logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 27/07/2019 lúc 09:48:12(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Gần đây từ xenophobia bỗng trở thành đề tài nóng trong thời sự Anh ngữ khắp nơi. Theo Từ điển Merriam-Webster (nguyên văn): Definition of xenophobia: fear and hatred of strangers or foreigners or of anything that is strange or foreign, dịch thoát nghĩa đây là khái niệm tâm lý xã hội nói về nỗi sợ hãi hoặc căm ghét người lạ, ghét người nước ngoài, hoặc ghét bất cứ điều gì khác lạ không quen thuộc với mình.
Còn nhớ ở Việt Nam, tuy không hẳn là miệt thị kinh thường, khái niệm xenophobia đã có. Chẳng hạn thấy người Ấn độ sống ở Việt Nam chúng ta gọi họ là Chà-và. Hoặc người Hoa chúng ta gọi họ là Ba Tàu. Hoặc chúng ta gọi người Cambodia là người Miên. Còn thời Pháp, lính viễn dương da đen mộ từ Châu Phi được gọi là Tây Đen. Không nói toạc ra là kỳ thị song nghe có phần rất miễn cưỡng. Nhắc lại để thấy xenophobia là một hiện tượng tâm lý xã hội hiện diện trong thực tế, đâu cũng có. Có lẽ xenophobia tồn tại một phần do dân “chủ nhà” thiếu hẳn những kiến thức văn hóa xã hội về những thành phần “ngụ cư” ngoại quốc. Với các nước nhiều sắc dân sống chung hoặc tính nội địa (vùng, miền) phân rẽ rõ nét, xenophobia thể hiện qua những đụng chạm “nội chiến” khó tránh như trường hợp các nước Trung Đông nơi dân thuộc hai nhánh lớn của đạo Hồi Sunni và Shiite đánh đấm liên miên chúng ta đã thấy rõ.
Chiết tự một chút, từ xenophobia có hai phần “xeno” và “phobia”. Phobia bạn không lạ nhờ làn sóng đấu tranh sôi nổi gần đây của giới GLBTQ dần trở nên quen thuộc, đặc biệt nhờ từ homophobia – có nghĩa sợ và ghét người đồng tính. Còn xeno, nó mang nghĩa nước ngoài. Cuối cùng ta có xenophobia có nghĩa căm ghét và sợ người ngoại quốc vì họ không phải là đồng bào thông thổ mình từng quen biết.
Để hiểu cặn kẽ hơn, theo Từ điển Merriam-Webster, nguồn gốc của xenophobia khá phong phú. Giống nhiều từ vay mượn khác trong tiếng Anh có nguồn gốc Hy Lạp (Greek language), xenophobia là từ ghép của hai khái niệm xenos và phobos. Xenos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là kẻ lạ (stranger) hoặc khách lạ (guest) còn phobos có nghĩa là sợ hãi (fear) hoặc cao chạy xa bay (flight). Khi du nhập vào tiếng Anh, xenos trở thành tiếp đầu ngữ xeno và phobos trở thành tiếp vĩ ngữ phobia, ráp lại xenophobia nôm na là khái niệm tâm lý xã hội sợ và ghét người không cùng chủng tộc, không cùng huyết thống. Trong tiếng Anh xenophobia xuất hiện khoảng cuối thế kỷ XIX.
Xét về ngữ cảnh trong tiếng Hy Lạp xenophobia không quá gay gắt lạnh lùng như ngữ cảnh diễn biến xã hội chúng ta nhìn thấy hôm nay. Ngày đó, xenos và phobos của người Hy Lạp (đơn giản) là khái niệm dân sở tại sợ dân ngụ cư, sợ người lạ, tuyệt nhiên không có nghĩa căm thù, căm ghét người lạ như chúng ta nhìn thấy tại Mỹ dạo gần đây.
Tại sao hiện tượng tâm lý xã hội này xuất hiện? Nếu như Lễ Tạ Ơn ở Mỹ hàng năm nhắc nhở tình cảm cao đẹp người da đỏ bản xứ dành cho di dân châu Âu đầu tiên đến Mỹ khiến bạn cảm thấy ấm lòng, rõ ràng ngày ấy họ đâu có khái niệm xenophobia như ngày nay. Còn gần đây nhiều dân Mỹ (đặc biệt tầng lớp ủng hộ Tổng thống Trump) tỏ vẻ cay cú, khinh ghét di dân Nam Mỹ lộ liễu ra mặt khiến người ta không thể không nghĩ đến hiện tượng xenophobia. Vâng. Người da đỏ bản xứ ngày ấy từng giúp đỡ các di dân da trắng đủ thứ, từ hạt giống, họ dạy di dân da trắng cách săn thú, bắt cá… Họ không hề có khái niệm lo sợ di dân da trắng đến đây cướp tài sản và tài nguyên của họ. Tâm hồn họ chân thuần hồn nhiên trong sáng, khái niệm xenophobia không hề có.
