logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/08/2019 lúc 02:46:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Trung Quốc là quốc gia có quân số đông nhất thế giới với khoảng 2 triệu binh sĩ. REUTERS/Stringer

Ngày 24/07/2019, Trung Quốc công bố Sách Trắng quốc phòng mới (ST2019) với hai mục tiêu chính : Trấn an thế giới và khẳng định cuộc chiến chống ly khai. Chuyên gia về châu Á, Antoine Bondaz thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS phân tích một số điểm mới trong Sách Trắng 2019 so với phiên bản năm 2015. RFI Tiếng Việt xin giới thiệu tóm lược một số điểm đáng chú ý trong bài phân tích.
1. Về mặt hình thức, ST2019 có gì khác so với ST2015 ?
Chuyên gia Bondaz ghi nhận có nhiều điểm khác biệt trong cách thức công bố Sách Trắng 2019 (ST2019) so với phiên bản năm 2015. Thứ nhất, tiêu đề của ST2019 khá trung lập: « Quốc phòng Trung Quốc ở kỷ nguyên mới » thay vì là « Chiến lược quân sự của Trung Quốc » trong phiên bản 2015 (ST2015).
Thứ hai, cách thức công bố ST2019 được tổ chức một cách chuyên nghiệp hơn. Nghĩa là có tổ chức họp báo với sự tham gia của các đại diện quân đội để trả lời một loạt các câu hỏi.
Thứ ba, ST2019 dài hơn phiên bản 2015 gấp hai lần (20000 ký tự), bao gồm một chuỗi phụ lục đính kèm và đặc biệt là có đặt tiểu tựa cho từng vấn đề một nhằm hạn chế tối đa mọi sự diễn giải.
Thứ tư, các từ khóa chính năm nay là « hợp tác » (được nhắc đến 68 lần so với con số 26 năm 2015), « khủng bố » (46/8) hay như vấn đề độc lập Đài Loan (5 lần).
2. Trấn an quốc tế là ưu tiên số một ?
Điều này thể hiện rõ qua ba điểm. Thứ nhất, lời lẽ trong ST2019 có vẻ ôn hòa hơn, những thuật ngữ như « giấc mơ Trung Hoa » hay « Made in China 2025 » khiến thế giới e ngại hầu không còn được nhắc đến. Thay vào đó là sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc và « một cộng đồng có cùng chung vận mệnh », cốt lõi của chính sách đối ngoại Trung Quốc. ST2019 nhấn mạnh Trung Quốc « sẽ không bao giờ tìm kiếm sự bá quyền, bành trướng hay các vùng ảnh hưởng ».
Thứ hai, ST2019 hạn chế nhắc đến vai trò của « đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) » nhằm tránh để giới quan sát quốc tế sử dụng để chỉ trích đảng. Do vậy, cụm từ « ĐCSTQ » chỉ bắt đầu xuất hiện ngay giữa chương thứ 2, và chỉ đơn giản tuyên bố rằng các lực lượng vũ trang phải « đóng góp vào các chiến lược chung của đảng Cộng Sản Trung Quốc và đất nước ». Tác giả lưu ý : Nét đặc trưng của thể chế Trung Quốc là « Quân đội Giải phóng Nhân dân là quân đội của Đảng chứ không phải là của đất nước ».
Thứ ba, ST2019 cố gắng tỏ ra minh bạch bằng cách đưa ra các con số dữ liệu về chi tiêu quân sự, được cho là « hợp lý và phù hợp ». Theo đó, ngân sách quân sự chỉ chiếm có 5% ngân sách nhà nước, thấp hơn ba lần so với giai đoạn năm 1979 và thời kỳ đầu mở cửa cải cách (17%).
Về điểm này, chuyên gia Antoine Bondaz lưu ý : Trung Quốc có mức ngân sách cho quốc phòng đứng hàng thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ. Chi tiêu cho trang thiết bị quân sự chiếm hơn 41% ngân sách chung cho quốc phòng năm 2017. Tỷ lệ này của năm 2010 là 33%. Và nhất là ST2019 không đề cập đến những khoản chi khác cũng như là ngân sách cho Nghiên cứu và Phát triển (R&D).
