logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/07/2019 lúc 10:43:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi ít đi du lịch nước ngoài. Bù lại tôi thích đi loanh quanh trên Úc Đại Lợi hơn. Có bỏ nguyên một năm cũng không đủ để thăm thú hết những danh lam thắng cảnh của đất nước “miệt dưới” này. Chỉ tiếc một điều: cảnh rừng của Úc Đại Lợi quá độc điệu! Đi đâu cũng chỉ thấy toàn rừng tràm (gumtree). Mùa thu, muốn xem lá vàng rơi phải lên tận thủ đô Canberra. Thỉnh thoảng đó đây cũng lác đác vài cụm rừng nhiệt đới (rain forest) may mắn còn sót lại sau những cuộc khai hoang vô tội vạ trước đây. Nay chỉ để “làm cảnh”mà thôi. Một tên nhà quê như tôi, vốn sinh ra và lớn lên giữa núi rừng trùng điệp của miền Trung, cứ mỗi lần nhìn cây xanh là mơ được sống giữa đủ chủng loại cây cối. Sự đa dạng của thực vật nói chung dễ gợi lên cho tôi những quan hệ hài hòa giữa người với người.
Thật vậy, thiên nhiên nói chung dạy cho tôi rất nhiều điều về giá trị của sự đa dạng. Sự đa dạng của thiên nhiên tạo sức mạnh và giúp cho vạn vật được tồn tại. Chẳng hạn, trong một ngôi vườn hay một công viên chỉ độc có một loài cây thì khi xảy ra bệnh tật, tất cả đều lây bệnh. Trái lại nhiều loại cây được trồng bên nhau sẽ giúp giữ được cân bằng sinh thái nhờ đó một số có thể chiến đấu để chống lại bệnh tật.
Trong ngôi vườn đàng sau nhà mà tôi thường khoe với bạn bè như một “quê hương bỏ túi”, bên cạnh các thứ cây và rau xanh của ôn đới, tôi cũng trồng gần như đủ các loại cây và rau xanh của nhiệt đới. Mùa nào thức ấy đã đành, sự đa dạng của cây trái, hoa quả và côn trùng bảo đảm được sức khỏe cho cây trái.
Giữa cây cối và thú vật, sự đa dạng càng lớn thì bệnh tật càng ít. Sự đa dạng của thực vật và động vật cũng góp phần gia tăng sức khỏe của con người. Ngày nay hầu như nhà dinh dưỡng học nào cũng cho tôi biết rằng một cách ăn uống cân bằng, nghĩa là có một thực đơn đa dạng, giúp cho con người sống khỏe mạnh hơn.
Giá trị của sự đa dạng trong thế giới thực vật và động vật dĩ nhiên cũng được áp dụng cho chính con người. Các cuộc nghiên cứu về những cuộc hôn phối giữa các gia đình và dòng họ vua chúa ngày xưa, vốn nhằm mục đích bảo tồn sự tinh ròng của dòng giống vương giả, cho thấy tử xuất cao vì đủ thứ bệnh tật cũng như những hỗn loạn vì di truyền. Trái lại, sự pha trộn giữa nhiều dòng máu khác nhau luôn tạo ra được những thế hệ khỏe mạnh và ít bệnh tật hơn.
Giá trị của sự đa dạng không chỉ giới hạn trong thế giới thực động vật và sức khỏe của con người. Về mặt văn hóa, sự đa dạng lúc nào cũng được xem là một sự phong phú cần thiết cho cuộc sống xã hội. Khi tôi gặp gỡ hoặc sống và làm việc với những người không cùng màu da và văn hóa với tôi, tôi tiếp thu được nhiều tư tưởng và những cách suy nghĩ mới. Va chạm với những người không có cùng văn hóa, tôn giáo và cách suy nghĩ như tôi, tôi bị buộc phải nhìn lại những giá trị và niềm tin vốn lâu nay đặt tôi vào thế độc tôn và cho rằng chỉ có mình tôi mới nắm được chân lý!
Nói cho cùng, sự đa dạng tô điểm và làm cho cuộc sống của tôi thêm phong phú hơn. Ngày nay thế giới đã trở thành một ngôi làng nhỏ trong đó mọi người đều hưởng thụ được quà tặng mà sự đa dạng văn hóa đã mang lại. Quả thật sự bùng nổ văn hóa đã mang lại cho thế giới rất nhiều món quà. Cocoa đến từ dân tộc Maya bên Mễ Tây Cơ, cà phê xuất xứ từ Ethiopia ở Phi Châu, rượu đã được phát minh tại Trung Hoa từ cả 7000 năm nay, đường lần đầu tiên được phát triển tại Ấn Độ từ hàng ngàn năm qua và dĩ nhiên, những thức ăn như bắp, khoai tây, cà chua, hạt tiêu, vanilla, si rô…đến từ những người thổ dân ở Bắc Mỹ. Còn nếu nói về niềm tin tôn giáo, thì hẳn tôi phải mang nợ rất nhiều với những truyền thống tôn giáo lâu đời từ mọi lục địa!
