logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/08/2019 lúc 08:54:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,697

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nói đến sự sống và cái chết là nói đến những gì bao trùm lên toàn bộ đời sống con người và những câu hỏi chung lớn lao mà con người đã, đang không ngừng nêu ra là “sự sống, cái chết là gì, có ý nghĩa gì?” Khi đặt ra những câu hỏi ấy con người buộc phải trả lời chúng, phải hiểu đến cùng những sự thật quan trọng này cả về lý thuyết và thực tế để có niềm tin, hy vọng đi trọn hành trình sống-chết của mình. Tất nhiên, điều này luôn bắt nguồn từ cuộc sống, từ chính những sự kiện quan trọng của sự sống-cái chết. Người ta có thể thấy những vấn đề từ bản thân sự sống hoặc cái chết, hoặc có thể từ cả hai. Nhưng ở Việt Nam lâu nay và nhất là hiện nay, một vấn đề rất đáng quan tâm lại nảy sinh đặc biệt từ “những cái chết”, đó là sống thật-chết thật và sống giả-chết giả.

Để hiểu thế nào là sống thật-chết thật và sống giả-chết giả, trước hết cần phải nói về sự sống và cái chết nói chung. Tôi đã có cả bài viết với tựa đề “Sự sống-cái chết và sống thật-chết thật, sống giả-chết giả”. Nhưng vì chỉ gửi đăng “Phần 2”, nên xin nói rất vắn tắt nội dung “Phần 1”. 


Sự thật như người ta vẫn hiểu là có sự sống phân biệt, ở ngoài cái chết, nghĩa là khi người ta đang sống thì chưa phải là chết, ngược lại, khi người ta đã chết thì không còn sống nữa. Tuy vậy, sự thật ấy vẫn còn mặt khác, quan trọng hơn là có cái chết ở ngay trong lòng sự sống và có sự sống luôn tồn tại cùng cái chết. Sự sống và cái chết là hai mặt không thể tách rời nhau của hành trình đời sống của con người, kiếp người. Cho nên, quan niệm, định nghĩa sự sống, cái chết quả thực không đơn giản. Làm sao có thể nói về sự sống mà không nói đến cái chết và ngược lại. Bởi thế, khi giải thích thế nào là sự sống, cái chết, người ta có thể tách riêng từng mặt đó ra, nhưng vẫn thấy chúng như những gì tồn tại thâm nhập vào nhau rất hữu cơ, một tính hữu cơ-xã hội. Do đó, cần có cách hiểu và cả cách diễn đạt sao cho đồng thời nói được cả sự sống, cái chết khi “định nghĩa” sự sống hoặc cái chết. Riêng về ngôn từ, nói chung nên viết là “sự sống-cái chết”, và do đó, cũng nên viết là “sống thật-chết thật” và “sống giả-chết giả”. [Lưu ý, những từ ngữ “sự” hoặc “cái” trong các từ “sự sống” và “cái chết” nói chung được sử dụng và hiểu như nhau]. 


Sự sống và cái chết không chỉ là câu chuyện của cái thân xác hay cái cơ thể tự nhiên-sinh vật của nó. Ở con người sự sống và cái chết nằm ở cả sự tồn tại của thể xác và tinh thần, ở cả mặt tự nhiên và xã hội của nó. Chúng là toàn bộ quá trình-hành trình sống-chết: sự sống là hành trình đến cái chết và ngược lại, chết là quá trình tự nhiên của sự sống. Điều này đúng cả về mặt tự nhiên-sinh vật và văn hóa, nhưng nếu chỉ xét về văn hóa, thì sự sống-cái chết về mặt tự nhiên-sinh vật đã bao hàm trong đó. Vì thế, con người sống-chết theo phương thức sáng tạo ra thế giới của riêng nó, thế giới văn hóa. 


Để tồn tại-sống, mỗi người có những công việc của mình, trong đó có những công việc đặc trưng cho hoạt động sống của nó. Có thể gọi chung những công việc mà con người phải thực hiện để tồn tại là sự nghiệp của họ và nhiều khi người ta đồng nhất nó với những công việc lớn bao trùm toàn bộ cuộc sống. Thực hiện những công việc, một sự nghiệp là cái căn bản giúp người ta duy trì, phát triển đời sống của mình và đồng loại, tức là tạo dựng văn hóa. Vì thế, sự sống-cái chết cũng như quan niệm về sự sống-cái chết của con người không thể tách rời sự nghiệp của nó, sự nghiệp tạo dựng văn hóa. 