3. ST2019 : « Nga là bạn, Mỹ là thù ? »
Hoa Kỳ vẫn là đối thủ bị chỉ trích gay gắt. ST2019 khẳng định hệ thống và trật tự an ninh thế giới có lẽ đang « bị xói mòn bởi sự bá quyền ngày càng lớn, chính sách siêu cường, chủ nghĩa đơn phương ». Thuật ngữ « chủ nghĩa đơn phương » đến thay thế cho cụm từ « chủ nghĩa can thiệp mới » được sử dụng trong ST2015 nhằm chỉ trích chính sách của tổng thống Obama tại Lybia và Syria.
Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề kiểm soát vũ khí và giải giáp vũ khí vào lúc quốc tế đang nỗ lực trong lĩnh vực này thì lại « phải gánh lấy những thất bại với những dấu hiệu ngày càng rõ nét về cuộc đua vũ trang ». Một lời ám chỉ đến quyết định của Hoa Kỳ rút nước này ra khỏi Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân. ST2019 ghi rõ « cơ chế quốc tế chống phổ biến hạt nhân được thực hiện bằng một chính sách ʺnhất bên trọng, nhất bên khinhʺ ». Điều này giải thích vì sao Trung Quốc từ chối một cách có hệ thống tham gia vào hiệp ước song phương INF và New START giữa Mỹ và Nga.
Một điểm khác đáng chú ý, lần đầu tiên ST2019 chỉ trích khối NATO – Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương mở rộng liên quân sang phía Đông và các cuộc tập trận của khối này. Lời chỉ trích này có thể là nhằm ủng hộ hợp tác quân sự Nga – Trung.
4. Trung Quốc tiếp tục gia tăng sức ép với Đài Loan ?
Lời đe dọa nhắm vào Đài Loan lần này còn mạnh mẽ so với lần trước. ST2019 chỉ trích gay gắt thái độ của chính phủ Đài Bắc hiện nay, được cho là « ngoan cố đứng lên giành độc lập cho Đài Loan », đồng thời « tăng cường nỗ lực để đoạn tuyệt mối liên hệ với lục địa để dần tiến đến sự độc lập, gia tăng thái độ thù nghịch và đối đầu và mượn các thế lực ảnh hưởng của nước ngoài ».
ST2019 nhắc nhở Đài Loan rằng « Quân đội Giải phóng Nhân dân APL sẽ quyết tâm đánh bại bất kỳ ai có ý định chia cắt Đài Loan với Trung Quốc và APL sẽ bảo vệ bằng mọi giá sự toàn vẹn quốc gia ». Đây cũng là một trong những câu phát biểu chủ đạo trong ST2019.
Theo chuyên gia Pháp, những lời đe dọa này sẽ còn gia tăng cường độ hơn nữa trước kỳ bầu cử tổng thống Đài Loan vào tháng Giêng năm 2020 tới đây.
5. Biển Đông : Trung Quốc khẳng định chính sách « sự đã rồi » ?
ST2019 cho rằng tình hình Biển Đông nhìn chung được cho là « ổn định và đang dần cải thiện bởi vì các nước trong khu vực xử lý các rủi ro và các bất đồng một cách đúng đắn ». Chủ đề này được nhắc đến 11 lần trong phiên bản năm nay so với chỉ có một lần duy nhất trong ST2015. Đặc biệt, chuyên gia Bondaz nhận thấy Bắc Kinh tìm cách áp đặt chính sách của mình trong khu vực bằng một chính sách sự đã rồi.
ST2019 khẳng định « các đảo trên Biển Đông là những phần lãnh thổ của Trung Quốc không thể chuyển nhượng », đồng thời nêu rõ Trung Quốc « thực thi chủ quyền lãnh thổ để xây dựng các cơ sở hạ tầng và triển khai các khả năng phòng thủ cần thiết tại những đảo và bãi đá ngầm ở Biển Đông ». Chuyên gia Antoine Bondaz nhắc lại năm 2015, Tập Cận Bình cam kết không quân sự hóa các đảo đá này.