Đùng một cái, những ân tình ấy của người da đỏ đổi lại được những gì? Rất tệ. Họ bị di dân da trắng cướp đất. Mánh khóe thường thấy là phục rượu rồi đưa ra những khế ước văn bản bất lợi để họ ký. Sau đó họ từ từ bị đẩy ra khỏi vùng đất màu mỡ từng sống trước đó. Những con trâu buffalo tổ tiên họ bao đời quý trọng gìn giữ bị người da trắng thi nhau bắn vô tội vạ như cái thú thể thao tiêu khiển xa xỉ. Những tấm chăn bông mang đầy mầm bệnh được tặng như quà nhưng thực chất là mối họa chết người. Những căn bệnh truyền nhiễm như đậu mùa (smallpox), sốt phát ban (typhus), sởi (measles), cúm (influenza), dịch hạch (bubonic plague), dịch tả (cholera), sốt rét (malaria), lao (tuberculosis), quai bị (mumps), sốt vàng da (yellow fever) và ho gà (pertussis) gần như xóa sổ nhiều bộ lạc da đỏ.
Tương tự, một dạo ở Việt Nam mình cũng thế. Miền Nam đất lành chim đậu. Cá tôm nhiều vô kể. Phù sa chín nhánh Cửu Long lúa gạo bao la bát ngát. Rau muống, rau cần, môn… ê hề. Trái cây sao mà nhiều: Dừa, xoài, mít, mận, mãng cầu… tình người Miền Nam vì thế chan hòa đôn hậu, rổn rảng rất thật. Mời là mời. Không có chuyện mời lơi, mời xã giao theo kiểu tiếng chào cao hơn mâm cỗ. Để rồi dân miệt khác kéo đến. Chuyện gì đã xảy ra. Phú hộ Miền Nam ban đầu còn sang, còn chơi đẹp, sau đó nhường lại sân chơi cho các phú hộ mới từ nơi khác. Còn dân thường, người có nhiều đất lần lượt cắt, xén, bán, nhượng, cuối cùng là hết đất. Hệ quả: Từ chỗ ở nhà lớn họ chuyển sang nhà nhỏ, rồi dần dần họ chuyển sang lều, chòi… tình cảnh ngó chừng rất bi đát! Sau đó họ bắt đầu cay đắng nhận ra gia sản tổ tiên ông bà để lại bao đời bỗng nhiên biến mất. Họ không ưa những kẻ đến sau nhưng lại giàu sang hơn họ. Tại sao? Bởi những kẻ từng được coi là “ngụ cư” đã cật lực làm ăn không tiếc sức. Có người cuốc đất đến nửa đêm trăng lặn mới chịu nghỉ. Họ cày ruộng nhà, rồi rảnh rỗi họ cày thuê cho người khác. Cái gì cũng làm. Kiếm mười đồng chỉ tiêu hai đồng. Cứ thế, từ mảnh đất cắm dùi họ mua thiếu biến thành thửa đất lớn hơn. Đàn gà thành con lợn, thành trâu nái. Cuối cùng là rủng rẻng kè kè túi bạc…
Nói tới nói lui xenophobia thực ra liên quan đến các nguồn lợi kinh tế có giới hạn (bị san sẻ). Tóm lại chỉ vì công ăn việc làm trước đây rất sẵn tại Mỹ, song lượng di dân ồ ạt đổ vào, đặc biệt tình trạng “chảy máu việc làm” sang Trung Quốc, hãng nào còn trụ lại thì tận dụng tối đa kỹ nghệ tự động hóa. Cuối cùng một lượng lớn dân Mỹ không chuẩn bị kịp trước nền kinh tế dịch vụ rơi vào cảnh thất nghiệp, tin rằng di dân đã cướp hết việc làm của họ. Vì vậy các trào lưu ủng hộ Tổng thống Trump mới có đất đứng.
Kỳ thị chủng tộc ở Mỹ phần lớn do hiện tượng xenophobia mà ra. Hiện nay tại Mỹ da đen và da trắng không còn là hai thái hệ đối đầu như trước. Song da nâu, chủ yếu di dân từ Mexico và Nam Mỹ kéo lên bị giới da trắng căm ghét. Chiêu bài MAGA của Tổng thống Trump trở thành đắt như tôm tươi. Bối cảnh mới đã đổi thay, và xenophobia trở nên rõ nét hơn bao giờ hết!
