logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/08/2019 lúc 09:13:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Con gái tôi năm nay 30 tuổi. Nó bắt đầu hoạt động ở tuổi 24. Nó ít nói, nhưng có một ý chí vững mạnh và cương quyết. Những cảnh chướng tai gai mắt trong xã hội đã thúc đẩy nó nói lên sự thật. Con gái tôi yêu thích nghề nhiếp ảnh và vì quan tâm đến những bất công xã hội, nó bắt đầu ghi lại bằng hình ảnh những hành vi tàn bạo của công an. Nó tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm chiếm biển, đảo của Việt Nam. Nó viết “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam” lên những vách tường. Nó bị bắt và kết tội âm mưu lật đổ chính quyền.”
Đó là lời của một người đàn ông Việt Nam trong buổi điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ tháng Sáu năm 2015.
Cô gái ấy sinh ngày 10 tháng Giêng 1985. Cô là nhà báo tự do, cô chụp hình những cảnh trái tai gai mắt, những cư xử bất công cô bắt gặp trong cuộc sống chung quanh, cô phổ biến những hình ảnh ấy trên mạng xã hội như một hình thức thông tin mà hệ thống truyền thông nhà nước luôn tìm cách bưng bít.
Cô trở thành cái gai trong mắt của bọn cầm quyền độc tài, độc đảng.
Năm 2010, Trung Cộng vạch ra đường lưỡi bò trên Biển Đông. Hành động của bọn cướp biển ấy khơi dậy lòng yêu nước của những con người Việt Nam đích thực. Cô gái ấy tham gia những hoạt động chống lại hành động xâm lấn của Trung Cộng ở Biển Đông, đặc biệt là các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cô chụp hình những biểu ngữ “HS.TS.VN” chữ tắt của “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam” mà những người biểu tình chống Trung Cộng giăng mắc khắp nơi. Cô chụp lại cảnh đàn áp tàn bạo của công an Việt Cộng nhắm vào những cuộc biểu tình bất bạo động của người dân, trong số đó có cuộc biểu tình quy mô lớn ở Sài Gòn, chống Trung Cộng ngày 5 tháng Sáu, 2011.
Ngày 31 tháng Bảy, 2011 nhà cầm quyền cộng sản bắt giữ cô cùng với mẹ và anh trai. Máy ảnh cũng như các dụng cụ và những tài liệu của nghề nhiếp ảnh thời sự của cô bị tịch thu. Cô và những người thân bị giam cầm 17 tháng, trước khi nhà cầm quyền đem ra xét xử.
Phiên xử hai ngày được tiến hành vào 8 và 9 tháng Giêng 2013 tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An. Mười bốn nhà hoạt động dân chủ khác cũng bị xét xử cùng thời gian. Phiên xử kết thúc. Tất cả đều bị án từ từ 3 đến 13 năm, theo Điều 79 của luật hình sự nhà nước Việt Cộng. Cô gái ấy bị kết án 9 năm tù, sau đó giảm xuống còn 8 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Năm ấy cô vừa tròn 28 tuổi.
Năm 2013 Tổ Chức Ân xá Quốc Tế tường trình việc đối xử tàn tệ của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam với các tù nhân chính trị. Những chữ “cruel, inhuman, degrading” rải rác trong bản tường trình ấy. Chuyện xảy ra đúng như thế. Cô tù nhân trẻ ấy bị cưỡng bách lao động, bị cô lập trong trại giam giữa một thế giới tù đày mà các tù nhân hình sự luôn bị cấm ngặt không được giao tiếp với các tù nhân chính trị.
Tháng 11, 2014, cô bị biệt giam vì những lý do không rõ ràng. Cô phản đối bằng việc tuyệt thực để đánh động sự quan tâm của thế giới bên ngoài đối với việc bạc đãi tù nhân, đặc biệt là tù chính trị mà ngày nay người ta quen gọi bằng cái tên đã bị mất đi ít nhiều ý nghĩa ban đầu: “Tù nhân lương tâm” (prisoners of conscience). Sau đợt tuyệt thực, cô gái ấy chỉ còn cân nặng 35 Kg. Cha của cô đến thăm cô và chỉ được nhìn thấy cô qua khung kính, trong lúc bọn cai tù vây quanh.