6. Tăng cường hợp tác khu vực và thế giới ?
Trong mục tiêu trấn an cộng đồng quốc tế, ST2019 nhấn mạnh đến vấn đề hợp tác trong khu vực và các nước còn lại. Đây là một trong những từ khóa chính được ST2019 nhắc đến 68 lần. Trung Quốc đề cập đến con số 130 cơ quan tùy viên và đại diện quân sự ở nước ngoài cũng như sự hiện hữu của 54 cơ chế tham vấn, đối thoại với 41 quốc gia và tổ chức quốc tế về vấn đề an ninh.
ST2019 còn nêu nhiều con số ấn tượng : Quân đội đã gởi hơn 1700 quân nhân đi du học tại trên 50 quốc gia và hơn 10000 quân nhân nước ngoài của 130 nước đã đến học và nghiên cứu tại nhiều trường đại học và trung học quân sự Trung Quốc.
Bắc Kinh nhắc đến các cuộc đối thoại chính và các diễn đàn hợp tác mà Trung Quốc tham gia đặc biệt là Diễn đàn Trung Quốc – Châu Phi về Quốc phòng và An ninh, diễn ra lần đầu tiên tại Bắc Kinh từ ngày 26/06 – 10/07/2018.
Phần phụ lục của chương này được dành hoàn toàn cho biệt xây dựng một cơ cấu hợp tác khu vực trên phương diện an ninh. ST2019 tập trung nhiều vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, hợp tác quân sự với các nước thành viên khối ASEAN, thậm chí còn nói về cuộc tập trận hải quân đầu tiên giữa Trung Quốc – ASEAN năm 2018 hay như nói về Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh nhằm làm đối trọng với diễn đàn Đối thoại Shangri-La…
Cuối cùng, ST2019 dành một đoạn dài để nhấn mạnh đến hợp tác quân sự với Nga, đặc biệt là « đối tác chiến lược toàn diện Nga – Trung về điều phối cho kỷ nguyên mới ». Thuật ngữ này được Trung Quốc nhắc đến lần đầu vào tháng 6/2019 và cho thấy Nga hiện là đối tác chính của Trung Quốc trong việc « duy trì bình ổn chiến lược thế giới ».
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 04/08/2019 lúc 10:03:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bạch thư TQ nhắc tới VN, ‘quyết bảo vệ chủ quyền Biển Đông’

UserPostedImage
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị lên thăm một tàu khu trục của hải quân nước này nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa hồi tháng Tư năm nay.

“Bạch thư Quốc phòng” mới được công bố của Trung Quốc có nhắc tới Việt Nam và Biển Đông đồng thời nói rằng các lực lượng vũ trang của quốc gia đông dân nhất thế giới “quyết tâm bảo vệ chủ quyền” ở vùng biển tranh chấp, giữa bối cảnh tàu chấp pháp của hai nước “đối đầu” gần Bãi Tư Chính ở Trường Sa.
Tài liệu có tựa đề “Quốc phòng Trung Quốc trong thời kỳ mới” viết rằng “tình hình Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] nhìn chung ổn định và cải thiện trong khi các nước trong khu vực đang xử lý phù hợp các rủi ro và khác biệt”.
Trong tuyên bố cho thấy Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ không nhượng bộ trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải, “Bạch thư Quốc phòng” ra ngày 21/7 nói rằng “mục tiêu cơ bản” của chính sách phòng thủ quốc gia của quốc gia đông dân nhất thế giới là nhằm bảo vệ “các quyền lợi và chủ quyền hàng hải của Trung Quốc”.
“Các hòn đảo trên Biển Nam Trung Hoa và quần đảo Điếu Ngư [tranh chấp với Nhật] là các phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc. Trung Quốc thực thi chủ quyền quốc gia để xây dựng cơ sở và triển khai khả năng phòng thủ cần thiết trên các hòn đảo và bãi đá ở Biển Nam Trung Hoa cũng như thực hiện các cuộc tuần tra ở vùng biển quanh quần đảo Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông”, tài liệu có đoạn.