Nhưng ở con người còn vấn đề là sống như thế nào là đáng sống, chết như thế nào là cái chết được trân trọng, hay nói một cách chung, thế nào là một hành trình sống-chết xứng đáng với kiếp người của nó. Đây là vấn đề về ý nghĩa của sự sống-cái chết và để giải đáp vấn đề này, chúng ta không còn như một người nghiên cứu khoa học “khách quan” hay “vô tư” nữa, trái lại đang đứng trước vấn đề của chính chúng ta, của những con người Việt Nam. 


Trên đất nước-cơ thể Việt Nam đau thương của chúng ta lâu nay và vào đúng lúc này đang diễn ra những sự kiện gắn với những cái chết của những kẻ đã chết, đang chết, chắc chắn sẽ chết và có thể của cả những kẻ đã chết rồi mà kỳ lạ thay, vẫn “chưa được chết”. Chúng ta đã, đang chứng kiến, hơn thế đã, đang sống với những cái chết đã và đang làm cho chúng ta, cả dân tộc sống trong sự chết mòn, thối rữa, làm chúng ta đau lòng, hổ thẹn, thậm chí thấy bị xúc phạm, nhất là đối với những con người Việt Nam có lương tri, khi ta đang ở những năm đầu thế kỷ XXI với sự tiến bộ-văn minh vượt bậc của nhân loại. Vấn đề khiến chúng ta cần phải nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về sự sống-cái chết, cụ thể hơn chúng ta cần thấy ra sự thật là có “sống thật-chết thật” và “sống giả-chết giả”. 


Chúng ta cần hiểu hành trình sống-chết xứng đáng với con người, kiếp người là hành trình sống thật-chết thật. Sống thật là cuộc sống có ý nghĩa, là cuộc sống đem lại cuộc sống cho người khác, cho đồng loại và cho chính mình. Còn chết thật là cái chết của cuộc sống thật, là cái chết để lại đời sống cho người còn sống. Nói rõ hơn, sống thật là quá trình sáng tạo văn hóa với nội dung cơ bản là sáng tạo ra những giá trị, đặc biệt là những giá trị người, để cho chính mình và đồng loại có thể nhờ đó duy trì, tiếp tục phát triển đời sống. Do đó, cái chết của một người sống thật cũng là chết thật. Sống thật-chết thật đều để duy trì, phát triển đời sống con người, là cùng tạo ra giá trị cho con người, cộng đồng, loài người nói chung. 


Vì rằng một người sống một cuộc đời tự do, tức là đã sáng tạo hoặc bảo vệ, duy trì giá trị tự do, thì khi chết đi người đó sẽ để lại cho những người còn sống hấp thụ giá trị tự do đã kết đọng-khảm vào những sản phẩm của người ấy như các vật dụng là máy móc, ngôi nhà, con đường, hoặc cách tổ chức, quản lý đời sống, hoặc những tác phẩm khoa học, văn chương, nghệ thuật, tư tưởng v.v.. Tương tự như thế, ta có thể nói về những người đã sống và chết cùng với các giá trị khác như tình yêu thương, sự trung thực, can đảm, trí tuệ v.v.. Bằng cách đó, người sống thật khi còn đang sống đã biết rằng mình sẽ không chết nếu họ đang sống một cuộc sống thật sự có ích, và tất nhiên, họ không hề chết đối với những người đang thụ hưởng những thành quả lao động của họ. 


Sống thật-chết thật là những quá trình hợp lẽ tự nhiên của đời sống con người. Đối với những người đã sống một cuộc đời thật thì dù cơ thể tự nhiên của người đó đã chết nhưng sự nghiệp của họ vẫn sống, nghĩa là con người ấy vẫn sống. Chính vì thế, cái chết thể xác của họ cũng là chết thật. Nhưng nghịch lý là ở chỗ một người sống thật thì sẽ chết thật, nhưng chết thật lại là sống mãi và ngược lại. Một người đã sống thật, đã làm cho đời mình trở nên có ý nghĩa, tức là đã hoàn thành sự nghiệp của mình ở chỗ đem lại những giá trị cho sự sống của con người, nhân loại tiếp tục, thì người đó thanh thản ra đi, vì thế chẳng cần phải làm cho cái chết bị bao bọc bởi những điều giả tạo, những sự bi thương thái quá, những sự hoang tưởng làm như thể người chết vẫn còn sống. Nhưng cả đối với những người tiễn đưa người đó, họ tiếc thương thực sự nhưng cũng được an ủi, thanh thản, vì mình đã tiễn đưa một con người sống thực với cái chết thực về nơi an nghỉ cuối cùng, vĩnh hằng. 