Phát biểu mới nhất của Tổng thống Trump với bốn bà nghị trẻ da màu khiến nước Mỹ xôn xao hẳn lên. Nhiều người cho rằng đó là phát biểu phân biệt chủng tộc (racist). Nhưng xét kỹ, nó không thuần túy như thế, song nó mang đậm màu sắc bài ngoại, tẩy chay người nước ngoài nhiều hơn. Kẻ tin nó racist vì nhắm vào các bà nghị gốc Hispanics, da đen, và Đạo Hồi. Còn kẻ tin là nó xenophobia vì Tổng thống Trump bảo mấy bà nghị này cuốn gói trở về cố quốc giùm cho (go back to your country)!
Nhiều người tin Tổng thống Trump sẽ đắc cử mùa phiếu 2020. Tại sao? Bởi xenophobia tuy không tiện miệng nói ra, song ngấm ngầm nhiều người cảm thấy nước Mỹ hiện nay suy kém hẳn phải có lý do nào đó. Tìm tới tìm lui, họ thấy tình trạng di dân ồ ạt khiến nước Mỹ mất dần bản sắc “Hợp-Chủng-Quốc-Chấp-Nhận-Được” trở thành “Hợp-Chủng-Quốc-Cần-Xét-Lại”. Như vậy, chiêu bài thẳng tay ngăn chặn làn sóng di dân nhập Mỹ của Tổng thống Trump đã chạm vào ưu tư của nhiều cử tri Mỹ.
Trò chuyện với một số bà con người Việt, từng bảo lãnh thân nhân, từng cảm thấy chính sách di dân cởi mở là điều đáng mừng, tuy nhiên không ít đã nói: Tổng thống Trump làm thế là đúng. Nhìn Mễ mà coi. Ăn rồi đẻ. Lãnh food-stamp tràn ngập. Mình đi làm è cổ đóng thuế. Nước Mỹ không lụn bại mới là lạ!
Trách ai đây? Cuộc sống vốn là thế. Người siêng năng không thuận mắt khi nhìn thấy người làm biếng chỉ biết ở nhà. Nhưng nói đi phải nói lại. Tại sao có tình trạng này? Phải chăng chỉ có người Mễ là làm biếng, ở nhà chơi không? Còn Mỹ đen thì sao? Cả Mỹ trắng nữa, ai dám bảo đảm không có những thành phần da trắng ỷ lại? Ai dám nói da trắng người nào cũng chịu khó, cần cù, không bao giờ ngửa tay xin chính phủ trợ giúp lấy một đồng! Ai là thành phần nghiện ngập? Ai tội phạm xã hội…
Vâng. Mùa phiếu 2020 rục rịch tiến đến. Xenophobia vừa nhạy cảm, song cũng là vấn đề thiết thực đối với nhiều người. Báo chí và Đảng Dân chủ thành kiến quá nặng với Tổng thống Trump nên mọi sách lược ông đưa ra đều bị họ lao vào tấn công. Thực ra cái bẫy xenophobia Tổng thống Trump tung ra lần này thật ngoạn mục! Ông đang nắm dao đằng cán, dù thực tế bị coi là ngứa miệng nói càn. Mấy ai biết ông đang mừng thầm trong bụng. Bởi báo chí và thành phần đối nghịch càng tấn công ông bao nhiêu, càng khiến cho “chân dung” tình trạng nước Mỹ quá tải với di dân (một thực tế không thể chối cãi) càng hiện lên rõ nét hơn.
Vâng. Nước Mỹ có được ngày hôm nay một phần lớn nhờ vào sự góp mặt của di dân. Nhưng bối cảnh xã hội đã đổi thay. Lấy ví dụ cốc nước, lúc còn vơi rót thêm bao nhiêu vẫn chẳng sao. Nhưng khi nó gần đầy, chỉ cần rót thêm một ít sẽ tràn ra.
Lá bài “go back to your country” Tổng thống Trump tung ra, ngay lập tức bị khép tội xenophobia nặng óc chủ nghĩa quốc gia, thù ghét di dân, sợ họ tổn hại đến tương lai nước Mỹ; song từ thẳm sâu của tiềm thức cử tri Mỹ, đây là vấn đề nhức nhối chỉ có ông mới đủ “bạo phổi” nói toạc ra.

Nguyễn Thơ Sinh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.