Sự đa dạng giúp tôi mở mắt lớn hơn để nhìn vào nhân loại như một gia đình, một thực thể duy nhứt trong đó, dù có khác biệt đến đâu, mỗi người đều là một thành viên.
Ý tưởng trên đây được gợi lên cho tôi khi nhìn lại bước chân đầu tiên của con người trên mặt trăng cách đây đúng 50 năm. Ngày 20 tháng Bảy năm 1969, khi phi hành gia Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, tôi đã ở tuổi 20, tuổi đã biết suy nghĩ và bị dằn vặt về những vấn đề lớn như tình hình đất nước, như chiến tranh và hòa bình. Cũng như mọi người dân Miền Nam, tôi mừng vì xem biến cố này như một chiến thắng của thế giới tự do trước hiểm họa cộng sản. Thật vậy, năm 1957, thế giới tự do đã run sợ trước sức mạnh của Liên Xô khi đế quốc đỏ này thành công trong việc phóng vệ tinh Sputnik vào không gian. Bốn năm sau đó, để chứng tỏ cho thế giới thấy sức mạnh của Hoa Kỳ, Tổng thống Kennedy loan báo rằng vào cuối thập niên 1960, Hoa Kỳ sẽ đưa con người lên mặt trăng.
Dĩ nhiên, vấn đề đầu tiên vẫn là “tiền đâu”. Tổng thống Kennedy và người kế vị ông là Tổng thống Johnson đã yêu cầu Quốc hội chuẩn y một ngân sách lên đến 28 tỷ Mỹ kim (tương đương với 169 tỷ hiện nay). Đây là thời kỳ được xem là cao điểm của điều người Mỹ thường gọi là “Chiến tranh Việt Nam”. Ngoài các phong trào như quyền dân sự, nữ quyền, Chiến tranh Việt Nam đã tạo ra nhiều rạn nứt sâu đậm trong xã hội Mỹ. Vậy mà đứng trước hiểm họa của Liên Xô và được kích thích bởi lòng tự hào dân tộc, mọi người đã đoàn kết với nhau để đáp lại lời kêu gọi của hai vị tổng thống thuộc Đảng Dân Chủ. Quốc gia, vốn được mệnh danh là “hiệp chủng quốc” và thường được biểu trưng qua một khẩu hiệu bằng tiếng La Tinh “E pluribus unum”, nghĩa là “thống nhứt từ nhiều dị biệt”, đã bày tỏ sự đoàn kết trong chương trình đưa người lên cung trăng.
Thống nhứt trong dị biệt, người Mỹ đã thể hiện được một sự thống nhứt như thế trong chương trình đưa người lên cung trăng. Nhưng tổng thống lúc bấy giờ là Richard Nixon, thuộc Đảng Cộng Hòa, đã vượt ra khỏi biên giới Mỹ để có một cái nhìn sâu xa hơn. Sau khi các phi hành gia của phi thuyền Apollo 11 đã hoàn thành sứ mệnh và trở về trái đất, ông đã gọi điện thoại chúc mừng họ và nói một câu để đời: “Tất cả mọi dân tộc trên thế giới này đều thực sự là Một” (all the people of this world are truly one).
Tôi xem đó như câu nói có ý nghĩa nhứt trong biến cố lịch sử ngày 20 tháng Bảy năm 1969. Cuộc đổ bộ của các phi hành gia Mỹ lên mặt trăng không chỉ là thành tựu riêng của người Mỹ hay của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, mà là của Con người nói chung. Chúng ta có lý để nói: Con người đã đặt chân lên cung trăng!
Từ cung trăng nhìn xuống, người ta chỉ thấy một nhân loại duy nhứt, dù có khác màu da, chủng tộc, văn hóa, tôn giáo hay bất cứ một thứ dị biệt nào. Mỗi người đều mang trong mình toàn thể nhân loại. Thành tựu nào của một người cũng là thành tựu của cả nhân loại. Và dĩ nhiên bất cứ một hành động tội ác nào xúc phạm đến một người cũng là tội ác chống lại nhân loại.
Suy nghĩ như thế cho nên tôi cũng cảm thấy đủ mạnh miệng để nói rằng kỳ thị chủng tộc chống lại một nhóm người hay chỉ một người vì màu da, chủng tộc, văn hóa, tôn giáo của người đó cũng đủ là một tội ác chống lại toàn thể nhân loại.
Suy nghĩ như thế cho nên tôi cũng cho rằng sức mạnh và sự vĩ đại đích thực của con người không nằm trong tài năng, sự giàu có, địa vĩ xã hội hay thái độ hung hăng, gây hấn của họ, mà hệ tại ở thái độ khoan nhượng, bao dung của họ trước sự đa dạng và dị biệt của mọi người trong xã hội loài người.


23/7/19
Chu Văn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.