua ca dao/tục ngữ: “Ở đây đất nước lạ lùng, con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng kiêng.” Nếu đây chưa phải là kỳ thị thì những đầu mối này dễ trở thành kỳ thị khi gặp hoàn cảnh như nấm gặp mưa.
Điển hình như thời Hiệp Định Genève cắt đôi đất nước bằng dòng sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17, những đợt người miền Bắc đầu tiên di cư vào miền Nam từng bị ghẻ lạnh, thậm chí miệt thị của chính đồng bào ruột thịt là dân cư địa phương, bị gọi tên thô bạo như Bắc Kỳ ăn rau muống, Bắc Kỳ ăn cá rô cây, Bắc Kỳ ăn thịt cầy… Con trai miền Bắc rất khó cầu hôn con gái miền Nam… Dẫu sao, với thời gian gần gũi dù bất đắc dĩ, yếu tố khác địa phương sẽ mờ nhạt dần nếu so với yếu tố khác chủng tộc khó lay chuyển hơn.
Qua Mỹ, người Việt tị nạn Cộng Sản sống quần cư và khép kín ở những khu vực họ đến được do cơ duyên. Cuộc sống của họ, nhìn bề ngoài thầm lặng, cần mẫn và an bình. Mọi vấn đề (có rất nhiều) được tạm quét giấu dưới thảm. Người ta không nghe được tiếng gào thét vật vã, xé ruột gan, cố ghìm trong cuống họng của những bà mẹ không muốn con trai lấy vợ ngoại quốc, không muốn  con gái lấy chồng Mỹ đen, không chấp nhận dâu/rể khác tín ngưỡng.
Tôi có bà bạn mở tiệm kim hoàn dưới Bolsa, ông chồng là đồng nghiệp của tôi trong hãng B. Họ di tản trước ngày 30 Tháng Tư, 1975, bằng tàu Hải Quân nên mang theo hầu như nguyên vẹn tài sản họ tạo dựng được ở Việt Nam. Sang đây, họ lập nghiệp dễ dàng nhờ sẵn có vốn liếng. Họ chỉ có một con gái duy nhất học trường trung học gần nhà. Năm 17 tuổi, gia đình biết cô phải lòng một bạn trai gốc Mễ làm nghề giao hàng xuyên bang. Cha mẹ cô phản đối kịch liệt, dọa từ bỏ cô và cúp quyền thừa kế. Chưa kịp thi hành án phạt, cô vừa đủ 18 tuổi là bỏ nhà theo cậu. Ông đau buồn, ngã bệnh rồi qua đời. Bà bảo cô về, cho làm đám cưới qua loa khi cô đã có một con với người chồng cô chọn lựa rồi mua nhà cho cô ra riêng.
Một bà khác khi cậu con trai cầu tự mang bạn gái người Mỹ về giới thiệu, bà lăn ra đường, đòi để xe cán chết cho con trai được tự do. Sau cùng, cậu phải giải quyết bằng cách lấy vợ gốc Nhật cho hao hao Việt Nam để được mẹ chấp nhận, vì ít ra, tóc cô đen, mắt cô nâu và cô biết thắp nhang thờ cúng tổ tiên.
Đến thập niên thứ ba của đời di tản, vấn đề hôn nhân dị chủng nhờ quan niệm luyến ái mới của giới trẻ, giảm bớt căng thẳng, thì lại rộ lên vấn đề đồng tính, khiến nhiều bà mẹ đêm đêm thở dài vò đầu, bứt tóc, vuốt bụng như vuốt niềm cay đắng, thậm chí có bà lau nước mắt than thầm: “Thà nó chết cho yên một bề!” Điều gì đã làm cho một bà mẹ cực đoan đến như vậy, không thể nghĩ hay nhìn thấy con cái hạnh phúc (bất luận dưới hình thức nào) là mơ ước lớn nhất trong trái tim mình?
Kỳ thị bộc lộ hay kín đáo, đều tác hại cho những ai nuôi giữ định kiến tiêu cực này vì cảm giác thù ghét là thuốc độc. Làm sao mà cái hamburger ở bàn bên này không thể nuốt xuống chỉ vì bàn bên kia có một người không cùng chủng tộc cũng đang thưởng thức cái bánh giống như vậy? Bài báo của bình luận gia Ngô Nhân Dụng có trích đoạn sau đây: “Với những người nặng óc kỳ thị, chúng ta không có cách nào thay đổi họ. Gặp những người như vậy, không nên tốn công ‘giáo dục’ họ vì cả nước Mỹ cũng đã không thể dạy cho họ cách ăn ở văn minh.”
Chân lý này có lẽ còn đúng cho rất rất nhiều năm tháng nữa nhưng khi thay thế hình ảnh các bà da trắng (trong ba trường hợp kỳ thị được trưng dẫn trên truyền thông) bằng hình ảnh các chị em Việt Nam của tôi, tôi lại cảm thấy việc kiên tâm chuyện trò với nhau nhiều hơn nữa là cần thiết. Chúng tôi sẽ không nhân danh “nền văn minh” đến nay vẫn ít nhiều xa lạ, chưa thuyết phục con người đủ nhưng hãy nhân danh tình người, sự tôn trọng nhau bởi vì Thượng Đế tạo sinh nhân loại với cấu trúc không ai khác ai, có quyền được sống hệt như nhau, vẻ bề ngoài khác biệt là nét đa dạng của khu vườn hoa chỉ đẹp khi có nhiều loài hoa ganh đua nhan sắc/hương thơm bên nhau, không lấy bớt gì của nhau, càng không kèn cựa “có mai thì không có đào; có cúc thì không có thược dược!”
Một nhân sinh quan nhân bản, cởi mở, sẵn sàng kết hợp đem lại sự phát triển phong phú cho xã hội và kiến tạo văn minh. Một nhận xét tầm thường hơn, gần gũi con người hơn trong thực tế là ở đâu có sự thông cảm, bao dung, tình thương, ở đó có hòa bình và niềm vui, còn gì đáng tìm kiếm hơn thế nữa trong cõi phù sinh mộng ảo thế gian này?

Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.