Cho nên, sống thật là sống trong hành trình đi đến cái chết, là chấp nhận cái chết như một lẽ tự nhiên. Vì biết sẽ chết, thậm chí có thể chết bất thình lình, nên người sống thật biết rõ hơn bổn phận, trách nhiệm để tranh thủ, hơn nữa hết sức cố gắng làm nhiều điều tốt khi đang sống. Như thế, người sống thật không chỉ vì họ đang sống, mà còn vì một cái chết tốt đẹp của mình. Danh ngôn: “Lo lắng cho một cuộc sống đẹp đẽ cũng có nghĩa là lo lắng cho một cái chết đẹp đẽ và ngược lại”. Và người sống thật không sợ chết, vì khi “ta đang sống thì cái chết chưa đến, còn khi cái chết đến rồi, thì ta còn đâu nữa để mà khổ vì nó”. 


Con người sống để làm người, hành trình đi đến cái chết của nó cũng là để làm người, nghĩa là để sống một cuộc đời trọn vẹn của một con người. Cái mà con người mong muốn và cũng là điều tuyệt vời của nó, là nếu như nó có thể kéo dài sự sống của nó bằng nhiều thế hệ nối tiếp nhau bằng con đường sinh con đẻ cái nhằm duy trì nòi giống. Nhưng cũng là một mong muốn rất con người và còn tuyệt vời hơn, nếu con người có thể kéo dài sự tồn tại của nó bằng sự tồn tại của nhiều người khác, thuộc nhiều thế hệ của các dòng họ khác nhau bẳng những giá trị văn hóa của nó. Cho nên, sống trọn kiếp người không đơn giản là kết thúc ở cái chết thân xác, mà cơ bản là kéo dài sự sống của mình với cuộc sống của những người khác, của những thế hệ nối tiếp sau mình, có thể bất tận. 


Trọn vẹn là bất tận, đó cũng là một nghịch lý khác của hành trình sống thật-chết thật của con người. Vả chăng con người không mong muốn điều đó, vả chăng nó là viển vông, giả tạo? Không, đó chỉ có thể là mong muốn của con người với nghĩa con người. Một cộng đồng có thể chưa hiểu điều đó, thậm chí có thể chế giễu nó, hoặc vì sự lạc hậu, tăm tối của họ, hoặc do sự kìm hãm của kẻ cai trị họ, nhưng con người, loài người vẫn tiến về phía trước. 


Tuy nhiên, người sống thật-chết thật không chỉ thuần túy khẳng định bằng các giá trị, mà còn biết phê phán, đấu tranh, đào thải những gì tiêu cực, xấu xa luôn xuất hiện, diễn ra trong đời sống gắn với một sự thật không thể xem thường là sống giả-chết giả. Sống giả-chết giả là hành trình đối lập với sống thật-chết thật. Sống đã giả thì đương nhiên, chết cũng giả và chết giả là vì đã sống giả. Sống giả-chết giả là cả sống và chết đều đem lại tai họa cho con người. Sống giả là khi người ta có sự lựa chọn sai một sự nghiệp, trách nhiệm, tức là không chính danh và đó cũng là bắt đầu của quá trình sống giả-chết giả. Quá trình của một sự nghiệp không chính danh trên-với một thân xác vẫn còn sống là cái sống giả. Vì kẻ mang sự nghiệp ấy sẽ tạo nên những phản giá trị, những giá trị lệch lạc, hư ảo, những cái làm đảo lộn cuộc sống con người, đẩy con người vào những hư ảo, lệch lạc và tăm tối, khiến con người chống lại chính con người. 


Một sự nghiệp, một cái sống như thế thực ra là đã chết. Một sự nghiệp đã chết, một cuộc sống văn hóa xem như đã chết nhưng vẫn coi nó như đang sống, thì đó là sống giả, là sống trong giả tạo, dối lừa. Nói cách khác, sống giả là một cuộc sống xem như đã chết về văn hóa dù rằng thể xác vẫn còn sống, nhưng ngay cả cái sống của thể xác ấy cũng là sống thừa. Một cuộc sống được xem là của con người (về văn hóa) mà đã chết thì cuộc sống thân xác còn có ý nghĩa gì? Chắc chắn rằng, một cuộc sống chỉ được khẳng định về thân xác không phải là cuộc sống của con người theo nghĩa đầy đủ, mà hơn thế, là cuộc sống lệch lạc, què quặt. 