Trong thời gian ấy, các sinh viên của Tổ chức Luật Pháp Vận Động Cho Tự Do Ngôn Luận (Freedom of Expression Clinic) đệ trình lên Nhóm Hành Động Của Liên Hiệp Quốc Chống Việc Giam Giữ Trái Phép (United Nations Working Group On Arbitrary Detention – UNWGAD) một thỉnh nguyện thư lưu ý về việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Ngày 28 tháng 11, 2013, nhóm hành động UNWGAD kêu gọi bọn cầm quyền Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho những tù nhân lương tâm. Đặc biệt những người bị tù đày sau phiên-tòa-hai-ngày năm 2013. Trong vụ án 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành ở Nghệ An bị kết án tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” có hai người phụ nữ duy nhất đó là hai mẹ con cô gái ấy.
Cô gái ấy tên là Nguyễn Đặng Minh Mẫn.
Tháng Mười Một, 2014, gia đình cho hay cô chỉ còn 35 kg sau những lần tuyệt thực để phản đối tình trạng bạo lực trong nhà tù. Tháng Ba, 2019, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) phát đi thông cáo chỉ trích nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam “đối xử tàn tệ đối với nữ tù nhân chính trị Nguyễn Đặng Minh Mẫn trong suốt thời gian cầm tù cô ta.”
Trong tám năm tù đằng đẵng, cô lần lượt bị giam tại các trại tạm giam B34, B14, Nghi Kim và sau cùng, để gây khó dễ và cản trở việc thăm viếng của thân nhân cô, nhà cầm quyền chuyển cô vào nhà tù Thanh Hóa nơi mà theo lời kể của cha cô, mỗi lần đi thăm người nhà phải lặn lội đường xá trên 40 tiếng đồng hồ.
Với tinh thần bất khuất, cô là cái gai nhọn trong mắt bọn cai tù. Một trong những hình phạt bọn cai tù Việt Cộng thường áp dụng là trao nữ tù nhân cho bọn đầu trộm đuôi cướp, bọn tù hình sự đánh đập, hành hạ, tra tấn, gây thương tích. Hoặc còng chân tù nhân trong phòng biệt giam tối tăm, hôi thối. Một trong những “địa ngục trần gian” mà cô đã trải qua là Trại Giam Số 5 nơi điều kiện giam giữ hà khắc, và lũ cai tù không có tính người.
Bạn thân mến, tên cô gái ấy là Nguyễn Đặng Minh Mẫn.
Khi bị kết án, công an trong trại giam ra điều kiện là nếu cô im lặng, không kháng cáo thì sẽ được ân huệ là giam chung với mẹ. Vì mẹ cô bị bệnh tim nên cô chấp nhận để được ở cạnh và chăm sóc mẹ cho hết ba năm tù của bà. Sau ba năm, mẹ cô được ra tù, cô tiếp tục thêm 5 năm giữ im lặng giữa bốn bức tường trại tù như lời cô đã hứa với bọn cai tù.
Các bạn tù dù bị ngăn cấm tiếp xúc với cô, thay vì gọi tên thật của cô – Nguyễn Thị Minh Mẫn – vẫn thân ái gọi cô là “Trường Sa, Hoàng Sa”.
Sau 8 năm tù đày, cô gái “Trường Sa-Hoàng Sa” ấy được thả từ nhà từ nhỏ ra nhà tù lớn.
Thời gian 8 năm trong tình trạng thiếu dinh dưỡng, cơ thể cô bị suy nhược. Mắt mờ (do thiếu Vitamin A lâu dài), đau nhức khớp xương (thiếu Vitamin C, D), cơ thể suy nhược (vì thiếu chất đạm và những dưỡng chất cần thiết khác). Cô mất đi thời thanh xuân. Cô mất đi tám năm của đời người. Cô mất bao nhiêu thứ. Cô chỉ giữ được nụ cười và niềm tin vào điều mà cô đã tranh đấu rằng Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam.
Nhìn hình ảnh cô gái ấy (và bao nhiêu cô gái dũng cảm khác mà tôi không nhớ hết,) tôi thấy những Bà Trưng, Bà Triệu, những Bùi Thị Xuân, những Cô Giang, Cô Bắc năm nào, và tôi thấy ngọn lửa hy vọng vẫn còn nhen nhúm trong đám tro tàn lòng ái quốc của người Việt.
Bạn có thấy như tôi không?