“Trung Quốc cam kết giải quyết các tranh chấp liên quan thông qua đàm phán với các quốc gia trực tiếp liên quan trên cơ sở tôn trọng các dữ kiện lịch sử và luật quốc tế”.
“Bạch thư Quốc phòng” còn nói rằng Trung Quốc “tiếp tục làm việc với các nước trong khu vực để cùng duy trì hòa bình và ổn định” cũng như “kiên quyết duy trì quyền tự do hàng hải và bay ngang của tất cả các nước theo luật quốc tế”.
Hoa Kỳ, quốc gia không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, thời gian qua từng tiến hành các hoạt động thể hiện quyền tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, dẫn tới phản ứng gay gắt từ Bắc Kinh.
Hồi đầu tháng Năm, hai tàu khu trục có tên lửa dẫn đường của Hoa Kỳ, có tên là Preble và Chung Hoon, đã tuần tra trong khu vực 12 hải lý gần đá Ga Ven (Gaven) và đá Gạc Ma (Johnson) hiện thuộc kiểm soát của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.
Sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng các tàu của Hoa Kỳ đã tiến vào vùng biển gần các đảo mà không có sự cho phép của Bắc Kinh, và hải quân Trung Quốc đã ra cảnh báo buộc các tàu này phải rời đi.
“Một số động thái có liên quan của các tàu Hoa Kỳ đã xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, và phá hoại hòa bình, an ninh và trật tự của các vùng biển liên quan. Trung Quốc không hài lòng và mạnh mẽ phản đối điều này,” ông Cảnh nói.
Trong khi đó, liên quan tới động thái trên của Mỹ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng sau đó lên tiếng ủng hộ “quyền tự do hàng hải” ở Biển Đông.
“Bạch thư Quốc phòng” của Trung Quốc nói rằng “Hoa Kỳ đang tăng cường các liên minh quân sự ở Thái Bình Dương và củng cố việc can thiệp và triển khai quân sự, gây thêm phức tạp cho an ninh khu vực”.
Tài liệu này cho biết thêm rằng “kể từ năm 2012, các lực lượng vũ trang của Trung Quốc đã triển khai các tàu tham gia hơn 4.600 cuộc tuần tra an ninh hàng hải và 72 nghìn hoạt động thực thi luật pháp và bảo vệ quyền lợi”.
“Bạch thư Quốc phòng” cũng nhiều lần đề cập tới tên Việt Nam, trong đó nhắc tới việc Trung Quốc “đặt ưu tiên hàng đầu nhằm xử lý các khác biệt và tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau nhằm duy trì sử ổn định láng giềng” cũng như việc Bắc Kinh đề xuất “thiết lập đường dây nóng quốc phòng trực tiếp với Việt Nam”.
Tài liệu này nói thêm rằng “kể từ năm 2014, năm cuộc họp cấp cao về biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được tổ chức”. Đây cũng là năm Bắc Kinh đã đưa giàn khoan dầu Hải dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình của người Việt.
Cũng liên quan tới vấn đề Biển Đông, “Bạch thư Quốc phòng” của Trung Quốc nói rằng “kể từ giữa năm 2016, Trung Quốc và Philippines tăng cường đối thoại về an ninh biển, đưa hai bên trở lại xử lý vấn đề Biển Đông thông qua việc tham vấn hữu nghị”.
2016 cũng là năm Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye ra phán quyết có lợi cho Manila trong vụ kiện về Biển Đông với Trung Quốc.
Ngày 12/7/2016, PCA bác bỏ yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc và ủng hộ vụ kiện của Philippines do Tổng thống khi đó của nước này, ông Benigno Aquino, khai mào. Tuy nhiên, theo giới phân tích, sau khi nhậm chức, người kế nhiệm ông Aquino, ông Rodrigo Duterte, dường như "làm ngơ" thắng lợi này và "xích lại" gần hơn với Trung Quốc.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.