Đương nhiên, một sự nghiệp như thế sẽ đưa đến cái chết giả. Sống giả đem đến cái chết giả, là cái chết hoàn toàn về sự nghiệp và thân xác. Cái chết giả về thân xác, là chết rồi mà vẫn cố chứng tỏ rằng nó còn đang sống, là khi cái chết của thể xác đã xảy ra thật, mà người ta, kể cả người đã chết (khi còn sống mong muốn) và người đang sống, cố làm làm tất cả để chứng tỏ rằng người chết vẫn chưa chết, bằng cách cố duy trì cái xác chết ấy dưới hình thức nào đó, như chôn theo nó lương thực, tiền bạc, đồ đạc, tư trang, hoặc chọn những nơi có địa thế “tốt” để xây lăng mộ nguy nga, tráng lệ, hoặc bằng cách bảo quản lâu dài thi hài, hoặc thậm chí chôn theo cả những người còn sống để “xuống đó” mà hầu hạ kẻ đã chết, v.v.. Như thế, cả với người đã chết và những người còn sống, cái chết kia là cái chết giả. 


Chúng ta phải thừa nhận, trong nhiều trường hợp đối với người còn sống, dường như thân xác của người chết mới là điều vô cùng quý giá và thiêng liêng. Họ biết người thân của mình đã chết thật về thể xác, mãi mãi không còn tồn tại, sống cùng họ nữa, nhưng họ không muốn như thế, nên không muốn cho người kia chết thật. Bằng những cách nào đó, bao gồm cả việc thờ cúng, họ muốn người thân đã chết luôn được ở bên mình. Theo sự quan sát của tôi thì ở Việt Nam điều này cũng rất nặng nề, nó kìm hãm khát vọng, ý chí vươn lên của con người, khi con người đặt niềm tin vào những điều vô căn cứ, hư ảo. Tất nhiên, ở đây ta cũng có thể thấy điều này cũng biểu hiện cuộc sống giả, cái chết giả khi những con người, cộng đồng còn lạc hậu, chưa có sự phản tỉnh, chưa trưởng thành về văn hóa. Chừng nào con người vẫn còn mụ mị, sùng bái cái thân xác của nó thì nó chưa thể hình dung và vươn đến sự sống và cả cái chết xứng đáng với kiếp người của nó. Cho nên, họ đang sống giả-chết giả mà không biết, họ tự lừa dối mình bằng những lợi ích, giá trị hư ảo hoặc lệch lạc, không những thế còn bị kẻ khác lợi dụng sự ngu tối ấy để duy trì địa vị, quyền lợi của chúng. 


Tuy nhiên, ở đây chúng ta tập trung nói về những điều tệ hại hơn, về những cái chết giả điển hình liên quan đến những cái sống giả như đã nói. Vấn đề đặt ra là tại sao người ta không muốn người đã chết (về thân xác) chêt thật, chết hẳn? Chắc chắn không phải vi người ta có thể làm cho người chết sống lại, vì điều này là không thể và còn vì, ai cũng thấy rõ như thế là giả. Vậy, sự thật nằm ở chỗ nào? Thứ nhất, kẻ sống giả sợ chết, vì đối với nó sống mới là điều duy nhất có ý nghĩa, vì thế nó muốn rằng khi chết nó vẫn sống. Hành trình sống của nó là hành trình tuyệt đối cho sự sống, đối với nó chết là hết. Chúng sùng bái sự sống, vinh hoa, danh vọng, cho nên lăng tẩm, đền đài, miếu mạo nguy nga, hoành tráng là để tiếp tục sống, để hù dọa người sống, và còn để được “lưu danh” muôn đời. Thứ hai, kẻ đã chết thật về thân xác kia khi sống đã không tạo nên những giá trị thực sự cho cuộc đời, trái lại đã ngố-ăn hại rất nhiều của cuộc đời bằng ăn cắp, ăn cướp và những thủ đoạn khác, hoặc đã rất tàn bạo đối với người khác, người dân của mình khi có chức quyền. Cho nên, một mặt ngay khi còn sống, bọn chúng đã rất lo khi chết đi sẽ bị mất những cái đã cướp được, sẽ bị trả thù, di họa cho người thân và mặt khác, chính những người thân của bọn chúng cũng lo sợ như thế. Thứ ba, kẻ đã chết kia, nhất là những kẻ thực sự đã đem lại cho những tay chân, thờ phụng chúng khi còn sống những mối lợi to lớn, có thể cả việc tạo nên một thể chế mà nhờ đó những kẻ khác được hưởng lợi. Thứ tư, việc không muốn để kẻ đã chết chết thật, nói chung còn là nhu cầu của kẻ đang sống có khi bao gồm cả phần đông người dân. Nhưng đặc biệt, đó là việc kẻ sống cần kẻ chết “vẫn sống” đề duy trì địa vị, lợi ích bất chính của chúng, nhất là khi kẻ đã chết kia có thể “tiêu biểu” cho kẻ đang sống về tư tưởng, ý chí, vì kẻ đang sống ngu dốt, không có tư tưởng, phẩm giá. Bởi thế, những kẻ đã chết mà vẫn “chưa được chết” là vì sự sống giả của kẻ đang sống cần chúng. 