Mới đây thôi, cũng có một cô gái khác, ở tận nước Nga, mới 17 tuổi. Cô gái ấy cũng tham gia biểu tình đòi quyền tự do bầu cử và phản đối gã độc tài Vladimir Putin. Nhà cầm quyền đem cảnh sát đến để dẹp đám biểu tình. Cô ngồi xếp bằng xuống đất, ngay giữa lòng thủ đô Moscow, thong thả mở cuốn Hiến Pháp nước Nga ra, lớn tiếng đọc những điều khoản về quyền tự do phát biểu của người dân, mà theo đó mọi sự đàn áp, bắt bớ hay cấm đoán người dân biểu tình đều là bất hợp pháp.
Hiến pháp quy định rõ ràng như thế. Giấy trắng mực đen hứa hẹn như thế.
Đám cảnh sát chống bạo động dàn hàng ngang ngỡ ngàng trước hành vi lạ lùng của cô gái.
Nhiếp ảnh viên Alexei Abanin chụp được hình ảnh đầy tính biểu tượng ấy và trong một thời gian ngắn, hình ảnh ấy lan rộng khắp mặt địa cầu.
Nhưng rồi dù điều khoản không được đàn áp, bắt bớ người biểu tình trong hiến pháp nước Nga được cô đọc rành mạch từng chữ, cô gái 17 tuổi ấy vẫn bị bắt cùng với hơn một ngàn người biểu tình khác. Cuộc biểu tình xảy ra sau khi một số ứng cử viên đối lập với Putin bị ngăn cản không cho ứng cử trong cuộc bầu cử tháng Chín sắp tới ở Moscow.
Người chụp bức hình lịch sử ấy cũng tham gia cuộc biểu tình và cũng bị cảnh sát dùng ba toong đánh chảy máu đầu. Cô gái 17 tuổi trả lời nhà báo rằng đây không chỉ là cuộc biểu tình đòi hỏi tự do bầu cử, đây thực sự là cuộc biểu tình nhằm bảo vệ các quyền hiến pháp căn bản bất khả xâm phạm trong một quốc gia dân chủ.
Đám đông biểu tình hô vang dội “Nước Nga không có Putin!”
Bạn cũng biết Putin xuất thân từ một gã tình báo KGB, trở thành Tổng Thống Nga năm 2000 và đến 2008, khi hiến pháp không cho phép làm tổng thống liên tiếp quá hai nhiệm kỳ, Putin đóng vai thủ tướng đến 2012, sau đó lại trở thành tổng thống đến bây giờ. Putin dùng quyền hạn để lũng đoạn chính quyền, cản trở hoặc bắt giam những ứng cử viên đối lập, thiết lập chế độ độc tài thời đại mới.
Và chắc bạn còn nhớ Putin là kẻ xua quân chiếm đóng bán đảo Crimea cách đây không lâu chứ?
Cô gái Nga 17 tuổi (ngồi trên đường phố Moscow, đọc điều khoản Hiến Pháp Nga cho bọn cảnh sát nghe) ấy tên là Olga Misik.
Hai cô gái ở hai phương trời nhưng có cùng một thứ lửa trong tim. Chỉ tiếc là trong khi hình ảnh phản kháng của cô gái Nga giữa bầy thú dữ được cả thế giới biết đến thì hình ảnh những cô gái Việt (và bao nhiêu người Việt Nam khác) trong những chuyến “Hoàng Sa-Trường Sa Là Của Việt Nam” với những ánh mắt sáng rực lòng yêu nước, với máu, với mồ hôi loang nước mắt, với thân người gẫy đổ dưới dùi cui, gậy gộc, trong khói cay mịt mù của bọn thú dữ… lại chỉ được chuyền tay loanh quanh trong những cộng đồng Việt Nam nhỏ mọn.
Và u ám hơn nữa là trong khi những tổ chức nhân quyền ở những nơi xa lơ lắc quan tâm đến chuyện người Việt Nam sống trong đày ải, áp bức, thì có những người Việt (trong cũng như ngoài nước) khi gặp những hình ảnh ấy đã gạt phắt đi, để dành thời gian và công sức cho những cuộc vui nồng mùi da thịt, những buổi trình diễn thời trang lòe loẹt sắc màu, những đêm văn nghệ nhám nhúa thịt da, những chuyến du lịch nhập nhằng phương hướng, những đêm dạ vũ nhầy nhụa hơi thở, những bữa nhậu bia rượu ngả nghiêng; như thể Việt Nam là thứ gì đó không bao giờ có thật.
Khúc An

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.