Sống giả-chết giả là những cái không hợp tự nhiên. Đặc biệt, những kẻ sống giả bắt kẻ đã chết làm việc của chúng. Những kẻ sống giả sử dụng những cái chết ấy như những cái hang thần để tránh tai họa, như những cái khiên để chống đỡ, như những cái nạng để đi khi thực tế đời sống tinh thần của chúng đã rất què qưặt, bệnh hoạn v.v.. Cho nên, sống giả-chết giả của những thần tượng đã để lại di chứng khủng khiếp cho con người, xã hội, cộng đồng. Nó không chôn theo những người đang còn sống để “xuống đó” phục vụ mình, nhưng khủng khiếp hơn vạn lần là đã kìm hãm-chôn cả một dân tộc, cộng đồng trong ngục tối ngu muội, làm tê liệt những khát vọng, ý chí vươn lên làm người của họ. Sống giả-chết giả bản thân chúng đã là rất tồi tệ, nhưng lại được cai trị bởi một chế độ sống giả-chết giả, thì hậu quả của nó thật là ghê gớm, khôn cùng. 


Bàn về sự sống-cái chết vào những ngày tháng 8, tháng 9 năm 2019 này quả thực là một điều rất có ý nghĩa đối với những con người Việt Nam yêu nước thương nòi. Bởi vì, sự sống-cái chết trong hành trình cuộc sống của con người, kiếp người là điều rất lớn lao và hết sức hệ trọng. Nếu như sự thành thực (trung thực) được xem là giá trị nền trong thang bậc các giá trị của con người, thì sống thật-chết thật là giá trị nền bao trùm lên toàn bộ những giá trị là sự thành thực. Sống thật-chết thật không chỉ là thành thực trong mỗi khát khao, mơ ước, trong từng khoảnh khắc, từng cung bậc, mỗi bước đi, mỗi chặng đường nhỏ lớn của cuộc sống, mà còn để cuối cùng, là thành thực trong toàn bộ hành trình cuộc đời. Bởi vậy, lựa chọn một hành trình sống thật-chết thật là một sự lựa chọn lớn lao, can đảm và nhất quán, ở đây mỗi sự thành thực của con người cần phải được đặt vào hành trình này mới có ý nghĩa. Vì sống-chết là quá trình tự nhiên, cho nên lựa chọn sống thật tự nó đưa đến cái chết thật. Và thật là điều tuyệt vời, hạnh phúc và cả may mắn cho chúng ta, nếu như trong cuộc đời ta có một người, những người và hơn thế, rất nhiều người đã chết nhưng vẫn sống trong trái tim ta, trong sự nghiệp của chúng ta, khiến ta thấy trân kính trọng để ta thêm yêu và có trách nhiệm hơn đối với cuộc đời. Nhưng trái lại, sẽ là điều bất hạnh, vô cùng bất hạnh cho chúng ta, cho cả cộng đồng, nếu ta buộc phải mang vác một sự nghiệp mà thực ra đã chết ngay khi nó còn đang sống, lại “sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”! 


Lưu ý: Ý tường và nội dung bài viết này được hình thành và thực hiện từ sau cái chết của Chủ tịch chế độ XHCN (không nên nói là chủ tịch nước) ở Việt Nam Trần Đại Quang. 


16.08.2019
Phạm Văn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.127 giây.